Vì sao CSGT công khai làm luật? Nhân vụ CSGT làm luật mà Công an TpHCM đang điều tra

FB Nguyễn Hoài Nam

10-9-2017

Ảnh: Interrnet

Mình kể ra câu chuyện thì mọi người hiểu tại sao có nhiều lực lượng giám sát mà CSGT vẫn mãi lộ và bị người dân bức xúc.

Là nhà báo dù có quyết tâm nhiệt huyết hết mình vì việc chung, nhưng khi chuyển hs cho cơ quan chức năng vụ việc vẫn không được xử lý minh bạch, bởi họ chỉ “gói gọn” trong khuôn chứng cứ đến đâu thì xử lý và kết luận đến đó.

Tờ báo cũ cuộn tròn

Đề tài mình kể dưới đây xảy ra từ năm 2012, nhưng khá đặc biệt bởi đối tượng bị điều tra là Tổ phó Tổ kiểm tra đặc biệt thuộc Thanh tra Công an TP.HCM. Anh này theo lịch hằng tháng là gặp chớp nhoáng CSGT.

Mình cũng định “sống để bụng, chết mang theo” vì đến giờ có lẽ Công an TP.HCM cũng chưa biết chứng cứ đó do mình cung cấp Thanh tra Bộ Công an mới có để vào cuộc xác minh, bởi mình nói với tổ công tác giữ bí mật không công bố với Công an TP.HCM tài liệu chứng cứ do mình cung cấp.

Cuối cùng thì bao công sức điều tra nhưng Thanh tra Bộ Công an chỉ kết luận “cảm ơn, rút kinh nghiệm, Chỉ đạo Công an TPHCM chuyển viên Thanh tra đặc biệt này sang làm công việc khác…”.

Từ đề tài điều tra đầu tiên đó phối hợp với Thanh tra Bộ Công an, họ chỉ dựa vào chứng cứ đến đâu thì kết luận đến đó nên những đề tài sau mình quyết tâm “không vào hang cọp không bắt được cọp” và đề tài “Cảnh sát cơ động làm luật” năm 2012 chấn động xã hội năm 2012 là lý do đó. Bởi chứng cứ là từng tờ tiền rõ như ban ngày, nhận tại trụ sở để bảo kê, nhưng Công an TP.HCM không cầu thị lắng nghe, cảm ơn, ngược lại xử lý kiểu thù hằn, trù dập “Cài bẫy cảnh sát”.

Mình kể ra không có ý gì khác, chỉ giúp các đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm điều tra nhập vai. Và cũng muốn Giám đốc Công an TP.HCM hiện tại, lắng nghe, hiểu cho điều tra nhập vai của báo chí là gì, nó vất vả, gian nan và nguy hiểm lắm.

Số là đầu năm 2012, đường dây nóng của Báo Thanh Niên nhận được phản ánh của bạn đọc tại hai quán cà phê trên đường Nguyễn Cảnh Chân (quận 1, TP.HCM), cứ vào khoảng giữa tháng có những người đàn ông rủ nhau đến uống cà phê chớp nhoáng với một người đàn ông. Trước khi ra về, họ đưa cho nhau tờ báo cuộn tròn. Họ cho rằng người đàn ông nhận là Thanh tra giao thông. Tòa soạn giao cho mình xác minh.

Tiến hành điều tra, được biết hai quán cà phê mà bạn đọc phản ánh có tên Ti Ti ở số 26/8 và 26/9 cách trụ sở Thanh tra Công an TP.HCM chưa đầy 100m. Những người đàn quen thuộc của quán, họ rủ nhau đến uống caphe chớp nhoáng (lâu là 10 phút) với một người đàn ông vào tầm giữa tháng, trước khi ra về họ đưa cho người này một tờ báo cuộn tròn rất bí hiểm, có lần đưa qua gầm bàn, có lần đưa trên mặt bàn. Có lần người đàn ông này tới trước ngồi đợi, có lần những người đàn ông kia tới trước, vài phút thì người đàn ông hay nhận tờ báo cũng có mặt, họ bắt tay nhau rất thân thiện…

Bình Luận từ Facebook