10-9-2017
Theo ý kiên chúng tôi, sự tham dự của Liên minh Âu châu tại Hội nghị hợp tác kinh tế Á châu-Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng vào tháng 11.2017 cũng là một câu hỏi cần được đặt ra và xét lại.
Khi Việt Nam khinh thường chủ quyền một quốc gia hội viên của Liên minh Âu châu, chối cãi đã vi phạm luật pháp của một quốc gia hội viên Liên minh, bắt và kết án tù nhiều năm những nhà hoạt động dân chủ và đàn áp tự do báo chí, tư tưởng và tôn giáo thì việc Liên minh Âu châu không nên tham gia Hội nghị APEC không phải là môt đòi hỏi quá đáng.
Diễn Đàn Việt Nam 21
Dr. Dương Hồng-Ân
Email:forumvietnam21@googlemail.com www.vietnam21.info
Kính gửi
Ông Bộ trưởng ngoại giao
Sigmar Gabriel
Bộ Ngoại giao
11013 Berlin
30.08.2017
Những vi phạm của Việt nam đối với luật pháp Đức
Kính thưa ông Bộ trưởng,
Người Việt Nam đã quen những chuyện thường xuyên xảy ra trong nước, cảnh sát mặc quân phục hay giả dạng dân sư bắt cóc, bắt bớ các nhà hoạt động nhân quyền, phê bình chế độ và khác biệt chính kiến. Ngay trong lúc có cuộc viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia ngoại quốc, những nhà đối kháng chế độ cũng thường bị bắt dẫn đi, giam giữ ở một nơi bí mật cho đến khi vị quốc khách rời khỏi Việt Nam.
Chế độ Hà Nội rõ ràng đã lẫn lộn thủ đô Đức với thủ đô Việt nam trong vụ bắt cóc một cán bộ của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) ngay giữa thành phố Bá Linh. Hà Nội đã cho tình báo hoạt động ở Bá Linh như một vùng vô pháp luật và bắt cóc Trinh Xuân Thanh, một đảng viên bị thất sủng. Đây là một sự kiện chưa từng thấy ở thế kỷ 21. Qua hành vi này Hà Nội đã cho thấy rõ bộ mặt thật của một chế độ chuyên chế không tôn trọng phép tắc của các nền dân chủ tây phương.
Trường hợp này cũng làm lộ chân tướng giới cầm quyền ở Hà Nội đang theo dõi và truy lùng những người phê bình chế độ sống ở nước ngoài. Cộng đồng người Việt tại Đức hiên nay cảm thấy nhiều bất an vì các hoạt động của tình báo Việt Nam. Đáng lo hơn nữa là việc Hồ.N.T., một nhân viên người Việt của Sở di dân và ti nạn liên bang (BAMF) hoạt động tuyên truyền cho chính quyền Hà Nội, bị nghi ngờ do công việc của ông ta tại sở Liên bang có thể do thám theo dõi đồng hương. Mọi người Việt có ý chống chế độ, bất kể là người hợp tác lao động trước đây, cựu thuyền nhân, doanh nhân hay sinh viên đều cảm thấy nguy cơ có thể bị bắt cóc hoặc bị đe dọa. Hơn bao giờ hết người Việt tại Cộng hòa liên bang Đức và cả người Đức gốc Việt rất cần sự bảo vệ của các cơ quan nhà nước Đức. Vì vậy chúng tôi rất hy vọng chính quyền liên bang hãy bằng mọi cách có biện pháp ngăn cản những vụ bắt cóc tương tự như đã xảy ra vào tháng bẩy tại Bá Linh.
Chúng tôi hoan nghênh và cám ơn ông về những biện pháp của quý Bộ như triệu tập Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hưng, trục xuất một viên chức của tòa đại sứ phụ trách tình báo, đòi hỏi Hà Nội phải để người bị bắt cóc trở về Đức, cũng như viện Công tố liên bang đã bắt giam một người Việt ở Cộng hòa Tiệp liên hệ đến vụ bắt cóc.
Đến nay Hà Nội đã không đáp ứng những yêu cầu của chính quyền Đức ngoài tuyên bố “chúng tôi lây làm tiếc về việc trục xuất một viên chức của tòa đại sứ“. Theo các tin báo chí, chính quyền Việt Nam đã hành xử theo lời khuyên của nhân viên sở di dân và ti nạn liên bang Hồ. N. T., nay đã bị sa thải, là trì hoãn trả lời và kiên nhẫn chờ đợi đến sau cuộc bầu cử quốc hội sẽ có chính quyền liên bang mới, lúc đó mọi vấn đề sẽ tự giải tỏa. Hà Nội cũng tính toán khả năng Bộ Ngoại giao Đức sẽ có nhân sự mới.
Qua lối ứng xử này của Hà Nội, chúng tôi cho rằng thay đổi quan điểm trong bang giao Đức-Việt là cần thiết. Thái độ trước đây đặt trọng tâm vào lãnh vực kinh tế, tránh phê bình Việt Nam nay phải được thay thế băng môt đường lối phát ngôn thẳng thắn trong các đề tài nhà nước pháp quyền, nhân quyền, tệ nạn tham nhũng. Chính quyền liên bang nên duyệt xét lại các thỏa ước quan hệ „Đối tác chiến lược, giữa Đức và Việt Nam“, „Đối thoại Đức-Việt về Nhà nước pháp quyền“ và đặc biệt bản „Tuyên bố Hà Nội“ ký kết vào năm 2011 giữa bà thủ tướng liên bang Merkel và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề ra mục đích tăng cường các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa và chính sách viện trợ phát triển. Tất cả đang trở thành trò hề khi Hà Nội một mặt muốn tăng cường quan hệ chính trị với Bá Linh, mặt khác lại vi phạm trắng trợn luật pháp Đức qua vụ bắt cóc ở Bá Linh.
Từ những vụ Hà Nội vi phạm luật pháp Đức, môt thành viên của Liên minh Âu châu, cả Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA) cũng cần được duyệt xét lại. Quy định chất lượng sản phẩm, tuân thủ tiêu chuẩn nguồn gốc sản phẩm, bản quyền phát minh, quy luật cạnh tranh, nguyên tắc tính bền vững và tiêu chuẩn môi trường là các điều kiện tiên quyết cho sự thành công trong quan hệ thương mại với Liên minh Âu châu. Tuy nhiên vẩn có mối hoài nghi là liệu chế độ Hà Nội có đủ khả năng hay thực có muốn đáp ứng những đòi hỏi của Hiệp định EVFTA hay không ?
Khi giao tế với những „đối tác“ nhiều thủ thuật, mưu mẹo như Hà Nội thì khả năng hủy bỏ hợp đồng đối tác cũng như các thỏa ước nên cần được cân nhắc xem xét lại.
Theo ý kiên chúng tôi, sự tham dự của Liên minh Âu châu tại Hội nghị hợp tác kinh tế Á châu-Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng vào tháng 11.2017 cũng là một câu hỏi cần được đặt ra và xét lại. Khi Việt Nam khinh thường chủ quyền một quốc gia hội viên của Liên minh Âu châu, chối cãi đã vi phạm luật pháp của một quốc gia hội viên Liên minh, bắt và kết án tù nhiều năm những nhà hoạt động dân chủ và đàn áp tự do báo chí, tư tưởng và tôn giáo thì việc Liên minh Âu châu không nên tham gia Hội nghị APEC không phải là môt đòi hỏi quá đáng.
Kính thưa Ông Bộ trưởng
Chúng tôi rất hy vọng những nguyện vọng của chúng tôi sẽ được Ông lắng nghe và quan tâm đến.
Thành thật cám ơn Ông và xin gửi đến Ông lời chào
Trân trọng
TS Dương Hồng Ân
Điều hợp viên „Diễn Đàn Việt Nam 21“
———————
Diễn Đàn Việt Nam 21
Dr. Dương Hồng-Ân
Email:forumvietnam21@googlemail.com www.vietnam21.info
Herrn
Bundesminister des Auswärtigen
Sigmar Gabriel
Auswärtiges Amt
11013 Berlin
30.08.2017
Verstöße Vietnams gegen das deutsche Rech
Sehr geehrter Herr Minister,
Vietnamesen sind daran gewohnt, dass in ihrem Land Entführung und Verhaftung von Menschenrechtsaktivisten, Regimekritikern und Andersdenkenden durch die Polizei, in Uniform oder auch in Zivil, an der Tagesordnung sind. Auch während Staatsbesuchen ausländischer Staatschefs wurden Dissidenten schon mehrmals verschleppt und bis zur Abreise des Staatsgastes an einem geheimen Ort festgehalten.
Das Hanoier Regime hat bei der Entführung eines Funktionärs der kommunistischen Partei Vietnams (KPV) mitten in Berlin offenbar die deutsche Hauptstadt mit der vietnamesischen Hauptstadt Hanoi verwechselt. Wie in einem rechtsfreien Raum ließ Hanoi seinen Geheimdienst in Berlin tätig werden und Trinh Xuan Thanh, ein in Ungnade gefallenes Parteimitglied, entführen, was im 21.Jahrhundert beispiellos ist. Hanoi zeigte mit diesem Akt einmal mehr das wahre Gesicht eines totalitären Regimes, das keinen Respekt für die Regeln westlicher Demokratien hat.
Der Fall hat auch deutlich zu Tage gebracht, wie die Machthaber in Hanoi Kritiker auch außerhalb der Landesgrenze beobachten und verfolgen. Die vietnamesische Community in Deutschland fühlt sich nun angesichts der Aktivität des vietnamesischen Geheimdienstes erheblich verunsichert. Dies umso mehr, als bekannt wurde, dass Ho N.T, ein vietnamesischer Mitarbeiter des Bundesamtes für Migration und Flüchtlinge (BAMF), für die Regierung in Hanoi als Propagandist arbeitete und auf Grund seiner Tätigkeit beim Bundesamt Landsleute ausspionieren konnte. Jeder Vietnamese, ob früherer Vertragsarbeiter, ehemaliger Bootsflüchtling, Gewerbetreibender oder auch Student, der sich gegen die Regierung äußert, fühlt sich nun der Gefahr ausgesetzt, entführt zu werden oder andere Repressalien zu erleiden. Vietnamesen in der Bundesrepublik, auch Deutsch-Vietnamesen, brauchen mehr denn je den Schutz der deutschen Behörden. Wir hoffen daher sehr, dass die Bundesregierung alles daran setzen wird, derartige Entführungen wie im Juli in Berlin, zu verhindern.
Die Maßnahmen Ihres Minisierums wie die Einbestellung des vietnamesischen Botschafters, Doan Xuan Hung, die Ausweisung eines für den Geheimdienst zuständigen Mitarbeiters der
Botschaft, die Aufforderung an Hanoi, den Entführten, nach Deutschland zurückkehren zu
lassen, sowie die Inhaftierung eines vietnamesischen Entführers aus der tschechischen Republik durch die Bundesanwaltschaft begrüßen wir sehr und wir danken Ihnen dafür.
Außer der Äußerung „Wir bedauern die Ausweisung eines Botschaftsmitarbeiters“ reagiert Hanoi aber bisher auf Ihre Fragen und Aufforderungen so gut wie nicht. Vermutlich folgt die vietnamesische Regierung laut Pressemeldungen dem Rat des oben erwähnten BAMF-Mitarbeiters. Ho N.T, inzwischen vom Bundesamt entlassen, hat zum Aussitzen der Affäre und zu Geduld bis zur Bundestagswahl geraten. Das Problem wird sich von selbst lösen, so meinte er, wenn eine neue Bundesregierung gebildet wird. Offensichtlich rechnet Hanoi mit einer neuen Besetzung des Auswärtigen Amtes.
Angesichts der Haltung Hanois halten wir ein Umdenken in den deutsch-vietnamesischen Beziehungen für unabdingbar. Die bisher kritiklose, nur auf wirtschaftliche Fragen fokussierende Einstellung gegenüber Vietnam sollte einer Politik der klaren Worte zu Themen wie Rechtsstaatlichkeit, Menschenrechte, Korruption, weichen. Die „strategische Partnerschaft“ zwischen Deutschland und Vietnam, der „Rechtstaatsdialog“ und insbesondere die „Hanoier Erklärung“, die 2011 von Bundeskanzlerin Merkel und Premierminister Nguyen Tan Dung unterzeichnet wurde und die Stärkung der politischen, wirtschaftlichen, kulturellen und entwicklungspolitischen Beziehungen zum Ziel hat, müssen auf den Prüfstand gestellt werden. Das Ganze gerät zur Farce, wenn Hanoi einerseits die politische Beziehung mit Berlin stärken will und andererseits das Gesetz der Bundesrepublik durch den Menschenraub in Berlin eklatant verletzt.
Auch das Freihandelsabkommen zwischen der EU und Vietnam (EU-Vietnam Free Trade Agreement, EVFTA) muss angesichts der Verstöße Hanois gegen das Recht des deutschen EU-Mitglieds überprüft werden. Regulierung der Produktqualität, Einhaltung der Standards für Herkunft der Produkte, Einhaltung von Patentrechten und Wettbewerbsregeln, Nachhaltigkeitsprinzip und Umweltstandards sind Bedingungen und Voraussetzungen für erfolgreichen Handel mit der EU. Es bestehen jedoch große Zweifel, ob das Regime in Hanoi in der Lage oder willens ist, die Forderungen des EVFTA zu erfüllen.
Im Umgang mit trickreichen „Partnern“ wie die in Hanoi, ist es nicht abwegig, wenn eine Kündigung derartiger Partnerschaft bzw. Vereinbarung in Erwägung gezogen werden.
Eine Teilnahme der EU an Konferenzen der Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC), wie in Da Nang im November 2017, sollte unseres Erachtens auch in Frage gestellt werden. Wenn Vietnam die Souveränität eines EU-Landes weiterhin missachtet, die Verstöße gegen das Recht eines EU-Mitglieds bestreitet, die Demokratie-Aktivisten im Lande verhaftet und zu langjährigen Haftstrafe verurteilt, Presse- und Meinungs- und Religionsfreiheit unterdrückt, ist eine Nicht-Teilnahme der EU an APEC-Konferenzen nicht zu viel verlangt.
Sehr geehrter Herr Minister, wir hoffen sehr, dass unser Anliegen bei Ihnen Gehör und Beachtung finden wird.
Für Ihre Aufmerksamkeit bedanken wir uns bei Ihnen ganz herzlich
und
verbleiben
mit freundlichen Grüßen
Dr. Hong-An Duong
(Koordinator -Forum Vietnam 21)