Mạnh Kim
15-9-2017
Nhân xem lại bộ phim tài liệu 10 tập “The Vietnam War” của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, bắt đầu trình chiếu ngày 17-9-2017 (*)
6-1-1969: Tổng-trưởng giáo dục Lê Minh Trí và vệ-sĩ bị thương nặng, tài-xế thiệt mạng, xe hơi bị cháy trên đường Hai Bà Trưng-Nguyễn Du Sài Gòn: 3 kẻ lạ mặt cỡi Honda ném lựu-đạn rồi tẩu thoát. Tổng-trưởng từ trần tại bệnh-viện Grall sau một cuộc giải-phẫu vô hiệu.
18-1-1969: Lựu-đạn nổ trong rạp hát quận-lỵ Phù Cát, Bình Định: 4 người chết, 52 bị thương.
23-1-1969: Khu định-cư Tân Hiệp tại Quảng Tín bị tấn công và thiêu hủy: 200 nhà cháy, 3 người chết, 16 bị thương.
7-2-1969: Lựu-đạn ném vào trụ sở phường Yên Đổ Sài-Gòn, 2 người bị thương, 2 khủng bố cỡi Honda bị bắt.
3-3-1969: Lúc 5 giờ sáng, Đô-thành bị pháo kích, hỏa tiễn bắn xuống bịnh-viện Grall; gần bến Bạch Đằng và Khánh Hội: 11 người chết, 21 bị thương, 30 căn nhà bị phá hủy.
8-5-1969: Lúc 8 giờ 10, mìn nổ tại Bưu điện Sài-Gòn: 2 người chết, 31 bị thương.
6-7-1969: Mìn nổ tại rạp hát Casino Cần Thơ: 4 người chết, 37 bị thương.
Đó là vài trong rất nhiều sự kiện khủng bố miền Nam thời chiến tranh (trích từ “Việc từng ngày 1969” của Đoàn Thêm) mà không bao giờ được thuật trong những quyển sử phe “thắng cuộc”, hoặc có kể trong những quyển biên niên “truyền thống” thì cũng không bao giờ đề cập các vụ giết hại thường dân. Có thể “nhặt” ra hàng trăm vụ khủng bố khắp miền Nam trong 5 quyển “Việc từng ngày” (1965, 1966, 1967, 1968, 1969) – giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến, đặc biệt từ sau thời Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Cá nhân tôi còn nhớ, hồi ấy, từ “Việt Cộng” luôn được nhắc với sự sợ hãi. Nó đồng nghĩa với kinh hoàng và người ta sợ đến mức không dám gọi thẳng tên. “Tối qua ‘mấy ổng’ về cắt cổ ông ấp trưởng. Cắt bằng lưỡi liềm!” – tôi vẫn còn nhớ được nghe những câu chuyện như vậy, xảy ra tại quê ngoại tôi, ở “vùng bưng 6 xã” thuộc Thủ Đức. “Mấy ổng” ở đây là khủng bố Việt Cộng, những kẻ giết người không gớm tay.
Nhắc lại để thấy cuộc chiến Việt Nam không chỉ là những tổn thất mà miền Bắc phải gánh chịu từ bom Mỹ. Suốt giai đoạn chiến tranh, miền Nam chưa bao giờ thật sự yên ổn. Khắp đất nước, dải khăn sô không chỉ phủ trắng tang tóc lên Huế mà còn được đội ở gần như mọi tỉnh thành. Chẳng có gì “hào hùng” khi giết chết những người vô tội. Phải nói là tội ác lịch sử khi bom Mỹ giết chết những đứa trẻ vô tội miền Bắc và cũng phải nói là tội ác lịch sử khi Việt Cộng giết cả những đứa bé trong các vụ khủng bố, như vụ đánh bom nhà hàng nổi Mỹ Cảnh ngày 25-6-1965.
Những kẻ thực hiện các vụ khủng bố không phải là “anh hùng”. Họ cần phải được định danh lại cho đúng: tội phạm chiến tranh. Cuộc chiến này cũng cần được định danh lại cho đúng. Nó không phải là cuộc chiến “giải phóng” mà là cuộc chiến huynh đệ tương tàn với đầy đủ diện mạo đáng kinh tởm nhất mà thần Chiến tranh luôn mang lại đối với bất kỳ cuộc chiến nào. Đó là một cuộc tắm máu dân tộc mà bất kỳ kẻ hoạt đầu chính trị nào liên quan đều phải chịu trách nhiệm.
Khi đọc “Xương trắng Trường Sơn” của tác giả Xuân Vũ (1974) – một trong những quyển sách hay nhất viết về cuộc chiến Việt Nam, miêu tả những cuộc hành quân của lính Bắc Việt – tôi không thấy những cuộc hành quân “thần thánh”. Tôi chỉ thấy một sự lừa bịp tận cùng để đẩy những thanh niên Bắc Việt vô tội lao vào chỗ vùi thịt phơi xương trên con đường “sinh Bắc tử Nam”. Thần Chiến tranh không bao giờ tự đến. Thần Chiến tranh chỉ xuất hiện khi có những con quỷ khát máu tìm đến chiến tranh.
Sách sử “một chiều” của phe “chiến thắng” luôn nhấn mạnh đến “tội ác Mỹ-Ngụy” và yếu tố “giải phóng” như bản chất cốt lõi của cuộc chiến. Sách sử “một chiều” nhìn họ như là “nạn nhân” của cuộc chiến và họ phải có “sứ mạng” “mang lại hòa bình” bằng công cụ chiến tranh, kể cả sau khi một hiệp định hòa bình đã được ký kết (1973). Hàng triệu người miền Bắc đã bị vắt kiệt để thỏa mãn “ý chí” “giải phóng” của những kẻ mà bây giờ cũng cần được định danh lại cho đúng: “Ngụy”. Bộ máy chiến tranh Hà Nội đáng gọi là “ngụy” vì họ đã ngụy trá và lừa bịp để đẩy hàng triệu đồng bào lao vào cuộc bắn giết hàng triệu đồng bào. Họ cũng ngụy trá và lừa bịp thành công khi đưa phong trào phản chiến của miền Nam trở thành một phần của công cuộc “giải phóng dân tộc”. Thái độ phản đối chiến tranh của miền Nam không nằm trong “khái niệm” “giải phóng dân tộc” của Hà Nội.
Hậu quả của cách nhìn ngụy trá đã tạo ra một sự thù hận hậu chiến vô cùng phi nhân và đến giờ vẫn khoét sâu rạn nứt hai miền Nam Bắc, vẫn tạo ra ranh giới giữa “phe Quốc gia” và “phe Cộng sản”, giữa “cờ vàng” với “cờ đỏ”. 42 năm sau khi chiến tranh chấm dứt, phe “chiến thắng” chưa một lần nào mời tất cả viên chức Chính quyền Sài Gòn và tất cả sĩ quan quân đội VNCH cùng ngồi lại để bắt tay nhau như một biểu tượng của sự hàn gắn và để cùng xây dựng quê hương. Chính sách “hòa hợp” của Hà Nội là một chính sách nửa vời và không thành thật. Hà Nội vẫn xem đồng bào mình, ở chiến tuyến bên kia trước đó hàng chục năm, như những kẻ thù đáng nghi kỵ. 42 năm sau chiến tranh, phe “chiến thắng” vẫn thể hiện họ như thể là những kẻ “chính danh” được quyền “sở hữu” quốc gia trong khi những người cùng dòng máu Việt chạy trốn khỏi chính sách đối xử cay nghiệt của họ là “những kẻ lưu vong”.
Tiếng súng đã im. Lòng người vẫn còn vang vọng tiếng bom đạn khoét sâu chia rẽ lẫn hận thù. Bao giờ thì đất nước này, dân tộc này, mới có thể ngồi lại với nhau đây?
Đó là một “bức tranh hòa bình” mà không bất kỳ người dân Việt nào muốn và không hề nằm trong suy nghĩ của những người miền Nam trước 1975 từng khát khao một nền hòa bình thật sự trên khắp dải đất quê hương. Để cho một đất nước tiếp tục bị chia rẽ, có lẽ cũng cần định danh lại những kẻ được gọi là phe “chiến thắng”: chính xác hơn, họ là những kẻ thất bại.
Trong chiến tranh, họ đã biến hàng triệu người dân thành nạn nhân. Sau chiến tranh, hàng chục triệu người dân tiếp tục trở thành nạn nhân của họ. Họ luôn nói về những “chiến thắng” cách đây hàng chục năm, tuy nhiên, những thất bại mà họ tạo ra thời hậu chiến thì họ đã không thể “thắng” được. Họ không thể bước qua nổi cái di sản chiến tranh để kiến tạo một nền hòa bình cho dân tộc và một sự thống nhất cho quê hương.
(*) Về “The Vietnam War”, tôi xin giới thiệu trong một bài khác.
© Copyright Tiếng Dân
đây là cuộc chiế tranh ý thức hệ.
Tôi không có ý định biện hộ cho những mất mát trong chiến tranh, vì chiến tranh dù muốn hay không cũng sẽ gây ra tổn thất cho dân thường . Nhưng sự khác nhau, ít nhất về phía Mỹ & Việt Nam Cộng Hòa có những cố gắng để giảm đến mức tối thiểu những mất mát về dân sự trong chiến tranh . Đã tiếp cận 1 số plans triệt tiêu các mục tiêu ở miền Bắc & đọc những reports từ các phi công Mỹ . Các mục tiêu thường là các nhà máy, theo tin tình báo, mang mục đích quân sự, và hoàn toàn ở ngoại thành . Tức là mất mát dân sự ở mức tối thiểu . Reports của phi công là súng & hỏa tiễn phòng không Bắc Việt nằm giữa trung tâm thành phố, có nghĩa miền Bắc đưa chiến tranh vào ngay giữa các thành phố lớn . Bắt buộc máy bay Mỹ phải tìm cách tiêu hủy các ổ phòng không . Nếu miền Bắc đưa các ổ phòng không ra ngoài thành phố, mất mát dân sự chắc chắn ít hơn . Sự thật là Ba Đình & các di tích lịch sử như Chùa Một Cột … vẫn còn nguyên vẹn . Một điều nữa trong reports của phi công Mỹ là miền Bắc đưa súng trường cho dân & khuyến khích dân bắn máy bay Mỹ bằng súng trường . Súng trường không làm hư hại máy bay, nhưng phi công sẽ lầm tưởng hỏa điểm phòng không ở đây . Tất nhiên máy bay Mỹ sẽ tìm cách bắn trả . Hậu quả là lòng căm thù của dân đ/v Đế quốc Mỹ càng cao .
Về Việt Nam Cộng Hòa, vụ 1968, miền Bắc bị đánh bật ra khỏi Huế . Họ trốn hết vô Thành Cổ . Sợ xâm hại đến di tích lịch sử, VNCH đã chần chừ không cho lệnh tấn công trong 2 ngày . 1 số quân miền Bắc đã thoát trong thời hạn chần chừ này . Nhưng cuối cùng, quân miền Bắc trong Thành Cổ lợi dụng bắn xẻ khi VNCH vẫn còn ngưng bắn đã làm lãnh đạo chiến trường miền Nam quyết định khai hỏa .
Có nghĩa Mỹ & VNCH có ý thức về mất mát dân sự & làm mọi cách để giảm thiểu . Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Giáo sư Tương Lai thì vô tư . Đọc lại cái list, nhà hàng, rạp hát, bệnh viện … là những mục tiêu thuần túy dân sự . Tấn công vô đó chỉ có người dân thường chịu thiệt . Mục đích là gây tâm lý hoang mang cho dân .
“Họ cũng ngụy trá và lừa bịp thành công khi đưa phong trào phản chiến của miền Nam trở thành một phần của công cuộc “giải phóng dân tộc”
Tôi nghĩ miền Bắc không ngụy trá & lừa bịp . Chỉ sau 30-4, 1 loạt những “đảng viên hoạt động nội thành” xuất đầu lộ diện, Sơn Tùng, Vụ Hạnh, Lữ Phương … vô thiên lủng . Chưa kể ngày truyền thống, báo chí thi nhau đăng thành tích phối hợp này nọ . Toàn bộ thông tin trên báo chính thống của Đảng có thể dẫn tới kết luận 75% phong trào phản chiến là có miền Bắc đứng sau . Cố TT Nguyễn Văn Thiệu sai, nên đọc Cộng Sản .
“Hà Nội vẫn xem đồng bào mình, ở chiến tuyến bên kia trước đó hàng chục năm, như những kẻ thù đáng nghi kỵ. 42 năm sau chiến tranh”
The feeling is mutual.
“Bao giờ thì đất nước này, dân tộc này, mới có thể ngồi lại với nhau đây?”
Nên giải thích cho hải ngoại rằng Đảng là dân tộc, là đất nước . Tình tự hòa giải hòa hợp dân tộc chính là chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng . Nói phải thì củ cải cũng phải nghe, nhưng phải cố gắng & kiên trì, đúng hơn, lì lợm & mặt dầy. Trí thức nước nhà thuộc loại độc lập tương đối cần phải tô hồng bộ mặt của Đảng -your job- để hải ngoại hổng thấy kinh mà về .
Về tên gọi của cuộc chiến, tớ đồng ý với cách gọi của Đảng “giải phóng”. Tuy vậy tớ bổ xung 2 xu, “khai sáng”. Những gì xảy ra ở miền Nam sau 30-4-75 quả thật làm (rất) nhiều người sáng mắt sáng lòng .