Người Việt mộng mơ

Lò Văn Củi

6-3-2018

Ông Hai Xích lô vỗ đùi bôm bốp:

– Đã nha đã nha, tàu sân bay USS Carl Vinson đã vô vịnh Đà Nẵng, rồi tuần dương hạm có tên lửa USS Lake Champlain và Khu trục hạm tên lửa USS Wayne E. Meyer cũng đã cập cảng Đà Nẵng bữa nay nha.

Đoàn tàu chiến Mỹ và chiến lược “nhất biên đảo”

Bùi Tín

4-3-2018

Tàu sân bay USS Carl Vinson sẽ cập cảng Đà Nẵng ngày 5/3/2017. Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo thỏa thuận của bộ Quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ, một đoàn tàu chiến Hoa Kỳ sẽ ghé thăm cảng Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3 này.

Đây là một đoàn tàu chiến đặc biệt, trung tâm là hàng không mẫu hạm (HKMH) USS Carl Vinson thuộc lọai hiện đại nhất chạy bằng sức nguyên tử, có sức chở 74 máy bay các lọai, có 6.000 sỹ quan, viên chức và quân nhân phục vụ, đi cùng là tàu tuần dương USS Lake Champlain, tàu khu trục tên lửa Wayne E. Meyer và một số tàu các lọai khác.

Hàng không mẫu hạm Mỹ lần đầu cập bến Việt Nam

FB Trương Nhân Tuấn

4-3-2018

Tàu san bay USS Carl Vinson của Mỹ lần đầu tiên ghé thăm Việt Nam sau năm 1975. Ảnh: internet

Dĩ nhiên chuyện này có ý nghĩa rất lớn, tóm gọn trong câu “thương hải biến vi tang điền”, biển xanh hóa thành ruộng dâu – tang thương – cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. “Kẻ thù” ngày xưa đang được Việt Nam mơ ước trở thành “đồng minh chiến lược”.

Đã qua rồi thời kỳ đầu óc mông muội, trong lòng chất chứa thù hận “còn cái lai quần cũng đánh”, “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung quốc”.

CSVN trong quan hệ Mỹ – Trung

FB Trần Trung Đạo

4-3-2018

Ảnh: internet

Người dân Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, rất quan tâm đến vận nước nhưng đa số sống trong tâm trạng chờ đợi. Chờ đợi người yêu nước và nhiều khi cũng chờ đợi cả kẻ bán nước. Chờ đợi đồng minh và chờ đợi luôn kẻ thù.

Mỗi tin tức chính trị là cơ hội để những người chờ đợi bàn thảo, suy diễn theo ước muốn và quan điểm chủ quan của mình. Chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng năm 2015 gây nhiều bàn thảo trước khi y đi, phân tích khi y đến, dự đoán những gì sẽ xảy ra sau khi y về.

Nghĩ gì khi Trung Quốc đề xuất bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ với Chủ tịch

FB Trần Quốc Quân

3-3-2018

Tên “phản động” Tập Trọng Huân cựu Phó thủ tướng, bố Tập Cận Bình thời bị đấu tố trong Cách mạng Văn Hóa. Ảnh: internet

Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất bỏ điều khoản “không phục vụ quá hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp” với chức chủ tịch và phó chủ tịch nước khỏi hiến pháp, Xinhua đưa tin ngày 25/2/2018. Động thái này có thể mở đường để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục giữ chức sau năm 2023, thời điểm lẽ ra ông ta phải nghỉ hưu như những người tiền nhiệm trước đây.

Việc phá bỏ tiền lệ này do Đặng Tiểu Bình khởi xướng cách nay 40 năm có thể dẫn đến 2 khả năng tiêu cực và tích cực.

Một Việt Nam như bây giờ thì mất nước cũng đáng

Đoàn Phú Hòa

25-2-2018

Công an luôn canh chừng những người biểu tình chống Trung Quốc. Ảnh: internet

Khi nói đến Việt Nam, người ta thường mang lịch sử 4000 năm chống quân xâm lược để khẳng định rằng nếu lũ giặc xâm lược Bắc Kinh có kéo quân vào Việt Nam thì sẽ lại bị đánh tan tác, phải ôm đầu rút chạy như cha ông của chúng.

Tôi nghĩ rằng họ đã nhầm. Lịch sử đã sang trang và dân tộc Việt Nam đâu còn hào hùng, dũng mãnh như ngày xưa nữa. Cái không khí sợ hãi, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình đang ngày càng bao phủ lên cả đất nước. Hơn nửa số dân chìm đắm trong những hủ tục mê tín dị đoan, nhờ cậy vào đủ các loại thánh thần. Họ đi chùa, đi các lễ hội đâu phải để vui chơi mà hy vọng, trông cậy vào sự giúp đỡ, ban ơn của các đấng bề trên cho sự giàu có của họ. Số còn lại thì đa phần im lặng ngậm miệng ăn tiền hoặc tranh thủ cơ hội, tranh thủ các mối quan hệ với các cấp chính quyền, từ địa phương đến trung ương để làm giàu bằng mọi cách, kể cả những thủ đoạn bẩn thỉu nhất, ác độc nhất.

Tại sao CSVN im lặng về chiến tranh biên giới?

FB Trần Trung Đạo

21-2-2018

Ảnh: internet

Cả CSVN và CSTQ đều im lặng. Với họ, cuộc chiến tranh gây tổn thất hàng trăm ngàn nhân mạng dường như chưa từng xảy ra.

Công tâm mà nói, nhiều người Trung Quốc cũng đau xót khi nhớ lại những người bạn chiến đấu của mình đã bỏ xác ở Lạng Sơn, Lào Cai và mong mỗi năm đến ngày 17 tháng hai được có một phút cúi đầu mặc niệm. Thắng hay bại đều đã qua, chỉ tiếc thương là còn lại.

“Côn đồ Đặng Tiểu Bình” từng chủ trương xóa bỏ Việt Nam

FB Trần Trung Đạo

19-2-2018

Polpot và Đặng Tiểu Bình. Ảnh: internet

Những bồi bút, văn nô của đảng trong thời gian qua xuất bản hàng loạt sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình với những cái tựa đọc lên rất dễ bị tăng xông máu như “Con đường phi thường của Đặng Tiểu Bình”, “Đặng Tiểu Bình, một trí tuệ siêu việt” v.v…

Lẽ ra nên có một tác phẩm kể tội ác của y đối với dân tộc Việt Nam và đặt tựa là “Côn đồ Đặng Tiểu Bình” mới đúng. “Côn đồ” là chữ y dùng để chỉ Việt Nam.

Lãnh đạo CSVN ở đâu trong ngày 17 tháng 2, 1979?

FB Trần Trung Đạo

19-2-2018

Ảnh: TTXVN

Bức hình Phạm Văn Đồng và chụp với chủ tịch CS Campuchia Heng Samrin ngày 17 tháng 2, 1979 tại Nam Vang trong dịp Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng và Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội CS Văn Tiến Dũng cùng phái đoàn đông đảo viên chức và tướng lãnh CS thăm Campuchia.

Trong khi Đặng Tiểu Bình chuẩn bị một cách chi tiết từ đối nội đến đối ngoại cho cuộc tấn công vào Việt Nam, các lãnh đạo CSVN vẫn tin rằng người Cộng Sản đàn anh dù có giận cỡ nào cũng không nỡ lòng đem quân đánh đàn em CSVN.

Cảm ơn Facebook!

FB Mạc Văn Trang

18-2-2018

Ảnh: internet

Xem VTV4, có tên là “Truyền hình đối ngoại” suốt mấy ngày Tết, thấy dân ta trong nước và “Người Việt bốn phương” đón Tết thật tưng bừng muôn màu sắc rực rỡ; rượu chè, cỗ bàn ê hề; nhảy múa, ca hát, vui chơi thỏa thích; tình người dạt dào, thăm hỏi, tặng quà, chúc tụng hả hê; đất nước thanh bình, đẹp tươi vô hạn… Cứ trong phòng ấm áp, coi VTV4, rung đùi xài rượu ngoại và các món nhắm thỏa thuê… tưởng mình đang sống giữa Thiên đường rồi còn gì!

Sự phản bội và giọt nước mắt muộn màng

FB Đặng Chí Hùng

17-2-2017

Người lính khóc cho đồng đội tại nghĩa trang Vị Xuyên. Ảnh: internet

Khi những người lính CSVN ngã xuống, họ đã nghĩ rằng họ chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Nhưng họ đâu có ngờ được rằng, họ chỉ là thứ công cụ của đảng CSVN để đảng ăn cướp Miền Nam.

Khi những người bộ đội lao mình lên tuyến đầu ngăn xe tăng Tàu cộng, họ nghĩ rằng các lãnh đạo của họ cũng như họ chiến đấu vì đất nước. Nhưng họ đã sai lầm vì những tên lãnh đạo CSVN lại là những tên điếm thối đẩy chính những người lính của mình đi vào chỗ chết.

Tháng hai Biên giới: Đôi mắt viên đạn hay nụ cười hữu nghị?

FB Vũ Lương Khánh

17-2-2018

Ảnh: internet

Nhà sử học kiệt xuất đời Lê là Ngô Sĩ Liên đã viết một đoạn văn khiến người ta rất khó phản bác: “Sự cường nhược của Nam Bắc đều có lúc. Nếu phương Bắc yếu thì ta mạnh, nếu phương Bắc mạnh thì ta yếu, ấy là đại thế thiên hạ (ĐVSKTT)”.

Mỗi khi TQ mạnh ắt sẽ đem quân Nam chinh, khi ta mạnh thì TQ tìm cách làm cho ta yếu rồi sẽ gây sự vì TQ luôn xem phương Nam là thứ quận huyện thấp kém. Ngô Sĩ Liên đã chỉ ra đó là tính chu kỳ, và 1979 cũng không phải là ngoại lệ.

Tháng 2/1979 và Tại sao?

FB Mai Quốc Ấn

17-2-2018

Biếm họa của Lê Anh Phong (LAP)

Tôi chờ đợi đến chiều tối hôm nay để viết những dòng này. Đó là sự thờ ơ của báo chí Việt Nam với cuộc chiến tranh vệ quốc của Việt Nam với quân Tàu xâm lược xảy vào tháng 2/1979.

Rất nhiều tờ báo đã im lặng và như mọi khi, mạng xã hội “lên ngôi”. Chỉ có Tuổi Trẻ và Infonet, Vietnamnet là có những bài viết về cuộc chiến tranh vệ quốc bi tráng ấy trong ngày này. Nhưng Việt Nam có đến hơn 1.000 tờ báo, ấn phẩm và các đài phát thanh truyền hình từ trung ương đến địa phương cơ mà?

1979

FB Nguyễn Tiến Tường

17-2-2018

Hình ảnh nữ tù binh VN được TQ chuyền cho nhau. Nguồn: báo TQ

Cho đến tận bây giờ, khi người Việt chuyền nhau những bông hoa sim tím nhỏ để nhắc nhớ quá khứ. Tại TQ, họ chuyền nhau hình ảnh được cho là nữ tù binh Việt Nam. Nếu là thật, thì không cần nói thêm sự đê tiện của họ. Không cần kể thêm đòn thù tàn khốc họ dành cho phụ nữ trong cuộc chiến biên giới 1979.

Dù cho tấm ảnh là thật hay không. Khi chúng ta nhắc về chiến tranh với sự uất hận, buồn bã. Bọn họ nhắc về như những thành quả, những thành quả man rợ. Họ phơi bộ mặt cho nhân loại thấy một dân tộc hung bạo, phi nghĩa.

Tưởng nhớ những người lính đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược

FB Mạc Việt Hồng

17-2-2018

Những người lính trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chống TQ xâm lược. Ảnh: internet

Sáng nay Facebook tràn ngập hình ảnh về chiến tranh biên giới Việt Trung. Cuộc chiến diễn ra năm 1979, lúc đó mình đang học tại trường cấp I, II Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội.

Hà Nội lúc bấy giờ chuẩn bị cho khả năng sơ tán. Bọn mình cũng được phổ biến như vậy và phụ huynh học sinh phải đăng ký với nhà trường là sẽ cho con em mình sơ tán về đâu, nếu chiến tranh lan rộng.

Hèn có hệ thống

FB Phạm Đoan Trang

17-2-2018

Sáng 17/2/2018 một số nhà hoạt động cho biết, tại tượng đài Lý Thái Tổ vẫn có cảnh người dân đến đây khiêu vũ. Ảnh: internet

Sáng nay (17/02/2018), tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, dù mới là mồng 2 Tết Mậu Tuất và trời còn lạnh, nhưng chính quyền công an đã chuẩn bị sẵn sàng biện pháp ngăn chặn những người dân đến tượng đài Lý Thái Tổ thắp hương tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc, bằng cách xua một loạt “quần chúng” cao tuổi vào khu vực, ôm eo nhau nhảy múa, khiêu vũ.

Hồi 17/02/2013 thì nhà cầm quyền bố trí quần chúng, gồm cả bà già mặc áo hai dây, ra chân tượng đài múa điệu “Con bướm xinh”.

Nhân kỷ niệm cuộc chiến 17 tháng 2

FB Lão Tạ

15-2-2018

Ảnh: internet

Tôi nhập ngũ khi cuộc chiến 1979 đã lùi lại được gần 6 năm, chỉ còn phần cuối của cuộc chiến 1984. Nơi tôi đóng quân là thị xã Lào Cai hoang tàn, đổ nát và dày đặc mìn. Do làm công tác quản lý quân lực, nên tôi có điều kiện la cà nói chuyện với những chỉ huy có mặt trong ngày Lào Cai thất thủ, kết hợp kiểm chứng qua lời kể của một số người dân còn bám trụ ở lại sau khi quân Trung Quốc rút đi và có thể đi đến khẳng định, bên Việt Nam hoàn toàn bất ngờ trước đòn tấn công ồ ạt của phía Trung Quốc. Bất ngờ một trăm phần trăm. Cả những quân nhân có mặt trong ngày 17-2-1979 lẫn người dân (những người tôi hỏi) đều kể lại giống nhau rằng, vào đêm hôm trước, do là ngày nghỉ, nên bộ đội ta và một số bộ đội, dân thường Trung Quốc vẫn cùng nhau xem phim ở thị xã Lào Cai, như mọi kỳ nghỉ cuối tuần khác. Chỉ mãi gần sáng, khi pháo binh Trung Quốc bắn vào sân bay Lào Cai, mọi người mới hốt hoảng hỏi nhau chuyện gì đang xảy ra.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận tiền nước ngoài như thế nào

Luật Khoa

Phan Bảo Ân

3-2-2018

Nguyễn Ái Quốc và một số đại biểu tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, tháng 7/1924. Ảnh: Báo Đà Nẵng

Giống như nhiều đảng phái khác, đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải chật vật xoay xở tiền nong trong những ngày đầu hoạt động. Và nguồn tiền của họ đến từ nước ngoài.

Trong giai đoạn trước 1945, các báo cáo liên lạc giữa đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi của đảng CSVN thời kỳ đó) và Quốc tế Cộng sản thường xuyên đề cập đến việc tiền nong. Trong khoảng thời gian hoạt động của mình trước khi bị giải thể vào năm 1943, Quốc tế Cộng sản đã tài trợ nhiều khoản tiền cho hoạt động của đảng.

Thời Trump, Việt Nam ít chắc chắn khi đặt cược vào quan hệ với Mỹ

Viet-Studies

Tác giả: Joshua Kurlantzick

Dịch giả: Huỳnh Hoa

29-1-2018

Bộ trưởng QPVN Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng QP Mỹ J.Mattis tại Hà Nội hôm 25/1/2018. Ảnh: AP.

Trong 5 năm qua, không quốc gia Đông Nam Á nào thách thức các tham vọng chiến lược của Trung Quốc ở khu vực này quyết liệt hơn Việt Nam. Đã nhiều lần chống lại những mục tiêu của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam đã thử cho phép các công ty thăm dò dầu khí nước ngoài hoạt động tại các vùng biển tranh chấp. Và giống như Trung Quốc, Việt Nam cũng bồi đắp những đảo đá ngầm, đảo nhỏ và bãi cát mà họ chiếm đóng, lắp đặt các thiết bị dù ở quy mô nhỏ hơn [Trung Quốc] nhiều lần. Đôi lúc, Việt Nam cố gắng làm việc với các nước láng giềng, chẳng hạn với Philippines dưới thời cựu tổng thống Benigno Aquino III, để nêu bật những gì mà Việt Nam coi là hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc đã sử dụng trường học để thắng Hà Nội như thế nào

New York Times

Tác giả: Olga Dror

Dịch giả: Trúc Lam

26-1-2018

Các thành viên quân đội Trung Quốc đã cam kết ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ năm 1966. Ảnh: Bettmann/ Getty Images

Tháng 12 năm 1966, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay Bắc Việt, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ký một thỏa thuận thành lập trường học cho trẻ em Bắc Việt ở Trung Quốc, qua việc Trung Quốc cung cấp cơ sở vật chất, ngân quỹ và trang thiết bị. Chiến dịch ném bom của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam lên cao điểm và Hà Nội muốn chuyển sinh viên của mình đến một nơi an toàn.

Metro Cát Linh-Hà Đông chưa xong, mỗi năm phải trả nợ Trung Quốc $28.8 triệu

Người Việt

24-1-2018

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông tiếp tục chậm vì thiếu vốn. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Dù chưa làm xong nhưng dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã phải trả nợ cho ngân hàng Trung Quốc với số tiền trả nợ mỗi năm $28.8 triệu.

Theo báo Pháp Luật TP.HCM, Bộ Tài Chính vừa có văn bản gửi Bộ Giao Thông Vận Tải, Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam thông báo về việc trả nợ kỳ hạn ngày 21 Tháng Giêng và phí cam kết cho khoản vay tín dụng người mua ưu đãi $250 triệu của Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc (China EximBank) cho dự án đường sắt tuyến Cát Linh-Hà Đông.

Một phần Hoàng Sa và sáu năm còn lại

FB Luân Lê

19-1-2018

Sơ đồ tác chiến của Hải quân VNCH tại Hoàng Sa ngày 19-20/1/1974. Ảnh: internet

Theo luật quốc tế, một quốc gia chiếm giữ một thực thể trong vòng 50 năm liên tục mà không có tranh chấp thì thực thể đó thuộc chủ quyền của quốc gia đang thực hiện việc chiếm giữ, quản lý.

Vậy quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng đánh chiếm thời VNCH vào ngày này 44 năm trước, ngày 19/01/1974 và giết chết 74 người lính quyết tâm giữ đảo nhưng bất thành, có được coi là đang có tranh chấp hay không kể từ năm 1974 đến nay?

Ai hát trên những xác người?

FB Hoàng Thế Nhân

18-1-2018

Ông Nguyễn Ngọc Thiện. Ảnh: internet

Ông Nguyễn Ngọc Thiện – bộ trưởng bộ văn hoá thể thao. Người từng giữ chức bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế trước khi ra trung ương đảm nhận chức vụ hiện tại.

Cái bộ mà ông Thiện quản lý vừa cấp phép cho đoàn nghệ thuật Nội Mông (Trung Quốc) vào Việt Nam biểu diễn ngày 19/01/2018, trùng với ngày giặc Trung Quốc nổ súng cướp Hoàng Sa của Việt Nam cách đây 44 năm (19/01/1974).

Giặc Tàu hát hò giữa Thủ đô nước Việt, mừng ngày cướp Hoàng Sa?

FB Lê Đức Dục

18-1-2018

Ảnh: internet

Hộc máu!

Ngày mai, 19-1, tưởng niệm 44 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm. Ngày mai, đoàn Nghệ Thuật Nội Mông trình diễn ở Nhà hát Lớn! Ngày mai, ai sẽ đi dự cuộc hát hò của những kẻ đã cướp Hoàng Sa ngay giữa thủ đô nước Việt?

Hồi 2004, để kỷ niệm 30 năm cướp Hoàng Sa, người Tàu đã đến Đà Nẵng tổ chức lễ hội Hoa đăng với 30 cụm hoa đăng tại công viên 29-3 ứng với 30 năm kỷ niệm. Thành phố đã bỏ qua can gián của nhiều người, cứ thế tổ chức. Kỷ vật để lại là con rồng làm bằng chén đĩa sứ chầu phương Bắc nay vẫn còn nằm chểm chệ giữa công viên 29-3.

Kinh tế Việt Nam 2017: bóng ma Trung Quốc ám ảnh

Blog VOA

Lê Anh Hùng

29-12-2017

Chủ tịch Trần Đại Quang phát biểu tại buổi tọa đàm về họp tác kinh tế VN-TQ. Ảnh: Quang Tùng, báo TG&VN

Ngày 27/12, Tổng cục Thống kê đã công bố các số liệu về tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam năm 2017.

Với một loạt chỉ số ấn tượng, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% và cao nhất kể từ năm 2008 đến nay, cơ quan thống kê quốc gia xem ra đã xua tan những nghi ngờ trước đó rằng chính phủ phù phép số liệu hay báo cáo láo.

Điên nặng vì “Đen người xanh ta”

FB Vũ Kim Hạnh

30-12-2017

Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của VN đang bị Trung Quốc chiếm đóng và mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi (ảnh nhỏ). Ảnh: AFP

Điện năng, có cách gọi vui theo kiểu đánh vần, “Điên nặng” là một câu chuyện dài. Đúng là điên năng vì quá nhiều chuyện nhức đầu xảy ra liên miên. Như tin ngắn này:

Hôm qua, báo Thanh Niên đưa tin: TQ xây nhà máy điện hat nhân nổi ở Trường Sa, đảo họ chiếm của VN. Tháng trước, lò phản ứng hạt nhân di động đầu tiên của Trung Quốc đã hoàn tất khâu thử nghiệm cuối cùng, được gắn vào chiếc tàu có thiết kế đặc biệt tại xưởng ở Liêu Ninh, trong kế hoạch quân sự hóa những đảo chiếm đóng phi pháp của VN. Những lò phản ứng hạt nhân di động này còn cấp năng lượng cho những giàn khoan TQ khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông. Tin ngắn này kích nổ trong đầu chúng ta câu hỏi dữ dội về mảnh đất máu thịt đang bị chiếm?

Hai đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam không hòa thuận

Viet-Studies

Người dịch: Huỳnh Hoa

19-12-2017

Ảnh:

Sự khác biệt có phần do triết lý

Ngày xửa ngày xưa đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Việt Nam là những đồng chí trung kiên trong cuộc cách mạng vô sản. Ông Mao Trạch Đông đã vun đắp cho mối quan hệ ấy qua việc giúp đỡ ông Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh phản đế, chống lại người Pháp và người Mỹ. Ông Mao cung cấp cho ông Hồ cả khí tài quân sự lẫn cố vấn về ý thức hệ cộng sản, về kỷ luật đảng.

Ông Trọng đưa Việt Nam đến gần Trung Quốc ra sao

Blog VOA

Bùi Tín

20-12-2017

Ảnh: Reuters

Tổng kết tình hình năm 2017, các nhà bình luận quốc tế bàn tán sôi nổi về mối quan hệ Việt – Mỹ và mối quan hệ Việt – Trung trong năm qua.

Nhiều người khen bài diễn văn được chuẩn bị khá kỹ, nội dung xúc tích, thái độ thẳng thắn của tổng thống D. Trump, sự đề cập đến Hai bà Trưng của ông. Nổi bật lên là mối quan tâm của nhân dân và tuổi trẻ Đà nẵng, Hà Nội đổ ra đường đông đảo đón chào nồng nhiệt tổng thống Hoa Kỳ.

Trong khi đó thái độ của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có vẻ khác hẳn.

Hẳn là ông không bằng lòng với ông D. Trump khi ông không coi ông Trọng là nhân vật số 1 của chế độ, chỉ gặp vài phút chào hỏi xã giao, không hội đàm, không quốc yến, không nói chuyện thân mật, không bắt tay chặt chẽ, cũng chẳng mời ông Trọng sang thăm Hoa Kỳ.

Trái lại, ông Trọng dồn tất cả nhiệt tình và sự long trọng cho cuộc đón tiếp ông Tập ở thủ đô Hà Nội. Thảm đỏ trải dài từ cầu thang máy bay xuống, ra đến tận xe lễ tân cắm cờ Trung Quốc. Bỏ hoa tươi cực lớn. Lễ đón tại Phủ Chủ tịch có 21 phát đại bác và dàn Quân nhạc, duyệt hàng quân danh dự gồm hải, lục, không quân. Không thiếu một điều gì.

Rồi chuyện đặc biệt thân tình là ông Trọng dẫn ông Tập ra ngôi nhà sàn của ông Hồ, lên trên gác, hội kiến trong cuộc trà đàm thân mật, để rồi ông Trọng xum xoe nhún nhường «Trà Việt ngon nhưng không bằng trà Trung Quốc», gây nên sự chê cuời của không ít blogger tự do.

Đáng chú ý là trong hội đàm, hai bên đã nhận định mối quan hệ mật thiết Việt – Trung đã được nâng lên tầm cao mới, toàn diện, bao trùm các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, giáo dục, đào tạo, khoa học kỹ thuật, quan hệ đảng, quan hệ nhân dân… với 50 cơ chế hợp tác và 19 văn kiện mới được ký kết. Chưa bao giờ mối quan hệ 2 bên nồng hậu, bền chặt như thế!

Cung Hữu nghị Việt – Trung hoành tráng được khai mạc giữa thủ đô Hà Nội. Mối quan hệ thương mại lên tới đỉnh cao 98 tỷ đôla / năm. Dân Tàu có mặt khắp mọi nơi, mọi lãnh vực…

Các vụ truy tố tội tham nhũng gần đây đều có dấu hiệu trừng trị nặng những người có hơi hướng chống Trung Cộng bành trướng, có vẻ như theo chỉ lệnh của ông Hoàng Đỏ Tập Cận Bình qua các cận thần của ông vừa sang Hà nội.

Ông Đinh La Thăng không được lòng ông Tập khi định phạt và đuổi nhà thầu Trung Quốc trong vụ xây đường cao tốc Cát Linh – Hà Đông bầy nhầy, tốn kém.

Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng khó lọt lưới chuyến này, do họ Tập thù dai, để bụng lời chê bai rất nặng của ông Dũng: «Không thể đánh đổi chủ quyền đất nước cho một tình hữu nghị viển vông!».

Trước đây ông Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, bị mất chức, đưa về làm phó cho bà Kim Ngân, coi như bị lột lon, chỉ vì dám tuyên bố «phải cảnh giác với giặc phương Bắc», thêm một cái «tội» từng trực tiếp chỉ huy cuộc chiến chống Trung quốc xâm lược tại chiến trận Vị Xuyên nóng bỏng nhất.

Cho đến ông Thiếu tướng Trương Giang Long ở học viện Công an dám công khai khẳng định «chưa bao giờ Trung Quốc từ bỏ dã tâm thôn tính nước ta» cũng bị cho về hưu sớm…

Với một lọat việc làm theo ý và theo chỉ lệnh của Thiên triều như thế, nhà bình luận Trương Nhân Tuấn ở Pháp cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng rõ ràng đã công khai phản bội Tổ quốc, theo đúng đạo luật Tố tụng hình sự hiện hành ở Việt Nam.

Xem ra ông Nguyễn Phú Trọng không mảy may quan tâm những lời cảnh báo ấy, lời cảnh báo được không ít đảng viên đồng tình, được đông đảo nhân dân tán thưởng.

Ông vừa bước thêm những bước mới cực kỳ nghiêm trọng theo hướng phản quốc, không thể chống chế nổi.

Theo thông báo chung về cuộc hội đàm giữa 2 ông tổng bí thư Trọng – Tập gần đây nhất, 2 bên đã thỏa thuận:

  • Sẽ hợp tác giúp nhau trong đào tạo cán bộ cấp cao ngạch đảng giữa 2 bên; đặc biệt là trong đào tạo cán bộ cấp cao 2 ngành quốc phòng và ngoại giao;
  • Sẽ hợp tác giúp nhau đào tạo cán bộ giữa các tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao bằng, Hà Giang của đảng Cộng sản VN với khu ủy khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây của đảng CS Trung Quốc.

Các điều thỏa thuận trên đây mang ý nghĩa gì?

Tuy gọi là hợp tác giúp nhau song phương, nhưng trên thực tế chỉ là quan hệ 1 chiều. Việt Nam nhỏ bé (90 triệu dân), đảng cộng sản VN ít ỏi (4 triệu đảng viên) so với 1 tỷ 300 triệu dân và 90 triệu đảng viên Trung Quốc – chỉ bằng 1 tỉnh nhỏ của Trung Quốc, thì trên thực tế chỉ là một sự hòa nhập tự nguyện của đảng cộng sản VN vào đảng CS Trung Quốc, sự sáp nhập trên thực tế của 4 tỉnh biên giới vào khu tự trị dân tộc Choang của tỉnh Quảng Tây/Trung Quốc. Cán bộ cao cấp quốc phòng và ngoại giao sẽ do phía Trung Quốc đào tạo và tuyển lựa, áp đặt một chiều cho phía Việt Nam.

Điều trên đây có nghĩa là ông Nguyễn Phú Trọng đã tự mình xóa bỏ biên giới quốc gia Việt Nam thuộc 4 tỉnh Quảng ninh, Cao Bằng , Lạng Sơn, Hà Giang, tự xóa bỏ chủ quyền tuyển lựa tướng lĩnh, cán bộ ngoại giao cấp cao để hiến dâng cho Trung Cộng một mảng chủ quyền sinh tử và cơ bản nhất.

Và việc hệ trọng này không hề có bàn bạc trong Bộ Chính Trị, trong Ban chấp hành Trung Ương cũng như trong Quốc Hội, nhân dân càng không có tiếng nói gì ! Dân 4 tỉnh biên giới nói trên trên đã bị bán đứng cho bọn bành trướng.

Hơn nữa các điều thỏa thuận trên còn có nghĩa là từ nay các chức vụ cấp cao trong đảng nói chung, các cấp Tỉnh ủy viên, Bí thư tỉnh ủy, các Thứ trưởng, Bộ trưởng, Vụ trưởng, Viện trưởng… trong toàn quốc đều phải có ý kiến xét duyệt thẩm định của phía Trung Quốc. Nền độc lập bị hiến dâng tự nguyện.

Như thế là giao cả bộ máy cai trị của đảng và Nhà nước vào tay của lãnh đạo đảng CS Trung Quốc, nước Việt Nam tự nguyện làm chư hầu, không có gì khác hơn.

Rất mong các Ủy viên Bộ chính trị, các Ủy viên Ban chấp hành Trung ương, các đại biểu Quốc hội, các nhà luật học, luật sư, bà con người Việt chúng ta, các tổ chức xã hội dân sự… lên tiếng nói rõ nhận định và thái dộ của mình với vấn đề trọng đại này của đất nước.

Về chuyện “Trung Quốc đã trở thành siêu cường công nghệ”

Nguyễn Thái Nguyên

19-12-2017

Alibaba là tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc. Ảnh: internet.

Nhân đọc bài báo: Đáng sợ: Trung Quốc đang trên đường thống trị công nghệ toàn cầu” của David Dodwell đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Shouth China Morning Post) do Hồng Thủy dịch đăng trên Giáo dục Việt Nam ngày 29/3/2017. Bài báo này thật ra đã đăng trên rất nhiều tờ báo cả tiếng Trung lẫn tiếng Anh không chỉ ở HK mà cả ở TQ và nhiều nước khác như là một phát kiến mới, một sự kiện gây chấn động…. Cũng đã đăng bằng tiếng Việt trên một vài trang mạng khác ở VN. Gần đây, ngày 14/12, một bạn đọc đã chuyển cho anh Trần Đức Nguyên bài báo này và anh Trần Đức Nguyên đã nêu một gợi ý khó với chủ ý: chúng ta đánh giá thế nào nội dung bài viết này? Đây là một vấn đề không đơn thuần về mặt khoa học công nghệ mà có những nội dung thật giả được pha trộn vào nhau bằng nghệ thuật chữ nghĩa phục vụ cho ý đồ chính trị nên hết sức phức tạp.

Có hay không “Mật ước Thành Đô”?

FB Trương Nhân Tuấn

16-12-2017

Những cựu lãnh đạo Việt Nam tham gia Hội nghị Thành Đô 1990. Ảnh: internet

Từ hội nghị Thành đô đến nay thời gian đã 27 năm. Những nghi vấn chung quanh cái gọi là “mật ước Thành đô” vẫn còn y nguyên. Nội dung của “mật ước Thành đô”, tôi có viết hôm qua, dẫn từ một bài viết trên BBC năm 2014. Bài báo này dẫn lại các ý kiến trên Tân Hoa xã và Hoàn cầu thời báo của TQ. Nội dung cho rằng lãnh đạo VN có cam kết sáp nhập VN vào TQ để VN trở thành một “tỉnh tự trị”.