LTS: Bài báo này đưa những thông tin quan trọng nhưng không thấy nó xuất hiện trên những tờ báo “lề phải” lớn như Tuổi Trẻ, Thanh niên, VnExpress…, chỉ thấy báo Pháp Luật đăng bài này. Cứ tưởng đây là báo của “thế lực thù địch”, tung tin thất thiệt, nhưng thấy tờ báo có ghi, “cơ quan chủ quản: Sở Tư Pháp Thành phố Hà Nội“. Tiếng Dân xin được giới thiệu bài này để quý độc giả có thêm thông tin.
____
Huy Nam
25-7-2017
Trong khi căng thẳng biên giới giữa Trung- Ấn kéo dài từ tháng 6 tới nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, báo chí Trung Quốc như thường lệ, liên tục xuất hiện các luận điệu đe dọa dùng vũ lực với Ấn Độ. Đồng thời có những lời lẽ kích động gây chia rẽ mối quan hệ giữa Ấn Độ với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã, ngày 24/7 xuất hiện bài viết: “Đồng minh Việt Nam nên cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ấn Độ trước khi Trung Quốc tiến hành chiến tranh”.
Truyền thông Trung Quốc cho rằng Ấn Độ đang ngày càng có thái độ xem thường, có nhiều động thái thách thức, kích động cũng như đe dọa sử dụng vũ lực để đẩy mạnh tình hình căng thẳng giữa các bên. Trong khi đó Trung Quốc luôn muốn giữ hòa khí, kêu gọi hòa bình nên hết lần này đến lần khác nhượng bộ Ấn Độ. Tân Hoa Xã cũng thể hiện quan điểm nước này sẵn sàng dùng vũ lực nếu Ấn Độ kiên quyết làm ảnh hưởng đến lợi ích Trung Quốc. Đồng thời liên tục dùng những lời lẽ kích động, đưa ra luận điểm kêu gọi các đồng minh nên cắt đứt mối quan hệ với Ấn Độ, cô lập quan hệ ngoại giao với nước này trước khi Trung Quốc dùng vũ lực.
Tân Hoa Xã đặc biệt nhấn mạnh đến Việt Nam. Họ xuyên tạc, cho rằng Ấn Độ luôn đưa ra những điều kiện có lợi cho phía Việt Nam, ủng hộ cũng như hỗ trợ nhiều mặt về kinh tế, quốc phòng và luận điểm của Việt Nam về tình hình Biển Đông. Ngoài mặt nói là thắt chặt quan hệ nhưng thật ra là lợi dụng, mua chuộc để Việt Nam trở thành kẻ thù đối với Trung Quốc. Phía Tân Hoa Xã tỏ ra lo sợ, nếu chiến tranh xảy ra thì Việt Nam chính là một trong những mối nguy hiểm khó nói trước.
Giao tranh dữ dội tại biên giới Ấn Độ -Trung Quốc. Ảnh: internet
Mối nguy hiểm tiềm tàng mà Tân Hoa Xã nói đến chính là vấn đề chủ quyền Biển Đông. Họ xuyên tạc rằng Việt Nam có nhiều động thái nhượng bộ, chấp nhận thuần phục trước Trung Quốc nhưng từ phía người dân và nhiều mặt khác thì vẫn thể hiện chủ quyền của mình. Và đó rất có thể là đòn bẫy chống lại Trung Quốc. Khi Ấn Độ không ngừng hỗ trợ kinh tế, tích cực cung cấp vũ khí cho quân đội Việt Nam, chưa kể đến việc hợp tác khai thác dầu khí ở khu vực này. Tất cả những hỗ trợ đó thực chất là lợi dụng Việt Nam để đưa ra chiến lược giám sát từ xa Hải quân Trung Quốc.
Bài báo cũng phân tích khá kỹ những vấn đề tiềm tàng cực kỳ nguy hiểm khi chiến tranh xảy ra nếu Ấn Độ có sự giúp đỡ từ phía Việt Nam. Nếu giao tranh diễn ra trên diện rộng và kéo dài, rất có thể Ấn Độ sẽ dùng Việt Nam như đối tác nhằm kiểm soát phía Nam Trung Quốc. Cụ thể hơn là toàn bộ hệ thống cung cấp dầu khí cho Trung Quốc khi qua vùng biển này sẽ bị chặn đứng. Với một nước phải nhập khẩu 87% lượng dầu mỏ để duy trì năng lượng cho nền kinh tế, thì đây chính là đòn chí mạng khiến Trung Quốc phải không ngừng tìm cách chấm dứt chiến tranh.
Và vấn đề mà Tân Hoa Xã lo ngại nhất chính là Việt Nam sẽ hợp tác cùng Ấn Độ, lợi dụng tình hình tái chiếm lại quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Xe tăng Trung Quốc đã được điều tới biên giới, sẵn sàng chiến tranh với Ấn Độ. Ảnh: báo PL/ internet
Để kết thúc bài viết, Tân Hoa Xã tích cực kêu gọi phía lãnh đạo Trung Quốc lợi dụng tình thế, tranh thủ quan hệ giữa Việt Nam- Trung Quốc đang nồng ấm cũng như Việt Nam đang tích cực nhượng bộ, từ đó sử dụng sức ép buộc Việt Nam từ bỏ mối quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ. Việc này sẽ giúp Trung Quốc loại bỏ được mối nguy, cũng như cắt đứt chiến lươc hướng Đông, bảo vệ con đường tiếp vận cũng như lợi ích của Trung Quốc.
Như thường lệ, mỗi khi Trung Quốc xảy ra tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào. Bộ máy truyền thông của họ sẽ là những tiếng súng nổ ra đầu tiên, ra sức tuyên truyền, kích động nhằm tranh thủ sự ủng hộ của dư luận trong nước, cũng như đe dọa các quốc gia khác. Họ đưa ra các luận điệu xuyên tạc, gây chia rẽ mối quan hệ ngoại giao giữa các nước. Trong khi đó, Việt Nam là một đất nước yêu chuộng hòa bình, luôn kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp hòa bình, thông qua con đường ngoại giao. Mặt khác, Việt Nam đã nhiều lần thể hiện rõ lập trường không hợp tác với quốc gia này để chống lại quốc gia khác, giải quyết tình hình Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Vì vậy, bài viết của Tân Hoa Xã hòan toàn xuyên tạc, nhằm mục đích gây chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam- Ấn Độ cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam- Trung Quốc.
chính sách ngoại giao đa phương, đa dạng, là bạn với tất cả kể cả kẻ thù truyền kiếp. của VN vừa qua đã sụp đổ, bằng vụ rút lui khỏi mỏ khí cá rồng đỏ, bãi tư chính trước áp lực của CHi NA. qua đây, cho thấy CQ Vn kết bạn được với nhiều đại cường bằng sợi dây xích đối tác chiến lược “toàn diện”…., bốn, năm tốt gì đó. nhưng khi xẩy ra chuyện thì chẳng thấy bạn bè đâu. thực tế khá phũ phàng và phải thấy rằng chưa bao giờ VN cô độc như vậy. chính sách đối ngoại kiểu con dán đã, đang và sẽ là điều kiện khuyến khích để Tàu lấn tới.
Đã đến lúc cs Vn phải cứng rắn trong việc ban giao.Chúng ta đả biết Tàu cộng rất ngại anh chàng to con đen đúa,râu quai hàm trông dửng tợn khó ưa.Nếu cs Vn mà hợp tác với anh chàng Ấn to lớn nầy thì anh 3 tàu chẳng còn khoe khoang,hống hách với đàn em được nữa .Vì thế đây cũng là cơ hội tốt cho cs Vn.