Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần 4)

Ủy ban Bảo vệ Ký giả

Dịch giả: Song Phan

16-4-2020

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

Trump gọi báo New York Times là “Kẻ thù của nhân dân” nhưng không nói gì về vụ bắt giữ kẻ khủng bố Christopher Hasson, Trung úy Tuần duyên Mỹ, âm mưu giết hàng loạt các nhà báo, thẩm phán và các chính trị gia vì họ chỉ trích Trump. Biếm họa của báo Cleveland

Trump và sự thật

Khi ông ta tập trung kiểm soát thông tin của chính quyền vào cho mình, Trump công bố hầu hết các quyết định của tổng thống, các sự bổ nhiệm hành chính và sự thuyên chuyển – đã tiết lộ phần lớn những gì trong đầu ông – trong nhiều lần tweet mỗi ngày. “Ông ta sử dụng Twitter để lập và công bố chính sách. Nó cho chúng ta cảm nhận rõ ràng nhất về tâm trạng của ông, trong đầu ông nghĩ gì”, Rucker của Washington Post nói với tôi.

Phỏng vấn Henry Kissinger: Bước Đột Phá và Hiệp định Paris

Tác giả: Winston Lord

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

1-5-2020

Lời Người Dich: Các điểm thoả thuận chính trong Hiệp Định Paris là ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày; QĐNDVN được ở lại miền Nam; Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ; VNCH và MTGPMN hoạt động trên lãnh thổ của mình; khu phi quân sự là một lằn ranh tạm thời và không được quốc tế công nhận theo luật quốc tế.

Chuyện cổng Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975

Trần Gia Phụng

30-4-2020

Tin tức báo chí của cộng sản Việt Nam (CSVN) đều viết rằng, khi tấn công dinh Độc Lập ở thủ đô Sài Gòn ngày 30-4-1975, chiến xa CS đã ủi sập cánh cổng dinh Độc Lập. Chẳng những thế, bộ Lịch sử Việt Nam do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Việt Nam (tức “bên thắng cuộc”) tại Hà Nội, phát hành tháng 8 năm 2017, cũng viết như thế.

Bộ thông sử nầy rất đồ sộ, gồm 15 tập, tổng cộng trên 9,000 trang, do 30 giáo sư, tiến sĩ Sử học CSVN biên soạn. Trong 15 tập nầy, tập thứ 13, do PGS-TS [phó giáo sư tiến sĩ] Nguyễn Văn Nhật chủ biên, chương VI, trang 535 viết nguyên văn như sau: “Thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm dinh Độc Lập – dinh lũy cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 thuộc Lữ đoàn xe tăng 203 dẫn đầu đội hình tiến công của Quân đoàn 2, húc đổ cánh cổng sắt của dinh Độc Lập …”

Bộ sách nầy được xem là bộ chính sử căn bản của chế độ CSVN, làm nền tảng cho các sách giáo khoa lịch sử của CSVN. Dưới chế độ CSVN thế kỷ 21, các giáo sư tiến sĩ với các loa phát thanh phường, khóm, làng xã nói cùng một nhịp điệu như nhau, đúng như ý kiến của nhà văn Pháp André Gide vào thập niên 30 thế kỷ trước, cách đây gần 90 năm.

Theo lời mời của nhà cầm quyền Liên Xô, Gide đến Moscow (Moscou), thủ đô của Liên Xô, tham dự tang lễ của nhà văn Maxime Gorki. Khi trở về Pháp, ông viết tác phẩm Retour de l’URSS, ấn hành năm 1936 ở Paris. Trong sách nầy, ông đã viết rằng, ở nước Nga CS, chỉ cần nghe một người Nga nói gì thì đủ biết 200 triệu dân Nga nói gì. Ngày nay ở Việt Nam không lẽ cũng có thể nói chỉ cần nghe loa phóng thanh phường xã thôn xóm CS nói gì, thì cũng có thể đoán biết các giáo sư tiến sĩ CS nói gì?

Trở lại nguồn tin về cánh cổng dinh Độc Lập Sài Gòn ngày 30-4-1975 do CSVN đưa ra, báo chí thế giới cũng đều viết theo như thế. Tuy nhiên, trên lý luận, xin chú ý, mới chỉ trên lý luận cho vui mà thôi, có hai câu hỏi cần được đặt ra là:

1) Lúc đó, cựu đại tướng Dương Văn Minh đang có mặt trong dinh Độc Lập mà theo lời ông là để chờ đợi quân CS đến. Chờ “khách” thì phải mở cổng dinh để đón mời “khách” vào. Nếu đóng cổng dinh, thì “khách” làm sao mà vào được?

2) Những tấm hình hay những đoạn phim về cảnh chiến xa CS ủi sập cổng dinh Độc Lập để vào bên trong dinh, đều được chụp từ bên trong chụp ra. Có hai điểm cần chú ý: Thứ nhứt, cổng dinh phải đóng thì xe tăng mới ủi sập để đi vào. Thứ hai, nếu cổng đóng lại, tức cổng dinh chưa mở, thì người chụp hình hay người quay phim cảnh nầy, làm sao mà vào bên trong dinh Độc Lập trước xe tăng để chụp hình hay quay phim? Hay những người nầy trổ tài chui cổng hoặc trèo tường để vào hành nghề? Đó mới chỉ là nói lý cho vui thôi, thưa độc giả.

Trong thực tế, một người tận mắt chứng kiến cảnh chiến xa CS chạy vào dinh Độc Lập ngày 30-4-1975, kể lại đầu đuôi câu chuyện cho người viết bài nầy rất rõ ràng và hoàn toàn khác với sách vở CS đã viết. Đó là giáo sư tiến sĩ Đỗ Văn Thành, hiện nay đang giảng dạy tại đại học Oslo, Na Uy (Norway).

Lúc đó, vào năm 1975, giáo sư Thành còn trẻ, nhà ở vùng cầu Sài Gòn, ngồi trên yên sau xe vespa của phụ thân, tò mò chạy theo sau đoàn quân của CS, để theo dõi cho biết chuyện gì sẽ xảy ra khi quân CS vào thành phố… Ông Thành đã chứng kiến tận mắt đầy đủ sự việc tại cổng dinh Độc Lập hôm đó.

Theo lời giáo sư Thành kể lại, sáng 30-4-1975, cổng dinh Độc Lập đã mở sẵn. Xe thiết giáp CS khi đến dinh Đôc Lập, chạy thẳng vào trong dinh, không có gì trở ngại. Vào bên trong rồi, có thể do lệnh trên, tài xế lại lái xe thiết giáp chạy trở ra ngoài. Khi đó, lính CS đóng cổng dinh, quàng dây xích sắt, nhưng không khóa. Xe thiết giáp quay đầu trở lại, chạy đến tông sập cánh cổng dinh Độc Lập, rồi chạy vào bên trong, để cho các nhiếp ảnh viên chụp hình và quay phim.

Giáo sư Đỗ Văn Thành kể lại câu chuyện trên cho người viết tại nhà bác sĩ Phạm Hữu Trác, phụ trách tạp chí Truyền Thông ở Montreal ngày 28-4-2007, nhân dịp ông Thành cùng gia đình từ Oslo (Na Uy) qua Montreal (Canada) tham dự Lễ ra mắt sách Kỷ niệm và suy ngẫm, bản dịch từ sách Souvenirs et Pensées của thân mẫu ông là bác sĩ Nguyễn Thị Đảnh tại TRUNG TÂM SAIM (Service d’ Adaptation et d’Integration de Montréal) do Khối Y giới Cao niên và Cơ sở Truyền Thông Montreal tổ chức. Ngoài lời trình bày trên đây của giáo sư Đỗ Văn Thành, ba tài liệu sau đây cũng trình bày câu chuyện gần như thế:

1) Bài báo “Sài Gòn trong cơn hấp hối 30-04-1975” của Nhan Hữu Mai, cận vệ của cựu thủ tướng Vũ Văn Mẫu, đăng trên http://sucmanhcongdong.info và được luân lưu trên các e-mail group. Trong bài báo nầy, ông Nhan Hữu Mai viết: “Khoảng 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4, xe tăng cộng sản tiến vào dinh Độc Lập mà không gặp một sức kháng cự nào vì cổng chính đã được mở rộng từ trước”.

2) Thứ hai là bài “Dinh Độc Lập, ngày tháng đợi chờ” của Ý Yên, đăng trên DCVOnline.net ngày 10-04-2012, theo đó: “Lúc 11:15 ngày 30-4-1975, toán xe tăng Bắc Việt tới cổng dinh theo đường Thống Nhứt, trương cờ Mặt Trận GPMN. Một người lính trên xe ra lệnh cho lính gác khóa cánh cổng lại; anh lính chần chờ, quay vô hỏi lệnh viên sĩ quan trực, bị người bộ đội trên xe bắn chết tại chỗ. Một bộ đội khác nhảy xuống, khép cánh cổng, lấy khóa xích vòng chặt lại để chiếc T-54 rồ máy húc nghiêng cánh cổng màu xanh, dây xích bung ra. Đại liên trên xe và lính tùng thiết đồng loạt tác xạ dữ dội, làm như có sức chống trả từ trong dinh. Xe tăng tràn vô đến giữa sân cỏ, mấy người lính Bắc Việt nhảy xuống...”

3) Thứ ba, theo tác giả Huy Đức, trong sách Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, Saigon: Osinbook 2012, chương I: Ba mươi tháng Tư, mục: Sài Gòn trong vòng vây, tr. 32 thì sáng 30-4-1975, cựu tướng Nguyễn Hữu Hạnh đến nhà số 3 đường Trần Quý Cáp [dinh Hoa Lan] tìm tổng thống Dương Văn Minh nhưng không có; tướng Hạnh liền đến dinh Độc Lập, “vào thẳng dinh bằng cổng chính, cổng dinh mở, không có lính gác.” Lúc ông Hạnh đến, cổng dinh Độc Lập mở, không lính gác thì ngay sau đó, quân CS đến, đâu có ai đóng hay gác cổng? Chú ý: đây là tài liệu do một nhà báo CS trong nước viết. Hiện người nầy còn sống và hành nghề trong nước.

Như thế, qua hai câu hai câu hỏi đặt ra từ đầu, qua câu chuyện kể của tiến sĩ Đỗ Văn Thành, và qua các bài báo trên đây, nhứt là qua tài liệu của một nhà báo CS, thì rõ ràng vào ngày 30-4-1975, cổng dinh Độc Lập đã mở sẵn, còn việc chiến xa CS ủi sập cổng dinh Độc Lập chỉ là một màn kịch do CS dàn dựng để tuyên truyền, bắt trẻ em học tập trong các sách giáo khoa lịch sử CS. Tài tình quá! Giống như xi-nê-ma Hồ Ly Vọng!

Đây không phải là lần đầu CS đóng kịch. Năm 1954 cũng vậy. Các sách lịch sử CS đều đăng hình cờ đỏ của CS được bộ đội CS cắm trên hầm chỉ huy của thiếu tướng Pháp De Castries khi tấn công Điện Biên Phủ. Trận nầy kết thúc ngày 7-5-1954, kết thúc luôn cuộc chiến 1946-1954. Sau đó là hội nghị Genève, đưa đến hiệp định đình chiến và chia hai đất nước ở vĩ tuyến 17.

Tuy nhiên điện báo Tuần Việt Nam ở trong nước, ngày 07-05-2009 đã đăng bài phỏng vấn thiếu tướng Lê Mã Lương, giám đốc Viện Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (CS), theo đó thiếu tướng Lương đã phủ nhận điều nầy.

Thiếu tướng Lê Mã Lương cho biết, tại Điện Biên Phủ, chỉ có một lá cờ duy nhứt được cắm trên đồi mà CS gọi là đồi Him Lam (tức đồi cứ điểm Béatrice), còn lá cờ cắm trên nóc hầm của thiếu tướng De Castries lần đầu tiên xuất hiện trong bộ phim Việt Nam trên đường thắng lợi của nhà quay phim Liên Xô là Roman Karmen, tức cảnh lá cờ CS trên hầm chỉ huy của thiếu tướng De Castries chỉ là cảnh xi-nê-ma mà thôi, không có thật.

Thiếu tướng Lê Mã Lương cho biết: “Sau khi Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ghi nhận chính xác điều đó, chúng tôi đã cất lá cờ tung bay trên nóc hầm Đờ Cát trước đây có trưng bày ở bảo tàng”.

Những chuyện tầm thường và rõ ràng như thế mà CS còn thay trắng đổi đen, theo chủ trương của đảng CS, huống gì là những sự kiện lịch sử trọng đại. Sử học CSVN chỉ để phục vụ chủ nghĩa CS, phục vụ đảng CS và phục vụ nhà nước CS. Vì vậy, ngày nay, trong nước thầy không muốn dạy sử, học trò không muốn học sử.

Thế đó! “Học sử ngày nay đã chán rồi”. Không ai lạ gì lịch sử viết theo lệnh của đảng CSVN!

30 tháng 4: Cột mốc diễn biến của Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Khắc Mai

30-4-2020

Đối với cột mốc này, theo ý kiến riêng của nhiều người, theo cái chủ kiến của mình, họ đặt cho ngày lịch sử này những cái tên khác nhau.

“Con nhìn ra, nào giải phóng gì đâu”

Thảo Ngọc

30-4-2020

Lại nói về ngày 30 tháng Tư, mà nhiều người vẫn gọi là Tháng Tư Đen, được mệnh danh là ngày Giải phóng miền Nam.

Việt Nam thoát Tàu và thoát Cộng bằng cách nào?

Tạ Dzu

30-4-2020

Việt Nam Cộng Hoà đã chôn mà chưa chết.

Việt Nam Cộng Sản đã chết mà chưa chôn.

(Dân gian)

Ngày 30/4: Ngày đoàn tụ, cả nước đều vui?

Trần Nam Chí

30-4-2020


Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh, từng là Trung đoàn trưởng của Sư đoàn 18 và Sư đoàn 5, sau 13 năm “học tập cải tạo“ trở về năm 1988, được người thân đón tại ga Saigon. Nguồn: Việt Museum

Ðối với một dân tộc đã oằn oại qua bao năm chinh chiến, bỏ lại sau lưng những tàn khốc, chết chóc của chiến tranh, là niềm hạnh phúc không sao tả được cho dân tộc đó.

Vì sao Việt Nam thắng và Mỹ thua trong cuộc chiến Covid-19

LTS: 45 năm trước, chiến tranh Việt Nam kết thúc với hơn 58.000 người Mỹ bỏ mạng. Và bây giờ, cả hai nước đang ở trong cuộc chiến mới, cuộc chiến chống virus Covid-19.

Sài Gòn những ngày cuối tháng 4 năm 1975

Nguyễn Quang Duy

29-4-2020

Sau trận Phước Long ngày 6/1/1975, Hoa Kỳ im lặng, Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát Đình chiến bất lực, cuộc chiến đã đến hồi chấm dứt.

Việt Nam có thể đụng độ với Trung Quốc trên biển Đông?

Võ Ngọc Ánh

29-4-2020

Trung Quốc ngày càng hung hăng, quyết đoán trong việc tranh chấp trên biển Đông, đặc biệt với Việt Nam. Tuy nhiên, sẽ rất khó có một cuộc chiến thật sự ở vùng biển đang ‘nóng bỏng’ này.

Tại “thằng Tàu thâm hiểm” hay tại ta dại?

Trương Nhân Tuấn

29-4-2020

Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh xem cuộc diễn hành quân sự hàng năm của TQ lần thứ 10 vào năm 1959.

Vụ công hàm 1958 của PVĐ nhiều người nói là “thằng Tàu thâm hiểm”. Không “thâm” sao được khi “thằng Tàu” mới chính là “cha ruột” của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng CSVN (lúc đó là đảng Lao Động) của ông Hồ lãnh đạo.

Cao trào nhân bản hóa toàn cầu

Nguyễn Đan Quế

29-4-2020

Cuối tháng 3, đầu tháng 4-2020 Hà Nội gởi ba công hàm cho Liên Hiệp quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Này, ông tướng Tuấn

Phạm Đình Trọng

29-4-2020

MỘT. Tháng chín, năm 1958 Tàu cộng giăng ra cái bẫy khi phát đi Tuyên bố ngày 4.9.1958 của người đứng đầu Chính phủ Tàu cộng Chu Ân Lai về chủ quyền lãnh thổ của Tàu cộng ở biển Đông:

30 tháng Tư: Lại trở về với một tên gọi

Lê Thiên

29-4-2020

Hôm nay, ngày 29/4/2020. Còn một ngày nữa tròn 45 năm!

Trích điện thư (email) từ một người ở Việt Nam gửi qua: “Điều mà em chú ý là thế này: Có vô số điều em cứ nghĩ là mình đã biết, nhưng chỉ vài ngày sau đó mới nhận ra mình mới chỉ biết có một tý thôi; thậm chí có những việc em cứ tin là mình đúng, nhưng chỉ ít lâu sau lại xấu hổ, khám phá ra mình đã sai hoàn toàn, sai choe choét chòe choẹt…

Đại hội XIII, cuộc đua giành ghế Thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026 (Kỳ 1)

Lê Văn Đoành

29-4-2020

Những trận quyết đấu giữa các phe phái hơn 30 năm qua

Trước khi nói tới các trận so găng ở Đại hội đảng sắp tới, xin điểm lại một số sự kiện đáng chú ý, xảy ra hơn 30 năm qua.

Các “thực thể địa lý” Trung Quốc mới đặt tên

Song Phan

29-4-2020

Ngày 19/4/2020 Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên của Trung Quốc ra thông báo về việc đặt tên “chuẩn” cho các 25 đảo, rạn đá và 55 thể địa lý dưới đáy biển ở biển Đông.

Làm thế nào chúng ta lại có một tổng thống ủng hộ việc tiêm nước sát trùng vào người? Phim “Hoa Hậu Phu Nhân Mỹ” cho chúng ta câu trả lời

Washington Post

Tác giả: Max Boot

Dịch giả: Ngọc Liên

27-4-2020

Làm thế nào mà Hoa Kỳ đi đến chỗ có một tổng thống nghĩ rằng tiếng động của các quạt gió gây ra ung thư, nhiệt độ tăng của địa cầu là một trò lừa bịp của Trung Quốc và các loại nước khử trùng thông dụng có thể là một phương thuốc hiệu quả chống lại virus corona?

Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần 3)

Ủy ban Bảo vệ Ký giả

Dịch giả: Song Phan

16-4-2020

Tiếp theo phần 1phần 2

Phóng viên Jim Acosta của CNN đã từng bị Trump tấn công khi hỏi một ông ta một câu hỏi mà Trump không trả lời được. Trump đã tước thẻ phóng viên, không cho Acosta vào Nhà Trắng họp báo, CNN kiện và đã thắng vụ kiện này. Photo Courtesy

Báo chí truy cập thông tin chính phủ dưới thời Trump

Trump đã nắm quyền kiểm soát cá nhân đối với những gì tòa Bạch Ốc chính thức nói với và nói về báo chí. Theo chỉ đạo của ông, các cuộc họp báo truyền thống hàng ngày tại tòa Bạch Ốc của thư ký báo chí của tổng thống đã trở nên không thường xuyên vào năm 2018 và kết thúc vào năm 2019 dưới thời Sarah Huckabee Sanders và người kế nhiệm bà, Grisham.

Trung Quốc nhìn thế giới như thế nào và chúng ta nên nhìn Trung Quốc ra sao

Atlantic

Tác giả: H.R. McMaster

Dịch giả: Nguyễn Bá Trạc

Tháng 5-2020

Trung tướng H. R. McMaster. Nguồn: Newsweek

Lời dịch giả: Tác giả bài viết này là H.R.McMaster, cựu trung tướng quân đội Hoa Kỳ, người thay thế Michael Flynn, trở thành Cố vấn An ninh Quốc gia thứ 26, phục vụ dưới thời Tổng thống Donald Trump vào tháng 2/2017, rồi từ chức và nghỉ hưu từ tháng 5 năm 2018, sau đó tiếp nhận một công tác học thuật cho Đại Học Stanford từ 2018 đến nay.

30 tháng 4, ngày nói thật

Đỗ Thành Nhân

28-4-2020

Ngày 30/4/1975 không thể quên được trong lịch sử, nhưng phải gọi là ngày gì để không gợi lại những đau thương, chia rẽ của dân tộc

Từ sau năm 1975, cứ đến ngày 30 tháng 4 là chính quyền cả nước tổ chức làm lễ kỷ niệm “ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, tùy năm tròn, chẳn lẻ mà quy mô lớn nhỏ khác nhau.

Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần 2)

Ủy ban Bảo vệ Ký giả

Dịch giả: Song Phan

16-4-2020

Tiếp theo phần 1

Tổng thống và báo chí

Hành vi của Trump làm tôi nhớ đến các cuộc tấn công bằng lời công khai của Richard Nixon vào báo chí khi tôi là một trong những biên tập viên làm việc trong cuộc điều tra Watergate của báo Washington Post.

Nói thẳng với Phan Đăng

Yến Phương

27-4-2020

Những ngày này, người dân Việt Nam ở trong nhiều tình cảm xáo trộn, khi thấy “giặc” Trung Quốc đang ngày đêm uy hiếp nước ta. Nỗi lòng của người dân cả nước, trong đó có em – một người con nước Việt, luôn tự vấn lòng mình, “ta phải làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”?

Tâm Lý Cực Đoan Trong Chính Kiến

Nghĩa Bùi

27-4-2020

Những người có khuynh hướng cực đoan trong chính kiến, dù hữu khuynh hay tả khuynh, đều có những đặc điểm giống nhau và rất khác người ôn hoà. Bài viết này tóm lược một nghiên cứu tâm lý học đăng trên Sage Journals tháng Giêng 2019. Hy vọng nó sẽ giúp ta hiểu thêm về hiện tượng tâm lý chính trị cực đoan để tránh bị khích động, đồng thời giúp ta tìm ra cách hoá giải.

Tìm Kiếm Hoà Bình Tại Việt Nam – Phỏng vấn Henry Kissinger

Tác giả: Winston Lord

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

27-4-2020

Chiến tranh Việt Nam có hai chiến trường: Đông Dương và Mỹ. Bắc Việt cố gắng kéo dài cuộc chiến trên chiến trường Việt Nam, đồng thời làm mệt mỏi công luận trên chiến trường Mỹ.

Đặc điểm chiến tranh 1954-1975 (Bài 1)

Trần Gia Phụng

27-4-2020

Chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954-1975 rất đa dạng. Đặc điểm cuộc chiến nầy cũng chính là đặc điểm lý do vì sao các nước tham chiến. Xin bắt đầu với Bắc Việt Nam (BVN) vì BVN là đơn vị gây ra cuộc chiến.

Thêm một bằng chứng “cõng rắn vào nhà”

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

27-4-2020

Trong Công hàm mới nhất của Trung Quốc trình lên Liên Hợp Quốc ngày 17/4/2020 để khẳng định chủ quyền biển đảo của họ, ngoài việc nêu Công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958, Trung Quốc còn dựa vào những chứng cứ khác để biện minh rằng Việt Nam cũng đã công nhận một cách rõ ràng chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa, nó “đã được phản ánh trong các tuyên bố và ghi chú của chính phủ Việt Nam, cũng như các bản đồsách giáo khoa và báo chí chính thức của Việt Nam” (trích Công hàm Trung Quốc ngày 17/4/2020).

Kỷ niệm 30-4-1975: Ôn lại một số đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam từ 1975

Lê Xuân Khoa

27-4-2020

Ảnh chụp bài báo trên Washington Post ngày 3/3/1987, về buổi họp báo của GS Lê Xuân Khoa tại Thượng viện Mỹ. Nguồn: Tác giả gửi tới Tiếng Dân

Mảnh vá lạc lõng

Nguyễn Đình Cống

27-4-2020

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VNN

Chiều ngày 26/4, nghe bài của ông Nguyễn Phú Trọng trên VTV1 về chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 13 mà buồn cười. Nhưng để có ý kiến tôi phải tìm đọc lại toàn văn được đăng trên mạng. Đọc xong bài khá dài, khoảng 6 ngàn chữ, tôi tạm xếp nội dung thành 3 phần. Khoảng 85% là những điều rất đúng, rất hay, nhưng chẳng có ích lợi gì. Vì sao?

Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần 1)

LTS: Báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) công bố ngày 16 tháng 4 năm 2020, đưa ra những chi tiết về chuyện Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của ông đã và đang liên tục tấn công các nhà báo, các phóng viên và các phương tiện truyền thông Mỹ hơn ba năm qua, gây tổn hại cho nền báo chí Mỹ, cơ quan quyền lực thứ tư của đất nước này.

Quá trễ cho một lộ trình

Nguyên Đại

26-4-2020

Tại sao lại có quá nhiều sự việc liên quan đến quần đảo Trường Sa nơi mà tổng diện tích đất đảo chỉ bằng khoảng một phần tư (1/4) diện tích Quận 1, Saigon? Một vài câu trả lời như sau: