Trang chủ Thư Viện

Thư Viện

Lưu trữ tài liệu, sách vở đã hoặc chưa công bố.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần III)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần Iphần II

III. Các đời Tuỳ, Đường.

1. Tuỳ Thư [隋書, Book of Sui ] do Nguỵ Trưng đời Đường soạn, trong phần Chí chép nhà Tuỳ đặt 190 quận; đảo Hải Nam được gọi là quận Châu Nhai, là đảo cực nam nước này, với chi tiết như sau, trong quyển 31:

– Quyển 31, Chí thứ 26: Địa lý hạ.

Quận Châu Nhai đời Lương gọi là Nhai Châu, có 10 huyện thống thuộc, 19. 500 hộ. Gồm: Nghĩa Luân kèm theo quận lỵ, Cảm Ân, Nhan Lô, Tỷ Thiện, Xương Hoá có núi Đằng Sơn; Cát An, Diên Đức, Ninh Viễn, Trừng Mại, Vũ Đức có núi Phù Sơn.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần II)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I

II. Lục Triều:

1. Lục Triều gồm các triều đại Tam Quốc, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần; mỗi triều đều có sử riêng. Sử đời Tấn có Tấn Thư [晉書, Book of Jin] do Phòng Huyền Linh đời Đường Chủ biên, trong quyển 15, Địa Lý Hạ, chép về Giao Châu, tức châu cực nam giáp biển; cho biết đời Ngô [Tam Quốc] lại đặt đảo Hải Nam thành quận Châu Nhai, đến đời Tấn thì ghép Châu Nhai vào quận Hợp Phố:

Năm Xích Ô thứ 5 [242] lại đặt quận Châu Nhai” … “Sau khi bình Ngô, nhà Tấn ghép Châu Nhai vào quận Hợp Phố

[赤烏五年,復置珠崖部…平吳後,省珠崖入合浦]

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần I)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Mặc dù năm 2016 toà Quốc tế La Haye phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về hàng hải và tài nguyên Biển Đông đều không hợp với luật pháp quốc tế; một yếu nhân Trung Quốc, Thứ trưởng ngoại giao Lưu Chấn Dân [劉振民] vẫn ngạo mạn tuyên bố rằng phán quyết đó chỉ là tờ giấy lộn. Bởi vậy cần thêm một lần nữa, đi vào sử, chí, các triều đại Trung Quốc, để tìm hiểu kỹ xem nước này thực sự có chủ quyền về các đảo trên Biển Đông hay không?

Trung Quốc là một nước văn hiến, theo truyền thống nước này mỗi triều đại đều có một bộ sử lớn, gộp lại mệnh danh là Nhị Thập Ngũ Sử [Twenty- five History Books]; ngoài ra lại có hàng trăm bộ Địa Lý Chí. Nếu Trung Quốc thực sự chủ quyền đảo nào trên Biển Đông, ắt phải ghi rõ trong sử, chí của triều đình; ngược lại nếu sử, chí Trung Quốc không chép , thì rõ ràng nước này không thể hành sử chủ quyền về biển đảo.

Mô hình Nghị viện – Liên bang cho Việt Nam

Thời Đại Mới

Nguyễn Huy Vũ

Số 36, tháng 9/2017

Nguồn ảnh: Internet

Mục Lục

Mô hình Nghị viện – Liên bang cho Việt Nam (134)

Chủ nghĩa Marx sau Polányi

Tác giả: Michael Burawoy

Dịch giả: Nguyễn Quang A

(Marxism after Polanyi, trong Michelle Williams and Vishwas Satgar, Marxisms in the 21st. Century, Johannesburg, South Africa, Wits University Press, 2013, p. 34-52.)

Chúng ta phải làm gì với chủ nghĩa Marx? Đối với đa số câu trả lời là đơn giản. Chôn nó đi! Khoa học xã hội dòng chính từ lâu đã chia tay với chủ nghĩa Marx. Talcott Parsons (1967: 135) đã gạt bỏ chủ nghĩa Marx như một lý thuyết mà tầm quan trọng của nó đã hoàn toàn bị giới hạn ở thế kỷ thứ mười chín – một phiên bản thế kỷ thứ mười chín của thuyết vị lợi không thích hợp với thế kỷ thứ hai mươi. Khá mỉa mai, ông viết những suy ngẫm này trong 1968 vào giữa một sự phục hưng lớn của tư tưởng Marxist khắp thế giới – một sự phục hưng bác bỏ chủ nghĩa Marx Soviet với tư cách một hệ tư tưởng thống trị, một sự phục hồi đòi lại di sản dân chủ và tượng trưng của chủ nghĩa Marx. Sự phục hồi đã không kéo dài mà bị thụt lùi khi hy vọng cách mạng đã bị chế ngự bởi sự đàn áp và sự độc tài và rồi bởi chủ nghĩa thị trường cực đoan. Với sự sụp đổ dứt khoát của trật tự Soviet trong 1991, và sự chuyển đổi thị trường đồng thời ở Trung Quốc, những người đào mồ đã tuyên bố chủ nghĩa Marx dứt khoát đã chết và các hồi chuông đã góng lên khắp thế giới.

Tìm hiểu vụ ám sát Tạ Thu Thâu

Tủ sách Nghiên cứu

Tấn Đức

Nguồn: internet

Tạ Thu Thâu là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng vĩ đại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhưng, tên tuổi của ông, dù gắn liền với cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trong hai thập niên 30 và 40, lại ít được giới trẻ Việt Nam biết đến, nhất là những người sinh ra và trưởng thành ở miền Bắc “xã hội chủ nghĩa”. Sử đảng[1] và các văn kiện chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nhắc đến ông và các đồng chí của ông bằng những lời lẽ bỉ thử, miệt thị và tồi tệ, như “tay sai cho đế quốc Pháp”, “mật thám cho phát-xít Nhật”…

100 năm Cách mạng tháng Mười (7/11/1917 – 7/11/2017)

Lê Phú Khải

I) Bối Cảnh

Ngày 7-11-2017 năm nay, loài người tiến bộ trên toàn thế giới muốn hay không cũng phải để thời gian suy ngẫm, hồi tưởng về cái ngày “rung chuyển thế giới” này. Ký ức tập thể của nhân loại không bao giờ phai lạt về một cuộc cách mạng đã để lại những dấu ấn hào hùng cùng những chấn thương vô cùng nặng nề cho nhân loại và còn để lại những di hại đến ngày nay, chưa biết đến bao giờ mới hết di căn…

Cách mạng Tháng 10 không phải là một “ngẫu nhiên lịch sử”. Nước Nga trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một nước tư bản trung bình với rất nhiều yếu tố lạc hậu. Với dân số 174 triệu người, Nga chỉ đạt 7,5 tỷ đô la tổng thu nhập quốc dân và 43 đô la bình quân đầu người. Trong khi đó, Mỹ với dân số hơn 97 triệu người đã đạt 34.4 tỷ đô la, gấp 5 lần Nga về bình quân thu nhập theo đầu người, các nước Anh (10,9 tỷ đô la và 237 đô la), Đức (10,5 tỷ đô la và 154 đô la), Pháp (7,3 tỷ đô la và 183 đô la).

Tìm lại thời gian đã mất, tưởng nhớ một vị danh sư, GS Y khoa Phạm Biểu Tâm

Ngô Thế Vinh

20-7-2017

Đây là bài mới bổ sung cho một bài viết khởi đầu chỉ là hồi tưởng và những kỷ niệm rất riêng tư với Giáo sư Phạm Biểu Tâm nhân dịp lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh của một vị danh sư đã để lại những dấu ấn lâu dài trong Ngành Y của Việt Nam từ thế kỷ trước.

“Tiếng Vọng từ Chernobyl” của Svetlana Alexievich, Giải Nobel Văn Chương 2015

T.Vấn

Bìa sách bản chuyển ngữ tiếng Việt

Tác phẩm “Tiếng vọng từ Chernobyl” của nhà văn đoạt giải thưởng văn chương Nobel năm 2015 Svetlana Alexievich là tác phẩm văn chương đầu tiên lấy chủ đề chính từ vụ nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl. Tác phẩm là tổng hợp những câu chuyện kể của từng con người, trực tiếp hoặc gián tiếp là nạn nhân của vụ nổ, xa hơn nữa, là nạn nhân của chính cách đối phó với thảm hoạ của nhà cầm quyền. Mỗi câu chuyện bộc lộ sự đau khổ, sự mất mát, sự sợ hãi, nỗi giận dữ, cảm thức bất an mà mỗi người kể cùng với gia đình họ đã trải qua.

Một cơn gió bụi

Mạnh Kim

27-6-2017

Sử gia Trần Trọng Kim. Ảnh: internet

Lại thêm một quyển sử bị cấm phát hành. Lần này là “Một cơn gió bụi” của học giả Trần Trọng Kim. Không chỉ là “một cơn gió bụi”, hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim, một tượng đài văn hóa Việt Nam thế kỷ 20, thật ra là một “cơn bão” xét dưới góc độ kiểm duyệt hiện hành. Nó tiết lộ các chi tiết về “một góc đời thường” Hồ Chí Minh, về vai trò rất ít được biết của Võ Nguyên Giáp, về những ngày tranh giành quyền lực và triệt hạ nhau giữa Việt Minh với các đảng phái đối thủ mà Việt Minh có khi không ngần ngại dùng “mền trùm đầu rồi bắt đi mất tích”. Việt Minh, theo miêu tả trong “Một cơn gió bụi”, là tổ chức có thủ đoạn chính trị quỷ quyệt bậc nhất giai đoạn lịch sử thập niên 1940.

Những bài học lịch sử mà ta học được từ cuộc Thảm Sát 4-6-1989

Tác giả: Ngụy Kinh Sinh

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

26-6-2017

Sinh viên TQ biểu tình trước quảng trường Thiên An Môn với dòng chữ: “Tôi yêu cuộc sống, tôi cần thực phẩm, nhưng tôi thà chết nếu không có dân chủ”. Ảnh: internet.

Đã 28 năm qua từ cuộc Thảm Sát 4 tháng Sáu. Máu Holocaust vẫn còn sống động với các nhân chứng. Độc tài ở Đông Âu và Liên Sô đã qua, nhưng tại sao chúng ta người dân Trung Quốc vẫn còn nằm dưới sự đàn áp của độc tài? Đối với nhiều người, đây là một điều vô lý. Nhưng nằm phía dưới bề mặt của sự vô lý này, phải có lý do sâu thẳm cho chúng ta thấu hiểu và suy nghĩ về nó.

Từ những cuộc tập hợp lớn (vào mùa Xuân năm 1989) để tuởng niệm ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), các cuộc biểu tình bắt đầu nở rộ ra trên khắp Trung Quốc. Không chỉ sinh viên, mà cả người lao động và thường dân cũng đã dần dần nhập cuộc đi vào dòng chính phản đối, thậm chí còn bao gồm tất cả đảng viên các cấp của Đảng CS lãnh đạo trừ Ủy Ban Trung Ương Đảng CSTQ.

Những ngày tháng cũ (phần 1)

Nhật Tiến

20-7-2017

Nhà văn Nhật Tiến. Nguồn: Tác giả cung cấp

20/7/1954 – 20/7/2017: Đọc để nhớ lại những ngày đầu tiên mới vô Nam

Vậy là nhà giáo Trần Nhân Thế đã ăn cái tết thứ ba ở miền Nam kể từ sau ngày đất nước bị chia đôi, 20 tháng 7 năm 1954. Hai cái tết đầu tiên thì Thế còn ở ngay tại thủ đô Sài Gòn.

Nóng đến chẩy mỡ. Chẩy mỡ thứ thiệt chứ chả phải ví von gì. Thế còn nhớ căn buồng lụp sụp thuê ở gần chợ Bà Chiểu, cách Lăng Ông chỉ một thôi đường nếu ngồi trên xe thổ mộ. Buồng đã hẹp, lại mái lá lụp sụp tưởng như úp ngay trên đầu. Giơ cao tay lên là có thể sờ thấy những gióng tre, gióng nứa đan kết với nhau để đỡ lấy những mảng lá gồi. 

Vấn đề quyền sở hữu đất và chiếm thu đất trong một nước độc đảng

Lời dẫn nhập: Từ khi chiếm quyền đảng Cộng sản Việt Nam luôn chiếm nhà, chiếm đất của dân Hiện nay các vụ chiếm đất xảy ra công khai như ở Thái Hà, Cồn Dầu, Đồng Tâm. Để tìm hiểu chính sách chiếm đất của đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu bài đọc của ông Vũ quốc Ngữ tại Diễn đàn Thế giới về nhân quyền tại Pháp.

Diễn đàn thế giới về Nhân quyền Nantes, Pháp quốc từ 22 đến 25/5/2013

Vũ Quốc Ngữ, thông tín viên của Vietnam Panorama

Một vụ cưỡng chế đất đai ở Việt Nam trước đây. Ảnh: internet

Nhà của tôi cũng là lâu đài của tôi. Tại các nước chấp nhận và tôn trọng nền pháp trị thì bất kể người đó là nhân viên chính quyền hay không, nếu ai làm chủ một bất động sản, người đó có quyền làm chủ và trọn quyền tùy tiện sử dụng mảnh đất đó cho bất cứ một mục đích nào khác.

Adam Michnik – Những lá thư từ nhà tù và các tiểu luận khác (phần 1)

LỜI GIỚI THIỆU

tác giả: Adam Michnik – ảnh nguồn: alchetron.com

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ hai mươi sáu [1]* của tủ sách SOS2, cuốn Những lá Thư từ Nhà tù và các Tiểu luận khác của Adam Michnik, một nhân vật quen biết trong cuốn thứ 24 và 25. Tuy vậy đây là một cuốn sách độc lập, có thể đọc mà không nhất thiết phải đọc 2 cuốn kia (nhưng tôi khuyên bạn đọc nên đọc cả hai cuốn đó nữa sau khi đã đọc cuốn này).

Adam Michnik sinh ngày 17-10-1946 và là Tổng biên tập của nhật báo lớn nhất Ba Lan, tờ Gazeta Wyborcza, tờ báo hợp pháp tư nhân đầu tiên của phong trào Công đoàn Đoàn kết, cho đến mùa thu 2004. Ông là một nhân vật quan trọng, nhà tư tưởng chính của phong trào này. Hai bài, Lời nói đầu của nhà thơ Czeslaw Milosz và  Dẫn nhập của Jonathan Schell giới thiệu kỹ về Michnik và nội dung cuốn sách nên ở đây tôi chỉ muốn lưu ý bạn đọc Việt Nam đến những bài học mà chúng ta có thể học được từ những bài viết của ông cho Việt Nam.

Adam Michnik – Những lá thư từ nhà tù và các tiểu luận khác

Nguyên tác: Letters from Prison and Other Essays
Tác giả: 
Adam Michnik
Người dịch: Nguyễn Quang A

– – – – –

Phần 1: Lời giới thiệu – Lời nói đầu – Dẫn nhập

Phần 2: THƯ TỪ NHÀ TÙ

Dân chủ hóa: vài bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ cho Việt Nam

Nguyễn Quang A

tác giả: TS Nguyễn Quang A – ảnh: từ internet

Để có thể hòa giải chính trị và đạo đức tất cả cái người ta cần, theo Vaclav Havel, là “tài xử trí, các năng khiếu thích hợp, và thị hiếu tốt… ở đây thị hiếu tốt là có ích hơn một bằng cấp về khoa học chính trị.”  [1] Có thể nói tương tự về dân chủ hóa. Tuy nhiên tri thức là cần và hữu ích vì nó có thể giúp cho “tài xử trí, các năng khiếu thích hợp và thị hiếu tốt” của con người. Con người là sinh vật có tư duy, mọi tiến triển xã hội đều do con người có tư duy tạo ra và như thế kiến thức, sự hiểu biết là quan trọng. Luôn lưu ý đến sự sáng suốt mà Havel mang lại cho chúng ta để có sự dè dặt cần thiết đối với các lý thuyết hay mô hình, tiểu luận này sơ bộ điểm lại quá trình dân chủ hóa trên thế giới, rút ra vài bài học có thể bổ ích cho Việt Nam để học hay để tránh và nêu ra bốn khả năng cho Việt Nam (giữ nguyên trạng; và ba kịch bản (scenario) chuyển đổi là: chuyển đổi do ĐCSVN dẫn dắt, do sự sụp đổ và do những người đương chức thương lượng với đối lập) như một gợi ý cho các cuộc thảo luận, tranh luận trong thời gian tới mà tác giả cho là quan trọng với quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam.

Phan Châu Trinh và Thuyết hiện đại hóa mới

Nguyễn Quang A  [1]

Tác giả Nguyễn Quang A. Nguồn: vietnamvanhien.net

Bài này giới thiệu tóm tắt Thuyết Hiện đại hóa Mới và đối chiếu nó với vài tư tưởng Phan Châu Trinh. Một mặt, chúng ta hết sức ngạc nhiên thấy phần cốt lõi của lý thuyết hiện đại hóa mới (do Christian Wetzel đúc kết, 2013) phản ánh khá trung thực tư tưởng Phan Châu Trinh (và các đồng chí của cụ) hơn 100 năm trước được kết tinh trong ba khẩu hiệu của phong trào Duy Tân (1906) là “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.” Mặt khác, sự trùng hợp này cũng chẳng hề đáng ngạc nhiên bởi vì gốc rễ chung của chúng: khát vọng giải phóng phổ quát của con người. Sự đối sánh này có thể góp phần lý giải vì sao tư tưởng Phan Châu Trinh vẫn giữ nguyên tính thời sự mới mẻ của nó đối với chúng ta và tiếp tục dẫn dắt chúng ta trên con đường phát triển đất nước mà một phần thiết yếu là việc tiến hành dân chủ hóa ở Việt Nam.

Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm

Nguyên tác: The Precariat – the new dangerous class

Tác giả: Guy Standing

Nhà xuất bản: Bloomsbury Academic, 2011

Bản tiếng Việt: Nguyễn Quang A – Nxb Dân Khí

– – – – –

Chương mở đầu:  Lời giới thiệu – Lời nói đầu Danh mục chữ viết tắt

Chương 1.  Precariat 

Chương 2.  Vì sao Precariat đang Tăng?

Thất bại lớn – Sự ra đời và cái chết của CNCS trong thế kỷ XX

Ngọc Thu

Tên tiếng Anh: “Grand Failure: The Birth and Death of Communism in the Twentieth Century”. Tác giả: Zbigniew Brzezinski, là Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, vừa qua đời hôm 26/5/2017, thọ 89 tuổi. Cuốn sách này, ông Brzezinski viết xong hồi tháng 8 năm 1988, xuất bản ở Mỹ năm 1989.

Trong sách, ông Brzezinski nói về sự hình thành của CNCS, phân tích sự phát triển nó cũng như tiên đoán sự sụp đổ của CNCS như thế nào. Điểm quan trọng trong cuốn sách là ông bàn về sự khủng hoảng tột cùng của CNCS dẫn đến sự sụp đổ của nó. Và đúng như ông tiên đoán, cuốn sách này ra đời chẳng bao lâu thì hàng loạt các nước CS ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.