“Cơ chế” nước mình ngộ quá phải không anh?

Mai Bá Kiếm

17-6-2021

Công ty cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) mới thành lập năm 2006 nhưng là đại gia “vaccine 5 sao” trong số 36 công ty được quyền nhập vaccine trực tiếp.

Quỹ vaccine: Nhìn thẳng vào nỗi đau!

Nguyễn Thùy Dương

13-6-2021

Thủ tướng Chính phủ rơm rớm nước mắt đứng trước màn hình vận động mua vaccine. Tin nhắn từ Mặt Trận Tổ Quốc và Chính phủ xin từng ngàn đồng cho quỹ vaccine lời lẽ khẩn thiết: “…ai có ít góp ít, ai có nhiều góp nhiều…”. Có ai tin được đây chính là lời lẽ vận động từ một quốc gia đã từng thất thoát, thiệt hại hàng trăm ngàn tỷ đồng do “lỗi quản lý” hay không?

Quyền riêng tư là quyền riêng tư, và cả phẩm giá nữa

Lương Thế Huy

13-6-2021

Các cầu thủ Đan Mạch đang đứng quây quanh người đồng đội Christian Eriksen bị đột quỵ trong trận đấu với Phần Lan ngày 12/6/2021. Ảnh trên mạng

Khi cầu thủ Đan Mạch, Christian Eriksen ngã xuống và đội ngũ y tế cấp cứu trên sân, đồng đội anh đứng xung quanh để tạo thành “lá chắn” trước hết là để bảo vệ quyền riêng tư cho Eriksen trước ống kính máy quay (không ai muốn hình ảnh lúc mình không mong muốn nhất lại bị mọi người nhìn thấy, hay nói cách khác, hầu như chẳng ai đồng ý việc chia sẻ hình ảnh mình bị tai nạn, nên chĩa máy quay vào lúc một người bất tỉnh là không có sự đồng ý của họ).

Vaccine Trung Quốc của Sinopharm – Vết xe đổ, tại sao chúng ta phải đi vào?

Nguyễn Hồng Vũ

5-6-2021

Hai ngày trước, mình đã kể cho các bạn về sự thất bại trong chiến lược vaccine COVID-19 của Seychelles, quốc gia có tỉ lệ người được chích ngừa cao nhất thế giới (hơn 71%) vì sự “kém hiệu quả bảo vệ” của vaccine Trung Quốc, thì ngày hôm qua mình thấy tin Việt Nam phê duyệt chính vaccine ấy của Trung Quốc cho người Việt mình sử dụng, mình cảm thấy khá sốc! Việc phê duyệt vaccine hãng Sinopharm, Trung Quốc trước các thông tin bất lợi về nó là một việc giống như “đi lên vết xe đổ”. Seychelles không phải là nạn nhân duy nhất bởi vaccine Trung Quốc!

Nanocovax của Việt Nam sẽ thử nghiệm xong giai đoạn 3 vào tháng Chín?

Phạm Quang Tuấn

2-6-2021

Theo Vnexpress, vaccine Nanocovax của Việt Nam đã thử nghiệm xong giai đoạn 1 và 2, và sắp được thử nghiệm giai đoạn 3 ở VN vào tháng 6 trên 13 ngàn tình nguyện viên. Họ dự kiến sẽ thử xong vào cuối tháng 9 “nếu thuận lợi”.

Tôi cũng mong là vaccine của VN sẽ thành công và giúp bà con ở nhà chống dịch, nhưng những thông tin về “thử nghiệm giai đoạn 3” này cực kỳ vô lý.

Nhắc lại, vaccine cũng như mọi loại thuốc khác phải thử qua ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thử trên một số nhỏ, khoảng 20-80 người, mục đích chính là xét nghiệm an toàn và phản ứng miễn dịch.

Giai đoạn 2: Thử trên nhiều người hơn, với mục đích xét nghiệm tính an toàn, phản ứng miễn dịch (kháng thể), điều chỉnh liều lượng.

Giai đoạn 3: Randomized double blind testing với giả dược (placebo) trên nhiều ngàn hay nhiều chục ngàn người, với mục đích xét nghiệm kỹ hơn sự an toàn của vaccine và đo lường hiệu ứng miễn dịch. Trong giai đoạn 3, người ta sẽ so sánh số người nhiễm bệnh trong nhóm dùng vaccine thật và trong nhóm dùng giả dược để đo lường hiệu ứng của vaccine. Chẳng hạn, nếu sau một thời gian nào đó 10% số người tiêm giả dược bị nhiễm bệnh và chỉ 3% số người tiêm vaccine nhiễm, thì vaccine có hiệu quả 70% (tức là tỷ lệ nhiễm giảm 70%).

Để kết quả của Giai đoạn 3 đáng tin cậy (có ý nghĩa thống kê), phải đợi đến khi có một số khá nhiều tình nguyện viên (100-200 người) nhiễm bệnh trong nhóm dùng giả dược. Nếu số này ít hơn thì không thể kết luận chắc chắn vì sự may rủi đóng vai trò quá lớn. Vì vậy Giai đoạn 3 cần một số lớn tình nguyện viên, cần một thời gian dài, và phải làm ở những nơi dịch hoành hành mạnh. Nếu không sẽ phải đợi rất nhiều năm để có kết quả. (Tàu cũng phải tiến hành Giai đoạn 3 cho các vaccines của họ ở những nước khác: Nam Phi, Brazil…)

Vậy với 13 ngàn tình nguyện viên, có thể hoàn thành giai đoạn 3 ở VN trong vòng 4 tháng như báo nói không? Cho là một nửa tiêm giả dược, tức là 7.500 người. Để có kết luận thì phải hơn 100 trong số đó nhiễm covid trong vòng 4 tháng đó. 100 người nhiễm trong 7.500 người thì tỷ số nhiễm bệnh phải là 1,3% trong vòng 4 tháng. Vì những người tiêm cũng có xác suất nhiễm bằng mọi người khác, nên trong 4 tháng tới sẽ có 1,2 triệu người VN nhiễm bệnh.

VN vẫn tự hào là kiểm soát dịch giỏi, vậy có tin được là sẽ có hơn 1 triệu ca trong 4 tháng tới không?

(VNExpress viết: “Nếu thuận lợi, thử nghiệm giai đoạn ba có thể hoàn tất vào cuối tháng 9.” “Thuận lợi” đây chỉ có nghĩa là dịch sẽ bùng nổ lớn nên chóng có kết quả!)

Sao không khởi tố Hội đồng bầu cử, lại nhắm vào Hội thánh truyền giáo?

Nguyễn Vi Yên

1-6-2021

Ảnh 1: Ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử ở Hải Phòng ngày 13/4/2021. Nguồn: Doãn Tấn/TTXVN.

Một tuần trước ngày bầu cử, số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam lên đến con số hàng trăm ca mỗi ngày. Trong bối cảnh đó, chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, người đứng đầu Hội đồng Bầu cử Quốc gia, vẫn đốc thúc toàn dân đi bầu qua lời tuyên bố rằng “không vì dịch bệnh mà không tổ chức được bầu cử”.

7 yếu tố dịch tễ đợt dịch thứ 4

Mai Quốc Ấn

29-5-2021

Ba ngày có 58 ca dương tính. Hơn 12.000 F1 và F2. Đêm qua, cả TP.HCM tiến hành cuộc truy vết lớn nhất của mình từ đầu năm 2020 đến giờ. Quá nhanh, quá nguy hiểm!

Việt Nam đang quá chậm trên con đường miễn dịch cộng đồng

Nguyễn Ngọc Chu

17-5-2021

1. Việt Nam đã thành công ở giai đoạn đầu chống dịch bệnh Covid-19. Với cách chọn các biện pháp quân phiệt giản đơn: truy vết, khoanh vùng, cách ly, đóng cửa – Việt Nam đã hạn chế tối đa số lượng lây lan và số người chết vì dịch bệnh Covid-19.

Cần khởi tố ông Nguyễn Văn Thanh tội cố ý lây truyền dịch cúm

Nguyễn Đình Bổn

13-5-2021

Ông Nguyễn Văn Thanh, là Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco) thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội thuộc sở hữu nhà nước.

Lời vàng ngọc của Thủ tướng

Nguyễn Thông

11-5-2021

Từ hôm ổng lập ngôn tới nay, chỉ thấy báo chí khen khen khen, chứ chưa ai dám chỉ ra điều cần chê. Báo chí truyền thông quốc doanh mậu dịch đương nhiên phải bốc lên rồi, không bàn làm gì, nhưng ngay cả những người tử tế, kiến thức không đến nỗi nào, cũng cứ im lìm như đêm từ tịch. Có nhẽ do ngại đụng chạm tới quan chức, nhất đây lại là thủ tướng. Tránh voi chả xấu mặt nào, tâm lý an phận thường an ủi con người ta như vậy. Không ai lên tiếng thì không có nghĩa không có ai.

Kết quả nhãn tiền

Đỗ Ngà

10-5-2021

Vui chơi ngày 30/4 và ngày 1/5 đến nay đã được 7 ngày và hiện nay bệnh dịch này ở Việt Nam đang có nguy cơ bùng phát mạnh. Được biết, thời gian ủ bệnh của virus SARS-CoV-2 trung bình là 5-6 ngày, tối đa là 14 ngày. Như vậy với thời gian bùng phát bệnh trong mấy ngày qua thì đủ để kết luận, nguyên nhân lây bệnh là do kỳ nghỉ ngày 30/4 và ngày 1/5 là rất lớn.

Sốc phản vệ sau khi chích vaccine COVID-19

Nguyễn Hồng Vũ

8-5-2021

Theo thông tin báo chí, Việt Nam vừa có một ca sốc phản vệ là nữ nhân viên y tế 35 tuổi sau khi chích vaccine COVID-19 của AstraZeneca và đã qua đời một ngày sau đó! Cho đến nay, Việt Nam đã thực hiện chích ngừa loại vaccine này cho khoảng 750 ngàn nhân viên y tế và đây là trường hợp chết người đầu tiên. Vậy chúng ta nên nhìn nhận sự việc này như thế nào?

Giữa khốn khổ chống dịch, nỡ lòng nào đi tắm biển du hý vui chơi?

Lưu Trọng Văn

7-5-2021

Phối cảnh trụ sở Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Coninco.com.vn

Cổng thông tin Đấu thầu điện tử của bộ Kế hoạch và Đầu tư có đăng cuộc đấu thầu cho các cán bộ của Thành uỷ Hà Nội đi chơi và nghỉ dưỡng.

Phải bỏ tù người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, trốn cách ly Covid-19

Nguyễn Ngọc Chu

3-5-2021

1. MỖI NĂM CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI TRUNG QUỐC NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP?

Thật nổi giận khi vào thời kỳ lây lan virus Vũ Hán cực kỳ nguy hiểm, mà người Trung Quốc vượt biên trái phép không cách ly sang Việt Nam mỗi ngày một nhiều.

Vỡ mật vì “chuyên gia”

Nguyễn Ngọc Chu

2-5-2021

1. CHƯA THÀNH CÔNG TRONG ĐÓNG CỬA BIÊN GIỚI

Đóng chặt cửa biên giới. Đó là biện pháp đơn giản nhưng duy nhất đúng. Ai cũng hiểu.

Dịch bệnh và chiến tranh

Phan Thành Đạt

14-3-2021

Pháp và Liên minh châu Âu đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh bằng cách đẩy mạnh chương trình tiêm vaccine. Có 3 loại vaccine được sử dụng ở 27 nước thành viên là Pfizer-BioNtech, Moderna và AstraZeneca. Liên minh châu Âu đã đặt mua hàng tỉ liều vaccine để cung cấp cho gần 400 triệu dân.

Chính phủ VN: Xin hãy vì lòng nhân, đừng để vaccine ngoài luồng hủy diệt dân tộc

Võ Thu Phương

13-3-2021

Trong năm nay, Việt Nam sẽ nhập về một số lượng lớn vaccine. Lúc ban đầu, theo báo chí trong nước đưa tin, người dân được biết là sẽ có 3 nguồn nhập vaccine:

Bốn cựu Tổng Thống Mỹ kêu gọi dân tiêm vaccine

Việt J. Lê

12-3-2021

Cựu tổng thống Donald Trump không xuất hiện trong loạt video quảng cáo này, dù không rõ ông có được đề nghị tham gia chiến dịch hay không. Sau khi tất cả cựu tổng thống Mỹ còn sống, ngoại trừ Trump, tham gia chiến dịch quảng cáo kêu gọi người dân nước này tiêm vaccine nhằm đẩy lùi Covid-19.

Tổ chức phi lợi nhuận Ad Council ngày 11/3 phát hành loạt video quảng cáo kêu gọi người Mỹ tiêm vaccine, với sự tham gia của các cựu tổng thống Barack Obama, George W. Bush, Bill Clinton và Jimmy Carter.

Vaccine chính là hy vọng. Nó sẽ bảo vệ bạn và những người thân yêu khỏi dịch bệnh chết người này“, cựu tổng thống Obama nói trong một video.

Vaccine có thể cứu mạng bạn“, cựu tổng thống Clinton nói trong một video khác, trước khi Bush tiếp lời: “Nên chúng tôi hối thúc các bạn tiêm chủng ngay khi có vaccine“. “Đó là bước đầu tiên để chấm dứt đại dịch này và đưa đất nước tiến lên“, Obama nói tiếp.

Từ trái qua phải: Cựu tổng thống Jimmy Carter, Bill Clinton, Barack Obama, George W. Bush tại Bảo tàng Tổng thống George W. Bush năm 2013. Ảnh: White House.

Cựu tổng thống Donald Trump không xuất hiện trong loạt video quảng cáo này, dù không rõ ông có được đề nghị tham gia chiến dịch hay không.

Nhiều giờ trước khi các quảng cáo được phát sóng, văn phòng của Trump ở Florida ra tuyên bố rằng cựu tổng thống là người có công trong thành quả vaccine Covid-19.

Tôi hy vọng mọi người nhớ khi họ được tiêm vaccine ngừa Covid-19 (thường được gọi là virus Trung Quốc), nếu tôi không là tổng thống, họ sẽ không nhận được mũi tiêm tốt đẹp này trong ít nhất 5 năm và có thể không bao giờ được tiêm nó. Tôi hy vọng mọi người nhớ“, Trump nói trong tuyên bố.

Khi được hỏi họ có đề nghị Trump tham gia chiến dịch khuyến khích tiêm chủng này hay không, một đại diện của Ad Council chỉ nói dự án được bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái, nhưng không trả lời rõ câu hỏi trên. Người này thêm rằng một số hình ảnh được quay trong lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden hôm 20/1, sự kiện mà Trump không tham gia.

Cố vấn giấu tên ngày 1/3 nói rằng Trump và đệ nhất phu nhân Melania đã bí mật tiêm vaccine Covid-19 trước khi họ rời Nhà Trắng hồi tháng 1. Hiện chưa rõ vợ chồng cựu tổng thống đã tiêm loại vaccine nào và tiêm bao nhiêu liều.

Cựu tổng thống Trump đã nhiều lần nhận công về vaccine, bất chấp Chiến dịch Thần tốc nhằm phát triển vaccine của chính quyền ông vấp nhiều chỉ trích. Các thành viên của chính quyền Biden cho biết họ không được thừa hưởng gì từ kế hoạch phân phối vaccine của Nhà Trắng dưới thời Trump và phải “xây dựng mọi thứ từ đầu”.

Vài ngày trước lễ nhậm chức của Biden, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đăng Twitter rằng Chiến dịch Thần tốc sẽ được tiếp tục dưới chính quyền Biden, nhưng “cần phải nhanh chóng giải quyết các thất bại trong cách phân phối vaccine của nhóm Trump”.

Biden sau đó gọi chiến dịch triển khai vaccine dưới thời Trump là “thất bại thảm hại”

Việt Nam đang “mua” vaccine chủng ngừa COVID-19 bằng cách nào?

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

26-2-2021

Lô vaccine chủng ngừa COVID-19 với 117.600 liều đã về đến Tân Sơn Nhất ngày 24/2 vừa qua và về sớm hơn dự tính ban đầu.

Covid-19: Tìm kẻ đốt nhà hay tìm cách chữa và phòng lửa?

Thục Quyên

23-2-2021

Sau khi được văn phòng đại diện WHO tại Trung Quốc báo tin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên tiếng đòi tin chính xác về những trường hợp đầu tiên “viêm phổi không rõ nguyên nhân” tại Vũ Hán. Chính phủ Trung Quốc hứa kiểm chứng với cơ quan Y tế Vũ Hán và hai ngày sau (3/1/2020) xác nhận tình trạng cũng như việc đã đóng cửa một khu chợ bán thức ăn tươi, nơi được cho là đã xuất hiện loại virus corona mới (sau này được đặt tên khoa học là SARS-CoV-2).

Đoạn kết có hậu của một câu chuyện rủi ro

Lê Nguyễn

20-2-2021

Sảnh rộng nơi các lão ông, lão bà ngồi nghỉ trong 15 phút sau khi tiêm vắc-xin. Phía trong cùng là nơi các nhân viên y tế đứng tiếp xúc với người mới đến. Ảnh: FB tác giả

Tạm gọi đó là “đoạn kết có hậu” khi một bệnh nhân Covid đã tự khỏi bệnh, có được một thời gian miễn dịch tự nhiên, nay vừa được tăng cường mũi vắc-xin thứ nhất trong người. Tất nhiên mọi thứ sẽ không còn ý nghĩa nếu ta chủ quan, không tiếp tục cẩn trọng trong sinh hoạt, giao tiếp của mình.

Thấy gì qua ca người Nhật tử vong ở Hà Nội dương tính với Covid-19?

Võ Thu Phương

15-2-2021

Báo VnExpress đưa tin: “Chiều 14/2, Sở Y tế Hà Nội xác nhận người đàn ông quốc tịch Nhật Bản tử vong tại khách sạn Somerset West Point ở quận Tây Hồ, xét nghiệm dương tính với nCoV. Người này thuê phòng ở tầng 9 khách sạn Somerset West Point, được phát hiện tử vong tối 13/2. Điều tra dịch tễ cho thấy người này sinh năm 1967, nhập cảnh Việt Nam ngày 17/1, cách ly tập trung tại phường 2, quận Tân Bình, TP HCM.

Đánh giá việc WHO vẫn tiếp tục kiểm chứng giả thuyết virus corona rò rỉ từ phòng thí nghiệm

Thục Quyên

14-2-2021

Ký giả Friederike Böge từ Bắc Kinh, đưa tin lúc 11:08 phút, ngày 13.2.2021: “Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn khuyến nghị nghiên cứu sâu hơn về câu hỏi liệu coronavirus Sars-CoV-2 có thể đã rò rỉ từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, Trung Quốc, hay không. Thứ sáu vừa qua, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phản bác lời tuyên bố của người đứng đầu phái đoàn điều tra WHO tại Vũ Hán.

Sự dối trá và bất nhân của truyền thông mạng

Hạnh PM

4-2-2021

Ảnh: Báo SKĐS

Tôi đã im lặng từ hai ngày hôm nay trước những sự sai lệch và tắc trách trong việc truyền đạt thông tin không có kiểm chứng của nhiều tờ báo mạng phổ biến. Nhưng đến tối ngày hôm nay, khi bệnh nhân 1956 (nhân viên ngân hàng) của Hà Nội nhiễm Covid-19 với những thông tin dối trá trắng trợn thì tôi buộc phải lên tiếng trên Facebook cá nhân của mình để vạch trần sự ác độc của báo mạng.

Mục tiêu cuối cùng phải là công bằng và bình đẳng

Lê Nguyễn Duy Hậu

4-2-2021

Một tuần qua, Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung một lúc gánh trên mình 4 tình huống có thể làm quá tải (nếu vẫn chưa quá tải) hệ thống xét nghiệm COVID-19, đó là:

Phạt là một chuyện, nhưng nó không phải là giải pháp duy nhất

Lê Nguyễn Duy Hậu

28-12-2020

Phản ứng thường thấy của dư luận đối với những trường hợp lây nhiễm mới là kêu gọi phạt thật nặng họ và những người có liên quan. Có lẽ đa số chúng ta vẫn tin rằng hình phạt nặng sẽ giải quyết được vấn đề, hoặc ít nhất cũng là một cách trừng phạt, răn đe, hoặc thực tế hơn là để… hả giận công chúng. Tất nhiên phạt là một chuyện, nhưng nó không phải là giải pháp duy nhất. Giải pháp là phải đi vào được gốc của vấn đề để tránh cho các trường hợp bị tái diễn.

Nguy cơ tái dịch, ý thức cũ và trạng thái bình thường mới

Tâm Chánh

2-11-2020

Không thể yên tâm nhìn nhận nguy cơ tái bùng phát Covid-19 từ sự vô ý thức của mỗi người.

Những câu chuyện có thật của người Việt hải ngoại bị nhiễm COVID-19 (Phần 2)

Mẹ Nấm

27-11-2020

Tiếp theo phần 1

Nước Mỹ bước vào kỳ nghỉ Lễ Tạ Ơn, đây sẽ là khoảng thời gian người ta gặp gỡ, thăm viếng nhau theo truyền thống. Tuy nhiên trong bối cảnh đại dịch đang bùng phát nghiêm trọng, các chuyên gia đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ chứng kiến “một mùa Đông đen tối” nếu những cuộc tụ tập vẫn tiếp tục diễn ra.

Hai lần cảnh báo

Mai Quốc Ấn

9-10-2020

Ảnh: VNExpress

Ở giai đoạn chưa bùng dịch đợt 1, chỉ có Tp.HCM cảnh báo trung ương về nguy cơ vỡ trận nếu số bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán phải điều trị vượt quá con số 1.000. Chính quyền địa phương của trung tâm kinh tế quốc gia cũng cảnh báo người dân của mình về các biện pháp tránh lây dịch với mật độ dày đặc trên các phương tiện truyền thông, bên cạnh sự “ngạo nghễ Việt Nam” mà Hà Nội quen dùng (trước khi tém lại vì “tháng ba Corona” đúng cảnh báo). Từ các hành động quyết liệt phòng chống dịch, Sài Gòn đã đứng vững trước cả hai đợt dịch.