Tấn công vào an ninh tiền tệ Việt Nam, tỷ số 1-0?

FB Vũ Kim Hạnh

9-6-2018

Báo Bưu Điện Hoa Nam ngày 7/6/2018 có bài của Bennett Murray: “Người Việt Nam xem ‘đặc khu kinh tế’ như một cuộc tấn công từ Trung Quốc”. Đó là nhận định chủ quan của một nhà báo quốc tế. Nhưng chúng ta biết, thực tế đang có một cuộc tấn công khác, nhắm trực diện vào An ninh tiền tệ Việt Nam. Thủ phạm? Còn ai trồng khoai đất này? Và đau thay, hiện nay, ta chưa tìm được cách chống trả. Tỉ số tạm thời đang là 1-0.

Một Bóng ma đang ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’

Tạp chí Dân trí

Ian Johnson

Nguyễn Quang A dịch

19-4-2019

Dưới chế độ kiểm duyệt gắt gao của Bắc Kinh, người dân đã sáng tạo, dùng bao thuốc lá để xếp biểu tượng “Tank man”. Ảnh: internet

Cái gì đó lạ đang xảy ra ở Trung Quốc của Tập Cận Bình. Đấy được cho là chế độ độc tài hoàn hảo, thời kỳ được duy trì liên tục nhất của chủ nghĩa độc đoán kể từ khi Cách mạng Văn hoá chấm dứt hơn bốn mươi năm trước, một thời kỳ thất vọng đáng nguyền rủa đến vậy mà tất cả trừ những người biện hộ phục tùng nhất của chế độ đã trở thành những người hay nhạo báng hoặc những người chỉ trích. Thế mà vài tháng qua cũng đã thấy cái gì đó lý thú hơn: sự phê phán nghiêm túc nhất đối với hệ thống trong hơn một thập kỷ, do những người ở bên trong Trung Quốc dẫn đầu, những người đang chọn để nói thẳng bây giờ, trong mùa nhạy cảm nhất của năm nhạy cảm nhất trong hàng thập kỷ.

Hậu quả của chính sách đối ngoại “đu dây” và quốc phòng “ba không”

Trần Trung Đạo

7-8-2019

Theo dõi phản ứng của Trung Cộng (TC) trước mọi biến cố quốc tế nhất là về tranh chấp lãnh thổ sẽ thấy các lãnh đạo đảng CSTQ từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình chỉ áp dụng một chính sách, đó là đối phó riêng biệt với từng quốc gia xung đột và qua đó có biện pháp thích nghi.

Trung Quốc: Không kiểm soát được thông tin, thì làm nhiễu loạn thông tin?

Linh Nguyễn

26-3-2020

Trang báo độc lập AXIOS, được thành lập với mục đích làm sáng tỏ thông tin trong thời kỳ tin tức giả mạo nhuốm màu dân tuý, vừa đăng một bài “vạch mặt” chiến thuật làm nhiễu loạn thông tin của Trung Quốc.

Bàn chút chút về đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Đỗ Duy Ngọc

10-6-2021

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông chỉ có 13km chi phí lên đến 18.000 tỷ đồng. Thế nhưng sau một thời gian rất dài vẫn chưa đưa vào sử dụng được. Lỗi không chỉ ở phía bên nhà thầu Trung Quốc mà còn là do lối tư duy và cách làm việc của các bộ phận liên quan của Việt Nam. Dự án kéo dài mãi, tiền mất nhiều rồi mà tật phải mang. Càng ngày dân càng mất lòng tin. Vốn dân đã không tin những gì của Trung Quốc, giờ lại càng thêm chán ngán.

‘Bạch chỉ’ ở Trung Quốc, ‘trắng’ ở Việt Nam

Blog VOA

Trân Văn

3-12-2022

“Bạch chỉ cách mạng” bùng phát sau khi có tới mười người thiệt mạng (3/10 là trẻ con) trong một vụ hỏa hoạn ở Urumqi (thủ phủ khu vực Tân Cương), Trung Quốc. Nguồn: Reuters

Căng thẳng trồi lên bề mặt trong tranh cãi Trung – Việt

AMTI

Tác giả: Murray HiebertGregory Poling

Dịch giả: Song Phan

28-6-2017

Theo kế hoạch, Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thực hiện một chuyến thăm chính thức Hà Nội kéo dài hai ngày 18-19 tháng 6 trước khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, cho một loạt các cuộc tuần tra quân sự chung dọc theo biên giới đất liền Việt – Trung từ ngày 20 đến 22. Nhưng một cái gì đó rất trầm trọng xảy ra vì tướng Long bất ngờ rời Hà Nội vào ngày 18 sau cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bộ trưởng Quốc phòng [Ngô Xuân] Lịch.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố hủy bỏ giao lưu biên giới hai ngày sau đó, đổ lỗi cho “lý do liên quan đến bố trí công việc”. Câu chuyện thật dường như là căng thẳng âm ỉ giữa Bắc Kinh và Hà Nội, nước này đã hoài nghi hơn Manila rất nhiều về màn tấn công quyến rũ gần đây của Bắc Kinh, nổ ra do bất đồng về khai thác dầu và khí đốt.

Tuần lễ Donald Trump đánh mất biển Đông

Foreign Policy

Tác giả: Bill Hayton

Dịch giả: Song Phan

31-7-2017

Bản đồ lô 128, 136/03. Ảnh: Google Earth.

Sự đầu hàng của Việt Nam cho thấy các nước láng giềng của Trung Quốc lo rằng, Mỹ không còn ủng hộ họ nữa.

Lịch sử Việt Nam đầy những câu chuyện hào hùng chống Trung Quốc. Nhưng tháng này, Hà Nội đã quỳ gối trước Bắc Kinh, bị hạ nhục trong đua tranh về việc ai kiểm soát biển Đông, tuyến đường thủy gây tranh cãi nhất thế giới. Hà Nội đang nhìn về Washington tìm dấu hiêu ủng hộ ngầm giúp tránh các đe dọa của Bắc Kinh. Đồng thời, chính quyền Trump đã cho thấy rằng họ không hiểu hoặc không quan tâm đúng mức tới lợi ích của bạn bè và các đối tác tiềm năng của mình ở Đông Nam Á để bảo vệ họ chống lại Trung Quốc. Các chính phủ Đông Nam Á sẽ kết luận rằng Hoa Kỳ không sẵn lòng hậu thuẫn họ. Và trong khi Washington tự làm suy yếu chính mình về vụ gián điệp Nga và các cuộc tranh luận về chính sách chăm sóc y tế, một trong những khu vực quan trọng nhất của thế giới đang rơi vào tay của Bắc Kinh.

Chỉ có Trung Quốc thiệt?

Blog VOA

Trân Văn

6-10-2017

Dự án metro Cát Linh – Hà Đông. Ảnh: internet

Kế hoạch liên quan tới dự án metro Cát Linh – Hà Đông (một trong chín tuyến metro ở Hà Nội) lại vỡ. Nhà thầu Trung Quốc lại thất hứa. Cam kết “chạy thử liên động toàn hệ thống” vào tháng 10 năm 2017 tiếp tục là “nguồn”, bổ sung cho một “tổng kho” chuyên chứa những thề thốt!

Tuần trước, ông Đường Hồng, Giám đốc Điều hành dự án Metro Cát Linh – Hà Đông, thông báo với báo giới Việt Nam rằng, nhà thầu đã cho “tàu công trình chạy trên một số đoạn” của tuyến metro này.

Zimbabwe Và Bàn Tay Trung Quốc

Lê Minh Nguyên

26-11-2017

CTN Trung Quốc Tập Cận Bình và TT Robert Mugabe của Zimbabwe. Ảnh: Tân Hoa xã

Tổng thống Robert Mugabe, 93 tuổi của Zimbabwe đã trị vì 37 năm, chính thức bị Quốc Hội hạ bệ hôm 24/11/2017 và phó tổng thống Emmerson Mnangagwa 75 tuổi lên làm tổng thống.

Ông Mnangagwa cũng là một sản phẩm từ đầu của chế độ, cùng trong đảng cầm quyền Zanu với ông Mugabe, cùng trãi qua 37 năm trong chính quyền và dùng an ninh, quân đội thẳng tay đàn áp đối lập đến độ ông được đặt cho biệt danh là “Cá Sấu” và được cho là người rất tàn bạo. Ông là một trong những đảng viên đầu tiên của đảng Zanu được đưa qua TQ để huấn luyện.

Ngày 17-2-1979: Không được quên những ngày này, không được quên những người này

FB Hoàng Hải Vân

16-2-2018

Ngày 17-2-1979: Có thể khép lại quá khứ, hướng tới tương lai gì đó, nhưng không được quên những ngày này, không được quên những người này.

Sau đây là 29 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 mà tôi thống kê được từ 10 năm trước. Có thể còn nhiều hơn. Đó là những người anh dũng nhất trong cuộc chiến đấu. Và còn rất nhiều, rất nhiều các liệt sĩ ngã xuống trên biên giới phía Bắc mà nhiều người vẫn chưa tìm được hài cốt. Và còn rất nhiều, rất nhiều liệt sĩ ngã xuống để bảo vệ biên giới Tây Nam. Và còn các liệt sĩ bảo vệ Trường Sa. Và còn các liệt sĩ bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 nữa…

Đại dự án chiến lược địa chính trị: Con đường tơ lụa của Trung Quốc đang bị khựng

Spiegel

Tác giả: Georg Blume từ Paris

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

21-7-2018

Đường cao tốc của TQ. Ảnh chụp ngày 26/12/2017. Nguồn: AP/Cai zengle – Imaginechina

Số hợp đồng dự án ít hơn và lo ngại thua lỗ gia tăng: Đại dự án “Con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc đang đối diện với nhiều vấn đề. Ngay cả các giới chức ở Bắc Kinh cũng đang khuyến cáo nên tỏ ra khiêm nhường hơn.

Lưng Rồng, “Tàu” và chiến tranh biên giới 17-2

FB Huy Đức

29-12-2018

Tôi không thích Lưng Rồng nhưng vô cùng thất vọng khi nghe nói cuốn sách này bị cấm. Không thích vì nhận thấy Đỗ Hoàng Diệu vẫn còn bị bóng đè, tuy Lưng Rồng không còn là sản phẩm của một cô gái mới về nhà chồng (như trong Bóng Đè) nữa. Ngòi bút điêu luyện của Diệu bóc tách không thương tiếc những khao khát thân xác của một phụ nữ có chồng “lên Biên giới” và cũng ngay lập tức hả hê trước những dằn vặt đoan chính của nàng.

Một góc nhìn về Trung Quốc – Phần 3

Đặng Duân

4-6-2019

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

PV: Chúng ta hãy trở lại cuộc nói chuyện bằng một chút thời sự. Hôm nay là ngày kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn. Anh có nghĩ một sự kiện Thiên An Môn lần thứ hai sẽ tái diễn ở Trung Quốc trong tương lai hay không?

BLV: Rất có thể. Và đó cũng nằm trong những gì tôi đã dự báo từ đầu rằng chúng ta có thể sẽ chứng kiến những biến cố chính trị chưa từng xảy ra ở thế kỷ 21 này trong vài năm tới. Khả năng này đặc biệt cao với sự chuyển biến thái độ của Tập Cận Bình trong cơn vùng vẫy của Trung Quốc nhằm lột xác nền kinh tế.

Về cơ bản, những gì Tập Cận Bình thể hiện trong vài tuần qua đã củng cố một xu hướng nguy hiểm là ông ta cùng ban lãnh đạo Trung Quốc đang quay về với chủ nghĩa nguyên giáo (fundamentalism) của cộng sản. Anh có thể thấy nó từ chiến dịch “về nguồn” hay là “trung thành với sứ mệnh ban đầu của đảng” mà Trung Quốc vừa phát động từ đầu tháng 6. Nó được quyết định tại cuộc họp Bộ Chính trị ngày 13.5 mà tôi đã nói ở phần trước.

Khi trở về với những tín niệm nguyên giáo thì bạo lực cách mạng sẽ là lựa chọn hàng đầu mỗi khi sự thống trị của đảng Cộng sản bị đe dọa. Tập Cận Bình tin rằng để duy trì sự cai trị ổn định của đảng, họ phải tăng cường kiểm soát internet, cấm bản tự do ngôn luận cũng như sự trung thành tuyệt đối của quân đội. Tập không dung thứ cho bất kỳ tiếng nói đối lập nào và ông ta sẵn sàng biến Tân Cương trở thành một nhà tù khổng lồ.

Nếu một cuộc biểu tình như Thiên An Môn nổ ra giữa lúc Trung Quốc đang trong cuộc đối đầu với Mỹ về mọi phương diện thì Tập Cận Bình sẽ không ngần ngại trở thành Đặng Tiểu Bình thứ hai. Chẳng phải cho đến nay, họ vẫn khăng khăng vụ thảm sát là một quyết định đúng đắn hay sao? Và Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng cũng mới xác quyết điều này ở Đối thoại Shangri-la.

– Nghe có vẻ giống Mao hơn. Nhưng chẳng phải anh từng nói Tập là một nhà cải cách sao?

– Ông ta từng cố thực hiện cải cách nhưng cuộc cải cách của ông ta đầy rẫy mâu thuẫn. Về cơ bản ông ta phải chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc nhưng phải bảo đảm sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc không bị đe dọa.

Tất cả những gì Tập cố làm tăng cường sự kiểm soát của đảng trước khi cải cách đe dọa sự cai trị của đảng.

Thế nên anh chứng kiến những mâu thuẫn như một mặt thúc đẩy phân bổ nguồn lực theo thị trường, mặt khác giới thiệu chương trình Made in China 2025 với những trợ cấp công nghiệp lớn. Hoặc một mặt đề xuất cải cách theo hướng thị trường hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhưng mặt khác lại tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp nhà nước và cả tư nhân; một mặt tăng cường kiểm soát xã hội nhằm duy trì sự ổn định, mặt khác khiến cho tầng lớp trung lưu lo lắng về những rủi ro bất ổn và họ đang cố chuyển dịch tài sản ra khỏi nước…

Đứng trước những mâu thuẫn đó, Tập đã đi quá giới hạn những đồng thuận ban đầu mà các nguyên lão đã thiết kế trước đó. Và đến một lúc nào đó, xung quanh Tập trở nên có quá nhiều kẻ thù. Tập chưa thúc đẩy được cải cách, không quản lý được quan hệ với Mỹ, và bị tố cáo quay trở lại với sự sùng bái cá nhân.

Anh hẳn nghe những tin đồn về một âm mưu chính biến nào đó vào giữa tháng 8 năm ngoái.

– Hội nghị Bắc Đới Hà?

– Khi những bức hình của Tập được tháo xuống. Tập vắng bóng trên Nhân Dân nhật báo trong một thời gian dài. Mọi chuyện có lẽ không kịch tính như những tin đồn nhưng đã có một sự phản đối nào đó từ các nguyên lão. Về cơ bản họ nói mọi chuyện không thể tiếp tục xu hướng như thế này.

– Tập vượt qua được vụ này nhưng ông đã nhận được sự cảnh cáo. Hãy nhớ, nhiệm vụ của anh là thúc đẩy các cải cách kinh tế và chúng tôi chấp nhận sự tập trung quyền lực dành cho anh là để thực hiện nhiệm vụ này. Không phải để anh làm mấy thứ nhố nhăng khiến người dân và cả thế giới bên ngoài cho rằng chúng ta đang trở lại với Cách mạng Văn hóa. Trước tiên hãy quản lý quan hệ với Mỹ đang lâm vào khủng hoảng. OK?

– Donald Trump đóng vai trò thế nào trong chuyện này?

– 300 chính sách cải cách mà họ thông qua từ Hội nghị trung ương 3 năm 2013 và những đòi hỏi của Mỹ có điểm tương đồng. Vì thế, đối với những gì cũng là mục tiêu Trung Quốc vạch ra trước đó thì họ sẵn sàng thuận theo những đòi hỏi của Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn nói họ cần thời gian. Nhưng Trump rõ ràng không phải là mẫu người kiên nhẫn. Các anh cần bao nhiêu thời gian? 5 năm, 10 năm. Thôi chấm dứt trò đùa đó đi! Đã 30 năm trôi quan kể từ Thiên An Môn, gần 20 năm kể từ khi các anh gia nhập WTO. Trump về cơ bản cho họ 3 đến 6 tháng.

– Vậy có phải Trump đẩy Tập vào tuyệt lộ?

Không hẳn thế. Vì chúng ta không biết cuộc cải cách đầy rẫy mâu thuẫn sẽ dẫn đến đâu. Tập Cận Bình đang loay hoay với cuộc cải cách của mình, trong khi Trump đóng vai trò chất xúc tác khiến quá trình này xảy ra nhanh hơn. Rốt cuộc Tập đã chọn con đường đối đầu, trước nguy cơ quá lớn cho sinh mạng chính trị của ông cũng như trước mối đe dọa với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là những gì xảy ra vào cuối tháng 4.

– Những người như Lưu Hạc đóng vai trò thế nào?

– Lưu Hạc là một trong những người dẫn đầu của nhóm cải cách. Ông ta thực sự là một nhà cải cách mà các đồng nghiệp ở phương Tây đánh giá rất cao. Hãy nhớ ở nhiệm kỳ đầu của Tập Cận Bình, Lưu Hạc chỉ là ủy viên trung ương nhưng có khi lại lấn lướt cả Thủ tướng Lý Khắc Cường. Bởi khi đó cải cách là ưu tiên. Mọi chuyện trở nên phức tạp sau khi Trump xuất hiện ở năm cuối cùng của nhiệm kỳ một.

Đã có một cuộc đấu tranh dữ dội giữa những người chủ trương cải cách với cánh bảo thủ, và các nhóm lợi ích.

Anh có nhớ bài báo của South China Morning Post cách đây ít ngày về cuộc gặp riêng của Lưu Hạc với Steven Mnuchin và Robert Lighthizer ở Bắc Kinh? Không khí đàm phán thay đổi hẳn sau cuộc gặp riêng giữa ba người, với sự hiện diện của một thông dịch viên của Lưu vào ngày 30.4.

Về cơ bản Lưu đã đề nghị được gặp riêng với Mnuchin và Lighthizer, và thông báo với họ rằng phái cải cách của ông ta đã thất bại hoàn toàn. Họ không thể tiến tới một thỏa thuận như đòi hòi của Mỹ. Sắc mặc của ba người sau khi rời khỏi phòng họp cực kỳ u ám, vì ngay lúc đó họ đã biết Trung Quốc và Mỹ không thể tránh khỏi một cuộc đối đầu, hay thậm chí là một cuộc chiến tranh Lạnh.

Một vài tin đồn cho biết quyết định được đưa ra trong một cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị trước đó. Sau khi Lưu cùng nhóm đàm phán trình bày kết quả đàm phán và bản dự thảo thỏa thuận, Phó thủ tướng Hàn Chính, cựu Bí thư thành ủy Thượng Hải, đã đứng dậy phản đối hoàn toàn thỏa thuận với Mỹ. Và Tập Cận Bình đã tiếp thu sự phản đối. Đó là khoảnh khắc quyết định.

(Còn tiếp)

Người Trung Quốc làm mưa, làm gió ở Việt Nam

BTV Tiếng Dân

20-9-2019

Sân bay Nước Mặn bị người Trung Quốc “bao vây”

Báo Một Thế Giới đưa tin: Người Trung Quốc sở hữu 21 lô đất dọc sân bay quân sự Nước Mặn. Thông tin này được xác nhận trong buổi tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang của Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng sáng 19/9. Ông Tô Văn Hùng, GĐ Sở TN&MT Đà Nẵng thừa nhận: “Ở khu vực dự án đô thị dọc sân bay Nước Mặn, thuộc quận Ngũ Hành Sơn có 246 lô đất. Chúng tôi rà soát thì có 21 trường hợp là người Trung Quốc đứng tên”.

Người Trung Quốc xem Việt Nam như đất của họ?

BTV Tiếng Dân

30-7-2020

Sáng 30/7, Đồn Biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh, thuộc tỉnh Cao Bằng, đã trao trả 4 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, theo báo Biên Phòng. Nhóm 4 người TQ này bị bắt khi đang tìm cách nhập cảnh trái phép vào VN qua khu vực mốc 796 và 797 vào sáng 28/7.

Một Trung Quốc đã thấm mệt (Phần 1) – Bài học Mỹ

Nguyễn Tuấn

18-8-2022

Nguyễn Thọ: Xin được giới thiệu với độc giả bài viết đồ sộ về Trung Quốc của tác giả Nguyễn Tuấn, một doanh nhân đã nhiều năm lăn lộn ở Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan… Bài được chia thành hai phần để độc giả tiện theo dõi.

***

Ngoại trưởng Trung Quốc mất chức sau một thời gian dài mất tích

Economist

Cù Tuấn, biên dịch

26-7-2023

Tóm tắt: Niềm kiêu hãnh và sự sa ngã của nhà ngoại giao kiểu mẫu thời Tập Cận Bình.

Di sản yêu thương của Lưu Hiểu Ba

“Ai rồi cũng chết. Vậy thì cái còn lại chính là di sản cho đời. Di sản của Lưu Hiểu Ba thật vĩ đại đối với đất nước Trung Quốc. Vậy chúng ta sẽ để lại di sản gì cho đất nước Việt Nam này, cho con cháu đời sau? Có phải đó là bản hiến pháp chuẩn mực để làm nền tảng quốc gia cho muôn đời sau hay không?”

Trung Nguyễn

15-7-2017

Ông Lưu Hiểu Ba và vợ Lưu Hà tại một địa điểm không được tiết lộ. Ảnh của Ye Du đăng trên twitter. Nguồn: EPA

Tôi chỉ dành sự lưu tâm đặc biệt tới Lưu Hiểu Ba vào những ngày gần đây, khi cái chết vì bệnh ung thư gan của ông thu hút sự chú ý của toàn thế giới, trừ đa số người dân Trung Quốc vẫn đang bị bức tường lửa bưng bít thông tin. Tôi đã đọc ngấu nghiến các tác phẩm của Lưu Hiểu Ba và thật sự rất xúc động trước một nhân cách, một tài năng phi thường nhưng tràn đầy tình cảm con người.

Sự kiện Lưu Hiểu Ba cũng khiến tôi nhớ lại trường hợp của cố Giáo sư Hoàng Minh Chính. Tháng 8 năm 2005, GS Hoàng Minh Chính và vợ được nhà cầm quyền cho qua Mỹ chữa bệnh vì họ tin rằng GS Chính đã quá yếu và sẽ mất ngay khi tới Mỹ. Tuy nhiên, điều kỳ diệu là sức khỏe của GS Chính đã phục hồi. Thậm chí ông còn gặp gỡ các dân biểu Mỹ, phát biểu tại đại học Harvard, thành lập Phong trào Dân chủ Việt Nam, và phục hoạt đảng Dân Chủ Việt Nam.

Trung Quốc vũ khí hóa nguồn nước

Thanh Niên

Ngọc Mai

3-9-2017

Trung Quốc được cho là đang nắm trong tay một loại vũ khí đặc biệt, đủ sức “đe dọa” 1/4 dân số thế giới mà không tốn một mũi tên viên đạn.

Sở hữu cao nguyên Tây Tạng cùng hơn 87.000 con đập lớn nhỏ, Trung Quốc đang nắm ưu thế đầu nguồn của 10 con sông lớn cung cấp nước cho gần 2 tỉ người ở các nước phương nam.

Trung Quốc Đang Âm Thầm Tái Định Hình Thế Giới

ĐSK Biển Đông

Tác giả: Anja Manuel

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

25-10-217

Con đường tơ lụa của TQ. Nguồn: Google

Thị trấn Gwadar ở Pakistan cho đến gần đây vẫn tràn ngập những căn nhà gạch màu đất bụi với khoảng 50.000 ngư dân. Bao quanh là những vách đá, sa mạc, và Biển Ả Rập, đây là nơi tận cùng bị lãng quên của trái đất. Giờ thì nó là một trung tâm trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, và thị trấn nhờ thế mà chuyển biến. Gwadar đang trải qua một cơn bão xây dựng: các cảng container mới cứng, các khách sạn mới, và 2.900 km đường siêu cao tốc và đường sắt cao tốc để kết nối nó với các tỉnh miền Tây nằm trong đất liền của Trung Quốc. Trung Quốc và Pakistan muốn biến Gwadar thành một Dubai mới, trở thành một thành phố mà cuối cùng sẽ là nơi cư ngụ của hai triệu người.

Tầm nhìn “Hòa bình kiểu Trung Quốc” của ông Tập

Viet-studies

Tác giả: Sandy Pho

Dịch giả: Huỳnh Hoa

10-12-2017

Tập Cận Bình. Nguồn: Sputnik

Trong bài diễn văn dài 3 tiếng đồng hồ đọc trước đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2017, tổng bí thư Tập Cận Bình công bố cuộc trở lại hợp lý của Trung Quốc ở vị trí trung tâm của thế giới và hứa hẹn sẽ “đóng góp lớn hơn nữa cho nhân loại”. Ông ta cũng truyền bá mô hình quản trị đất nước của Trung Quốc (chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc) như một “sự lựa chọn mới mẻ cho… các quốc gia… mong muốn tăng tốc phát triển và duy trì nền độc lập của chính mình”.

Luật sư nhân quyền, và cách hành xử của nhà nước độc tài

Blog RFA

Tuấn Khanh

8-4-2018

Mới đây, vợ của một người luật sư nhân quyền tại Trung Quốc đã đi bộ trên con đường dài 100 km đòi câu trả lời về việc chồng bà bị mất tích. Sự kiện này lại dấy lên mối quan tâm về câu chuyện nhân quyền, và thảm trạng của cả những người bảo vệ nhân quyền ở các nước độc tài.

Vợ của luật sư nhân quyền Wang Quanzhang, đang bị giam giữ và Lin Ermin, vợ của nhà hoạt động nhân quyền Zhai Yanmin, người đã bị kết án 3 năm tù vào tháng 8 năm 2016, ở Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 4 năm 2018. Li đang đi bộ 100 km từ Bắc kinh đến Thiên Tân, nơi cô tin rằng chồng cô đang bị giam giữ, đòi hỏi những câu trả lời về số phận của ông. Greg Baker / AFP

Trung Quốc đã muốn thì phải chiều

Blog VOA

Trân Văn

5-9-2018

Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Từ 12 tháng 10 năm 2018, cho phép sử dụng Nhân dân tệ (Yuan) tại bảy tỉnh tiếp giáp với biên giới Trung Quốc (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên) là bằng chứng mới nhất, rõ nhất về việc Trung Quốc đã muốn thì phải chiều, bất kể chuyện chiều theo ý muốn của Trung Quốc nguy hại như thế nào cho vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc, độc lập – tự chủ về kinh tế – xã hội và xa hơn nữa là chính trị…

Việt Nam, một phiên bản tồi của Trung Quốc

Trần Quốc Quân

29-3-2019

Trước hết phải khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước tương đồng về nhiều mặt, nhưng là nước nhỏ, Việt Nam chỉ là phiên bản của Trung Quốc, không những thế, chỉ là phiên bản tồi.

Bị đánh đau không dám rên cũng là nỗi nhục lớn

Thọ Nguyễn

14-7-2019

Vụ tàu Hải Dương Địa Lý 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc vi phạm vùng chủ quyền kinh tế của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính, đối đầu với tàu cảnh sát biển Việt Nam đã kéo dài cả tuần nay không có gì là bất ngờ. Trung Quốc đã nhiều lần làm như vậy, một phần để nắn gân Việt Nam, một phần để tạo ra các tiền lệ, cắm thêm các cột mốc mới vào sâu trong vùng biển của Việt Nam.

Trên nóng dưới nóng ở giữa lạnh

Đặng Sơn Duân

18-2-2020

Ngày 15.2, tạp chí Cầu Thị đăng toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc họp của Thường vụ Bộ Chính trị ngày 3.2.

Đồng bào, tỉnh lại nào

Đặng Đình Mạnh

15-1-2021

Quốc hồn đã tỉnh hay chưa?

Nỗi đau tủi hổ năm xưa vẫn còn [1]

Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh

Foreign Policy

Tác giả: Howard W. French

Dịch giả: Nguyễn Thị Kim Phụng/NCQT

27-10-2022

Hóa ra, các hệ thống Lê-nin-nít vốn dĩ luôn bất ổn.

Trump chấp thuận kế hoạch cho Hải quân Mỹ kềm chế Bắc Kinh ở biển Đông

LTS: Trong bản tin hôm qua, Tiếng Dân có điểm bài viết của tờ báo cực hữu Breitbart News về kế hoạch của TT Trump thách thức các tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông.

Như đã nói hôm qua, tờ báo này từng nằm dưới sự điều hành của Steve Bannon, cánh tay phải của Trump. Họ có thể có những thông tin độc quyền, nhưng có những chi tiết trong bài cần kiểm chứng lại mà bài dịch dưới đây, dịch giả Song Phan đã đưa ra chú thích cuối bài để giải thích rõ hơn.

____

Business Insider

Tác giả: Alex Lockie

Dịch giả: Song Phan

23-7-2017

USS Tàu USS Lassen (DDG 82) tuần tra ở phía Đông Thái Bình Dương. Nguồn: Huey D. Younger Jr./ Hải quân Mỹ

Tổng thống Donald Trump đã phê duyệt một kế hoạch để kềm chế Bắc Kinh trong việc tiếp tục quân sự hoá và các hành động của họ ở biển Đông, Kristina Wong từ Breitbart News, cho biết.

Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã có tham vọng xây đảo trên các rạn đá và san hô ở biển Đông và quân sự hóa chúng bằng tiền đồn radar, đường băng quân sự và các hầm trú ẩn để phòng thủ tên lửa.

Các nhà phân tích quân sự tin rằng, Trung Quốc hy vọng sẽ mở rộng vùng nhận diện phòng không của họ vào phía Tây Thái Bình Dương và xây dựng một lực lượng hải quân biển xanh để cạnh tranh với Mỹ, nhưng sáu quốc gia khác cũng đưa ra yêu sách các phần của khu vực này.