Corona dung tha dân Việt?

Lê Thiên

24-4-2020

Ngày 19/4/2020, có bài báo lạ trên BBC: Virus corona: Trời thương dân Việt Nam hay ‘kém vệ sinh’ tạo miễn dịch? của tác giả “Hoa Mai gửi từ TP HCM”. Bài báo viết: “Việt Nam, trong trận bão tố quét qua khắp thế giới, vẫn đang đứng vững trong số 3 quốc gia ít ỏi chưa có ca nào tử vong vì COVID-19, với con số mắc bệnh tuy lai rai tăng thêm nhưng vẫn thấp kỷ lục: tính tới 19/4, vẫn 268 ca/100 triệu dân, 198 đã hồi phục và chưa có ai tử vong”.

“Ngồi ăn thì núi lở”

Trúc Nguyễn

23-4-2020

Bạn tôi sống ở thành phố thuộc nhóm “có nguy cơ cao” phải “giãn cách” ít nhất đến ngày 22/4. Cuối buổi chiều ngày 18/4 sau khi đạp xe nhiều km qua những con phố thưa vắng cảm giác chưa đủ nên anh ghé vào một sân bóng để chạy bộ.

Trên sân cỏ rộng hàng ngàn mét vuông có 3 người và 1 con chó, đeo khẩu trang và giãn cách tốt, ai nấy lầm lũi chạy như những xác chết di động. Nhưng chỉ khoảng 5 phút, xe bán tải CA phường xuất hiện phát loa yêu cầu giải tán. Đó là “zoom cận cảnh” một sinh hoạt xã hội thời chống dịch ở 1 phường của Sài Gòn, phải nói là nghiêm và đa phần người dân tuân thủ, hợp tác.

Chúng ta đang ở tuần thứ 3 giãn cách xã hội, có khả năng tiếp tục qua tuần thứ 4 đến cuối tháng, nhiều địa phương lên kế hoạch cho học sinh nghỉ học qua đến tuần đầu tháng 5. VN là một trong những nước kết quả phòng chống dịch bệnh tốt nhất thế giới…

Nhưng mặt khác “ngồi ăn thì núi lỡ“, 3 tuần giãn cách cũng là 3 tuần người dân nín thở để sống. Nền kinh tế đã “ngấm đòn”, người lao động bế tắc, đã có người Anh (dân “Ăng -Lê”) cầm bảng xuống đường xin tiền. Ngàn doanh nghiệp, vạn hộ kinh doanh, người dân sống bằng vốn vay, mỗi sáng mở bát ra là cục nợ to dần.

Một diễn biến khác, làn sóng mua bán sát nhập công ty đang diễn ra: “Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong tháng 3 có đến 940 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp là hơn 1,172 tỉ đô la. So với cùng kỳ năm ngoái tăng gần 35%“. M&A là một hoạt động theo quy luật thị trường, nhưng xảy ra thời điểm này không tránh khỏi mất giá, bán rẻ gây thất thoát tài sản và thương hiệu, dù của tư nhân hay tổ chức thì xét cho cùng cũng là tài sản của quốc gia.

Dư luận chia hai phe: Tiếp tục cách ly hay phục hoạt lại nhịp sống xã hội… Từ những diễn biến nêu trên rồi đọc tin dịch bệnh hoành hành các nước châu Âu, Mỹ thì khó nói giải pháp nào hay hơn. Nhưng VN có những đặc thù riêng: nền kinh tế quy mô nhỏ, tích lũy thấp, đa phần doanh nghiệp sử dụng vốn vay, phúc lợi xã hội chưa phát triển, một bộ phận người dân chạy ăn từng bữa…

Hy sinh kinh tế để bảo vệ tính mạng người dân là quyết định chính trị có trách nhiệm nhưng sau hơn 3 tháng phòng chống dịch, 3 tuần cách ly xã hội chúng ta đã thu đạt kết quả tốt, đã rút ra được bài học kinh nghiệm là cơ sở để thực hiện nguyên tắc “Điều chỉnh tích cực” cùng với “Kiểm soát dịch bệnh” để tiến tới “Chung sống an toàn” như PTT Võ Đức Đam nêu trong cuộc họp BCĐ phòng chống dịch ngày 17/4.

Mỗi địa phương, tổ chức, đặc biệt là các viện, trường đại học… nên thiết kế những kịch bản chi tiết riêng để tái khởi động các hoạt động làm thí điểm. Đặt mục tiêu rủi ro mức độ nào là chấp nhận được, nếu vượt ngưỡng thì phải phong tỏa trở lại… rồi lượng giá kết quả rút kinh nghiệm tiến tới nhân rộng mô hình.

Một lãnh đạo trường Y nói “Trong cơ cấu chương trình đào tạo ngành y thì 2/3 thời lượng là sinh viên học lâm sàng. Sinh viên từ năm thứ 3 trở đi chủ yếu học lâm sàng. Mà học lâm sàng thì không thể học trực tuyến được”.

Bạn tôi, trưởng Khoa ngoai một  bệnh viện tuyến Trung ương nổi tiếng, tâm sự, đi chuyên tu nước ngoài như Mỹ, Nhật về, chủ yếu là làm việc với máy móc hiện đại, học cách quản lý chuyên nghiệp… còn chuyên môn thì môi trường thực hành không bằng VN vì ngày nào cũng có nạn nhân tai nạn giao thông cần mổ, bác sĩ cực nhưng cũng nhờ vậy tay nghề cao hơn hẳn so với đồng nghiệp cùng lứa ở nước ngoài.

Học ngành Y thì dịch bệnh là một cơ hội có một không hai để thâm nhập cọ xát với thực tế, nhưng thời gian vừa qua các trường Y “lock down” cùng với đất nước. Thiển nghĩ, đóng cửa trường Y để tránh dịch là một thiệt thòi cho sinh viên và tổn thất cho xã hội!

Nhà có người thân học Bách Khoa, những ngày đầu thực hiện giãn cách, tôi trông chờ trường đề xuất quy trình an toàn khép kín cho việc sinh viên đi học trở lại… thực tế thì sinh viên BK cũng học online, nghỉ miệt mài! Việc cho học sinh sinh viên nghỉ ở nhà bắt đầu thành quán tính nghỉ tiếp chắc cũng không sao, đến khi xuất hiện một lứa thanh niên tăng cân, phản ứng chậm, đầu óc tưng tưng… thành hiệu ứng xã hội mới cuống cuồng thấy “có sao” thì e là đã muộn!

Phát minh dễ thương cây “ATM gạo” trong mùa dịch là của một cá nhân, đội ngũ phòng chống dịch thì làm việc bở hơi, tai còn các Viện, các trường đại học… những nơi lý luận “đầy mình”, phòng nghiên cứu, cơ sở vật chất, nhân sự là hàng ngàn GS, TS, Thạc sĩ… thì đây là cơ hội để phát minh sáng kiến, ứng dụng, tiện ích thì không mấy động tĩnh, ngược lại nhất cử nhất động đều chờ và làm theo chỉ thị của Thủ tướng.

Nguyên nhân là do tâm lý thụ động, sợ trách nhiệm hay là vì vướng cơ chế? Nếu thế thì cần phải hạ bỏ gánh nặng cơ chế giải phóng năng lượng sáng tạo cho các nhà khoa học và lực lượng tri thức nước ta là một nhu cầu bức xúc! Có thể nói giới khoa học VN đang bỏ qua một cơ hội cống hiến, mang danh trí thức mà không bị thôi thúc của tâm thế phục vụ cuộc sống quả là đời buồn!

Mặt khác cũng có ý kiến cho rằng, nhờ lock down mà nhiều chỉ số môi trường khắp thế giới trong đó có VN tốt lên trông thấy, chẳng phải là tốt hay sao! Nhưng hơn 7 tỉ sinh linh trên trái đất này và một bộ phận không nhỏ trong gần 100 triệu dân VN phải lo sốt vó từng bữa ăn…

Ý thức về môi trường cần thể hiện trong mọi ứng xử sinh hoạt hàng ngày làm đều đặn năm này qua năm nọ cho thành kỷ luật mới hiệu quả chứ không phải hy sinh sinh mệnh kinh tế để cho Mẹ trái đất nghỉ mệt, hết dịch lại đâu vào đấy! Nếu lock down kéo dài đến cuối năm vẫn chưa có vaccine thì phải giải bài toán kinh tế làm sao?

Tham khảo

https://tuoitre.vn/cac-tinh-thanh-lan-luot-cong-bo-ke-hoach-thoi-gian-hoc-sinh-di-hoc-lai-20200417114006633.htm

https://www.thesaigontimes.vn/301799/thoi-covid–19-nuoc-ngoai-gia-tang-thau-tom-doanh-nghiep-viet.html

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dich-benh-con-keo-dai-tien-toi-chung-song-an-toan-voi-covid-19-634434.html

https://thanhnien.vn/giao-duc/chong-dich-covid-19-sinh-vien-y-khoa-van-phai-tam-nghi-hoc-lam-sang-1209082.html

https://tuoitre.vn/cach-ly-xa-hoi-den-22-4-ra-sao-20200416082512009.htm

Vì sao giám đốc CDC Hà Nội bị bắt?

Dương Phong

23-4-2020

Ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, bị bắt. Ảnh: Xuân Long/ TT

Theo điều tra báo chí, thời gian vừa qua CDC Hà Nội có mua thêm một hệ thống xét nghiệm realtime PCR, do số lượng mẫu nghi nhiễm COVID-19 cần xét nghiệm gia tăng.

Thở máy cho bệnh nhân Covid-19 diễn ra thế nào?

Der Spiegel

Tác giả: Martin U. Müller

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

17-4-2020

Một bệnh nhân được cung cấp oxy qua máy thở (ảnh lưu trữ). Nguồn: Drägerwerk / DPA

Trong đại dịch corona người ta rất thường nói đến máy thở và năng lực trong những nơi chăm sóc đặc biệt (ICU). Nhưng việc thở máy đối với bệnh nhân thật sự có nghĩa là gì? Và tại sao không phải chỉ cần có thiết bị tối tân là đủ?

Cố vấn Nhà Trắng so sánh người biểu tình chống lại “lệnh ở nhà” của các tiểu bang với nhà hoạt động Rosa Parks

TIME

Tác giả: Madeleine Carlisle

Dịch giả: Châu Minh Dũng

18-4-2020

Nhà kinh tế học bảo thủ Stephen Moore so sánh những người xuống đường biểu tình chống lại lệnh ở nhà [do chính quyền các tiểu bang ban hành nhằm hạn chế dịch COVID-19 lây lan] với bà Rosa Parks, nhà hoạt động biểu tượng của Kỷ nguyên Nhân quyền, theo một bài báo của Washington Post vừa được công bố tối thứ Sáu vừa rồi.

Chống dịch không thể chỉ bằng quyết định chính trị

Huy Đức

20-4-2020

Chiều qua, 4 ca được xét nghiệm nhanh bằng test huyết thanh học cho kết quả dương tính đã làm chúng ta đứng tim. Ba ngày trước đó Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới nào. May mà tối trễ, kết quả PCR cho biết 4 trường hợp này âm tính. Lần trước, test nhanh cũng phát hiện 3 ca dương tính giả, đã cho cách li cả đến F1, F2… để rồi khi xét nghiệm PCR thì âm tính.

Vì sao các nước không nghe lời WHO?

Dinh-Van Nguyen

18-4-2020

Trong một thiên tai dịch bệnh, trách người là chuyện dễ làm nhất. Ngày xưa chưa biết, tất cả đều đổ lỗi tại trời (thiên tai), giờ thì mọi người đổ lỗi cho nhau.

Bác sỹ Lý Văn Lượng có cứu được ai không?

Đặng Sơn Duân

16-4-2020

Bác sỹ Lý Văn Lượng, người từng bị khiển trách vì đăng tải thông tin ban đầu về virus Vũ Hán, đã qua đời vì chính loại virus này vào đầu tháng hai.

Nhân vụ Mỹ thôi đóng tiền cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Trương Nhân Tuấn

16-4-2020

Thời “chiến tranh lạnh” 1950-1990, các định chế quốc tế, kiểu Liên Hiệp quốc, (hay các tổ chức thuộc LHQ như WHO, FAO, UNESCO…) là những “đấu trường” để các các quốc gia thuộc hai khối Tư bản – Cộng sản đấu đá lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng.

Covid-19: Tài liệu chiến lược của Bộ Nội vụ Liên bang Đức

Tages Schau

Tác giả: Grill Georg Mascolo

Dịch giả: Hiếu Bá Linh

27-3-2020

Một trang trong tài liệu chiến lược của Đức: Kịch bản “trường hợp xấu nhất”, có gần 1,2 triệu người chết.

Tài liệu chiến lược của Bộ Nội vụ Liên bang Đức dài 17 trang, với tựa đề “Làm thế nào chúng ta có thể kiểm soát COVID-19” được phổ biến rất hạn chế, chỉ được phân phát cho các Bộ khác và Thủ tướng Liên bang Đức sau ngày 18.3.

SARS-Cov-2 có tấn công não bộ? Một phần ba bệnh nhân có triệu chứng thần kinh

NTV

Dịch giả: Lê Quí Trọng Lê Quang Ngọ

11-4-2020

Theo các chuyên gia một số triệu chứng khi mắc phải Covid-19 chỉ rõ sự phân chia của não. Nguồn: DPA

Góp ý với Chính phủ về giãn cách xã hội sau ngày 15/4/2020

Trần Vũ Hải

14-4-2020

Hiện nhân dân và doanh nghiệp rất quan tâm về hiệu lực Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ “cách ly xã hội” nhằm phòng chống dịch bệnh Covid-19 sau ngày 15/4/2020. Được biết Chính phủ đang thu thập ý kiến các ban ngành, các giới về việc này, nên với tư cách một công dân, tôi có mấy ý kiến, đề nghị như sau:

Cần phải xét nghiệm lớn-rộng để tránh thiệt hại kinh tế quá lớn

Phạm Quang Tuấn

14-4-2020

Vì lợi ích kinh tế và xã hội, Việt Nam cần bỏ ra một số tiền lớn – có thể tầm cỡ trăm triệu USD – để thiết lập càng sớm càng tốt một hệ thống xét nghiệm Covid-19 nhanh và rộng. Bài viết này sẽ lý giải tại sao, dựa vào những khái niệm căn bản của lý thuyết điều khiển (control theory).

Cái đói sẽ phá vỡ hết mọi quy định

Mạnh Quân

13-4-2020

Ông J.D, 53 tuổi, người Anh. Ảnh: Báo TN

Bức ảnh và câu chuyện ông giáo viên người Anh sang VN phải ra đường xin ăn sáng nay trên báo Thanh Niên thật ám ảnh.

Đó là ông J.D, 53 tuổi, người Anh, giáo viên Anh ngữ bán thời gian ở một trung tâm ngoại ngữ TP.HCM. Nhiều người đều đã nhìn thấy ông này trên đường Võ Văn Kiệt – Nguyễn Tri Phương, với một tấm biển treo trước ngực: “Không có công việc, giúp tiền mua thức ăn. Cảm ơn!”.

Tin quan trọng về đại dịch nCoV: Vấn đề tái nhiễm bệnh hay do thiếu kháng thể?

Hành tinh Titanic

10-4-2020

Nam Hàn vừa thông báo có 91 bệnh nhân sau khi khỏi nCoV (xét nghiệm âm tính) thì bị tái nhiễm trở lại (xét nghiệm dương tính). Họ dự báo con số này sẽ tăng trong thời gian sắp tới, và cho rằng virus đã “tái hoạt động lại” (reactivated) trong cơ thể bệnh nhân.

Mọi sự hy sinh, mọi công sức có thể phải đổ sông, đổ biển!

Trương Quang Vĩnh

10-4-2020

Tính từ ca nhiễm bệnh đầu tiên ở VN ngày 23/01, đến nay đã 2,5 tháng. Từ những chủ trương quyết liệt của Chính phủ, sự làm việc không mệt mỏi của BCĐ quốc gia và các tỉnh, thành; đặc biệt BCĐ TP Hà Nội đến sự hy sinh, tận tụy của đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch. Đến sự tận tụy của đội ngũ phục vụ ở các khu cách ly và sự đồng lòng, tự giác của nhân dân; chưa kể sự thiệt hại rất lớn về kinh tế-xã hội… để chúng ta có kết quả ban đầu hôm nay:

Corona – Kháng thể đánh nhau và tảng băng chìm (Phần 6)

Nguyễn Thọ

10-4-2020

Tiếp theo Phần 1 – Phần 2 – Phần 3  Phần 4Phần 5

Hôm nay các nhà khoa học Đức đã công bố một nhận định cực kỳ quan trọng về Corona. Nhóm nghiên cứu của giáo sư Hendrik Streeck, Viện vi trùng học thuộc đại học Bonn đã làm việc 10 ngày ở huyện Heinsberg, nơi tạo ra trái bom Covid-19 nhân dịp lễ hóa trang hôm 23.2.2020 tại Đức.

Một góc nhìn về các con số “Tử vong trận mạc” chống virus từ Trung Quốc

Lê Vĩnh Triển

9-4-2020

Phương Tây – những hy sinh ở tuyến đầu của nhân loại:

Những con số thương vong hậu Vũ Hán ở phương Tây làm tôi choáng ngộp, thương và lo cho dân nước họ. Có lẽ cũng vì nhiều người Việt Nam đã sống ở khắp các nước này. Chết khủng khiếp quá. Nhưng chẳng hiểu sao, tôi không mảy may có ý nghĩ họ thua sút Trung Quốc (nếu có thể tin các con số do Trung Quốc đưa ra) trong ngăn chặn đại dịch.

Không để ai bị bỏ lại phía sau, sao giờ này vẫn để công dân của mình ở ngoài?

Bạch Hoàn

8-4-2020

Người Việt sống gần một bệnh viện ở Singapore xếp hàng để kiểm tra thân nhiệt trước khi vào nơi ở. Ảnh: VNN

“Chúng ta đang sống những thời khắc khó khăn, nhưng quý vị có thể thấy rằng, không người Hung nào bị bỏ rơi“.

Tôi không biết liệu người dân Hungary có cảm thấy được vỗ về bởi lời phát biểu của ông Orbán Viktor, Thủ tướng Hungary, về những gì đang xảy ra khi bạo dịch tấn công châu Âu như một trận càn.

Không lây cho vợ mà lây cho hàng xóm – Chuyện nghiêm túc chứ không phải đùa

Thanh Hằng

8-4-2020

Sáng nay, có thêm 2 đồng chí mắc Covid mới, nhưng lại có thêm 4 đồng chí ra viện, tức là VN đã có 50% số người được chữa khỏi. Đây thực sự là tin để cho chúng ta lạc quan.

Tầng 333 của cái hố

Đào Tuấn

7-4-2020

Ảnh: internet

Hôm qua, được cô gái xinh đẹp cùng cơ quan tag vào cái ảnh này. Một cái ảnh chị hàng rong mùa cô Vy, khi HN “mất dấu F0” mà bản thân việc “ra đường là về phường”, đã đồng nghĩa với 200.000 đồng, bêu mặt trên báo.

Văn hóa từ chức và Covid-19 tại Mỹ – Khi guồng máy bị Ý-Thức-Hệ-Hóa, người dân giẫy chết

Viet-Studies

Trần Đán

5-4-2020

Kính thưa Tổng Thống Donald Trump,

Năm 2013, khi siêu vi Ebola gây xuất huyết xuất hiện tại châu Phi đe dọa lan lây cả thế giới và nước Mỹ, ông kêu gọi Tổng Thống đương thời Obama hãy từ chức. Obama đã làm gì để bị chỉ trích như thế?

Vẫn thương rau đắng sau hè

Đặng Đình Mạnh

5-4-2020

Đói! Chưa từng có một dân tộc nào đã thoát được nạn đói trong lịch sử sinh tồn của họ cả. Cái thái lai thịnh vượng ngày nay đều có nguồn gốc từ cơn bĩ cực đói khát thuở hồng hoang của tổ tiên bất kỳ dân tộc nào đã từng hiện diện trên thế giới này.

Corona – Kháng thể đánh nhau và sai lầm của con người (Phần 5)

Nguyễn Thọ

5-4-2020

Tiếp theo Phần 1 – Phần 2 Phần 3Phần 4

Người Việt ở Đức phát động phong trào may khẩu trang tặng các bệnh viện và cơ sở y tế công cộng ở Đức. Ảnh: FB tác giả

Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã đảo lộn nhiều ngôi thứ. Khi phải quyết định giữa sự sống và cái chết, con người thường hành động theo bản năng. Dân các xứ “văn minh”, “dân trí cao”, hay rao giảng về nhân quyền nay mua vét từ giấy vệ sinh đến bột nở làm bánh. Ngược lại, dân chúng ở các xứ đang phát triển lại có ý thức hơn. Họ không vét hàng mà chỉ mua xăng để giúp đỡ chính phủ có tiền chống dịch.

Họ trở nên chính trị và xếp loại tả hữu rất nhanh. Ai than phiền về tình trạng các bệnh viện ở Mỹ sẽ được nhắc nhở là không được quên ơn nước Mỹ. Nếu nghi ngờ về tác dụng chống Corona của thuốc sốt rét Chloroquine, bạn sẽ được kết nạp vào đảng Dân chủ.

Với virus corona, một lần nữa Trump lại đối đầu với Mẹ Thiên Nhiên

New York Times

Tác giả: Thomas L. Friedman

Dịch giả: Châu Minh Dũng

31-3-2020

Thất bại của Tổng thống trong việc hiểu được giới hạn của ông ta, phải trả cái giá rất đắt.

Câu hỏi dành cho báo chí hôm nay: Các dữ liệu sau đây có điểm chung nào?

Tại sao cuộc khủng hoảng này là một bước ngoặt trong lịch sử

New Statesman

Tác giả: John Gray

Dịch giả: Ngô S. Đồng Toản

3-4-2020

Biếm họa của John Gray

Thời đại toàn cầu hóa đã lên tới đỉnh dốc của nó và bắt đầu xuống dốc. Với những ai trong chúng ta còn chưa đứng ở tuyến đầu chống dịch Wuhan Coronavirus, thì việc dọn dẹp tinh thần của mình và nghĩ xem làm sao để sống trong một thế giới đã thay đổi, là một nhiệm vụ phải làm ngay. 

Không có thần dược – Tùy cách cư xử của chúng ta

Trần Gia Huấn

3-4-2020

Tiên lượng xấu

31/3/2020, Tổng thống Trump cùng với ban tham mưu chống dịch đã tổ chức họp báo. Giọng buồn và nghiêm trọng, Trump cho biết: Thời gian rất đớn đau đang chờ đón ở hai tuần đầu tháng Tư.

Giai đoạn đen tối của thế giới, thực trạng tại Việt Nam và chúng ta nên làm gì

Mai Qốc Ấn

3-4-2020

3/4/2020, số người nhiễm ChinaVirus đã vượt mốc 1 triệu người, số người chết đã hơn 51.000 người. Trước đó, Liên Hiệp Quốc đánh giá đại dịch này là biến cố tồi tệ nhất từ sau thế chiến 2.

Đại dịch Covid-19 ở Việt Nam: Đỉnh dịch phía trước hay phía sau

Trần Tuấn

2-4-2020

Tiếp theo bài: Năng lực dự báo đúng đỉnh dịch: Ý nghĩa quyết định đối với Việt Nam trong chống dịch Covid-19

Thắc mắc này được giải không khó khăn, nếu có các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng được thực hiện, nhất là, nghiên cứu sử dụng test phát hiện kháng thể đặc hiệu với vi rút gây dịch, cho ra chính xác kết quả tỷ lệ dân chúng đã nhiễm vi rút, có kháng thể, ở thời điểm hiện nay.

Các nước phương Tây đã phản ứng rất chậm

Lê Trung Tĩnh

2-4-2020

Là một người thường xuyên cổ võ cho những giá trị phương Tây như dân chủ, tự do, trong đó có tự do chỉ trích, tôi thấy cần viết những dòng sau đây khi cơn dịch bệnh hiểm ác đang hoành hành khắp nơi.