Phải trái corona

Blog 5xu

2-4-2020

Tôi đang nghĩ, con virus corona nó ở cánh nào: tả hay hữu? Có khi nào nó là một chiến sỹ cánh tả nhiệt thành, và đến lúc này, nó đang là ngọn cờ đầu với nhiều chiến công nhất?

Hôm nay là ngày thứ 15 tôi, Thành, đã bị nhiễm Covid-19!

Trịnh Ngọc Thành

1-4-2020

Thụy Sĩ, ngày 30 tháng 3, hôm nay là ngày thứ 15 tôi, Thành, đã bị nhiễm Covid-19 (Coronavirus)!

Mặc dù tôi cũng càng mệt sau hơn 10 ngày sốt liên tục và chống chọi với virus Covid-19, được sự động viên của gia đình, anh em bạn bè và đồng nghiệp, tôi cố gắng ngồi dậy để viết vài dòng chia sẽ trải nghiệm thực tế của chính bản thân tôi khi bị nhiễm Covid-19. Cho những ai đang chống chọi với con virus “không dễ thở này”, cũng như cho những ai đang tránh xa nó, để biết và phòng ngừa.

Thư gửi ông Nguyễn Xuân Phúc

Đỗ Cao Cường

1-4-2020

Kính thưa ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cách ly xã hội coi chừng bị lợi dụng

Tâm Chánh

1-4-2020

Tuyến đường nối phường Vàng Danh (Uông Bí) với huyện Hoành Bồ đã bị chặn. Mục đích của chính quyền nhằm hạn chế người dân đi lại để phòng tránh dịch bệnh. Ảnh: FB Người Quảng Ninh

Chính phủ cần có văn bản xác định chính thức biện pháp hạn chế đi lại và giao tiếp xã hội để phòng chống dịch Covid 19.

Thông điệp của Hội Thiện Nguyện Bối Diệp trong đại dịch Covid-19

Hội Thiện Nguyện Bối Diệp

31-3-2020

Tình người trước ôn dịch

Vũ trụ bao la, thế giới phức tạp, con người mâu thuẫn, nhưng vẫn cùng nhau tồn tại và phát triển.

Chuyện… không thể tin được tại một bệnh viện lớn nhất miền Bắc!

Nguyễn Đình Bổn

31-3-2020

Bệnh viện Bạch Mai, hiện đang là ổ dịch số một tại VN, và đang lây nhanh ra cộng đồng, dự báo những ngày tới sẽ bùng phát mạnh hơn. Nguyên nhân được cho là từ… các phích (bình thủy) nước sôi mà dân phải mua từ công ty Trường Sinh, mà công ty này cung cấp dịch vụ cho khoa Dinh dưỡng.

Test kit của Việt Nam có độ chính xác 100%, đúng hay sai?

Ngô Anh Vũ

29-3-2020

Gần đây, có một thông tin gây tranh cãi là test kit của Việt Nam có độ chính xác 100%, quanh việc này thì chủ yếu bạn nào tin thì tin, nhưng đa phần là không tin, cho rằng Việt Nam “nổ”. Sự thật thế nào?

Năng lực dự báo đúng đỉnh dịch: Ý nghĩa quyết định đối với Việt Nam trong chống dịch Covid-19

Trần Tuấn

29-3-2020

Chỉ một tuần sau khi chính phủ nhận định “Ý nghĩa quyết định đối với Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19” nằm ở “làm tốt việc cách ly những người từ nước ngoài trở về Việt Nam”, thì nguy cơ “ổ dịch nội địa” lại phát sinh ở ngay bệnh viện công, đa khoa lớn nhất Việt Nam, khiến phải “nội bất xuất, ngoại bất nhập”!

Corona – Kháng thể đánh nhau và sai lầm của con người (Phần 4)

Nguyễn Thọ

29-3-2020

Tiếp theo Phần 1 – Phần 2 Phần 3

Bài trước tiều phu kể chuyện nước Đức. Bà Merkel hay ai thì cũng phải nghe theo các nhà dịch tễ học, vi trùng học, vì họ nghe được tiếng của cô Rona. Trump có nói kiểu gì thì cuối cùng cũng phải nghe cụ Fauci. Chú Đam phải nghe mấy ông bác sỹ, không thì vỡ như Vũ Hán.

Các nhà Vi trùng học Thụy Điển thì đánh cược vào khả năng của hệ miễn dịch con người và tin vào kỷ luật của dân chúng. Họ đã thuyết phục chính phủ áp dụng cách chống dịch tự do nhất châu Âu. Chiến lược này dựa vào các trụ cột: Bảo vệ kỹ các nhóm người dễ bị tổn thương (người già, người có bệnh), bắt những người có triệu chứng phải ở nhà. Dân chúng chỉ nên ra đường khi cần thiết.

Ông Anders Tegnell, trùm dịch tễ Thụy Điển cho là nếu làm tốt các việc này, không cần phải phong tỏa đất nước. Phong tỏa vừa ít tác dụng, vừa phá hoại xã hội.

Trường phổ thông, quán ăn, quán rượu ở đó vẫn sinh hoạt. Kinh tế vẫn hoạt động. Hội họp từ 500 người trở xuống vẫn diễn ra. Chỉ có biên giới được kiểm tra kỹ hơn về dịch tễ.

Các bác sỹ Thụy Điển dựa vào việc tăng sức đề kháng của con người giúp hệ miễn dịch tự chọi nhau với virus. Do đó họ kêu gọi những người mạnh khỏe phải đi ra đường hít thở không khí trong lành và tập thể dục. Mỗi lần đi nhớ mang theo nước ấm để uống và tránh đứng gần nhau dưới 1m. [1]

Cho đến thời điểm này Thụy Điển có 3.500 người dương tính, đa số là bị lây từ nhóm người đi trượt tuyết ở Áo – Bắc Ý về hồi đầu tháng 3. Họ đều ở tuối dưới 50 nên số bị nặng rất ít và đa số nằm cách ly ở nhà.

Tuy số người nhiễm khuẩn vẫn đang tăng, nhưng bệnh viện không hề quá tải. Stockholm vẫn tin tưởng họ đi đúng hướng.

Ở châu Á, Nam Hàn và Đài Loan cũng không Lockdown mà vẫn giữ được dịch trong tầm kiểm soát. Đặc điểm chung của họ là: Dân chúng có kỷ cương, xã hội ngăn nắp và… họ thích đeo khẩu trang. Nam Hàn cách ly triệt để các nguồn lây phát sinh từ giáo phái “Shincheonji Church”, đồng thời tổ chức test diện rộng (mỗi ngày 20.000 test).

Sáng kiến Drive-In (lái xe vào xét nghiệm) đã lan truyền khắp thế giới, nhanh hơn vũ điệu Gangnam-Style.

Đài Loan thì khổ hơn nhiều. Vì WHO coi họ là tỉnh của Trung Quốc nên không cung cấp thông tin trực tiếp, bắt họ phải xin Bắc Kinh, điều mà bà Thái Anh Văn không bao giờ làm. Trong hoàn cảnh đó, với 24 triệu dân, nằm ngay sát Trung Quốc, mà đến hôm nay chỉ có 283 người nhiễm khuẩn và 2 người chết thì quả là một kỳ tích về y tế và xã hội.

Kỳ tích đó đạt được trong khi hàng ngày có hơn 800.000 người vẫn qua lại giữa lục địa và Đài Loan. Phố xá tuy có vắng hơn, nhưng không của hàng nào bị cấm. [2]

Chiến lược của Thụy Điển, Đài Loan, Nam Hàn phát huy tác dụng nhờ có một dân chúng hiểu biết, kỷ luật, nhờ một chính quyền mạnh, phản ứng nhanh và một nền y tế cao cấp.

Nhưng chiến lược đó cũng khẳng định một quan niệm kinh điển của vi trùng học: Chỉ có kháng thể mới diệt được các viêm nhiễm siêu vi trùng (viral infection).

Tiều phu nói vậy vì tình cờ xem được hai ý kiến rất độc của bác sỹ Đức Claus Köhnlein, tác giả cuốn sách “Nỗi sợ Virus” (Virus-Wahn) và của giáo sư Sucharit Bhakdi, Viện Vi sinh và Vệ sinh đại học Mainz [3]. Cả hai học giả đều dùng các số liệu thống kê để khẳng định:

– Covid-19 có lệ tử vong không cao. Đa số bệnh nhân chết nằm ở các nhóm rủi ro.

– Rất nhiều người dương tính không có triệu chứng lâm sàng.

– Đa số người có triệu chứng tự khỏi do cách ly ở nhà.

Từ đó cả hai ông đều cho là hệ miễn dịch con người đang chế ngự dần dần Covid-19 mà ta không biết. Cho đến nay đa số phép thử chỉ chứng minh sự tồn tại của virus Covid-19 trong người, nhưng ít phép thử tìm ra kháng thể chống Covid-19. Virus này lan truyền qua dạng bụi khí (Aerosol) nên có thể chúng đã len lỏi vào xã hội từ lâu.

Dịch bùng ra là lúc những người hít lượng virus lớn trực tiếp từ các nguồn nhiễm FO cùng ngã bệnh. Những người này bị rất nặng và số đông đã tạo ra khủng hoảng giường bệnh như ở Ý, Tây Ban Nha hay ở Mỹ.

Trong khi đó, rất nhiều người dính một lượng rất nhỏ cô Rona vẫn không hay biết là kháng thể đã kích hoạt để đưa họ thành người miễn nhiễm. Nếu áp dụng phép thử tìm kháng thể trên diện rộng, chắc chắn bức tranh sẽ lạc quan hơn nhiều.

Trả lời câu hỏi về vai trò các loại thuốc hãm virus như Remdesivir và Chloroquine, ông Köhnlein cười, coi đó là tâm lý trị liệu. Ông nhắc lại: Chỉ có kháng thể mới diệt được virus.

Cả hai ông đều cho là miễn dịch cộng đồng sẽ xảy ra trước khi có vac xin rất lâu.

Tiều phu đến cái bằng y tá cũng chẳng có, nghe đến đây bỗng hoang mang. Hắn viết ra điều này chỉ mong các chuyên gia cho ý kiến. Video của giáo sư Sucharit Bhakdi có phụ đề tiếng Anh.

Nhờ các bạn vào xem video và phản biện để tránh hiểu lầm là dịch sẽ tự tắt.

***

Tiều phu là cháu Thạch Sanh. Hắn chỉ dựa vào thiên nhiên để kiếm củi sống qua ngày. Hắn coi các loại thuyết âm mưu là của Lý Thông, không quan tâm. Do vậy hắn nhìn Covid-19 cũng như các thảm họa cháy rừng ở Úc, ở California, như nạn châu chấu ở Phi Châu, như hạn hán nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long… Tất đều do lối sống của con người.

Virus luôn thiên biến vạn hóa. Con người 4.0 đã có nhiều phương pháp cách ly, truy tìm con bệnh bằng Trí tuệ nhân tạo, có vác xin để tiêu diệt chúng. Lẽ ra chúng không đáng sợ. Nhưng con người cũng tạo ra tuyên huấn, lập tường lửa chặn tin nên virus có đất sống. Rồi nó được lối sống tiêu thụ của toàn cầu hóa cửu vạn miễn phí khắp thế giới. 1,4 tỉ khách du lịch trong năm 2019, 4 tỉ cuộc đi lại trong năm 2017 (và khoảng 8 tỉ dự tính vào năm 2035) là các loại vé thương gia tặng cho tử thần.

Khi Úc và Mỹ cháy rừng, người ta chỉ nhỏ lệ từ xa. Đồng bằng sông Cửu Long khô nẻ, chỉ một nhóm người lo lắng. Biển miền Trung nhiễm độc, quan chức rủ nhau đi ăn cá ở đó.

Nhưng Covid-19 làm tất cả hoảng sợ, ai cũng sợ chết. Người ta bỗng nghe những lời thề thốt:

– Không thể như thế này mãi;

– Sau Covid-19 thế giới sẽ thay đổi;

Hãy đợi đấy!

(Còn tiếp)

——

[1] https://www.zeit.de/politik/ausland/2020-03/coronavirus-schweden-stockholm-oeffentliches-leben/komplettansicht

[2] https://foreignpolicy.com/2020/03/24/sweden-coronavirus-open-for-business/

[3] https://www.youtube.com/watch?v=JBB9bA-gXL4: Giáo sư Sucharit Bhakdi

https://www.youtube.com/watch?v=xYmQdk4CvQg Bác sỹ Köhnlein

TS Nguyễn Tường Bách: “Corona: Biến cố của thế kỷ”

Giác Ngộ

Nguyễn Tường Bách (CHLB Đức)

20-3-2020

Khi tác giả viết những dòng này, đại dịch Corona đang tiếp diễn khốc liệt trên thế giới. Châu Âu đang ở cao điểm của dịch bệnh, số tử vong tại Ý đã cao hơn so với Trung Quốc.

Corona – Kháng thể đánh nhau và sai lầm của con người (Phần 3)

Nguyễn Thọ

26-3-2020

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Cô gái chân ngắn, đầu cắm sừng lởm chởm này không chỉ quật đổ các thị trường chứng khoán, đánh sập các hãng công nghiệp khổng lồ, xói mòn lòng tin mù quáng vào các “lãnh tụ”, mà còn làm cho con người trở nên khó lường. Người Mỹ bỗng không quan tâm đến McDonald’s, người Đức thì chê khoai tây, người Pháp coi thường bánh mỳ. Tất cả đều quan tâm đến giấy toilet.

Khi nào có vaccine chống Virus Vũ Hán?

Trần Gia Huấn

26-3-2020

Dịch viêm phổi Vũ Hán đã phủ kín toàn cầu. Nhà thương không còn giường. Nghĩa địa không còn đất. Lò hỏa táng không còn suất. Nhân loại đang chết trong tuyệt vọng, chết trong cô đơn.

Những gì được biết về các ca nặng của Covid-19

Der Spiegel

Tác giả: Julia Köppe

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

22-3-2020

Các bác sĩ đang chữa trị cho bệnh nhân tại một bệnh viện. Photo Courtesy

Cuộc tấn công vào phổi

Phần lớn những người bị nhiễm virus corona không có hậu quả nghiêm trọng, nhưng một số người khác lại chết vì nó: Đâu là những yếu tố gây ra sự khác biệt này?

Ông Nguyễn Đức Chung có nói dối khi khuyên con ông tích trữ hàng hóa ở bên Mỹ?

Nguyễn Quang A

24-3-2020

Chuyện ông Chung (Hà Nội) hôm trước khuyên dân đừng tích trữ hàng hoá, hôm sau ông nói ông khuyên con ông đang học tại Mỹ tích trữ hàng hoá dùng cho 3 tháng và ở nhà không ra ngoài đã làm nóng mạng xã hội (MXH).

Corona – Kháng thể đánh nhau và hành động của chúng ta (Phần 2)

Nguyễn Thọ

24-3-2020

Tiếp theo Phần 1

Tiều phu không phải là bác sỹ hay nhà dịch tễ học. Hắn chỉ tìm đọc để trả lời những thắc mắc của bản thân hắn về dịch Covid-19. Vì không phải là nhà văn, nhà báo nên hắn chỉ viết theo kiểu bỗ bã của thợ thuyền. Do vậy không nhất thiết những gì hắn viết là đúng. Đừng trách, lại càng không nên cà khịa về dich tễ học hay vi trùng học với tay thợ điện.

Ngoài ông Trump của Mỹ thì VN có ông Trọng

Trương Nhân Tuấn

24-3-2020

Trước đại dịch Covid-19, đến nay chỉ có phương pháp phòng ngừa của Nam Hàn cho thấy là có hiệu quả nhứt. Kế tới là Đài Loan và Nga. Các quốc gia này đã nhanh chóng “đóng của biên giới” với TQ.

Yêu nước

Võ Xuân Sơn

24-3-2020

Cho đến thời điểm này, tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương, đường lối chống dịch của nhà nước Việt nam. Tôi không biết có ai trong các lãnh đạo đọc các stt của tôi hay không, nhưng thấy có một số điều tôi viết, vài ngày sau thì có lãnh đạo nói đến. Dù họ có nghe tôi nói hay không, nhưng họ hành động cùng cách nghĩ của tôi là tốt đối với tôi rồi.

Người đàn ông chết sau khi uống thuốc chloroquine để ngăn chặn virus corona

NBC

Tác giả: Erika Edwards Vaughn Hillyard

Dịch giả: Trúc Lam

23-3-2020

Một người đàn ông và vợ ông nghĩ rằng thành phần của thuốc được sử dụng để điều trị cá bị bệnh, có thể ngăn ngừa bệnh.

Tội phạm đóng vai kẻ trượng nghĩa

Nguyễn Ngọc Chu

24-3-2020

1. Vào thời điểm 9 h sáng ngày 24/3/2020 Chinese virus đã cướp đi 16.514 sinh mạng và lây nhiễm cho 378.848 bệnh nhân. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng kinh khủng trong các ngày tới.

“Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa?” – Một vài ngộ nhận

Boristo Nguyễn

21-3-2020

Covid-19 là một đại dịch, có diễn biến vô cùng phức tạp và chưa biết rồi sẽ như thế nào. Đó là một đại họa và là điều chẳng ai muốn.

Corona – Kháng thể đánh nhau và hành động của chúng ta (Phần 1)

Nguyễn Thọ

22-3-2020

Dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành, chẳng có thuốc chữa, chưa có vac-xin ngừa. Kẻ duy nhất đang hiên ngang, quyết tử, chống lại virus giết người này một cách có khoa học là hệ miễn dịch của con người chúng ta.

Hệ miễn dịch có thể nói là một đội quân được tổ chức chặt chẽ và hùng hậu nhất trong tất cả các loại quân đội. Chúng có bộ phận tình báo tìm hiểu virus, có chuyên gia phân tích kẻ thù và đưa ra cách đánh. Rồi các trường đào tạo bạch cầu cách diệt từng loại giặc. Các chiến sỹ kháng thể không biết sợ, chỉ biết nghĩa vụ là phải bao vây, tiêu diệt đám virus lạ kia.

Từ lính công binh xây dựng các hàng rào kháng thể, đến lính bộ binh bạch cầu chiến đấu với virus, dù chết như ngả rạ, nhưng chúng vẫn lao vào bao vây đám virus hung hãn. Chúng không phân biệt bạch cầu đỏ, bạch cầu vàng, bạch cầu hải ngoại hay bạch cầu trong nước.

Bạch cầu lãnh đạo hay bạch cầu dân đen đều hy sinh như nhau.

Dù biết mình là hệ thống được tổ chức thông minh nhất, hiệu quả nhất của tạo hóa, nhưng hệ miễn dịch không hề kiêu ngạo. Chúng biết khả năng thua trận là không nhỏ, nhất là khi gặp các virus mới. Dù thông minh hơn tất cả các loại siêu máy tính, không phải lúc nào chúng cũng phân tích kịp thời các yếu điểm của Virus để tấn công vào đó, trước khi bị sụp đổ.

Hệ miễn dịch không biết ngạo nghễ vì không có ban tuyên huấn, không có TV.

Thiên hạ thi nhau đưa ra các phỏng đoán về nguồn gốc con Corona, nào là phòng thí nghiệm Mỹ, nào là phòng thí nghiệm Vũ Hán, nào là dơi, là tê. Tiều phu xuất thân từ người ở rừng chỉ biết rằng, chính con người “văn minh” là nguồn gốc của các loại bệnh dịch. Nhiều bộ lạc thổ dân châu Mỹ, châu Úc đã chẳng đã bị xóa sổ bởi bệnh dịch của người da trắng đem sang?

Siêu vi trùng (virus) và vi trùng (bacteria) đã luôn tấn công con người từ ngàn đời. Chúng chỉ thắng các trận ban đầu. Khi hệ miễn dịch của người bóc mẽ được kẻ địch là chúng bị tiêu diệt.

Đến đầu thế kỷ 20, con người tìm ra kháng sinh (Antibiotica). Bọn vi trùng có hai kẻ thù: Kháng sinh và miễn dịch. Hai đánh một chẳng chột cũng què, con người đã cơ bản khống chế được vi trùng (Câu chuyện vi trùng nhờn kháng sinh thì tiều phu xin nhường cho các bác sỹ).

Nhưng virus không chịu cùng đẳng cấp với vi trùng. Võ nghệ cao cường, nó không sợ kháng sinh [1]. Nó chỉ phải đánh tay bo với bọn kháng thể. Cơ hội thắng thua phụ thuộc vào sức chịu đựng của địa phương xảy ra trận đánh, tức là bệnh nhân. Bệnh nhân khỏe, chịu đựng được cuộc chiến càng lâu thì hệ miễn dịch càng bóc mẽ virus và đánh thắng nó trước khi bệnh nhân chết. Bênh nhân đó trở nên miễn dịch.

Những người khỏe mạnh xung quanh bênh nhân đó, nếu biết cách giữ gìn, cách ly thì chỉ tiếp xúc với lượng vi khuẩn rất nhỏ phát tán trong môi trường. Lượng vi khuẩn đó không đủ quật ngã con người, nhưng giúp cho hệ miễn dịch trong người họ biết về đối thủ sắp tới, và dần họ cũng miễn dịch. Cùng với các bệnh nhân khỏi bệnh, họ tạo ra miễn dịch cộng đồng.

Càng nhiều người như vậy trong một cộng đồng (khoảng 60-70% dân số) thì những chị 17, chị 34 hay anh 21 có vào đấy cũng chẳng gây được tác hại. Họ bị bao quanh bởi những người miễn dịch.

Đó là nguyên tắc mà loài người tạo ra vắc-xin, tức là một loại “quân xanh”. Virus quân xanh mang các đặc tính của virus quân đỏ, nhưng yếu hơn nhiều, để tiêm chủng cho mọi người. Bọn quân xanh này không chủ tâm diệt người mà chỉ cố ý lộ bài để bọn kháng thể tập trận đánh nhau với bọn virus “quân đỏ”. Kết quả là bọn virus quân đỏ bị tiêu diệt (VN mà đấu thầu theo kiểu xanh- đỏ này thì siêu nhỉ).

Sau khi ôm đầu máu chạy, bọn Virus đỏ tập hợp lại lực lượng và rút kinh nghiệm. Chúng cũng tạo thành “Nhóm lơi ích” rồi tự diễn biến thành ra một loại virus mới, võ nghệ cao cường hơn.

SARS-CoV-2 cũng biến hóa như vậy, là một loại virus cực kỳ nguy hiểm, nấp dưới một cái tên rất nữ tính: Cô Rona. Nhiều chàng trai khỏe mạnh ôm cô gái 19 tuổi trong người 2-3 tuần mà không biết là mình đã bị dính. Khi đã phát bệnh thì tỷ lệ chết khá cao, nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì khả năng tàng hình đó và mà cô Rona bành trướng rất nhanh, gây sợ hãi cho toàn nhân loại.

Điều trị thì hiện chỉ là dùng các loại thuốc ngăn ngừa triệu chứng hoặc tăng cường sức đề kháng, cuối cùng cũng chỉ để hỗ trợ hệ miễn dịch. Người nặng thì phải nằm máy thở, kéo dài sự sống, hy vọng các chiến sỹ kháng thể quây được các cô Rona. Tỷ lệ chết nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào số giường cấp cứu hồi sức ICU có máy thở [2]

Như đã nói, chỉ có vác xin mới giúp chống virus trên diện rộng, mau chóng tạo ra miễn dịch cộng đồng. Nếu không có vac xin thì miễn dịch cộng đồng chỉ đạt được sau khi có rất nhiều người chết (đa số là người già và yếu). Còn các loại thuốc „thần dược“ được giật titre mấy tháng nay thì có thể tác dụng cho vài trường hợp. Nhưng chúng được thổi phồng trên mạng như loa phường đã làm với Xuyên Tâm Liên trong những năm 70-80.

Toàn cầu hóa đã đưa các cô Rona đến mọi ngõ ngách của thế giới. Dù mới có 172/195 nước thông báo có dịch, nhưng có lẽ 23 nước kia hoặc là bịt tin theo kiểu chú Kim, hoặc không có phương tiện thử.

Việc chống dịch Covid-19 chắc chắn là ưu tiên của tất cả các chính phủ, bất kể dân chủ hay không. Kẻ độc tài u muội nhất cũng biết là cô Rona không phân biệt ý thức chính trị, giàu, ngèo. (Nếu cô ta quật nhiều quan chức có vai vế, nhiều ái nữ chẳng qua vì đám này đi nhiều, bắt tay nhiều, nhậu nhiều và sờ mó nhiều mà thôi)

Cũng vì vậy mà tất các các nước đều chống cô Rona quyết liệt, chỉ khác nhau về cách thức. Ví dụ người Trung Quốc vốn ghét trai gái nên cứ ai bị nghi gian díu với cô Rona thì bị bắt như lợn, khiêng lên xe. Có phường còn vác đèn xì đến hàn cửa để cách ly người dân, không cho ra phố.

Ở các nước dân chủ thì tất nhiên không thể chơi kiểu đó được. Điều 1 hiến pháp Đức để nhân phẩm lên hàng đầu. (Sức khỏe để tận chương 2 hay chương 3 gì đó).

Do vậy việc tranh cãi cách chặn dịch của nước nào hay hơn là trò phù phiếm. Nhưng kiểu bền nhất là phải đi đến miễn dịch cộng đồng. Trong khi chưa có vac xin để đạt điều đó thì phải cắt các mối liên hệ người-người đến mức tối thiểu để số người bệnh luôn nằm dưới khả năng chữa trị của nền y tế.

Trung Quốc dùng các biện pháp quân phiệt quây và dập được ổ dịch ở Hồ Bắc, nhưng còn lâu mới miễn dịch cộng đồng cho 1 tỷ dân. Giờ họ phải khởi động lại nền kinh tế, thả lỏng cho đi lại để tránh sụp đổ. Nếu có cô Rona măt xanh mỏ đỏ ở đâu đó lọt vào thì rất có thể lại quay lại thảm kịch của tháng 12.2019.

Cái khó của cả TQ và thế giới là: Vừa phải cắt con đường lây lan, vừa phải đảm bảo kinh tế hoạt động. Vì nếu kinh tế không hoạt động thì y tế cũng tê liệt, bệnh viện tan rã. Chúng ta sẽ chết vì đói, chết vì không có giấy toilet, vì không có điện để vào FB khoe quần áo, trước khi chết vì cô gái 19 kia.

Tiều phu biết là từ Merkel, Trump, Tập, đến cả chú Đam đều khó nên hồi giờ ngậm tăm, đâu dám nói gì.

Trong khi Corona và kháng thể đánh nhau, hành động của chúng ta là: Ai không làm gì ra sản phẩm và lưu thông hàng hóa thì ở đâu ngồi đấy. Nhớ súc miệng, rửa tay, chờ vắc-xin và… tránh ngạo nghễ!

Ai yêu mẹ thì chớ mang bệnh hoặc phiền hà rắc rối về cho quê mẹ.

Lợi dụng cuối tuần các bác sỹ không để ý, tiều phu múa rìu qua mắt thợ.

(Còn tiếp)

—–

[1] Virus không sợ kháng sinh, nhưng sự phát triển của chúng có thể bị kìm hãm bởi một số thuốc kháng virus (Virostatica).

[2] Số người chết ở Ý cao vì không đủ giường bệnh hồi sức. Các bác sỹ phải quyết định, cho ai được nằm máy thở, ai không được.

Nghệ An

Nguyễn Thùy Dương

22-3-2020

Nghệ An từ chối nhận công dân từ Lào về với lý do hết chỗ chứa, dân Nghệ An bơ vơ làm gánh nặng cho tỉnh khác. Tỉnh tương đương với Thành phố mà chỉ chuẩn bị 2000 chỗ cách ly cho người về thì thật lạ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố: “Không để ai phải rơi lại phía sau”. Nghệ An không bỏ rơi mà chỉ bỏ chợ cho tỉnh khác.

Trung Quốc từ cuộc rước những người hùng

Tâm Chánh

22-3-2020

Trung Quốc chào đón những thầy thuốc như những anh hùng. Hãy nhìn cái cách chào đón ở sân bay, trên đại lộ, trên tàu điện. Trống giong cờ mờ, vừa thu hút sự hiếu kì, lại vừa khoa trương được thanh thế. Ngay đến vẻ ồn ào khoa trương đó người Trung Quốc cũng làm nó một cách lớp lang, chu đáo, và bài bản. Rất đáng gườm.

Thế giới hậu đại dịch Corona

Financial Times

Tác giả: Yuval Harari

Dịch giả: Phạm Hạnh

21-3-2020

Cơn bão này rồi sẽ qua đi nhưng những lựa chọn bây giờ có thể sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta trong tương lai.

Xã hội hóa việc cách ly

Dương Quốc Chính

21-3-2020

Cuối cùng thì Bộ Y tế cũng quyết định phải xã hội hóa việc cách ly. Điều này chứng tỏ kế hoạch dập dịch của họ vẫn chưa tốt, mất bò mới lo làm chuồng.

“Đây không còn là thời khắc bình thường nữa”

Lê Nguyễn Duy Hậu

21-3-2020

Bài phát biểu của thủ tướng Đức Angela Merkelbài báo của Yuval Noah Harari trên Financial Times xuất hiện thật đúng lúc như những sự lãnh đạo cần thiết cho nhiều người trong thời điểm khó khăn này.

Đây là lúc phải sát cánh bên cạnh nhân dân… chứ không phải xuất hiện để sắp ghế

Bạch Hoàn

20-3-2020

Xin đừng nhìn diễn biến chống dịch virus Trung Quốc ở Việt Nam bằng màu hồng, xin đừng lạc quan tếu và cũng xin đừng ngạo nghễ nữa. Đại khủng hoảng, đại suy thoái kinh tế đã đến tận cửa từng nhà.

Đại dịch giấy vệ sinh, thu hoạch sớm về chính trị

Tâm Chánh

20-3-2020

Một chính quyền chuyên chế có thể chống dịch tốt hơn một nhà nước dân chủ?

Còn sớm để có thu hoạch chính trị đó, ngay cả khi ở Trung Quốc tình hình dường như đã được kiểm soát. Bởi cơn hoảng loạn vừa xảy ra với loài người có lẽ không phải từ con vi rút corona, mà chính bởi con vi rút ấy lây lan từ Trung Quốc.

Việt Nam sẽ gồng, gồng nữa, gồng mãi?

Dương Quốc Chính

19-3-2020

Các stt trước mình đã viết về 2 phương pháp dập dịch kiểu Tây (đại diện là Anh) và kiểu VN (hay TQ). Thực ra vẫn còn kiểu lai lai nữa, như ở Hàn Quốc hay Mỹ. Tức là xét nghiệm thật nhiều để phát hiện người nhiễm virus rồi cách ly và điều trị tại bệnh viện. Không có cách ly tập trung hay phong tỏa là kiểu Hàn Quốc. Mỹ thì có “hạn chế giao tiếp” (dịch sát nghĩa hơn là tạo khoảng cách xã hội – social distancing).

Không nên bấu víu vào những hy vọng không thật

Phạm Ngọc Hưng

19-3-2020

Đến giai đoạn này của dịch, vẫn có rất ít người hiểu rằng cuộc sống của chúng ta sẽ không thể quay về như trước nữa. Và không nên bấu víu vào những hy vọng không thật.