Tổng Thống gặp Đế Vương

FB Peter Pho

9-10-2017

Vợ chồng Donald Trump và Tập Cận Bình. Ảnh: internet

Công việc đón tiếp Trump tại Bắc Kinh được Tập chỉ đạo ngay từ khi Trump lên ngôi. Để đánh trúng tâm lý một nhà lãnh đạo của chủ nghĩa đế quốc không gì bằng dùng qui cách đế vương, cho tiếp cận với những kiến trúc, đồ vật, văn hoá, sinh hoạt… của hoàng đế khiến một tổng thống nhiều tiền, nhiều quyền nhưng chỉ thiếu mỗi văn hoá (Hoàng Đế) thán phục.

Tập nghĩ vậy, chỉ đạo hàng trăm chuyên gia thiết kế một công trình đón tiếp Trump, và họ hoàn toàn có thể làm vậy. Bởi họ có mọi thứ trong tay, thiên thời, địa lợi, nhân hoà.

Trump và phu nhân được bố trí nghỉ ngơi tại khách sạn siêu 5 sao “Beijing’s St Regis Hotel” trung tâm Bắc Kinh, hơn ngàn lính bảo an được bố trí khắp xung quanh, nhiều cơ sở kinh doanh xung quang được lệnh đóng cửa trong những ngày Trump hiện diện nơi đây.

Ngay khi đặt chân đến cố đô Bắc Kinh, Trump và phu nhân đã được vợ chồng Tập Cận Bình đưa đi tham quan Tử Cấm Thành, nơi ở của các hoàng đế Trung Quốc triều nhà Minh và nhà Thanh trong giai đoạn lịch sử gần 500 năm. Đây là một nơi gìn giữ tương đối hoàn chỉnh các công trình kiến trúc và hiện vật của vua chúa xa xưa, một nơi thiêng liêng và thần thánh. Chỉ cần bước chân đến nơi đây, bất kể anh thuộc tầng lớp nào, kể cả anh là một tổng thống quyền uy nhất hoàn cầu như Trump thì đều tự nhiên cảm thấy mình như nhỏ bé lại, chẳng mùi mè éo gì với sự phô trương quyền quý đển đỉnh điểm của con ông giời (Thiên tử) phương đông.

Hai đôi vợ chồng hàng đầu thế giới được các chuyên viên trong cung đưa đi thăm 3 cung chính là Càn Thanh Cung, Giao Thái Cung và Khôn Ninh Cung, 3 điện chính là điện Thái Hoà, điện Trung Hoà, điện Bảo Hoà. Tiếp đến đi thăm trung tâm phục hồi cổ vật trong cung, những đồ vật hàng vài ngàn năm giá trị dăm bảy cái cộng lại cũng có thể bằng tổng số tiền Trump đang có, khiến Trump vừa nghe vừa trố mắt kinh hãi. Mịa, đòn hạ bệ giàu sang của Trung Cộng hơi thâm với tổng thống của tôi!

Nguồn: Ifeng News

Thăm quan xong nơi phục chế đồ vật thì tiết mục tiếp theo cũng kinh tởm. Vì sao? Bởi chương trình này chỉ dành cho vua và hoàng hậu thưởng thức chốn cung đình. Tập và phu nhân dẫn hai vợ chồng Trump sang “Sướng Âm Các” trong Tử Cấm Thành để nghe một chầu kinh kịch. Hai đôi uyên ương được thưởng thức ba vở tuyệt tác mà những năm xưa Từ Hy Thái Hậu yêu thích nhất, đó là “Lệ viên xuân miêu”, “Quý phi say rượu” và “Mỹ hầu vương”. Quá trình xem, Trump và phu nhân đều há hốc mồm, trố mắt, vỗ tay ầm ầm.

 

Vợ chồng Trump sau đó dùng bữa tối với Tập Cận Bình và phu nhân tại cung Phúc Kiến, nằm bên trong khu vườn hoa của vua Càn Long, nơi này từ trước đến nay vẫn cấm tuyệt đối dân thường bén mảng đến, nên linh khí tràn trề, hồn Càn Long vẫn luẩn quẩn đó đây… Tất nhiên, những đồ ăn do các đầu bếp cung đình sắp đặt thì khỏi cần tả, cứ gọi là ngon gấp ngàn lần đồ ăn của nhà hàng Trung Hoa bên cạnh nhà Trump ở Nữu Ước.

Trà đàm. Ảnh: internet

Ăn nhậu xong, hai thủ lĩnh dắt tay đi bộ khoảng 200 mét đến phòng sách của vua Càn Long “Tam Hy Đường” để uống trà, nghỉ ngơi, tán phét. Vài ngày trước, con đường 200 mét này được công nhân quét lại bức tường hai bên một mầu đỏ vương quyền. Con đường thông từ cung Phúc Kiến cho đến điện Dưỡng Tâm, nơi có phòng sách của Càn Long.

Điện Dưỡng Tâm là nơi vua làm việc, cũng giống như Nhà Trắng của Trump. Tập đã cho sửa sang theo nguyên bản để với mục đích đón Trump là vị khách đầu tiên đến đây. “Tam Hy Đường” là một phòng sách nhỏ nằm phía tây của điện Dưỡng Tâm, diện tích chỉ 8 mét vuông. Vua Càn Long là nhà sưu tầm nghệ thuật số một thế giới, sau khi Ngài thu thập được ba đồ vật hiếm hoi khiến Ngài sướng đê mê mà đặt tên lại cho phòng này là “Tam Hy Đường”. Tam là 3, Hy ở đây là hiếm hoi, vậy 3 thứ ấy là gì mà khiến Càn Long sướng thế? Đấy chính là một bức “Trời trong sau tuyết” của Vương Nghĩa nhà thư pháp bậc Thánh của đời Tấn, một bức “Trung thu” của Vương Hiến, một bức “Bách Viễn” của Vương Cẩn.

Trong phòng còn trưng bầy nhiều cổ vật quí giá. Vua càn Long sưu tầm được 12.000 thư hoạ, 4115 đồ đồng đen, 200 cái nghiên mực, 1290 những đồ ngọc quý… Tập có ý lấy tinh thần Càn Long, chăm lo việc nước, xây dựng thiên hạ thái bình để hàn huyên nhằm rót vào óc Trump những tư tưởng hoà hợp, hoà giải, cùng nhau trị vì thế giới, cùng hưởng thái bình. Riêng về phần phong lưu đa tình của Càn Long thì Tập có nhã ý để lão PP sang hầu chuyện Trump, nhưng bị lão từ chối.

Nguồn: China News

Ở đây xin nói thêm, Kissinger là một tay nghiện đồ cổ và yêu quý Càn Long đến muốn hiến mạng, mỗi lần đến Bắc Kinh lão đều yêu cầu ghé vào đây, có lần nằm lì không muốn bước ra, mãi đến 12 giờ đêm, lão mới lưu luyến dời đi với hai con ngươi đỏ ngầu…

Nguồn: China News
Nguồn: Ifeng News

Đây có đoạn đối thoại cũng lý thú giữa Tập và Trump cũng xin dịch lại mua vui cùng bạn phây. Sau khi thăm quan xong ba cung điện, Tập giới thiệu với Trump về lịch sử văn hoá lâu đời của Trung Hoa. Tập nói: “Văn hoá không gián đoạn, truyền thừa tiếp tục chỉ có Trung Quốc, chúng tôi cũng vẫn nối theo, tóc đen, da vàng, chúng tôi là những người thừa kế của Rồng”.

Đối thoại tiếp theo là:

Trump: Vậy lịch sử Trung Quốc có thể truy cập đến 5000 năm hay sớm hơn?

Tập: Có văn tự chứng minh thì là 3000 năm.

Trump: Tôi nghĩ văn hoá lâu đời nhất là Ai Cập, có 8000 năm lịch sử.

Tập: Đúng, Ai Cập lâu đời hơn. Nhưng, văn hoá Trung Hoa không đứt đoạn qua, một mạch truyền xuống chỉ có Trung Hoa.

Trump: Vậy, đây là văn hoá nguyên thuỷ của các bạn?

Tập: Đúng, như chúng tôi vẫn tiếp tục là tóc đen, da vàng, là người kế thừa của Rồng.

Trump: Wonderful! (Tuyệt vời)

Tử Cấm Thành được xây dựng vào đầu những năm 1400, nơi quyền uy nhất cho các Thiên Tử trú ngụ, làm việc và hành lạc, nó còn được coi là biểu tượng quyền lực của các hoàng đế Trung Hoa. Tôi cũng như Kissinger rất yêu quý nơi đây, hắn thích cổ vật, tôi thích hậu cung, nơi trú ngụ hơn 3000 cung tần mỹ nữ đang ngày đêm trông ngóng vua ghé qua ban cho một lần yêu…

Bắc Kinh đang theo đuổi chính sách ngoại giao dân tộc vị chủng?

Viet-studies

Tác giả: Harry Krejsa  Anthony Cho

Dịch giả: Huỳnh Hoa

Đã nổi lên những dấu hiệu cảnh báo!

Khắp thế giới, các chính phủ từ Ba Lan tới Miến Điện đang khơi dậy tình cảm dân tộc vị chủng (ethnonationalist) để củng cố sự ủng hộ cho những chương trình chính trị mà nếu không sẽ gây chia rẽ. Ở các nước nhỏ hơn và thuần chủng hơn, xu hướng này chủ yếu biểu lộ ở sự chuyển dịch chính sách đối nội theo kiểu hướng nội, chẳng hạn như chính sách hạn chế nhập cư và bảo hộ kinh tế của Hungary dưới quyền tổng thống Viktor Orban. Còn ở các nước lớn, hùng mạnh hơn về kinh tế, tình cảm dân tộc vị chủng có khuynh hướng tạo điều kiện cho chính sách ngoại giao hiếu chiến. Lịch sử có rất nhiều những hậu quả kinh khủng về chủ nghĩa dân tộc vị chủng từ các nước lớn lan ra sân khấu thế giới – và đã có những dấu hiệu cho thấy đất nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc, có thể là ví dụ mới nhất.

Nghịch lý Về Quyền Lực Của Tập Cận Bình

Project Syndicate

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

27-10-2017

Tập Cận Bình. Nguồn: Feng Li/ Getty Images

Vào cuối Đại hội toàn quốc trong sáu ngày của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ XIX, khoảng 2.200 đại biểu đã quyết định bổ sung phần “Tư tưởng Tập Cận Bình vào kỷ nguyên mới của chủ nghĩa xã hội có đặc điểm Trung Quốc” trong Bảng Điều lệ của ĐCSTQ. Với việc này, kỷ nguyên mới của Tập đã trở nên chính thức bắt đầu.

Ý nghĩa của tư tưởng Tập Cận Bình

Viet-Studies

Tác giả: Salvatore Babones

Dịch giả: Huỳnh Hoa

3-11-2017

Ảnh: AFP

Vào cuối tháng Mười vừa qua đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức đại hội toàn quốc lần thứ 19. Đảng tổ chức những đại hội như thế này mỗi năm năm một lần, từ năm 1977, khi ông Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping), cha đẻ của thời kỳ cải cách Trung Quốc, lên nắm quyền tại đại hội đảng lần thứ 11. Ông Mao Trạch Đông (Mao Zedong) đã qua đời một năm trước đó, để lại một chính đảng đang rối loạn, một đất nước tan hoang sau cuộc Cách mạng Văn hóa. Ông Đặng bắt đầu lập lại trật tự, thiết chế hóa mối quan hệ giữa đảng và nhà nước và đưa Trung Quốc vào con đường cải cách, mở cửa.

Tập Cận Bình, nhân vật vĩ cuồng nguy hiểm

Blog VOA

Bùi Tín

4-11-2017

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP

Tập Cận Bình, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa sắp sang Việt Nam dự cuộc họp APEC – Hội nghị kinh tế châu Á Thái Bình Dương. Ông Tập xuất ngoại lần này ngay sau cuộc Đại hội đảng Cộng sản Trung quốc lần thứ XIX, được coi như một sự kiện lớn lao nhất của nước lớn này trong năm nay, một thắng lợi to lớn của cá nhân ông.

Trong đại hội, ông Tập đã đọc một bài diễn văn dài hơn 30 ngàn từ, trong 3 tiếng rưỡi, khiến ông Giang Trạch Dân ngồi ở hàng đầu phải ngáp dài và nhiều lần nhìn đồng hồ tay, tỏ ý sốt ruột.

Các Nhân Tố Mang Phép Lạ Mới Cho Trung Quốc

Project Syndicate

Tác giả: Michael Spence

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

24-10-2017

Khi Đại hội toàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng Sản Trung Quốc  (ĐCSTQ) mở ra, nhiều người quan tâm xem ai sẽ nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền của Tập Cận Bình trong năm năm tới. Tuy nhiên, quỹ đạo tương lai của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào một nhóm khác của những nhà lãnh đạo, những người ít thu hút được chú ý hơn, đó là giới kỹ trị mà họ sẽ thực hiện các công tác chuyên biệt, liên quan đến cải cách và chuyển hoá nền kinh tế Trung Quốc.

Trung Quốc trở về với sự cai trị độc tài

Viet-studies

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Huỳnh Hoa

1-11-2017

Ý nghĩa việc thâu tóm quyền lực của Tập Cận Bình

Ảnh minh họa. Nguồn: PeterSchrank

Một kỷ nguyên mới đã bắt đầu trong chính trị Trung Quốc. Vào ngày 24 tháng 10, khi đại hội toàn quốc lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc hạ màn, các đại biểu của đảng đã sửa đổi điều lệ của tổ chức này để thiêng hóa một nguyên tắc ý thức hệ có vai trò dẫn dắt mới: “Tư tưởng Tập Cận Bình” (Xi Jinping). Ít có nhà quan sát nào biết chính xác học thuyết này dẫn tới cái gì – đó là một tập hợp vô hình vô ảnh những ý tưởng về duy trì nhà nước độc đảng của Trung Quốc và chuyển hóa đất nước thành một cường quốc toàn cầu – nhưng đa số đều lập tức nắm được cái biểu trưng chính trị trong sự ra đời học thuyết này. Đảng Cộng sản đã đề cao những đóng góp về ý thức hệ của nhà lãnh đạo Trung Quốc lên ngang tầm với những đóng góp của Mao Trạch Đông (Mao Zedong) và Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping), hai lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Quốc duy nhất có ý tưởng được thánh hóa như vậy.

Hoàng đế trầm lặng và Frankenstein khổng lồ

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

3-11-2017

“Trung Quốc là một người khổng lồ đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ yên, vì khi thức dậy nó sẽ làm đảo lộn thế giới”. (Napoleon Bonaparte)

Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) đã kết thúc (18-24/10/2017) nhưng dư âm của nó chưa hết. Sự kiên này như một đám mây lớn đang phủ bóng đen ám ảnh người Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực, nhất là trong bối cảnh Donald Trump bắt đầu chuyến đi Châu Á (3/11), sẽ đến Đà Nẵng họp APEC (10/11) và đến Hà Nội thăm “chính thức” (11/11/2017). Chúng ta nên hiểu sự kiện quan trọng này thế nào?

Trung Quốc tiếp tục đắp đảo mới, xây cơ sở ở Hoàng Sa

VOA

31-10-2017

Bản đồ Hoàng Sa phiên bản Trung Quốc. Photo Courtesy

Các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc lặng lẽ xây dựng và bồi đắp thêm đảo nhân tạo trên Biển Đông. Các giới chức quân sự và ngoại giao trong khu vực nói rằng Bắc Kinh dường như sắp khẳng định mạnh mẽ hơn chủ quyền đối với thủy lộ mang tính chiến lược này.

Trước tiên phải dạy trẻ em biết thờ bụt trong nhà, sau đó mới…

Nguyễn Văn Nghệ

31- 10- 2017

Mác, Anghen, Lenin, Stalin là 4 ông tổ của ĐCS Trung Quốc và ĐCS Việt Nam, không phải tổ tiên của người dân VN và TQ. Nguồn: internet

Trong tác phẩm “Lòng yêu nước” của nhà văn Nga Ilia Erenbua, có viết: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu hay mùa có thảo nguyên, có hơi rượu mạnh (…). Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn ga, con sông Vôn ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu hàng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

Yêu nước là một khái niệm rất là trừu tượng với trẻ em nhưng được nhà văn Ilia Erenbua diễn tả bằng những hình ảnh hết sức cụ thể và sinh động. Yêu nước bắt đầu từ những tình cảm chân thật, bắt đầu từ việc yêu thương những vật “tầm thường” cụ thể gần gũi và gắn bó với con người: “yêu cái cây trồng trước nhà”, “yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông”… Từ lòng yêu nhà, yêu hàng xóm, yêu quê hương đã trở thành lòng yêu Tổ Quốc.

Số phận của Hồng Vệ Binh và lũ quỉ Xanh – Đỏ

Đoàn Phú Hòa

31-10-2017

Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc kéo dài suốt 10 năm, nhưng cao trào của cuộc cách mạng này diễn ra từ năm 1966 – 1969. Cuộc cách mạng này do Mạo Trạch Đông phát động, với mục tiêu “đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng, sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội”, trong đó Tứ Nhân Bang, tức “bè lũ 4 tên”, là những thành viên hoạt động tích cực nhất.

Mao Trạch Đông và Tứ Nhân Bang đã tạo ra đám Hồng Vệ Binh, chủ yếu là những người còn trong tuổi vị thành niên, sử dụng chúng để thanh trừng bè phái, đấu tố, khủng bố trên toàn quốc, đối với những ai không đi theo đường lối của Mao, trong đó có những người bất đồng chính kiến, các tướng lĩnh, các đảng viên trung kiên và cả các lãnh đạo cao cấp như Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, tướng Bành Đức Hoài, Đặng Tiểu Bình… cũng đều bị chụp cho cái mũ phản động.

Từ Hồng Vệ Binh ở Trung Quốc, đến Hội Cờ Đỏ ở Việt Nam

Đoàn Phú Hòa

30-10-2017

Bí thư Tỉnh ủy Wang Yilun bị Hồng Vệ Binh của trường ĐH Công nghiệp mang ra đấu tố ngày 23/10/1966. Nguồn: Li Zhensheng/ Contact Press Images

Những ai sinh ra cùng thời với tôi vào những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ 20 chỉ biết những hành vi tàn ác, dã man xảy ra trong thời Cải Cách Ruộng Đất qua những cậu chuyện kể, qua những cuốn truyện được viết sau này nên chỉ hình dung được một phần nào rất nhỏ về những tội ác hoàn toàn mất tính người dưới sự lãnh đạo của cái đảng cầm quyền. Dù chỉ được nghe, được đọc mà thế hệ chúng tôi đã thấy rùng rợn, không bao giờ muốn điều đó sẽ xảy ra một lần nữa trên quê hương của mình.

Vụ Khai Silk – lời cảnh báo chậm về một thảm họa

FB Vũ Kim Hạnh

27-10-2017

Hàng hóa TQ đã đánh bại hành VN tên đất VN. Ảnh: internet

Ngày 26/10/ 2017, tôi ngồi trong hội trường diễn đàn Mekong Connect từ sáng đến chiều mà có đến 3 cú điện thoại gọi phỏng vấn và 2 nhà báo chờ trước cửa phòng họp về Khai Silk. Một tờ báo điện tử gọi giật người từng chập như đòi hợ hết hạn. Tôi từ chối hết. Vì mọi người đã nói đúng và đủ. Giờ nghĩ lại, tôi thấy cần nói một điều khác, theo tôi là thảm khốc hơn, cấp thiết hơn. Đó là sự lệ thuộc kinh tế Trung Quốc và sự thống lĩnh hung hãn của hàng Tàu.

APEC 2017: Mỹ – Nga – Trung và quân bài Việt Nam

Hiệu Minh

26-10-2017

Ba nước lớn chơi trò địa chính trị. Ảnh: Dreamstime.com

Trump, Putin và Tập Cận Bình sẽ đến dự APEC không phải vì phát biểu hay chụp ảnh khoác tay selfie. Thương mại toàn cầu hay an ninh khu vực chỉ là chuyện nhỏ. Cái họ cần là có dấu chân tại Việt Nam.

Trump thắng lớn trong bầu cử Mỹ cách đây 1 năm. Năm 2012, Putin khóc như mưa khi được chọn làm tổng thống Nga sau 8 năm trước đó làm tổng thống và 4 năm làm thủ tướng như một bước đệm. Tập chả cần tranh cử vẫn được coi là nhà lãnh đạo ngang hàng với Mao sau ĐH ĐCS TQ lần thứ 19 tuần này.

Trung Quốc Đang Âm Thầm Tái Định Hình Thế Giới

ĐSK Biển Đông

Tác giả: Anja Manuel

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

25-10-217

Con đường tơ lụa của TQ. Nguồn: Google

Thị trấn Gwadar ở Pakistan cho đến gần đây vẫn tràn ngập những căn nhà gạch màu đất bụi với khoảng 50.000 ngư dân. Bao quanh là những vách đá, sa mạc, và Biển Ả Rập, đây là nơi tận cùng bị lãng quên của trái đất. Giờ thì nó là một trung tâm trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, và thị trấn nhờ thế mà chuyển biến. Gwadar đang trải qua một cơn bão xây dựng: các cảng container mới cứng, các khách sạn mới, và 2.900 km đường siêu cao tốc và đường sắt cao tốc để kết nối nó với các tỉnh miền Tây nằm trong đất liền của Trung Quốc. Trung Quốc và Pakistan muốn biến Gwadar thành một Dubai mới, trở thành một thành phố mà cuối cùng sẽ là nơi cư ngụ của hai triệu người.

Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc và lời ru của ông Tập Cận Bình

FB Nguyễn Ngọc Chu

25-10-2017

Từ trái qua: Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình, Giang Trạch Dân. Ảnh: internet

Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc đã bế mạc với việc xác lập tư tưởng của Tập Cận Bình cùng mục tiêu đưa Trung Quốc thành siêu cường số 1 thế giới vào năm 2050.

Vấn đề Trung Quốc có thể trở thành siêu cường số 1 thế giới hay không còn là “ Giấc mộng Trung Hoa” đầy tranh cãi của người Trung Hoa. Nhưng việc lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc là một thực tế hiển hiện.

Tham, nhát gan, vô cảm trong tính cách của người Trung Quốc

Tác giả: Bertrand Russel

Dịch giả: Hán Khanh

24-10-2017

Ở phương Tây có một quan niệm cho rằng, không thể hiểu được người Trung Quốc, trong đầu óc họ chứa đầy những ý tưởng thần bí, khiến người ta khó lường. Cả một quá trình lâu dài, qua những gì được biết về Trung Quốc, tôi cũng có cùng quan điểm như vậy. Nhưng qua một thời gian công tác ở Trung Quốc, tôi thấy rằng nhận định này chỉ thuần túy là những thành kiến chưa được kiểm chứng. Tôi giao lưu trò chuyện với một người Trung Hoa có giáo dục, cho thấy, họ nói năng cũng rất giống người Anh.

Tôi không tin “người phương Đông là loại người dối trá nguy hiểm”. Tôi tin rằng, trong nghệ thuật lừa gạt nhau giữa một người Anh hoặc một người Mỹ, với một người Trung Hoa, thì mười lần có đến chín, mười lần phần thắng thuộc về người Anh hay người Mỹ. Nhưng với đa phần người Trung Hoa nghèo khó, khi giao tiếp với người da trắng có tiền, thông thường là đơn phương dở trò lừa gạt, khi ấy không nghi ngờ gì, người da trắng đương nhiên sẽ bị lừa, nhưng với người quan lại Trung Hoa ở Luân Đôn thì không phải vậy.

“Căn Tính Dân Tộc” và sự “Ăn Mày Dĩ Vãng” của các Thế Hệ Cầm Quyền đã và đang đưa Việt Nam vào Ngõ Cụt

Viet-Studies

Nguyễn Trọng Bình

23-10-2017

Hãng tin Reuters đã nhận xét phần trình bày của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình: “diễn văn dài, rất nhiều trà”. Ảnh: REUTERS

1. Trông người mà ngẫm đến ta

Những ngày này, tràn ngập trên các phương tiện truyền thông là những thông tin và hình ảnh về Đại hội lần thứ 19 của ĐCS Trung Quốc. Tâm điểm của sự kiện này chủ yếu tập trung vào một nhân vật duy nhất là Tập Cận Bình với “giấc mộng Trung Hoa” mà ông ta đã công khai với thần dân mình cũng như toàn thế giới.

Chạy đua vũ trang ở biển Đông: một huyền thoại

cogitASIA

Tác giả: Vũ Hồng Lâm (Alexander L. Vuving)

Dịch giả: Song Phan

12-10-2017

Tàu khu trục nhỏ Gregorio Del Pilar của Hải quân Philippines và tàu Edsa của Tuần duyên Philippines tham gia vào cuộc tập trận CARAT 2013.

Từ khi biển Đông nổi lên trở lại như một điểm nóng xung đột âm ỉ vào khoảng năm 2008, cách nghĩ thông thường cho rằng, căng thẳng trong khu vực này đang thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia nằm ven biển này. Các chuyên gia, các nhà báo, và các nhà bình luận đã nói về một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực như là một thực tế, một xu hướng, hoặc một đe dọa đáng báo động. Một tường thuật gần đây trên đài Tiếng nói Hoa Kỳ nhận xét, “Khi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở biển Đông đang tranh chấp, một cuộc chạy đua vũ trang đã phát triển giữa các nước có yêu sách trong khu vực”. Một bài bình luận trên trang The National Interest, nêu: “Khi căng thẳng ở biển Đông tiếp tục leo thang, cuộc chạy đua vũ trang này đặt ra một mối đe dọa đáng kể cho an ninh trong khu vực”. Một cái tựa lớn trên blog Lawfare viết, “Hải chiến: cuộc chạy đua vũ trang ở biển Đông leo thang”; một bài khác trên CNBC ghi là, “Chi tiêu quốc phòng châu Á: cuộc chạy đua vũ trang mới ở biển Đông”.

Bài phát biểu của Tập Cận Bình: năm điều cần biết

The Guardian

21-10-2017

Dịch giả: Song Phan

Tập Cận Bình phát biểu hôm 18/10 tại lễ khai mạc ĐH Đảng CSTQ lần thứ 19. Nguồn: Ng Han Guan, AP

Chủ tịch Trung Quốc đã phát biểu trong 3 giờ và 23 phút – sau đây là những điểm thú vị nhất

Tập Cận Bình (TCB) đã khai mạc cuộc họp đảng Cộng sản lịch sử ở Bắc Kinh với một bài phát biểu 3 giờ và 23 phút, báo trước một “kỷ nguyên mới” trong chính trị Trung Quốc. Một phát biểu hầu như đơn điệu, TCB trở nên biểu cảm ở một số điểm, và khối trung thành trong cử toạ đáp lại bằng loạt vỗ tay ở những chỗ dừng thích hợp.

Hãy coi chừng hoàng đế mới của Trung Quốc

Wall Street Journal

Tác giả: Graham Allison

Dịch giả: Song Phan

16-10-2017

Tập Cận Bình. Nguồn: The Economist

Tập Cận Bình là người lãnh đạo mạnh mẽ nhất kể từ Mao, và có vẻ như ông ta sẽ nắm giữ quyền lực cho tới khi nào ông ta còn muốn.

Đại hội Đảng lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tổ chức ngày thứ Tư, để chọn ra các nhà lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp.

Có vài sự kiện sẽ có tác động lớn hơn đến hình dạng chính trị thế giới. Kịch bản cho Đại hội Đảng chưa được tiết lộ, nhưng tôi dám cược rằng, Tập Cận Bình (TCB) không những sẽ “tái đắc cử” cho nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai, làm Tổng Bí thư đảng và làm Chủ tịch của Trung Quốc, mà trên thực tế ông ta sẽ còn được tôn thành hoàng đế thế kỷ 21 của Trung Quốc.

Khách sạn dát vàng của Tập đoàn Hòa Bình: Nơi ẩn náu của tình báo Hoa Nam Cục

RedVN

9-10-2017

Ông Nguyễn Hữu Đường đang tiếp tay cho Trung Quốc chiếm Đà Nẵng?

Ông chủ tập đoàn Hòa Bình – đại gia Nguyễn Hữu Đường có biệt danh “Đường bia hay Đường malt”, được nhiều người biết đến với tham vọng “giải cứu” hàng Việt trước “dòng lũ” hàng Trung Quốc giá rẻ. Thế nhưng lạ một điều là vị đại gia này lại có mối có quan hệ thân thiết, hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc. Điều khiến dư luận bất ngờ hơn là, mới đây khi Hòa Bình khánh thành khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng – nơi đây có thể kiểm soát mọi biến động vùng 3 Hải quân, thì đích thân nguyên đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam sang tham dự. Chính vì mối quan hệ thân mật này khiến dư luận hoài nghi và đặt ra câu hỏi, phải chăng đây là căn cứ địa để tình báo Hoa Nam hoạt động thu thập thông tin, nhằm thôn tính Đà Nẵng?

Vì lẽ gì Việt Nam ta không bị Hán Hoá?

Hồ Bạch Thảo

8-10-2017

Lãnh thổ Trung Quốc thời xa xưa chỉ bằng mấy tỉnh hiện nay, nhưng nhờ sức bành trướng không ngừng lan ra bốn phía, nên to lớn như hiện nay. Trước thời Tần, biên giới Trung Quốc tại phía nam chỉ đến sông Dương Tử và một phần đất tại các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, Giang Tô. Qua các thời Tần, Hán, không ngừng xâm lăng; chiếm trọn vùng đất phương nam, chiếm cả Việt Nam. Trải qua một ngàn năm đô hộ, Việt Nam dành lại nền độc lập, trong khi các vùng đất khác biến thành quận huyện của Trung Quốc. Kể từ đó Việt Nam đời nối đời chống Trung Quốc xâm lăng, lại tiếp tục mang gươm đi mở nước nên lãnh thổ tăng gấp đôi. Với địa lý liền núi, liền sông, lại sẵn đường để Trung Quốc xâm nhập thuỷ bộ; hãy tìm hiểu xem vì lẽ gì nước ta không bị Hán hoá.

Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ngồi hết nhiệm kỳ?

LTS: Bài viết có nhắc tới chuyện tướng Trương Giang Long, phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, có quyết định về hưu và cho rằng “có yếu tố Trung Quốc”. Thật ra Long hay Trọng gì thì cũng thế thôi, khó có chuyện chủ theo Tàu mà tớ chống Tàu.

Những người bênh vực ông Long, cho rằng ông ta có quyết định nghỉ hưu vì chống Trung Quốc, có lẽ cũng không ngờ rằng mình cũng nằm trong nhóm mà ông ta cho là “sự tấn công chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch”!

_______

Người Việt

7-10-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng (thứ hai, phải) ký tuyên bố chung với Trung Quốc nói hai dân tộc có “Tiền đồ tương quan, vận mệnh tương đồng”. Hình: Báo điện tử VietNamNet

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Các nhà quan sát chính trị Việt Nam chia sẻ quan điểm về việc liệu Hội Nghị Trung Ương 6 đang diễn ra tại Hà Nội có bàn đến khả năng Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nghỉ giữa nhiệm kỳ hay không trong lúc việc “sắp xếp bộ máy nhân sự” được cho là một trong những “nội dung chính, cấp bách” của sự kiện này.

Tại Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 12 hồi năm 2016, ông Trọng được bầu vào nhiệm kỳ thứ nhì dù “đã quá tuổi quy định.” Ông được xem là “giải pháp tình thế” cho vị trí tổng bí thư trong lúc đảng CSVN “chưa có ai đủ uy tín.” Thời điểm đó, ông Trọng được dự kiến sẽ “rút lui vào giữa nhiệm kỳ (cuối 2017 nửa đầu 2018) để nhường cho người khác lên thay.”

Chỉ có Trung Quốc thiệt?

Blog VOA

Trân Văn

6-10-2017

Dự án metro Cát Linh – Hà Đông. Ảnh: internet

Kế hoạch liên quan tới dự án metro Cát Linh – Hà Đông (một trong chín tuyến metro ở Hà Nội) lại vỡ. Nhà thầu Trung Quốc lại thất hứa. Cam kết “chạy thử liên động toàn hệ thống” vào tháng 10 năm 2017 tiếp tục là “nguồn”, bổ sung cho một “tổng kho” chuyên chứa những thề thốt!

Tuần trước, ông Đường Hồng, Giám đốc Điều hành dự án Metro Cát Linh – Hà Đông, thông báo với báo giới Việt Nam rằng, nhà thầu đã cho “tàu công trình chạy trên một số đoạn” của tuyến metro này.

Trung Quốc trong “Vietnam War”

FB Mạnh Kim

2-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: thevietnamwar.info

Cuộc chiến Việt Nam không chỉ là cuộc chiến “ủy nhiệm” của Mỹ. Những lập luận và cách giải thích quen thuộc cùn mòn về cái gọi là “lý thuyết domino” là không đầy đủ khi nói đến bản chất cuộc chiến. Tìm hiểu quá trình can dự Trung Quốc, với sự cầu cạnh chủ động của Bắc Việt, mới có thể có thêm cái nhìn rõ hơn về cuộc xung đột này.

Lá bài Triều Tiên của Nga – Trung

Nguyễn Văn Do

27-9-2017

Ảnh minh họa của Daily Beast.

Vấn đề Triều Tiên không chỉ nằm gọn trong vụ việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Nó phức tạp hơn rất nhiều vì đây là thách thức lớn nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21. Nó đặt Hoa Kỳ vào vị thế “bắt buộc” phải xử lý nếu muốn duy trì vị thế thống lĩnh trên bàn cờ toàn cầu hoặc từ nay phải xoay chuyển để Trung Quốc vươn lên và cùng lúc làm giảm bớt sức ép cấm vận của Mỹ với người Nga.

Điểm ba cuốn sách về trật tự thế giới của Trung Quốc

New York Books

Tác giả: Andrew J. Nathan

Dịch giả: Song Phan

Số phát hành 12/10/2007

Tập Cận Bình qua nét vẽ của Siegfried Woldhek

“Kết thúc thế kỷ châu Á: Chiến tranh, trì trệ, và những rủi ro cho khu vực năng động nhất thế giới”, của tác giả Michael R. Auslin, NXB Yale University Press, dài 279 trang, giá 30.00 Mỹ kim.

“Hậu thế giới phương Tây: Các cường quốc mới trỗi dây đang định hình lại trật tự thế giới như thế nào”. Tác giả Oliver Stuenkel, NXB Polity, sách dày 251 trang, giá bìa cứng 64,95 Mỹ kim, bìa giấy giá 22,95 Mỹ kim.

“Buộc phải đi tới chiến tranh: Mỹ và TQ có thể thoát bẫy Thucydides không?” Tác giả Graham Allison, NXB Houghton Mifflin Harcourt, dày 364 trang, giá 28 Mỹ kim.

Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc (phần 5)

Hồ Bạch Thảo

22-9-2017

Tiếp theo phần 1 ; phần 2; phần 3phần 4

IX. Mãn Thanh

A. Thời kỳ Hậu Kim

Đầu triều Minh, Nữ Chân chia thành 3 bộ tộc lớn: Kiến Châu Nữ Chân, Hải Tây Nữ Chân, và Đông Hải Nữ Chân; riêng từng lớp thống trị triều Thanh xuất thân từ họ Ái Tân Giác La, Kiến Châu Nữ Chân. Nhà Minh tại miền đông bắc thiết lập Đô ty Liêu Đông, các bộ tộc Nữ Chân đều thần phục Đô ty. Mãnh Kha Thiếp Mộc Nhi Thủ lãnh Kiến Châu Nữ Chân lúc bấy giờ làm Tả đô đốc vệ Kiến Châu, năm 1433 nhân xung đột trong bộ tộc bị giết. Năm 1440 bộ lạc Kiến Châu di chuyển xuống phương nam, cuối cùng định cư tại Hách Đồ Ha Lạp [thuộc Liêu Ninh].

Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc (phần 4)

Hồ Bạch Thảo

22-9-2017

Tiếp theo phần 1 ; phần 2phần 3

VII. Nước Kim

Nước Kim do dân tộc Nữ Chân tại phía đông bắc Trung Quốc kiến lập, dân tộc này buổi đầu chuyên sống về săn bắn, đánh cá; thời Ngũ đại có các bộ lạc Hoàng Nhan thần thuộc nước Bột Hải (1). Sau khi nước Liêu đánh dẹp Bột Hải, thu phục Nữ Chân phương nam thành Thục Nữ Chân, phương bắc thành Sinh Nữ Chân; những dân tộc này đều là tổ tiên của Mãn Châu sau này.