Bài học Đồng Tâm

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

24-4-2017

Chủ tịch TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đi từ trụ sở UBND xã Đồng Tâm xuống nhà văn hoá thôn Hoành. Ảnh: internet

“Cách mạng không phải là một bữa tiệcRevolution is not a dinner party” (Mao Trạch Đông). 

Sau một tuần hai bên cầm cự đối phó lẫn nhau (standoff), chủ tịch Hà Nội đã xuống Đồng Tâm gặp dân đối thoại (chiều 22/4/2017) để tháo gỡ vụ khủng hoảng con tin đã làm dư luận cả nước nín thở theo dõi. Bi kịch Đồng Tâm do tranh chấp đất đai đã kết thúc có hậu (happy ending) như “quả bom nổ chậm” được tháo ngòi nổ, làm hai bên thở phào nhẹ nhõm. Phương án hòa giải ôn hòa đã thắng xu hướng bạo lực cực đoan, trong bối cảnh chính trị nhạy cảm hiện nay. Đồng Tâm đã trở thành biểu tượng người nông dân bị dồn đến bước đường cùng, buộc phải đấu tranh sinh tồn, và đi vào lịch sử như một “Ô Khảm” của Việt Nam. Đã đến lúc người Việt hãy vắt tay lên trán để rút ra bài học nhãn tiền: đổi mới hay là chết?

Biến Cố Đồng Tâm – Truyện Ngụ Ngôn Về Hai Con Dê Cùng Qua Chiếc Cầu Hẹp?

Nguyễn Trọng Bình

  1. Nín thở chờ đợi
Người dân Đồng Tâm vẫn luôn tin tưởng vào đảng và nhà nước

Những ngày này có lẽ, người dân Đồng Tâm đang nín thở chờ đợi kết quả thanh tra của chính quyền Hà Nội theo như cam kết của ông Nguyễn Đức Chung.  Không biết có phải mọi chuyện đã được sắp đặt sẵn rồi hay không khi mà mới đây, người đứng đầu Chính phủ cũng đã tuyên bố trong chuyện này sẽ “Xử quan trước, phạt dân sau”. Phải chăng với tuyên bố này thì sắp tới đây đằng nào thì người dân Đồng Tâm cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm? Không những vậy, sẽ là thảm hại hơn nữa nếu kết luận cuối cùng cho rằng đất mà bà con khiếu kiện, tranh chấp là đất Quốc phòng?

Vấn đề quyền sở hữu đất và chiếm thu đất trong một nước độc đảng

Lời dẫn nhập: Từ khi chiếm quyền đảng Cộng sản Việt Nam luôn chiếm nhà, chiếm đất của dân Hiện nay các vụ chiếm đất xảy ra công khai như ở Thái Hà, Cồn Dầu, Đồng Tâm. Để tìm hiểu chính sách chiếm đất của đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu bài đọc của ông Vũ quốc Ngữ tại Diễn đàn Thế giới về nhân quyền tại Pháp.

Diễn đàn thế giới về Nhân quyền Nantes, Pháp quốc từ 22 đến 25/5/2013

Vũ Quốc Ngữ, thông tín viên của Vietnam Panorama

Một vụ cưỡng chế đất đai ở Việt Nam trước đây. Ảnh: internet

Nhà của tôi cũng là lâu đài của tôi. Tại các nước chấp nhận và tôn trọng nền pháp trị thì bất kể người đó là nhân viên chính quyền hay không, nếu ai làm chủ một bất động sản, người đó có quyền làm chủ và trọn quyền tùy tiện sử dụng mảnh đất đó cho bất cứ một mục đích nào khác.

Cụ Lê Đình Kình :”Phải giữ mảnh đất này, dù phải hy sinh cả xương máu”!

28-8-2017

Ngày 23/8/2017, con trai ông Lê Đình Kình là Lê Đình Công cho hay, gia đình nhận được giấy triệu tập của cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng từ mấy ngày trước, mục đích là đế trấn áp tinh thần ông Lê Đình Kình, 81 tuổi, người lãnh đạo tinh thần của xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.

Kiến nghị sửa đổi luật đất đai hiện hành

30-5-2022

Kính gửi: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cách đây gần 10 năm, trong kiến nghị 72 ngày 19 tháng 1 năm 2013, các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự đã nêu rõ yêu cầu “quyền sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng và nhà nước về đất đai được tôn trọng”. Trong suốt một năm qua (2021), các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân đã công bố 4 kiến nghị về sửa đổi Luật Đất Đai, luôn khẳng định mục tiêu hướng tới của Luật phải là xác nhận chế độ đa sở hữu (sở hữu nhà nước, sở hữu của các tổ chức và sở hữu cá nhân).

Mới đây, mặc dù hội nghị Trung ương 5 có bàn về sửa đổi luật đất đai nhưng không có gì thay đổi về quyền sở hữu: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”.

Trước mâu thuẫn căn bản giữa “ý Đảng” và “lòng dân” như trên, trong khi xung đột lợi ích nảy sinh trong thực tế giữa người dân với nhà nước và giữa người dân với các nhóm lợi ích lợi dụng nhà nước gây hậu quả ngày càng trầm trọng, làm suy giảm đến cạn kiệt niềm tin của người dân đối với đảng cầm quyền và hệ thống chính quyền như đã thấy lâu nay.

Ngõ hầu giảm bớt mâu thuẫn và xung đột, đảm bảo quyền được làm ăn sinh sống và mưu cầu hạnh phúc của người dân, trong điều kiện hiến pháp hiện hành quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý.

Chúng tôi xin đưa ra trước Quốc hội những kiến nghị trước mắt về sửa đổi Luật Đất Đai như sau:

1- Coi quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức (kể cả tổ chức nhà nước) là quyền tài sản, được mua bán theo cơ chế thị trường, “thuận mua vừa bán”.

2- Bãi bỏ quy định nhà nước thu hồi đất và đền bù theo giá do cấp tỉnh quy định một cách tuỳ tiện cho mục đích phát triển kinh tế – xã hội đối với đất đai của người dân và các tổ chức đang có quyền sử dụng hợp pháp. (Riêng những công trình phúc lợi xã hội thì phải thương lượng với dân đền bù theo giá thị trường).

3- Nhà nước có quyền trưng mua quyền sử dụng đất của người dân và các tổ chức vì mục tiêu an ninh quốc phòng với giá thị trường.

4- Bãi bỏ quy định thời hạn về quyền sử dụng đất nông nghiệp đã được giao cho nông dân sử dụng theo luật đất đai hiện hành. (Đối với người nước ngoài và doanh nghiệp có vốn góp của người nước ngoài, vẫn áp dụng hình thức cho thuê quyền sử dụng đất có thời hạn như quy định của luật đất đai hiện hành).

5- Người dân và các tổ chức có quyền tích tụ ruộng đất nông nghiệp để phát triển kinh tế nông nghiệp, thông qua việc mua bán theo cơ chế thị trường, không bị giới hạn quy mô diện tích.

6- Nhà nước phải xác định rừng tự nhiên là một bộ phận trọng yếu của kết cấu hạ tầng sinh thái của quốc gia. Vì vậy cần bảo vệ và gia tăng diện tích rừng tự nhiên, tuyệt đối không cho phép chuyển rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác như làm thủy điện, sản xuất nông, lâm nghiệp… Đối với đất sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, người sử dụng có quyền chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo nhu cầu của thị trường, và chỉ cần thông báo với chính quyền cấp xã để cập nhật sự biến đổi đất đai.

7- Nhà nước chỉ thu hồi đất của người dân và các tổ chức khi họ vi phạm pháp luật như sử dụng đất sai mục đích, để đất hoang hóa, không sử dụng trong 2 năm liền, canh tác làm giảm độ phì nhiêu của ruộng đất nông nghiệp và cả các hoạt động sử dụng đất khác gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái…

8- Việc quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác không được phá vỡ hệ thống hạ tầng thuỷ lợi tưới, tiêu nước và giao thông hiện hành đối với phần đất nông nghiệp còn lại.

9- Khi đã luật hóa những nội dung trên, thị trường đất đai đích thực sẽ được hình thành cùng với giá cả mua bán quyền sử dụng đất. Vì thế việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải bao gồm giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường.

10- Để chống đầu cơ đất, tạo giá đất ảo cao ngất ngưỡng như hiện nay, nhất thiết phải ban hành luật thuế lũy tiến đối với đất phi nông nghiệp và bất động sản.

Kính mong Quốc hội xem xét.

_______

Dưới đây là danh sách các tổ chức và cá nhân ký tên vào kiến nghị:

TỔ CHỨC:

  1. Lập quyền dân. Đại diện: Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Mai
  2. Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: TS Tin học Nguyễn Quang A
  3. Ban Vận động Văn Đoàn Độc Lập. Đại diện: PGS TS Ngữ học Hoàng Dũng
  4. Bauxite Viêt Nam. Đại diện: GS vật lý Phạm Xuân Yêm
  5. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh. Đại diện: GS Khoa học Xây dựng Nguyễn Đình Cống
  6. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Nhà hoạt động xã hội Lê Thân
  7. Câu lạc bộ Hoàng Quý. Đại diện: Cựu chiến binh Hoàng Đức Kiên.
  8. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ. Đại diện: Tiến sĩ Sinh học Hà Sĩ Phu

CÁ NHÂN:

  1. Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu văn hóa, Hà Nội
  2. Vũ Trọng Khải, PGS Tiến sĩ Kinh tế, Chuyên gia phản biện chính sách nông nghiệp
  3. André Menras (Hồ Cương Quyết), Nhà làm phim, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Paris Pháp
  4. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris, Pháp
  5. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
  6. Nguyễn Đình Nguyên, Tiến sĩ Y khoa, Australia
  7. Phan Hoàng Oanh, Tiến sĩ Hóa học, Sài Gòn
  8. Nguyễn Mai Oanh, Thạc sĩ Phát triển Kinh tế, Sài Gòn
  9. Nguyễn Đình Cống, GS Khoa học Xây dựng, Hà Nội
  10. Hoàng Dũng, PGSTS Ngữ học, Sài Gòn
  11. Hoàng Đức Kiên, Cựu chiến binh, Câu lạc bộ Hoàng Quý, Hải Phòng
  12. Lê Phú Khải, Nhà báo, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  13. Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, nguyên Phó TBT báo Tuổi Trẻ, Sài Gòn
  14. Kha Lương Ngãi, Nhà báo, nguyên phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  15. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  16. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  17. Bùi Nghệ, Kỹ sư, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  18. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  19. Mạc Văn Trang, Nhà giáo, Tiến sĩ Tâm lý, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  20. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng Sài Gòn
  21. Hoàng Hưng, làm thơ, dịch sách, Sài Gòn
  22. Nguyễn Trác Chi, lao động tự do, Sài Gòn
  23. Hà Sĩ Phu, Tiến sĩ Sinh học, Đà Lạt, Lâm Đồng
  24. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc sở Tư pháp thành phố HCM, câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  25. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Hà Nội
  26. Nguyễn Đình Ấm, Tiến sĩ, Hà Nội
  27. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt, Lâm Đồng
  28. Lâm Ái, cựu Giáo viên, Đà Lạt, Lâm Đồng
  29. Lê Đình Thắng, Cựu chiến binh, CLB Hoàng Quý, Hải Phòng
  30. Mai Trung Thủy, Cựu chiến binh, CLB Hoàng Quý, Hải phòng
  31. Trần Đình Nam, Cựu chiến binh, CLB Hoàng Quý, Hải Phòng
  32. Nguyễn Bình Minh, Cựu chiến binh, CLB Hoàng Quý, Hải Phòng
  33. Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Tin học, Hà Nội

Để đăng ký tham gia xin quý vị vui lòng ghi tên, nghề nghiệp/chức danh (nếu có), tỉnh/ thành cư trú và gởi về: datdai05@gmail.com