Tin trong nước
1. Sự kiện sân golf Tân Sơn Nhất:
Báo Zing dẫn lời ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP HCM trả lời cử tri rằng dự án sân golf là đúng quy trình, được Bộ Quốc phòng trình đề xuất lên Chính phủ và các bộ ngành.
Hôm qua, Thượng tướng ông Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tuyên bố quân đội có chủ trương không làm kinh tế nữa, sẽ tiến hành thoái vốn ở các đơn vị kinh tế. Không biết tiến trình này như thế nào, nhưng hiện tại có một số Tập đoàn Quân đội đang nắm giữ nhiều tài sản và lợi ích kinh tế cao, chẳng hạn như Viettel.
2. Vụ 8 người chạy thận bị chết ở Hòa Bình:
Thanh Niên đưa tin, nguyên nhân dẫn đến 8 người bị chết là do tồn dư hóa chất cao gấp 260 lần cho phép.
Công an Hòa Bình đã khởi tố 3 bị can, đều nhà những nhân viên cấp thấp của Bệnh viện Hòa Bình. Giám đốc Bệnh viện và các quan chức cao hơn đều chỉ bị đình chỉ công tác và chưa chịu bất cứ hình thức kỉ luật nào.
3. Lại thêm một sản phụ tử vong do sự tắc trách của bệnh viện
Tuổi Trẻ cho biết, sản phụ tên Linh tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã bị chết khi sinh con thứ 2 ở tuổi 29 tại bệnh viện huyện. Gia đình bức xúc tố cáo việc chậm trễ, thiếu trách nhiệm của bệnh viện là nguyên nhân dẫn đến cái chết.
Hàng năm, Bộ Y tế báo cáo có vài chục đến vài trăm ca sản phụ tử vong tại bệnh viện. Các kết luật được đưa ra là do nguyên nhân khách quan và hiếm có cá nhân nào chịu trách nhiệm.
Bên cạnh đó, gần đây xảy ra nhiều vụ việc người nhà tấn công bác sỹ vì cho rằng bác sỹ thiếu trách nhiệm.
4. Về chai nước ngọt có ruồi của Tân Hiệp Phát:
Tuổi Trẻ đưa tin, các luật sư trong vụ chai nước ngọt có ruồi của Tân Hiệp Phát kiến nghị giám đốc thẩm bản án 7 năm tù đối với ông Võ Văn Minh, vì cho rằng ông Minh bị gài bẫy.
Sau vụ việc ông Võ Văn Minh bị bắt, cộng đồng đã lên án mạnh mẽ Tân Hiệp Phát về đạo đức kinh doanh và kêu gọi tẩy chay họ. Làn sóng tẩy chay mạnh đến nỗi làm doanh thu Tân Hiệp Phát giảm nghiêm trọng, đối mặt với nguy cơ phá sản và phải đổi tên thành Công ty Number One.
5. Ông Phạm Minh Hoàng đã tới Pháp:
Nhiều tờ báo như BBC, VOA, RFA, RFI,… đã đưa tin ông Phạm Minh Hoàng đã hạ cánh ở Paris sau hành động bắt giữ và trục xuất từ phía Việt Nam. Ông Hoàng đã bị Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định tước quốc tịch và việc này bị nhiều người lên án mạnh mẽ. Giới luật sư đều cho rằng quyết định này là trái luật.
6. Xuất khẩu sang Trung Quốc: Tiến thoái lưỡng nan
RFA có bài phân tích về những khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc của Việt Nam với giá cả rẻ mạt và thường xuyên bị o ép giá cả. Tuy nhiên, dù khó khăn vẫn phải xuất khẩu vì việc quản lý cũng như quy hoạch của Việt Nam có vấn đề, dẫn đến dư thừa hàng hóa cũng như chất lượng sản phẩm thấp.
7. Vụ tàu vỏ thép dỏm
Thanh Niên đưa tin, mỗi máy trên chiếc thuyền chênh lệch 400-500 triệu đồng so với máy chính hãng. Tuổi Trẻ có bài tổng hợp khá chi tiết sự việc này. Đơn vị đóng tàu là công ty Nam Triệu, thuộc Bộ Công an. Có nhiều đề nghị cần khởi tố vụ án, nhưng chưa thấy động thái gì từ phía cơ quan điều tra.
Tin quốc tế
1. Obama bị chỉ trích vì để Nga can thiệp vụ bầu cử Tổng thống năm ngoái
BBC đưa tin, Tổng Thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc người tiền nhiệm Barack Obama đã biết việc Nga sẽ can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống ngày 8/11 năm trước nhưng không có hành động gì để đối phó. Kết quả của cuộc bầu cử là chiến thắng cho ông Trump. Nhiều cáo buộc khác về việc ekip vận động tranh cử của Tổng thống Trump có liên hệ với Nga, và hiện tại, ông ta đang bị điều tra. Tuy nhiên, TT Trump đã nhiều lần chối bỏ điều này. Trump đã sa thải Giám đốc FBI James Comey và đang bị điều tra tội cản trở công lý cho hành động này.
Cùng sự kiện, VOA đưa tin, một Đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu là Adam Schiff cũng đã chỉ trích chính quyền Obama vì để tin tặc Nga tấn công trong vụ bầu cử.
2. Kết quả bầu cử xã phường ở Campuchia:
Theo Vnexpress, Đảng CPP của Thủ tướng Hunsen đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở xã phường. Với kết quả giành đa số ở 1156/1646 khu vực. Đảng CNRP thắng 498 khu vực.
Năm sau, Campuchia sẽ tổng tuyển cử và chọn lựa ra người lãnh đạo. Lãnh đạo hiện tại, ông Hun Sen là người đã vượt biên qua Việt Nam cầu viện chống lại Pol Pot năm 1977 và được Việt Nam đỡ đầu một thời gian dài. Tuy nhiên gần đây, có nhiều động thái cho thấy Hun Sen đang trở mặt với Việt Nam và ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.
3. Sau phong trào dù vàng, người trẻ Hongkong nghĩ gì về Trung Quốc?
Một bài trên Tuổi Trẻ nói rằng phần lớn người trẻ Hongkong không có cảm tình với Trung Quốc và không muốn họ là người Trung Quốc.
Năm 2014, phong trào Occupy Central được dẫn đầu bởi những người trẻ thuộc nhóm Scholarism đã tiến hành biểu tình, chiếm giữ trung tâm Hongkong hơn 2 tháng trời để đòi quyền phổ thông đầu phiếu chọn lựa người đại diện đặc khu này.
Năm nay là kỉ niệm tròn 20 năm người Anh trao trả Hongkong về Trung Quốc. Dự kiến, Tập Cận Bình sẽ tham dự buổi lễ kỉ niệm.
4. Nga: Nhà đối lập Navalny không được tranh cử Tổng Thống năm 2018
Tình hình nhân quyền nước Nga càng tệ hại sau sự kiện trấn áp các cuộc biểu tình và đàn áp các nhà đối lập với Putin.
Tổng thống hiện nay, ông Putin, từng là cựu điệp viện KGB và đã cầm quyền tại Nga từ năm 2000 với 3 nhiệm kỳ Tổng thống và xen kẽ một nhiệm kỳ Thủ tướng nhằm lách luật. Nhiều người cho rằng việc thay đổi chế độ độc tài tập thể thời Soviet bằng chế độ độc tài cá nhân như hiện nay thì người dân Nga vẫn chẳng sung sướng hơn là bao.