Mùa Covid-19, đột nhiên nhiều người bị ngã xuống chiến trường!

Lê Thiếu Nhơn

31-7-2020

Cả nước đang dồn sức chống dịch, không phải lúc tranh cãi hay phản biện. Thế nhưng, có những thông tin cần phải “nói lại cho rõ” ngay.

Một quyết định khó hiểu

Nguyễn Đắc Kiên

16-7-2021

Chiều 13/7, UBND TP.HCM bất ngờ ban hành văn bản số 2337 yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất muốn tiếp tục hoạt động thì phải đảm bảo hoặc là “3 tại chỗ”, tức: sản xuất tại chỗ – ăn tại chỗ – nghỉ ngơi tại chỗ’; hoặc là “1 cung đường – 2 địa điểm”, tức: chỉ duy nhất 1 cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân. Nếu không đảm bảo một trong hai điều kiện trên, doanh nghiệp phải dừng hoạt động từ 0h ngày 15/7/2021.

Rắn ngậm phong bì, quan tham đánh trống

Nguyễn Tiến Tường

19-9-2022

Con rắn trên logo Bộ Y tế bị “chế” ngậm phong bì và quan tham đánh trống khai giảng năm học mới đều là những hình tượng khôi hài nhưng chua chát. Nên lạm bàn một chút về tính phương hại mà những chủ thể này gây ra.

Đồng bằng Sông Cửu Long (Phần 2)

Trương Nhân Tuấn

2-3-2020

Tiếp theo phần 1

Nam kỳ “lục tỉnh” không hẳn chỉ có hệ thống sông “Cửu Long” bị “cạn dòng” (và Biển Đông dậy sóng), nói theo các “học giả dân tộc chủ nghĩa”. Hệ thống sông Đồng Nai (gồm nhiều con sông như sông Sài Gòn, sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ (Đông và Tây), sông Thị Vải v.v…) hiện thời cũng “tơi tả” vì hạn, mặn. Nhất là lưu vực sông Vàm Cỏ.

Johnathan Hạnh Nguyễn, ông còn nợ khách hàng không một lời xin lỗi

Chất Lượng Sống

16-3-2020

Ảnh: internet

Ai trong chúng ta phải trả cả trăm nghìn cho một tô mì tôm nước trong vắt, lều phều vài ba miếng thịt? Hay cũng chi gần bằng đó tiền để mua một ổ bánh mì dai nhách kẹp miếng thịt nguội hoặc lát trứng? Phải nhắm mắt mà trả tiền, rồi nhắm mắt nuốt vì ở sân bay, nào có sự lựa chọn khác? Ngay cả giữa mùa dịch Covid-19 đói kém khốn khổ này, thì giá cọng mì hay mẩu bánh ở chốn đó cũng không bớt một xu!

Và một trong những người nhận về về những “đồng tiền xương máu” từ giá sản phẩm, dịch vụ cắt cổ đó chính là Johnathan Hạnh Nguyễn, “vua hàng hiệu” và cũng là “vua dịch vụ” trong hệ thống cảng hàng không Tân Sơn Nhất.

Thông điệp của Hội Thiện Nguyện Bối Diệp trong đại dịch Covid-19

Hội Thiện Nguyện Bối Diệp

31-3-2020

Tình người trước ôn dịch

Vũ trụ bao la, thế giới phức tạp, con người mâu thuẫn, nhưng vẫn cùng nhau tồn tại và phát triển.

Vì sao giám đốc CDC Hà Nội bị bắt?

Dương Phong

23-4-2020

Ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, bị bắt. Ảnh: Xuân Long/ TT

Theo điều tra báo chí, thời gian vừa qua CDC Hà Nội có mua thêm một hệ thống xét nghiệm realtime PCR, do số lượng mẫu nghi nhiễm COVID-19 cần xét nghiệm gia tăng.

Bỏ quên tương lai

Mai Quốc Ấn

3-10-2020

Một cơ sở sản xuất gần chung cư xả khói được người dân ghi nhận lại. Ảnh: Báo TT

“Theo thống kê và phân tích từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ trong năm 2012 thế giới có 7 triệu trường hợp tử vong do các bệnh liên qua đến ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các bệnh gây ra do ô nhiễm không khí. Tổ chức này cũng cho biết, mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em tử vong vì bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó 60% là do ô nhiễm không khí.

Sao lại xin ông Phạm Minh Chính?

Nguyễn Quang A

23-6-2021

Ông Hồ Nhân – Tổng giám đốc Công ty CP công nghệ sinh học dược Nanogen. Ảnh: Báo NLĐ

Mấy ngày qua nhiều người “vỡ oà” niềm vui Việt Nam có thể có vaccine Covid-19 của mình, tôi lại hơi lo về những con số và cung cách xin cấp phép.

Bài không tên

Đặng Xương Hùng

7-3-2020

Facebook thường xuyên hỏi bạn đang nghĩ gì? Thế nên có điều đang nghĩ chẳng nhẽ lại không viết ra.

“Đây không còn là thời khắc bình thường nữa”

Lê Nguyễn Duy Hậu

21-3-2020

Bài phát biểu của thủ tướng Đức Angela Merkelbài báo của Yuval Noah Harari trên Financial Times xuất hiện thật đúng lúc như những sự lãnh đạo cần thiết cho nhiều người trong thời điểm khó khăn này.

Corona – Kháng thể đánh nhau và sai lầm của con người (Phần 5)

Nguyễn Thọ

5-4-2020

Tiếp theo Phần 1 – Phần 2 Phần 3Phần 4

Người Việt ở Đức phát động phong trào may khẩu trang tặng các bệnh viện và cơ sở y tế công cộng ở Đức. Ảnh: FB tác giả

Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã đảo lộn nhiều ngôi thứ. Khi phải quyết định giữa sự sống và cái chết, con người thường hành động theo bản năng. Dân các xứ “văn minh”, “dân trí cao”, hay rao giảng về nhân quyền nay mua vét từ giấy vệ sinh đến bột nở làm bánh. Ngược lại, dân chúng ở các xứ đang phát triển lại có ý thức hơn. Họ không vét hàng mà chỉ mua xăng để giúp đỡ chính phủ có tiền chống dịch.

Họ trở nên chính trị và xếp loại tả hữu rất nhanh. Ai than phiền về tình trạng các bệnh viện ở Mỹ sẽ được nhắc nhở là không được quên ơn nước Mỹ. Nếu nghi ngờ về tác dụng chống Corona của thuốc sốt rét Chloroquine, bạn sẽ được kết nạp vào đảng Dân chủ.

Tại sao Trump không thể hiểu được xúc cảm của dân

Washington Post

Tác giả: Paul Waldman

Dịch giả: Bùi Như Mai

5-5-2020

Trump nói “Tôi nghĩ dân chúng đã bắt đầu cảm thấy thoải mái rồi. Đất nước mở cửa lại rồi. Chúng tôi đã cứu hàng triệu mạng sống”.

Việt Nam đang “mua” vaccine chủng ngừa COVID-19 bằng cách nào?

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

26-2-2021

Lô vaccine chủng ngừa COVID-19 với 117.600 liều đã về đến Tân Sơn Nhất ngày 24/2 vừa qua và về sớm hơn dự tính ban đầu.

Tuyên truyền bị phản tuyên truyền!

Mai Bá Kiếm

4-7-2021

Chiến dịch PR của Vingroup kết hợp với VN Airlines đưa 300 Sinh viên ở Hải Dương vào TP.HCM hỗ trợ chống dịch, và lưu trú tại khách sạn 4-5 sao của Saigon Tourist là một “thương vụ hợp tác” nhưng bị phản tuyên truyền bởi đám truyền thông thổ tả!

Cao Minh Quang “thổi phồng” dịch cúm gia cầm để “sân sau” sản xuất Oseltamivir

Mai Bá Kiếm

12-3-2022

Ngày 10/12/2021, Thứ trưởng Trương Quốc Cường bị tạm giam, 3 tháng sau, 11/3/2022, Thứ trưởng Cao Minh Quang bị bắt. Quang và Cường đều xuất thân từ Cục trưởng Quản lý dược cho thấy tội phạm nhập thuốc giả; nâng khống giá thuốc, giá thủy tinh thể, giá trang thiết bị; lợi dụng dịch bệnh cho sân sau sản suất thuốc và kit test ở Bộ Y rất phổ biến.

Đại dịch của thế giới và thảm họa của Việt Nam

Vũ Kim Hạnh

12-3-2020

Xe chở nước tiếp cứu dân Bến Tre. Ảnh: internet

Hôm qua, Tổng giám đốc WHO đã tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Trong khi đó, bắt đầu từ 11/3/2020, cũng là cao điểm xâm nhập mặn của nước biển, tấn công toàn 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ, gây khó khăn lớn cho cuộc sống 20 triệu dân Việt.

ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU VÀ TUYÊN BỐ SẴN SÀNG CỨU THẾ GIỚI CỦA TRUNG QUỐC

Corona – Kháng thể đánh nhau và hành động của chúng ta (Phần 2)

Nguyễn Thọ

24-3-2020

Tiếp theo Phần 1

Tiều phu không phải là bác sỹ hay nhà dịch tễ học. Hắn chỉ tìm đọc để trả lời những thắc mắc của bản thân hắn về dịch Covid-19. Vì không phải là nhà văn, nhà báo nên hắn chỉ viết theo kiểu bỗ bã của thợ thuyền. Do vậy không nhất thiết những gì hắn viết là đúng. Đừng trách, lại càng không nên cà khịa về dich tễ học hay vi trùng học với tay thợ điện.

Cần phải xét nghiệm lớn-rộng để tránh thiệt hại kinh tế quá lớn

Phạm Quang Tuấn

14-4-2020

Vì lợi ích kinh tế và xã hội, Việt Nam cần bỏ ra một số tiền lớn – có thể tầm cỡ trăm triệu USD – để thiết lập càng sớm càng tốt một hệ thống xét nghiệm Covid-19 nhanh và rộng. Bài viết này sẽ lý giải tại sao, dựa vào những khái niệm căn bản của lý thuyết điều khiển (control theory).

Khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh, kể cả tư nhân làm xét nghiệm?

Lê Nguyễn Hương Trà

3-8-2020

Việc bùng phát các ca nhiễm khiến nhiều người đang thắc mắc về việc xét nghiệm đại trà. Trong tình hình hiện tại, đây là chiến lược cực kỳ quan trọng để sàng lọc và cách ly, dập dịch!

Cần khởi tố ông Nguyễn Văn Thanh tội cố ý lây truyền dịch cúm

Nguyễn Đình Bổn

13-5-2021

Ông Nguyễn Văn Thanh, là Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco) thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội thuộc sở hữu nhà nước.

Nhật ký phong thành (số 7): Đời biết ai thương mình

Tuấn Khanh

16-7-2021

Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3  phần 4 — phần 5 — phần 6 

Sáng 15-7, Sài Gòn tối đen từ rất sớm. Những cụm mây lớn trải dài khắp các quận huyện dự báo một ngày không nắng. Thành phố đã vắng người, nay lại trĩu nặng và mệt mỏi hơn. Rồi những cơn mưa đổ xuống, không quá lớn nhưng từng cơn, từng cơn nối nhau, đẫm cả một ngày dài. Vài gương mặt thấp thoáng qua cửa số nhìn xuống đường, im lặng. Thi thoảng ai đó vụt qua nhanh, không biết là để tránh cơn mưa, hay để mau đến nơi đã định mà không bị vướng chốt kiểm soát.

Giáo sư nói tào lao, bá láp

Mai Bá Kiếm

20-9-2022

Ảnh: VTC

GS.BS Nguyễn Anh Trí nói với báo chí “bằng mọi biện pháp nghiệp vụ phải tìm cho bằng được người vẽ logo con rắn ngậm phong bì”. Ông Trí trong ngành y mà không biết nhục khi trường Đại học Y Hà Nội trưng logo con rắn ngậm phong bì!

Dịch Corona 19: Những khía cạnh ít được lưu tâm

Thục Quyên

2-3-2020

Ngày 24/02/2020, phát biểu khai mạc cuộc họp báo (1) về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, chấm dứt bằng lời kêu gọi: “Đây là một mối đe dọa chung. Chúng ta chỉ có thể đối mặt với nó khi cùng nhau hợp sức, và chúng ta cũng chỉ có thể cùng nhau thắng nó”.

Đôi lời cùng ông Nguyễn Thiện Nhân

Mai Quốc Ấn

17-3-2020

Bí thư thành uỷ Tp.HCM Nguyễn Thiện Nhân có phát ngôn về việc thành phố thiếu khẩu trang: “Nếu không hạn chế bằng biện pháp đeo khẩu trang, cộng với phát hiện khoanh vùng sớm để cách ly thì chỉ cần mất 2 tuần một thành phố có thể có 4.000 người nhiễm, 2 tuần tiếp sẽ có 12.000 người nhiễm.”

Cách ly xã hội coi chừng bị lợi dụng

Tâm Chánh

1-4-2020

Tuyến đường nối phường Vàng Danh (Uông Bí) với huyện Hoành Bồ đã bị chặn. Mục đích của chính quyền nhằm hạn chế người dân đi lại để phòng tránh dịch bệnh. Ảnh: FB Người Quảng Ninh

Chính phủ cần có văn bản xác định chính thức biện pháp hạn chế đi lại và giao tiếp xã hội để phòng chống dịch Covid 19.

“Ngồi ăn thì núi lở”

Trúc Nguyễn

23-4-2020

Bạn tôi sống ở thành phố thuộc nhóm “có nguy cơ cao” phải “giãn cách” ít nhất đến ngày 22/4. Cuối buổi chiều ngày 18/4 sau khi đạp xe nhiều km qua những con phố thưa vắng cảm giác chưa đủ nên anh ghé vào một sân bóng để chạy bộ.

Trên sân cỏ rộng hàng ngàn mét vuông có 3 người và 1 con chó, đeo khẩu trang và giãn cách tốt, ai nấy lầm lũi chạy như những xác chết di động. Nhưng chỉ khoảng 5 phút, xe bán tải CA phường xuất hiện phát loa yêu cầu giải tán. Đó là “zoom cận cảnh” một sinh hoạt xã hội thời chống dịch ở 1 phường của Sài Gòn, phải nói là nghiêm và đa phần người dân tuân thủ, hợp tác.

Chúng ta đang ở tuần thứ 3 giãn cách xã hội, có khả năng tiếp tục qua tuần thứ 4 đến cuối tháng, nhiều địa phương lên kế hoạch cho học sinh nghỉ học qua đến tuần đầu tháng 5. VN là một trong những nước kết quả phòng chống dịch bệnh tốt nhất thế giới…

Nhưng mặt khác “ngồi ăn thì núi lỡ“, 3 tuần giãn cách cũng là 3 tuần người dân nín thở để sống. Nền kinh tế đã “ngấm đòn”, người lao động bế tắc, đã có người Anh (dân “Ăng -Lê”) cầm bảng xuống đường xin tiền. Ngàn doanh nghiệp, vạn hộ kinh doanh, người dân sống bằng vốn vay, mỗi sáng mở bát ra là cục nợ to dần.

Một diễn biến khác, làn sóng mua bán sát nhập công ty đang diễn ra: “Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong tháng 3 có đến 940 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp là hơn 1,172 tỉ đô la. So với cùng kỳ năm ngoái tăng gần 35%“. M&A là một hoạt động theo quy luật thị trường, nhưng xảy ra thời điểm này không tránh khỏi mất giá, bán rẻ gây thất thoát tài sản và thương hiệu, dù của tư nhân hay tổ chức thì xét cho cùng cũng là tài sản của quốc gia.

Dư luận chia hai phe: Tiếp tục cách ly hay phục hoạt lại nhịp sống xã hội… Từ những diễn biến nêu trên rồi đọc tin dịch bệnh hoành hành các nước châu Âu, Mỹ thì khó nói giải pháp nào hay hơn. Nhưng VN có những đặc thù riêng: nền kinh tế quy mô nhỏ, tích lũy thấp, đa phần doanh nghiệp sử dụng vốn vay, phúc lợi xã hội chưa phát triển, một bộ phận người dân chạy ăn từng bữa…

Hy sinh kinh tế để bảo vệ tính mạng người dân là quyết định chính trị có trách nhiệm nhưng sau hơn 3 tháng phòng chống dịch, 3 tuần cách ly xã hội chúng ta đã thu đạt kết quả tốt, đã rút ra được bài học kinh nghiệm là cơ sở để thực hiện nguyên tắc “Điều chỉnh tích cực” cùng với “Kiểm soát dịch bệnh” để tiến tới “Chung sống an toàn” như PTT Võ Đức Đam nêu trong cuộc họp BCĐ phòng chống dịch ngày 17/4.

Mỗi địa phương, tổ chức, đặc biệt là các viện, trường đại học… nên thiết kế những kịch bản chi tiết riêng để tái khởi động các hoạt động làm thí điểm. Đặt mục tiêu rủi ro mức độ nào là chấp nhận được, nếu vượt ngưỡng thì phải phong tỏa trở lại… rồi lượng giá kết quả rút kinh nghiệm tiến tới nhân rộng mô hình.

Một lãnh đạo trường Y nói “Trong cơ cấu chương trình đào tạo ngành y thì 2/3 thời lượng là sinh viên học lâm sàng. Sinh viên từ năm thứ 3 trở đi chủ yếu học lâm sàng. Mà học lâm sàng thì không thể học trực tuyến được”.

Bạn tôi, trưởng Khoa ngoai một  bệnh viện tuyến Trung ương nổi tiếng, tâm sự, đi chuyên tu nước ngoài như Mỹ, Nhật về, chủ yếu là làm việc với máy móc hiện đại, học cách quản lý chuyên nghiệp… còn chuyên môn thì môi trường thực hành không bằng VN vì ngày nào cũng có nạn nhân tai nạn giao thông cần mổ, bác sĩ cực nhưng cũng nhờ vậy tay nghề cao hơn hẳn so với đồng nghiệp cùng lứa ở nước ngoài.

Học ngành Y thì dịch bệnh là một cơ hội có một không hai để thâm nhập cọ xát với thực tế, nhưng thời gian vừa qua các trường Y “lock down” cùng với đất nước. Thiển nghĩ, đóng cửa trường Y để tránh dịch là một thiệt thòi cho sinh viên và tổn thất cho xã hội!

Nhà có người thân học Bách Khoa, những ngày đầu thực hiện giãn cách, tôi trông chờ trường đề xuất quy trình an toàn khép kín cho việc sinh viên đi học trở lại… thực tế thì sinh viên BK cũng học online, nghỉ miệt mài! Việc cho học sinh sinh viên nghỉ ở nhà bắt đầu thành quán tính nghỉ tiếp chắc cũng không sao, đến khi xuất hiện một lứa thanh niên tăng cân, phản ứng chậm, đầu óc tưng tưng… thành hiệu ứng xã hội mới cuống cuồng thấy “có sao” thì e là đã muộn!

Phát minh dễ thương cây “ATM gạo” trong mùa dịch là của một cá nhân, đội ngũ phòng chống dịch thì làm việc bở hơi, tai còn các Viện, các trường đại học… những nơi lý luận “đầy mình”, phòng nghiên cứu, cơ sở vật chất, nhân sự là hàng ngàn GS, TS, Thạc sĩ… thì đây là cơ hội để phát minh sáng kiến, ứng dụng, tiện ích thì không mấy động tĩnh, ngược lại nhất cử nhất động đều chờ và làm theo chỉ thị của Thủ tướng.

Nguyên nhân là do tâm lý thụ động, sợ trách nhiệm hay là vì vướng cơ chế? Nếu thế thì cần phải hạ bỏ gánh nặng cơ chế giải phóng năng lượng sáng tạo cho các nhà khoa học và lực lượng tri thức nước ta là một nhu cầu bức xúc! Có thể nói giới khoa học VN đang bỏ qua một cơ hội cống hiến, mang danh trí thức mà không bị thôi thúc của tâm thế phục vụ cuộc sống quả là đời buồn!

Mặt khác cũng có ý kiến cho rằng, nhờ lock down mà nhiều chỉ số môi trường khắp thế giới trong đó có VN tốt lên trông thấy, chẳng phải là tốt hay sao! Nhưng hơn 7 tỉ sinh linh trên trái đất này và một bộ phận không nhỏ trong gần 100 triệu dân VN phải lo sốt vó từng bữa ăn…

Ý thức về môi trường cần thể hiện trong mọi ứng xử sinh hoạt hàng ngày làm đều đặn năm này qua năm nọ cho thành kỷ luật mới hiệu quả chứ không phải hy sinh sinh mệnh kinh tế để cho Mẹ trái đất nghỉ mệt, hết dịch lại đâu vào đấy! Nếu lock down kéo dài đến cuối năm vẫn chưa có vaccine thì phải giải bài toán kinh tế làm sao?

Tham khảo

https://tuoitre.vn/cac-tinh-thanh-lan-luot-cong-bo-ke-hoach-thoi-gian-hoc-sinh-di-hoc-lai-20200417114006633.htm

https://www.thesaigontimes.vn/301799/thoi-covid–19-nuoc-ngoai-gia-tang-thau-tom-doanh-nghiep-viet.html

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dich-benh-con-keo-dai-tien-toi-chung-song-an-toan-voi-covid-19-634434.html

https://thanhnien.vn/giao-duc/chong-dich-covid-19-sinh-vien-y-khoa-van-phai-tam-nghi-hoc-lam-sang-1209082.html

https://tuoitre.vn/cach-ly-xa-hoi-den-22-4-ra-sao-20200416082512009.htm

Hai lần cảnh báo

Mai Quốc Ấn

9-10-2020

Ảnh: VNExpress

Ở giai đoạn chưa bùng dịch đợt 1, chỉ có Tp.HCM cảnh báo trung ương về nguy cơ vỡ trận nếu số bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán phải điều trị vượt quá con số 1.000. Chính quyền địa phương của trung tâm kinh tế quốc gia cũng cảnh báo người dân của mình về các biện pháp tránh lây dịch với mật độ dày đặc trên các phương tiện truyền thông, bên cạnh sự “ngạo nghễ Việt Nam” mà Hà Nội quen dùng (trước khi tém lại vì “tháng ba Corona” đúng cảnh báo). Từ các hành động quyết liệt phòng chống dịch, Sài Gòn đã đứng vững trước cả hai đợt dịch.

NanoCovax – Những câu hỏi chưa tìm ra lời đáp!

Nguyễn Hồng Vũ

23-6-2021

Trong thời gian qua mình nhận được khá nhiều câu hỏi của các bạn xoay quanh một sản phẩm vaccine Việt Nam tên là NanoCovax của công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen. Các câu hỏi thường xoay quanh vấn đề là vaccine NanoCovax có tốt không? Có an toàn không? Và so với các vaccine khác trên thế giới hiện nay thì thế nào? v.v…

Giải độc thông tin – về nhận xét của BS Lương Trường Sơn (Phần 1)

Nguyễn Hồng Vũ

21-10-2021

Từ lúc các ca bệnh COVID-19 đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm 2019, cho đến nay đã được gần 2 năm. Việc nghiên cứu và phát triển vaccine COVID-19 được bắt đầu khá sớm vào những tháng đầu năm 2020, khi mà mã di truyền của virus SARS-CoV-2 được các nhà khoa học công bố.