Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Hai “thần y” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Lê Văn Đoành

27-4-2020

Đậu Xuân Cảnh sinh ngày 22/12/1960 tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Năm 1985, sau khi tốt nghiệp y khoa, bác sĩ Cảnh xin về khoa Đông y Bệnh viện đa khoa thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng.

Trump nói rằng WHO đã không chia sẻ thông tin sớm về Covid-19 — Một báo cáo mới đã phủ nhận điều này

VOX

Tác giả: Riley Beggin

Dịch giả: Nguyễn Hoàng Ánh

19-4-2020

Một báo cáo của Washington Post cho thấy chính quyền Trump đã được cung cấp thông tin từ WHO ngay từ những ngày đầu của đại dịch.

Beijing Review: Bán rồi còn đòi lại

Beijing Review

Trần Quốc Việt dịch

26-4-2020

Lời người dịchVào ngày 10/6/1977 thay mặt Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm thảo luận với Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng tại Bắc Kinh về những vấn đề tồn đọng trong quan hệ giữa hai đảng và nhà nước.

Đại dịch Covid-19: Người Việt hai phương trời, hai cách hành xử

Lê Thiên

26-4-2020

Những con sâu ăn trên xác người

Những con sâu trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước vẫn không thể ngưng ăn, dù cả nước đang gồng mình dịch. Báo chí VN đưa tin, ngày 24/4/2020: Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật (CDC) Hà Nội, thuộc Sở Y Tế Hà Nội, đã mua hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR tự động với giá khoảng 2.3 tỷ đồng (hơn 98.000 Mỹ kim) nhưng nâng khống lên thành 7 tỷ đồng (gần 300.000 đô), tức “cao hơn giá gốc gấp 3 lần”.

Các nước dân chủ cần bắt tay nhau để thắng Trung Quốc

Võ Ngọc Ánh

25-4-2020

Các nước phát triển bị hấp dẫn bởi thị trường hơn một tỷ dân, hậu cần tốt đã ‘nuông chiều’ Trung Quốc quá mức để biến quốc gia này thành mối đe dọa toàn cầu.

Bàn thêm về Việt Nam chống đại dịch Covid-19 thành công

Mạc Văn Trang

25-4-2020

Là người Việt, dù ở trong hay ngoài nước, đều vui mừng vì Việt Nam, bước đầu đã thành công trong việc chống lại đại dịch Covid-19. Mà đâu chỉ người Việt, bạn bè trên thế giới cũng vui mừng và ghi nhân Việt Nam đã vượt qua đại họa một cách đáng ngạc nhiên…

Dịch từ ‘High Seas’ trong Tuyên bố lãnh hải 1958 của Trung Quốc như thế nào?

Phan Văn Song

25-4-2020

Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và quân sự hóa. Ảnh: Nhân Dân Nhật Báo

Trong trận chiến công hàm sau vụ Malaysia nộp hồ sơ về thềm lục địa mở rộng cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa (UBRGTLĐ) LHQ 12/12/2019, ngày 17/4 vừa qua Trung Quốc đã gởi công hàm phản bác lại Công hàm phản bác của VN, trong đó có đưa ra luận điểm về việc đã từng công nhận HS, TS là của Trung Quốc như ‘Công hàm’ Phạm Văn Đồng năm 1958. Công hàm Phạm Văn Đồng bày tỏ ủng hộ tuyên bố lãnh hải ngày 4/9/1958 của Trung Quốc mà trong tuyên bố này có nêu rõ phạm vi áp dụng bao gồm cả HS và TS.

Vẫn chuyện của “Vũ lùn”

Dương Tự Lập

25-4-2020

Tôi đã từng kể về Vũ “lùn” trong câu chuyện: “Cướp không phải là từ đểu“. Ba mươi năm sau gặp lại Vũ, chỉ khác chăng thời gian bào mòn mất đi tuổi thanh xuân trai trẻ của con người, chứ Vũ vẫn là thằng Vũ có giọng nói đểu đểu nhưng đểu tốt của ngày nào. Như một câu đúc kết: Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời.

Tưởng nhớ cụ Nguyễn Hữu Toán

JamieNguyenTV

Tác giả: Jamie Nguyễn

Dịch giả: Ian Bùi

Ông Nguyễn Hữu Toán, ông ngoại của Jamie Nguyễn

Lời dịch giả: Jamie Nguyễn thuộc thế hệ người Mỹ gốc Việt thứ nhất, sanh ra và lớn lên ở Nam Cali. Cô hiện đang sống “giấc mơ Mỹ”, làm phóng viên cho một đài TV ở New York City. Jamie viết bài này cho ông Ngoại cô vừa mất vì #COVID19.

Thầy Trợ bị phạt 5 triệu đồng

Đỗ Thành Nhân

25-4-2020

I.- Thầy Trợ

Tôi xin được gọi thầy Trợ với một sự kính trọng, chân tình của thầy trò; mặc dù Thầy chưa dạy tôi một tiết học nào. Đó là thầy giáo nghỉ hưu Trần Đình Trợ ở thị trấn Phổ Châu, huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; trong bài viết này từ “Thầy” viết hoa là nói về thầy Trần Đình Trợ.

Chuyên gia kinh tế hàng đầu: Phản ứng virus corona của Mỹ giống như quốc gia “thế giới thứ ba”

Guardian

Tác giả: Larry Elliott

Dịch giả: Nguyễn Hoàng Ánh

22-4-2020

Nhà kinh tế học Joseph Stiglitz công kích Donald Trump, nói rằng Hoa Kỳ đang tiến hành cuộc Đại khủng hoảng lần thứ hai.

Cách xử lý vụng về của Donald Trump trong cuộc khủng hoảng Covid-19 đã khiến Mỹ trông giống như một quốc gia thế giới thứ ba và đang dẫn tới một cuộc Đại khủng hoảng lần thứ hai, một trong những nhà kinh tế hàng đầu thế giới đã cảnh báo.

Công hàm 1958, ông Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị không thể vô can

Võ Ngọc Ánh

24-4-2020

Công hàm do ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Cộng) ký vào tháng 9/1958, là sự tiếp tay cho Trung Cộng trong việc xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam.

“Chiến lược phòng thủ” trong hồ sơ VN kiện TQ ra sao, đến nay “trời biết”?

Trương Nhân Tuấn

24-4-2020

Ảnh: Báo PLTP

Việc “leo thang” lý lẽ mấy hôm rày trong nội dung các công hàm giữa VN và TQ gởi Tổng thư ký LHQ làm “căng thẳng” khu vực Biển Đông. “Tiếng súng” có thể thay “tiếng nói” bất cứ lúc nào. “Leo thang” trong ngôn từ sẽ đưa “bàn cờ Biển Đông” vào thế “triệt buộc”.

Việc này làm “nóng” lại Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. TQ gởi công hàm ngày 17 tháng 4 năm 2020, vịn nội dung công hàm 1958 để khẳng định chủ quyền của TQ ở HS và TS.

RSF kêu gọi chính quyền Trump cho phép tự do thông tin về virus corona

RSF

Dịch giả: Trúc Lam

23-4-2020

Hoa Kỳ bị xếp hạng thứ 45 về tự do báo chí, thua cả Séc, Italy, Nam Hàn, Đài Loan.

Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) bị báo động bởi xu hướng lạnh lùng trong việc từ chối tham gia họp báo chí và các biện pháp trả đũa đối với các nhà báo, nhân viên chính phủ và những người tố giác cố gắng đưa tin và lên tiếng về cuộc khủng hoảng COVID-19 ở Hoa Kỳ. Đó là một vấn đề khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng mà các nhà báo tự do đưa tin về đại dịch này và những người có thông tin liên quan đến đại dịch lên tiếng mà không sợ bị trả thù.

Chào đồng chí xã hội đen

Bá Tân

24-4-2020

Nhóm cựu quan chức, hưởng lương hưu từ cấp thứ trưởng trở lên, tạo ra “sóng thần” của dư luận, nhất là trên mạng xã hội. Cả đời làm cách mạng, nói theo cách nói của họ, “theo đảng đến còng”, bây giờ bọn họ mới có dịp nổi tiếng như thế.

 Corona dung tha dân Việt?

Lê Thiên

24-4-2020

Ngày 19/4/2020, có bài báo lạ trên BBC: Virus corona: Trời thương dân Việt Nam hay ‘kém vệ sinh’ tạo miễn dịch? của tác giả “Hoa Mai gửi từ TP HCM”. Bài báo viết: “Việt Nam, trong trận bão tố quét qua khắp thế giới, vẫn đang đứng vững trong số 3 quốc gia ít ỏi chưa có ca nào tử vong vì COVID-19, với con số mắc bệnh tuy lai rai tăng thêm nhưng vẫn thấp kỷ lục: tính tới 19/4, vẫn 268 ca/100 triệu dân, 198 đã hồi phục và chưa có ai tử vong”.

Beijing Review: Hà Nội bội tín

Trần Quốc Việt dịch

23-4-2020

Lời người dịch: Vào ngày 30/1/1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố văn kiện chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo “Tây Sa” và “Nam Sa” tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Chúng tôi dịch phần thứ tư của văn kiện này, đăng trên tạp chí Trung Quốc Beijing Review, số 7 ngày 18/2/1980, để độc giả tiếp cận thông tin đa chiều về vấn đề gây nhiều tranh cãi này. Tựa đề tiếng Việt là của người dịch.

Phải xử phạt cái Hội nghị Cán bộ Toàn quốc

Nguyễn Khắc Mai

23-4-2020

Tôi không bình luận nhiều về cái nội dung của Hội nghị vì chủ yếu nó làm hai việc: Một là tự đánh bóng mình qua việc thông tin thế giới ngợi khen, ca tụng Việt Nam giỏi trong chống dịch. Tất nhiên rồi, Chính phủ phải làm một Tổng kết nghiêm túc, khoa học về kết quả và bài học lớn về việc này, không phải ngay bây giờ, mà sau này khi đã thật sự đẩy lùi đươc con virus Tàu Cộng. Hai là anh Trọng đã quay lại chiếc đĩa rè về công tác cán bộ. Không thấy có gì chứng tỏ một tầm tư duy lãnh đạo nhạy cảm được với vấn đề lớn lao của dân tộc và thế giới Hậu-Covid.

Bao giờ Chính phủ Việt Nam lấy lại được “nhà của mình”?

Thảo Ngọc

23-4-2020

Nói “nhà của mình” có nghĩa là những tài sản này là của dân. Vì nhà nước này được minh định là “Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân”.

Bảy mươi năm vẫn không đọc nổi một bài báo

Nguyễn Khắc Mai

23-4-2020

Bảy mươi năm là tuổi thọ của cái Hội nhà báo của Việt nam hiện nay. Họ còn được mệnh danh là “Báo chí Cách mạng”, báo chí lề đảng.

“Ngồi ăn thì núi lở”

Trúc Nguyễn

23-4-2020

Bạn tôi sống ở thành phố thuộc nhóm “có nguy cơ cao” phải “giãn cách” ít nhất đến ngày 22/4. Cuối buổi chiều ngày 18/4 sau khi đạp xe nhiều km qua những con phố thưa vắng cảm giác chưa đủ nên anh ghé vào một sân bóng để chạy bộ.

Trên sân cỏ rộng hàng ngàn mét vuông có 3 người và 1 con chó, đeo khẩu trang và giãn cách tốt, ai nấy lầm lũi chạy như những xác chết di động. Nhưng chỉ khoảng 5 phút, xe bán tải CA phường xuất hiện phát loa yêu cầu giải tán. Đó là “zoom cận cảnh” một sinh hoạt xã hội thời chống dịch ở 1 phường của Sài Gòn, phải nói là nghiêm và đa phần người dân tuân thủ, hợp tác.

Chúng ta đang ở tuần thứ 3 giãn cách xã hội, có khả năng tiếp tục qua tuần thứ 4 đến cuối tháng, nhiều địa phương lên kế hoạch cho học sinh nghỉ học qua đến tuần đầu tháng 5. VN là một trong những nước kết quả phòng chống dịch bệnh tốt nhất thế giới…

Nhưng mặt khác “ngồi ăn thì núi lỡ“, 3 tuần giãn cách cũng là 3 tuần người dân nín thở để sống. Nền kinh tế đã “ngấm đòn”, người lao động bế tắc, đã có người Anh (dân “Ăng -Lê”) cầm bảng xuống đường xin tiền. Ngàn doanh nghiệp, vạn hộ kinh doanh, người dân sống bằng vốn vay, mỗi sáng mở bát ra là cục nợ to dần.

Một diễn biến khác, làn sóng mua bán sát nhập công ty đang diễn ra: “Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong tháng 3 có đến 940 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp là hơn 1,172 tỉ đô la. So với cùng kỳ năm ngoái tăng gần 35%“. M&A là một hoạt động theo quy luật thị trường, nhưng xảy ra thời điểm này không tránh khỏi mất giá, bán rẻ gây thất thoát tài sản và thương hiệu, dù của tư nhân hay tổ chức thì xét cho cùng cũng là tài sản của quốc gia.

Dư luận chia hai phe: Tiếp tục cách ly hay phục hoạt lại nhịp sống xã hội… Từ những diễn biến nêu trên rồi đọc tin dịch bệnh hoành hành các nước châu Âu, Mỹ thì khó nói giải pháp nào hay hơn. Nhưng VN có những đặc thù riêng: nền kinh tế quy mô nhỏ, tích lũy thấp, đa phần doanh nghiệp sử dụng vốn vay, phúc lợi xã hội chưa phát triển, một bộ phận người dân chạy ăn từng bữa…

Hy sinh kinh tế để bảo vệ tính mạng người dân là quyết định chính trị có trách nhiệm nhưng sau hơn 3 tháng phòng chống dịch, 3 tuần cách ly xã hội chúng ta đã thu đạt kết quả tốt, đã rút ra được bài học kinh nghiệm là cơ sở để thực hiện nguyên tắc “Điều chỉnh tích cực” cùng với “Kiểm soát dịch bệnh” để tiến tới “Chung sống an toàn” như PTT Võ Đức Đam nêu trong cuộc họp BCĐ phòng chống dịch ngày 17/4.

Mỗi địa phương, tổ chức, đặc biệt là các viện, trường đại học… nên thiết kế những kịch bản chi tiết riêng để tái khởi động các hoạt động làm thí điểm. Đặt mục tiêu rủi ro mức độ nào là chấp nhận được, nếu vượt ngưỡng thì phải phong tỏa trở lại… rồi lượng giá kết quả rút kinh nghiệm tiến tới nhân rộng mô hình.

Một lãnh đạo trường Y nói “Trong cơ cấu chương trình đào tạo ngành y thì 2/3 thời lượng là sinh viên học lâm sàng. Sinh viên từ năm thứ 3 trở đi chủ yếu học lâm sàng. Mà học lâm sàng thì không thể học trực tuyến được”.

Bạn tôi, trưởng Khoa ngoai một  bệnh viện tuyến Trung ương nổi tiếng, tâm sự, đi chuyên tu nước ngoài như Mỹ, Nhật về, chủ yếu là làm việc với máy móc hiện đại, học cách quản lý chuyên nghiệp… còn chuyên môn thì môi trường thực hành không bằng VN vì ngày nào cũng có nạn nhân tai nạn giao thông cần mổ, bác sĩ cực nhưng cũng nhờ vậy tay nghề cao hơn hẳn so với đồng nghiệp cùng lứa ở nước ngoài.

Học ngành Y thì dịch bệnh là một cơ hội có một không hai để thâm nhập cọ xát với thực tế, nhưng thời gian vừa qua các trường Y “lock down” cùng với đất nước. Thiển nghĩ, đóng cửa trường Y để tránh dịch là một thiệt thòi cho sinh viên và tổn thất cho xã hội!

Nhà có người thân học Bách Khoa, những ngày đầu thực hiện giãn cách, tôi trông chờ trường đề xuất quy trình an toàn khép kín cho việc sinh viên đi học trở lại… thực tế thì sinh viên BK cũng học online, nghỉ miệt mài! Việc cho học sinh sinh viên nghỉ ở nhà bắt đầu thành quán tính nghỉ tiếp chắc cũng không sao, đến khi xuất hiện một lứa thanh niên tăng cân, phản ứng chậm, đầu óc tưng tưng… thành hiệu ứng xã hội mới cuống cuồng thấy “có sao” thì e là đã muộn!

Phát minh dễ thương cây “ATM gạo” trong mùa dịch là của một cá nhân, đội ngũ phòng chống dịch thì làm việc bở hơi, tai còn các Viện, các trường đại học… những nơi lý luận “đầy mình”, phòng nghiên cứu, cơ sở vật chất, nhân sự là hàng ngàn GS, TS, Thạc sĩ… thì đây là cơ hội để phát minh sáng kiến, ứng dụng, tiện ích thì không mấy động tĩnh, ngược lại nhất cử nhất động đều chờ và làm theo chỉ thị của Thủ tướng.

Nguyên nhân là do tâm lý thụ động, sợ trách nhiệm hay là vì vướng cơ chế? Nếu thế thì cần phải hạ bỏ gánh nặng cơ chế giải phóng năng lượng sáng tạo cho các nhà khoa học và lực lượng tri thức nước ta là một nhu cầu bức xúc! Có thể nói giới khoa học VN đang bỏ qua một cơ hội cống hiến, mang danh trí thức mà không bị thôi thúc của tâm thế phục vụ cuộc sống quả là đời buồn!

Mặt khác cũng có ý kiến cho rằng, nhờ lock down mà nhiều chỉ số môi trường khắp thế giới trong đó có VN tốt lên trông thấy, chẳng phải là tốt hay sao! Nhưng hơn 7 tỉ sinh linh trên trái đất này và một bộ phận không nhỏ trong gần 100 triệu dân VN phải lo sốt vó từng bữa ăn…

Ý thức về môi trường cần thể hiện trong mọi ứng xử sinh hoạt hàng ngày làm đều đặn năm này qua năm nọ cho thành kỷ luật mới hiệu quả chứ không phải hy sinh sinh mệnh kinh tế để cho Mẹ trái đất nghỉ mệt, hết dịch lại đâu vào đấy! Nếu lock down kéo dài đến cuối năm vẫn chưa có vaccine thì phải giải bài toán kinh tế làm sao?

Tham khảo

https://tuoitre.vn/cac-tinh-thanh-lan-luot-cong-bo-ke-hoach-thoi-gian-hoc-sinh-di-hoc-lai-20200417114006633.htm

https://www.thesaigontimes.vn/301799/thoi-covid–19-nuoc-ngoai-gia-tang-thau-tom-doanh-nghiep-viet.html

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dich-benh-con-keo-dai-tien-toi-chung-song-an-toan-voi-covid-19-634434.html

https://thanhnien.vn/giao-duc/chong-dich-covid-19-sinh-vien-y-khoa-van-phai-tam-nghi-hoc-lam-sang-1209082.html

https://tuoitre.vn/cach-ly-xa-hoi-den-22-4-ra-sao-20200416082512009.htm

Việt Nam, một nền độc tài thân phương Tây sau Covi

Jackhammer Nguyễn

23-4-2020

Dịch phổi Vũ Hán rồi sẽ qua đi, nhưng chắc chắn nó sẽ làm các quốc gia thay đổi rất nhiều. Thử hình dung, theo những suy luận hợp lý và thực tiễn nhất, Việt Nam sẽ có những thay đổi gì?

Người tị nạn Đông Nam Á đã giúp hình thành hệ thống tái định cư của Mỹ như thế nào

NBC News

Tác giả: Agnes Constante

Dịch giả: Trúc Lam

20-4-2020

Người tị nạn Campuchia tại một trong trại ở vùng biên giới được thành lập năm 1979 tại biên giới Thái Lan – Campuchia. Nguồn: Berta Romero-Fonte

Năm 2020, kỷ niệm 45 năm người tị nạn Đông Nam Á đến Hoa Kỳ, hiện vẫn là nhóm lớn nhất được tái định cư kể từ đó.

Nguyên nhân của cuộc chiến

Trần Mai Trung

22-4-2020

Ngày 30-4-1975, các xe tăng T-54 sản xuất tại Nizhny Tagil ở Liên Xô được các binh sĩ Bắc Việt lái, tấn công vào Dinh Độc Lập, văn phòng của Tổng thống VNCH, chấm dứt một cuộc chiến 20 năm. Tại sao người Việt Nam phía Bắc và người Việt Nam phía Nam lại đánh nhau 20 năm?

Tình báo xác nhận Nga muốn giúp Trump thắng cử

Nghĩa Bùi

22-4-2020

Uỷ ban Tình báo (UBTB) của Thượng Viện hôm thứ Ba cho biết, họ hoàn toàn đồng ý với kết luận trong bản tường trình của cộng đồng tình báo (Intelligence Community Assessment – ICA) rằng Tổng thống Putin và Nga đã nhúng tay vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 với mục tiêu đưa Donald Trump vào toà Bạch Ốc.

Mỹ cảnh báo Israel, NATO về dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc hồi tháng 11/2019

Times of Israel

Dịch giả: Trúc Lam

17-4-2020

Tòa Bạch Ốc được cho là không quan tâm đến thông tin tình báo này, nhưng họ đã chuyển qua cho NATO, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF); Khi nó đến Bộ Y tế Israel, ‘không có gì được thực hiện’.

Người Việt biết và khẳng định ‘Hoàng Sa -Trường Sa là của Việt Nam’

Nguyễn Hoàng Phố

21-4-2020

Trong lúc toàn thế giới đang lao đao vất vả đối phó với đại dịch viêm phổi thì Trung Quốc, quốc gia khởi nguồn của cơn đại dịch và hiện đã khống chế được thảm họa, lại tìm cách thao túng biển đảo trong vùng biển mà các nước trong khối Asean và Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền. Cụ thể là Trung Quốc đã cho tàu Hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam trong khu vực đảo Hoàng Sa. Đây là một động thái nguy hiểm, thách thức các quốc gia có liên quan đến tuyên bố chủ quyền và các tổ chức và định chế quốc tế.

Nhân dịp 150 năm ngày sinh của Lenin: Cái kết của một huyền thoại

Deutschlandfunk

Tác giả: Gesine Dornblüth

Dịch giả: Lê Quí Trọng Lê Quang Ngọ

17-4-2020

Vladimir Ilyich Lenin là một người Maxist, nhà cách mạng, người sáng lập Liên bang Xô viết. Và hôm nay thi hài của ông còn được giữ gìn ở Moscow. Ở nước Nga, ông là một huyền thọai, tuy nhiên một huyền thoại đang phân hủy. Một sự tiếp nhận kiên định nhân dịp 150 năm ngày sinh của Lenin 22/4.

Trung Cộng gia tăng ảnh hưởng ở Liên Hiệp quốc

Vũ Ngọc Yên

21-4-2020

Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, là một tổ chức liên chính phủ gồm 193 quốc gia thành viên, có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế (Hiến chương Liên Hiệp quốc, ký ngày 26/6/1945, tại thành phố San Francisco.

Thở máy cho bệnh nhân Covid-19 diễn ra thế nào?

Der Spiegel

Tác giả: Martin U. Müller

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

17-4-2020

Một bệnh nhân được cung cấp oxy qua máy thở (ảnh lưu trữ). Nguồn: Drägerwerk / DPA

Trong đại dịch corona người ta rất thường nói đến máy thở và năng lực trong những nơi chăm sóc đặc biệt (ICU). Nhưng việc thở máy đối với bệnh nhân thật sự có nghĩa là gì? Và tại sao không phải chỉ cần có thiết bị tối tân là đủ?