Trung Quốc vũ khí hóa nguồn nước

Thanh Niên

Ngọc Mai

3-9-2017

Trung Quốc được cho là đang nắm trong tay một loại vũ khí đặc biệt, đủ sức “đe dọa” 1/4 dân số thế giới mà không tốn một mũi tên viên đạn.

Sở hữu cao nguyên Tây Tạng cùng hơn 87.000 con đập lớn nhỏ, Trung Quốc đang nắm ưu thế đầu nguồn của 10 con sông lớn cung cấp nước cho gần 2 tỉ người ở các nước phương nam.

Bằng một giọng nói khác với Trump, bà Hillary Clinton chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền và Biển Đông

LA Times

Tác giả: Jessica Meyers

Dịch giả: Trúc Lam

28-11-2017

Bà Hillary Clinton xuất hiện hồi tháng 4 tại Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn Cầu ở New York, đã phát biểu hôm thứ Ba qua điện đàm về kinh tế và chính sách ở Bắc Kinh. Ảnh: Mary Altaffer/ AP

Bà Hillary Clinton nói với những người ở Trung Quốc như thể bà đang đọc bài diễn văn với tư cách là một tổng thống.

Cựu đối thủ Nhà Trắng đã đưa ra một quan điểm, một sự công kích mạnh mẽ hôm thứ Ba, nhằm vào Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, là người mà lãnh đạo Hoa Kỳ cho là “hợp nhãn” nhất. Những lời phê bình của bà – từ nhân quyền cho đến biến đổi khí hậu – gây sự chú ý về sự khác biệt của họ so với Trump, là người đã đến thăm Trung Quốc chỉ vài tuần trước đó.

Tại sao Trung Quốc muốn Trump giành chiến thắng

Atlantic

Tác giả: Michael Schuman

Vũ Ngọc Yên, biên dịch

7-7-2020

Cũng như mọi người khác trong nước và trên thế giới, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc có lẽ đang theo dõi chiến dịch tranh cử tổng thống đang diễn ra ở Hoa Kỳ và tự hỏi điều này có ý nghĩa gì đối với họ. Sau bốn năm lộn xộn với Donald Trump, Trung Quốc đang tính từng tháng, tuần, ngày và phút cho tới cuộc bầu cử tháng 11 với hy vọng một ứng cử viên Dân chủ (hoà dịu hơn) sẽ tiếp thu Toà Bạch Ốc.

Dân chủ và sự tử tế

Project Syndicate

Tác giả: Chris Paten

Dịch giả: Mai Vũ Phạm

20-7-2020

Rõ ràng Nga và Trung Quốc đang cố gắng làm suy yếu các nền dân chủ tự do bằng cách tấn công vào các giá trị nền tảng dù cho vẫn có những người Tây phương bênh vực họ. Các xã hội mở phải đoàn kết lại để bảo vệ những gì họ biết là đúng đắn.

Trung Quốc đã thay đổi thế nào?

Dương Quốc Chính

7-12-2020

Tiếp theo series Stt về các quốc gia hậu Cộng sản, lần này mình viết về Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh cướp… nước, cướp đất… phù sa.

Lưu Trọng Văn

4-7-2019

VN Express hôm nay có một bài rất xuất sắc với những phân tích, tổng hợp, các chứng cứ đã mạnh mẽ vạch trần cuộc xâm lược không thể chối cãi của Trung Quốc cộng sản đối với VN.

Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (Phần 3)

Nguyễn Thọ

31-10-2022

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

Tuần qua chính phủ Đức đã quyết định cho phép công ty hàng hải COSCO của nhà nước Trung Quốc được mua 24,9% cổ phần của một trong 4 bãi container (terminal) ở cảng Hamburrg, bất chấp sự phản đối của 6 bộ trưởng trong liên minh cầm quyền, của cả phe đối lập, thậm chí của cả ba cơ quan tình báo. Thủ tướng Scholz cho rằng với mức tham gia dưới 25% (không phải 35% như dự định) Cosco không được phép đưa người vào ban lãnh đạo, không được phép phủ quyết và tham gia các quyết định. Ngược lại, sự có mặt của nó sẽ giúp cho sức cạnh tranh của Hamburg tăng lên đáng kể so với hai đối thủ Antwerpen (Bỉ) và Rotterdam (Hà-Lan), vốn đã có đầu tư của Cosco.

Điểm mặt chất lượng vài công trình của tình hữu nghị dài lâu Trung Quốc – Việt Nam xưa nay

FB Bùi Quang Minh

15-12-2017

Cảnh Formosa Hà Tĩnh xả khói thải mù mịt. Nguồn: Bùi Quang Minh

Qua những gì mình nghe được thì đây là những công trình, dự án lớn biểu tượng của tình hữu nghị dài lâu giữa quốc gia và nhân dân hai nước:

1. Khu gang thép Thái Nguyên: chỉ làm ra gang, không làm ra thép

2. Phân đạm Hà Bắc: ra đạm nước không ra đạm hạt, đất đai quanh vùng ô nhiễm, lúa ra bông nhưng không ra hạt

Điều chỉnh chiến lược hay trở về tương lai?

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

26-2-2018

Nếu muốn hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh” – “If you want peace, prepare for war”. (Roman general Vegetius).  

Trong bài bình luận nhân dịp Tết Mậu Tuất: Mỹ-Trung điều chỉnh chiến lược thế nào đăng trên Viet-studies (15-16/2/2018), tôi có một số nhận xét sơ bộ và trích dịch để giới thiệu một báo cáo mới của RAND Corporation nghiên cứu về điều chỉnh tư duy chiến lược của Trung Quốc. Trong báo cáo đó, tác giả đã phân tích và nhấn mạnh tính hệ thống trong chiến tranh hiện đại: Systems Confrontation and System Destruction Warfare: How the Chinese People’s Liberation Army Seeks to Wage Modern Warfare, Jeffrey Engstrom, RAND, 2018.

Trump đã giúp Trung Quốc như thế nào?

Project Syndicate

Tác giả: Yu Yongding

Dịch giả: Mai V. Phạm

30-10-2018

LTS: Trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung leo thang, để có cái nhìn đa chiều về những gì đang diễn ra và ảnh hưởng tới hai nước, cũng như các nước xung quanh, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông Yu Yongding, cựu Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Thế giới Trung Quốc, đăng trên tạp chí Project Syndicate.

Điểm sách: Thế chiến tương lai sẽ bùng nổ năm 2034

American Purpose

Tác giả: Francis Fukuyma

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

27-6-2021

Lời người dịch: Bang giao Hoa Kỳ và Trung Quốc bước một bối cảnh mới sau khi Joe Biden nhậm chức: Cả hai cường quốc chấp nhận phục hoạt chủ nghĩa đa phương, là một cơ chế tối thiểu và hữu hiệu để bắt đầu hợp tác song phương và quốc tế.

Biện pháp kế tiếp cho mô hình phát triển của Trung Quốc?

Project Syndicate

Tác giả: Michael Spence

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

21-1-2019

Tác giả Michael Spence tại China Development Forum (CDF), ngày 24/3/2018. Nguồn: Getty Images

Ngay cả khi Trung Quốc duy trì đà cải cách theo định hướng thị trường, dường như các căng thẳng với phương Tây là khó có thể được giải quyết một cách nhanh chóng. Trong khi các biện pháp để giảm những căng thẳng này có thể được thực hiện, nhưng không loại bỏ chúng được dễ dàng, vì là yếu tố chính đang định hình cho khuôn mẫu phát triển tương lai của Trung Quốc.

Báo BILD của Đức đòi Trung Quốc bồi thường cho Đức 149 tỷ Euro vì COVID-19

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

20-4-2020

Bài trên báo BILD ra ngày 15/4/2010 và hóa đơn đòi Trung Quốc bồi thường

Hôm nay 20/4 báo chí quốc tế rầm rộ đưa tin về vụ tờ báo BILD của Đức lập hóa đơn, đòi Trung Quốc bồi thường cho Đức 149 tỷ Euro (160 tỷ USD) về những thiệt hại kinh tế mà đại dịch virus corona Vũ Hán gây ra cho nước Đức.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần I)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Mặc dù năm 2016 toà Quốc tế La Haye phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về hàng hải và tài nguyên Biển Đông đều không hợp với luật pháp quốc tế; một yếu nhân Trung Quốc, Thứ trưởng ngoại giao Lưu Chấn Dân [劉振民] vẫn ngạo mạn tuyên bố rằng phán quyết đó chỉ là tờ giấy lộn. Bởi vậy cần thêm một lần nữa, đi vào sử, chí, các triều đại Trung Quốc, để tìm hiểu kỹ xem nước này thực sự có chủ quyền về các đảo trên Biển Đông hay không?

Trung Quốc là một nước văn hiến, theo truyền thống nước này mỗi triều đại đều có một bộ sử lớn, gộp lại mệnh danh là Nhị Thập Ngũ Sử [Twenty- five History Books]; ngoài ra lại có hàng trăm bộ Địa Lý Chí. Nếu Trung Quốc thực sự chủ quyền đảo nào trên Biển Đông, ắt phải ghi rõ trong sử, chí của triều đình; ngược lại nếu sử, chí Trung Quốc không chép , thì rõ ràng nước này không thể hành sử chủ quyền về biển đảo.

Vũ khí Covid-19 của Trung Quốc và Nga trở nên hoàn hảo nhờ… phương Tây

Jackhammer Nguyễn

8-2-2021

Vaccine Nga, Trung Quốc và tuyên truyền chính trị

Hôm nay, một bài báo của thông tín viên Joshua Yaffa sống ở Nga, đăng trên tạp chí The New Yorker của Mỹ, một tạp chí cấp tiến, cho biết, ông Yaffa đã được tiêm vaccine Sputnik V của Nga từ cuối tháng 12/2020.

Lưng Rồng, “Tàu” và chiến tranh biên giới 17-2

FB Huy Đức

29-12-2018

Tôi không thích Lưng Rồng nhưng vô cùng thất vọng khi nghe nói cuốn sách này bị cấm. Không thích vì nhận thấy Đỗ Hoàng Diệu vẫn còn bị bóng đè, tuy Lưng Rồng không còn là sản phẩm của một cô gái mới về nhà chồng (như trong Bóng Đè) nữa. Ngòi bút điêu luyện của Diệu bóc tách không thương tiếc những khao khát thân xác của một phụ nữ có chồng “lên Biên giới” và cũng ngay lập tức hả hê trước những dằn vặt đoan chính của nàng.

Trung Quốc phản ứng giận dữ về cuộc phỏng vấn tân Ngoại trưởng Đức Baerbock

Die Welt

Hiếu Bá Linh, biên dịch

4-12-2021

Tân Ngoại trưởng Đức Baerbock

Tân Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock lên tiếng tán thành một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và sẽ đề cập rõ ràng về những thảm trạng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin phê phán bà Baerbock không nhìn các mối quan hệ giữa hai nước một cách “tổng thể”.

Quan hệ mật thiết giữa Bộ trưởng Giao thông Hoa Kỳ và Trung Quốc

Mai V. Phạm

4-6-2019

“Cái gì không mua được bằng tiền, sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Câu nói này đúng ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt chính trị. Bài viết sau đây được chuyển dịch và tổng hợp từ các tờ báo uy tín của Hoa Kỳ, bao gồm New York Times, New York Post, The Nation, và Pro Publica. Bài viết sẽ chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa bàn tay ngầm, đầy thế lực của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc với các quan chức hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Donald J. Trump.

Cơ hội cho Việt Nam kiện Trung Quốc

Trương Nhân Tuấn

30-7-2017

Ảnh: internet

Câu hỏi đặt ra cho mọi người là trước sự gây hấn thường xuyên của TQ trên vùng biển thuộc vùng “Kinh tế độc quyền” của VN, điển hình là vụ Repsol rút giàn khoan ở lô 136-03 vào tuần qua, VN phải làm gì?

Theo tôi, quan điểm có từ rất lâu, ngoài phương pháp “đi kiện” thì VN sẽ không có phương án nào khác, hòa bình, giữ được chủ quyền lãnh thổ cũng như các quyền chủ quyền tại các vùng “Kinh tế độc quyền” hay “thềm lục địa” của mình.

Trung Quốc đã dùng lực lượng Hồng Vệ Binh như thế nào?

Đoàn Bảo Châu

22-5-2020

Đây là câu chuyện của một kẻ đã đấu tố mẹ mình, kêu gọi để mẹ mình bị xử tử như một đối tượng phản cách mạng và rất nhiều gia đình ở Trung Quốc đã có câu chuyện giống thế này.

Lưu Hiểu Ba đi xa nhưng tinh thần còn mãi

Paulus Lê Sơn

14-7-2017

Các nhà hoạt động Hồng Kông tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba, trước Văn Phòng Liên Lạc của Trung Quốc ngày 13/07/2017. Nguồn: internet

Hôm thứ Năm ngày 13 tháng 7, nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba đã qua đời. Ông trở về với cát bụi sau 61 năm sống trong một xã hội do chế độ cộng sản Trung Quốc cai trị. Ông sinh ra và chết đi trong chế độ độc tài, phi dân chủ và không có tự do nhưng chính cuộc đời ông lại là một nhân chứng sống động và hùng hồn nhất về tinh thần, tư tưởng của tự do, hòa bình, bác ái.

Nhìn lại cuộc đời ông Lưu Hiểu Ba, người ta có thể vẽ nên một bức tranh đầy màu sắc, trong đó những gam màu của tù đày như phủ đầy bức tranh nhưng nó chỉ là phần cộng hưởng để bật lên cái tinh thần cốt cách tâm phúc một con người bền bỉ trong lý tưởng của tự do, dân chủ.

Giải nhân quyền Sacharow được trao cho nhà phê bình chế độ Ilham Tohti

Vũ Ngọc Yên

25-10-2019

Nhà hoạt động nhân quyền Ilham Tohti. Photo Courtesy

Nghị viện Âu châu công bố giải nhân quyền Sacharow 2019 được trao cho nhà phê bình chế độ Trung cộng Ilham Tohti. Tohti là một nhân sĩ nổi tiếng, đại biểu cho dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) ở Trung Quốc. Cách đây 5 năm Tohti đã bị án chung thân vì dấn thân tranh đấu cho dân tộc của ông.

Những bí ẩn xoay quanh cái chết của Lý Khắc Cường

Nikkei Asia

Tác giả: Katsuji Nakazawa/ NCQT

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

2-11-2023


Một bức ảnh của ông Lý Khắc Cường được đặt giữa những bó hoa gần nơi ông lớn lên ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, ngày 28-10-2023. Cái chết của ông và sự cạnh tranh giữa ông với Tập Cận Bình đang làm nảy sinh các thuyết âm mưu. Nguồn: Kyodo/ Nikkei

‘Đối thủ truyền kiếp’ của Tập Cận Bình là người đứng sau những sóng gió ở Bắc Đới Hà mùa hè vừa qua.

Cho giặc mượn đường

Đỗ Ngà

15-2-2021

Năm 2020 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng gần 16 tỷ đô so với năm 2019. Thực chất giá trị xuất khẩu tăng thêm của Việt Nam vào thị trường Mỹ chủ yếu là do khối FDI, vì khối doanh nghiệp trong nước hoặc yếu đi, hoặc bị rụng rất nhiều năm 2020. Được biết năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu của FDI là 202 tỷ đô, tăng 21 tỷ đô so với năm 2019. Vậy là tổng số giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng lên ấy thì hết 76% là rót vào thị trường Mỹ.

Vì lẽ gì Việt Nam ta không bị Hán Hoá?

Hồ Bạch Thảo

8-10-2017

Lãnh thổ Trung Quốc thời xa xưa chỉ bằng mấy tỉnh hiện nay, nhưng nhờ sức bành trướng không ngừng lan ra bốn phía, nên to lớn như hiện nay. Trước thời Tần, biên giới Trung Quốc tại phía nam chỉ đến sông Dương Tử và một phần đất tại các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, Giang Tô. Qua các thời Tần, Hán, không ngừng xâm lăng; chiếm trọn vùng đất phương nam, chiếm cả Việt Nam. Trải qua một ngàn năm đô hộ, Việt Nam dành lại nền độc lập, trong khi các vùng đất khác biến thành quận huyện của Trung Quốc. Kể từ đó Việt Nam đời nối đời chống Trung Quốc xâm lăng, lại tiếp tục mang gươm đi mở nước nên lãnh thổ tăng gấp đôi. Với địa lý liền núi, liền sông, lại sẵn đường để Trung Quốc xâm nhập thuỷ bộ; hãy tìm hiểu xem vì lẽ gì nước ta không bị Hán hoá.

Cuộc cờ mà người chơi là Nhân dân

FB Lưu Trọng Văn

12-9-2018

Tưởng Giới Thạch (trái) gặp Mao Trạch Đông thập niên 1960. Ảnh: China History Podcast

Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Hoa khi tìm hiểu vì sao Mao Trạch Đông lại thắng Tưởng Giới Thạch thì ngạc nhiên phát hiện ra rằng cái gọi là nghệ thuật quân sự của Mao chính là nghệ thuật đánh cờ vây. Mao và các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc rẩt giỏi chơi cờ vây.

Chạy đua vũ trang ở biển Đông: một huyền thoại

cogitASIA

Tác giả: Vũ Hồng Lâm (Alexander L. Vuving)

Dịch giả: Song Phan

12-10-2017

Tàu khu trục nhỏ Gregorio Del Pilar của Hải quân Philippines và tàu Edsa của Tuần duyên Philippines tham gia vào cuộc tập trận CARAT 2013.

Từ khi biển Đông nổi lên trở lại như một điểm nóng xung đột âm ỉ vào khoảng năm 2008, cách nghĩ thông thường cho rằng, căng thẳng trong khu vực này đang thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia nằm ven biển này. Các chuyên gia, các nhà báo, và các nhà bình luận đã nói về một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực như là một thực tế, một xu hướng, hoặc một đe dọa đáng báo động. Một tường thuật gần đây trên đài Tiếng nói Hoa Kỳ nhận xét, “Khi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở biển Đông đang tranh chấp, một cuộc chạy đua vũ trang đã phát triển giữa các nước có yêu sách trong khu vực”. Một bài bình luận trên trang The National Interest, nêu: “Khi căng thẳng ở biển Đông tiếp tục leo thang, cuộc chạy đua vũ trang này đặt ra một mối đe dọa đáng kể cho an ninh trong khu vực”. Một cái tựa lớn trên blog Lawfare viết, “Hải chiến: cuộc chạy đua vũ trang ở biển Đông leo thang”; một bài khác trên CNBC ghi là, “Chi tiêu quốc phòng châu Á: cuộc chạy đua vũ trang mới ở biển Đông”.

Ngày giỗ đầu bác sĩ Li Wenliang (Lý Văn Lượng)

Trần Trung Đạo

7-2-2021

Bác sĩ Li Wenliang (Lý Văn Lượng), qua đời lúc 2:30 phút sáng giờ địa phương ngày 7 tháng 2 năm 2020 vì bị nhiễm vi khuẩn coronavirus trong khi làm việc chống lại căn bệnh này.

Vương Hỗ Ninh có gì lạ?

Jackhammer Nguyễn

28-10-2022

Ngày 25-10-2022, BBC có bài viết: Vương Hỗ Ninh: ‘Đại quân sư’ của ba đời Tổng Bí thư ở Trung Quốc. Thật ra những gì mà ông Vương Hỗ Ninh,  lý thuyết gia của chế độ cộng sản Hoa lục hiện nay, nói về những điều nên làm cho Trung Quốc, cũng không xa lạ gì đối với người Việt, vốn cũng nghe nói đi nói lại mãi, nào là dân chủ tập trung, nào là giữ vững ổn định…

Ma Cao kế tiếp? Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Campuchia

LTS: Những gì đang diễn ra ở thành phố Sihanoukville, Campuchia, cũng sắp diễn ra ở Việt Nam, tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Mặc dù luật đặc khu chưa chính thức thông qua, thế nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc đang có mặt tại các đặc khu nói trên, họ đang chuẩn bị sẵn sàng để triển khai các dự án đã lên kế hoạch.

Hãy nhìn vào các đặc khu Sihanoukville ở nước láng giềng Campuchia, hay Boten ở Lào, để thấy rằng người dân bản xứ đã bị gạt qua bên lề xã hội, nơi tổ tiên họ đã sống nhiều thế hệ, để rồi bây giờ họ bị chính quyền buộc phải nhường sân chơi cho những người đến từ phương Bắc và các đại gia lắm tiền nhiều của.