Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Trung Quốc sắp tuyên bố “vùng nhận diện phòng không – ADIZ” ở Biển Đông?

Trương Nhân Tuấn

6-5-2020

Đọc báo nghe nói TQ sắp sửa tuyên bố vùng “nhận diện phòng không – ADIZ” ở Biển Đông. Tin này đến từ nguồn Đài Loan.

Vụ án Hồ Duy Hải: Những dấu hiệu phạm tội của Nguyễn Văn Nghị

LTS: Sau 12 năm, hôm nay Tòa án Nhân dân Tối cao mở phiên tòa Giám đốc thẩm, xem lại bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải trong vụ án Bưu điện Cầu Voi. Đây là một vụ án sai sót nghiêm trọng về mặt tố tụng, khi cơ quan điều tra cố tình làm sai lệch kết quả điều tra như: Bỏ sót các chứng cứ pháp y, thay đổi vật chứng, bỏ qua các bản khai không nhận tội của bị cáo … để rồi HĐXX ra bản án cao nhất đối với Hồ Duy Hải: Tử hình!

Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần 7)

Ủy ban Bảo vệ Ký giả

Dịch giả: Song Phan

16-4-2020

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6

Cuộc chiến về rò rỉ tin tức

Ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, Trump đã tìm cách đàn áp thẳng tay đối với thông tin mà báo chí có thể thu thập được về chính quyền ông từ các nguồn tin bí mật trong chính phủ và thậm chí cả tòa Bạch Ốc.

Tại sao Trump không thể hiểu được xúc cảm của dân

Washington Post

Tác giả: Paul Waldman

Dịch giả: Bùi Như Mai

5-5-2020

Trump nói “Tôi nghĩ dân chúng đã bắt đầu cảm thấy thoải mái rồi. Đất nước mở cửa lại rồi. Chúng tôi đã cứu hàng triệu mạng sống”.

Covid-19: Tháng Tư chết chóc, tháng Tư hy vọng, tháng Tư độc ác

Washington Post

Tác giả: Marc Fisher, Abigail Hauslohner, Hannah Natanson, Lori Rozsa

Dịch giả: T.Vấn

2-5-2020

Tháng Tư chết chóc. Thây người xếp lớp. Xác những ông già bà cả (những người cha người mẹ) được bỏ vào từng túi nhựa, rồi chuyển đến thùng lạnh trên những chiếc xe tải đậu ở giữa sân bệnh viện. Những người ấy từ bỏ cõi đời này không kịp (và không được có dịp) nói lời từ giã, không được nhìn thấy lần cuối cùng ánh mắt yêu thương (của người thân), không được một nắm tay quyến luyến.

Những chuyện hài ngày 30-4

Thảo Ngọc

5-5-2020

Ngày 30 tháng Tư năm 1975 là một ngày lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nó chấm dứt cuộc chiến “Nồi da xảo thịt”, “Huynh đệ tương tàn”, nó bức tử một nhà nước có chủ quyền đã tồn tại hơn 20 năm trước. Đó là nhà nước Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975).

Biết mình, biết người

Nguyễn Đình Cống

5-5-2020

Bài này tôi viết về vài ý kiến xung quanh Công hàm Phạm Văn Đồng, nhưng trước hết xin kể hai câu chuyện ngắn gọn.

Người tị nạn Việt Nam khi còn là đứa trẻ, bị kết án, chiến đấu với lệnh trục xuất sau 30 năm ở Hồng Kông

AFP

Dịch giả: Trúc Lam

4-5-2020

Bức thư của Võ Văn Hùng viết cho công chúng chụp ngày 29/4/2020. Hùng là một trong những “thuyền nhân” Việt Nam cuối cùng còn lại trong thành phố, là người bốn năm trước đã xong án tù 22 năm vì tội giết người, hiện đang bị giữ tại một trung tâm nhập cư, chờ trục xuất, là điều mà anh đang chiến đấu trong các phiên tòa. Ảnh: AFP

HỒNG KÔNG (AFP): Ba thập niên sau khi đặt chân lên bờ biển Hồng Kông khi còn là một đứa trẻ tị nạn, Võ Văn Hùng đang chiến đấu với nỗ lực trục xuất anh về Việt Nam khi anh đã kết thúc án tù dài hạn – vì tội giết người.

Cần chấm dứt cách giáo dục có hại

Mạc Văn Trang

5-5-2020

Nhà trường hay bất kỳ cộng đồng, tập thể nào cũng cần có những quy định kỷ luật. Vấn đề là làm sao cho những quy định này văn minh, hợp lý và biến nó thành nhu cầu, thói quen của các thành viên một cách khoa học và nhân văn.

Biển Đông và cách nó biến thành lãnh thổ của Trung Quốc “theo lịch sử” vào năm 1975 (Phần 1)

Trần Đức Anh Sơn

4-5-2020

Lời giới thiệu

Như đã giới thiệu trên tài khoản Facebook của tôi cách đây 10 ngày, hôm nay tôi đăng một bài khảo cứu rất đặc sắc của GS. Johannes L. Kurz (Đại học Brunei Darussalam, Brunei).

Việt Nam: Nên đóng Đoàn Thanh niên trước khi lập Bộ Thanh niên

Võ Ngọc Ánh

4-5-2020

Thành lập Bộ Thanh niên trên cơ sở nâng cấp tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng Sản hiện nay. Đây là đề xuất của Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc Hội vào ngày 20/4 vừa rồi.

Hồ Duy Hải và hai ông tướng công an

Đỗ Thành Nhân

4-5-2020

Báo chí đưa tin chuẩn bị xử Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải [1] vào ngày 6/5/2020, hy vọng lần này công lý sẽ được thực thi. Suốt hơn 10 năm qua, Hồ Duy Hải mang án tử hình, thấp thỏm lo âu chờ thi hành án, có liên quan đến hai ông tướng công an.

Trung Quốc tố hoạt động của dân quân biển Việt Nam

Song Phan

4-5-2020

Sáng kiến thăm dò Biển Đông của SCS Probing Initiative, một tổ chức của Trung Quốc, bắt chước kiểu Sáng kiến Minh bạch biển châu Á (AMTI) của Mỹ, vừa có một tweet tố quân dân biển VN hôm 2/5/2020:

Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần 6)

Ủy ban Bảo vệ Ký giả

Dịch giả: Song Phan

16-4-2020

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5

Nhắm vào chủ sở hữu các hãng tin

Biện hộ trong việc chống lại các vụ kiện như vậy có thể hoặc không thể cho thấy là nỗi khó chịu đắt giá cho các tổ chức báo chí. Nhưng Trump cũng đã đe dọa sư độc lập tài chính của một số chủ sở hữu của họ.

2020 là năm quyết định tương lai chính trị của nước Mỹ

Vũ Ngọc Yên

3-5-2020

Vào đầu năm 2020, không ai nghĩ Tổng thống Mỹ đương nhiệm có thể sẽ đại bại trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp diễn ra vào ngày 3.11.2020. Tổng Thống Donald Trump rất hãnh diện về những thành tích đạt được trong ba năm cầm quyền. Tình hình kinh tế cải thiện với độ tăng trưởng gần 3% và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 3.5%. Những cáo buộc của Hạ Viện, Trump lạm dụng quyền hành trong phiên xử luận tội truất quyền tại Thượng viện bị bác bỏ. Tỷ lệ cử tri ủng hộ Trump lên đến 49%. Con số cao nhất từ khi Trump chấp chính vào tháng 1.2017.

Đại hội 13 đi về đâu? Từ “Giải phóng” đến “Đổi mới”, nay đẻ ra chế độ của các “Nhóm lợi ích”!

Âu Dương Thệ

3-5-2020

Việt Nam đứng đội sổ, bị Tổ chức Phóng viên Không biên giới xếp hạng thứ 176/180 nước về tự do báo chí, nhưng ông Tổng-Chủ vẫn cao ngạo:  “Dân chủ đến thế là cùng!Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay!

Dự án Tự do cho Blogger Lê Anh Hùng

3-5-2020

Chúng tôi những người bạn và đồng nghiệp nhớ về anh Lê Anh Hùng qua câu nói “Họ muốn bịt miệng tôi nhưng thành bại lại do ý Trời; điều đó nằm ngoài ý chí của họ”. (1). Anh Hùng bị bắt vào ngày 5 tháng 7 năm 2018 và bị giam trong 20 tháng mà không đưa ra xét xử. Anh là blogger nổi tiếng, đã viết nhiều bài chống tham nhũng, xâm phạm chủ quyền Việt Nam bởi Trung Cộng, Luật Đặc Khu và an ninh mạng. Tổ chức Ân xá Quốc tế lên án vụ bắt giữ và yêu cầu anh phải được trả tự do ngay lập tức (2).

Các vấn đề của Việt Nam

Trần Nam Chí

2-5-2020

Cảm nghĩ sau khi đọc bài của ông Nguyễn Khắc Mai: “30 tháng 4: Cột mốc diễn biến của Cộng sản Việt Nam“, đăng trên Tiếng Dân 30-04-2020.

Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần 5)

Ủy ban Bảo vệ Ký giả

Dịch giả: Song Phan

16-4-2020

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4

Trump, luật pháp và báo chí

Tháng 5 năm 2018, trong một tweet, Trump đề nghị rằng, các cơ quan báo chí đưa tin tiêu cực về ông sẽ phải mất thẻ báo chí vào tòa Bạch Ốc. “Tin giả đang làm thêm ngoài giờ. Chỉ đưa tin rằng, dù thành công to lớn mà chúng ta đang có với nền kinh tế và tất cả những thứ khác, 91% tin tức về tôi là tiêu cực (Giả). Tại sao chúng tôi lại làm rất cật lực với truyền thông khi nó đồi bại? Tướt thẻ không?”

Ngu lâu dốt bền, nhìn đâu cũng thấy “âm mưu diễn biến hòa bình”

Nguyễn Văn Nghệ

2-5-2020

Tôi có quen thân với một người biết chút chữ Hán, quê ở  thôn Phong Ấp, xã Ninh Bình- Ninh Hòa. Người ấy thường giúp đỡ làng xóm về văn tế cúng đình, miếu trong thôn.

Trung Quốc treo thưởng săn đầu người

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

2-5-2020

Trạm kiểm soát cửa khẩu ở thị trấn biên giới Tuy Phần Hà (Suifenhe) thuộc tỉnh Hắc Long Giang. Photo Courtesy

Hôm 24/4, báo Frankfurter Allgemeine, nhật báo có uy tín nhất nhì nước Đức, đăng một bài viết với tựa đề “Trung Quốc treo thưởng săn đầu người”.

Mấy thu hoạch từ “Đối thoại” của Trần Khuê

Mạc Văn Trang

2-5-2020

Ảnh bìa sách “Đối thoại” của ông Trần Khuê

Mới quen biết Trần Khuê qua mạng rồi được anh gửi cho tập “ĐỐI THOẠI”, gồm “Đối thoại 2000” và “Đối thoại 2001”, hơn 400 trang khổ A4, chưa kể Phụ lục. Chà, thế này mà bảo: Đọc xong cho nhận xét! Mệt nhỉ! Mà những chuyện từ 20 năm trước, “Diễm xưa” rồi chăng?

Đại hội XIII, cuộc đua giành ghế Thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026 (Kỳ 2)

Lê Văn Đoành

2-5-2020

Tiếp theo kỳ 1

Ai sẽ là Thủ tướng?

Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra trung tuần tháng 1/2021. Từ bây giờ cho tới khi đại hội diễn ra, sẽ có những màn đấu đá, thanh trừng phe phái quyết liệt trong Đảng, để tranh giành các vị trí chủ chốt.

Việt Nam chống Cô Vi và nỗi niềm e ngại làm người cộng sản

Jackhammer Nguyễn

1-5-2020

Chính phủ Việt Nam rất hãnh diện về những thành công trong việc chống đại dịch Cô Vi toàn cầu. Đến ngày 30/4/2020, giới chức nước này xác nhận, chỉ có tổng cộng 270 người nhiễm virus, không có người chết, trong khi Việt Nam có rất nhiều bất lợi khi đương đầu với đại dịch: Có chung đường biên giới với Trung Quốc; người Trung Quốc có mặt ở VN quá đông (làm việc, sinh sống và du lịch…), mật độ dân số cao, thiếu thốn trang thiết bị y tế,…

Lek Hor Tan: Đáy vực từ Nam chí Bắc

Trần Quốc Việt, dịch

Tháng 3/1982

Ảnh chụp bài báo và bức thư của ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện

Theo báo cáo vào năm ngoái của Ân xá Quốc tế, chính phủ Việt Nam đã thừa nhận rằng có đến 40.000 người đã bị giam cầm trong các trại cải tạo ở miền Nam Việt Nam sau ngày cộng sản chiếm miền Nam vào tháng 4/1975. Tuy nhiên những nhóm lưu vong đã đưa ra con số những người bị giam cầm cao hơn rất nhiều.

Tình báo Hoa Kỳ kết luận, virus không phải nhân tạo, tiếp tục nghiên cứu lý thuyết phòng thí nghiệm

PBS/ AP

Tác giả: Zeke Miller

Dịch giả: Trúc Lam

30-4-2020

WASHINGTON (AP) – Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đang vạch trần thuyết âm mưu, nói rằng họ đã kết luận virus corona chủng mới “không phải là nhân tạo hay biến đổi gen”, nhưng họ nói họ vẫn đang xem xét khái niệm được tổng thống và các trợ lý của ông đưa ra rằng đại dịch có thể xảy ra do một tai nạn tại phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.

Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần 4)

Ủy ban Bảo vệ Ký giả

Dịch giả: Song Phan

16-4-2020

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

Trump gọi báo New York Times là “Kẻ thù của nhân dân” nhưng không nói gì về vụ bắt giữ kẻ khủng bố Christopher Hasson, Trung úy Tuần duyên Mỹ, âm mưu giết hàng loạt các nhà báo, thẩm phán và các chính trị gia vì họ chỉ trích Trump. Biếm họa của báo Cleveland

Trump và sự thật

Khi ông ta tập trung kiểm soát thông tin của chính quyền vào cho mình, Trump công bố hầu hết các quyết định của tổng thống, các sự bổ nhiệm hành chính và sự thuyên chuyển – đã tiết lộ phần lớn những gì trong đầu ông – trong nhiều lần tweet mỗi ngày. “Ông ta sử dụng Twitter để lập và công bố chính sách. Nó cho chúng ta cảm nhận rõ ràng nhất về tâm trạng của ông, trong đầu ông nghĩ gì”, Rucker của Washington Post nói với tôi.

Phỏng vấn Henry Kissinger: Bước Đột Phá và Hiệp định Paris

Tác giả: Winston Lord

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

1-5-2020

Lời Người Dich: Các điểm thoả thuận chính trong Hiệp Định Paris là ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày; QĐNDVN được ở lại miền Nam; Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ; VNCH và MTGPMN hoạt động trên lãnh thổ của mình; khu phi quân sự là một lằn ranh tạm thời và không được quốc tế công nhận theo luật quốc tế.

Chuyện cổng Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975

Trần Gia Phụng

30-4-2020

Tin tức báo chí của cộng sản Việt Nam (CSVN) đều viết rằng, khi tấn công dinh Độc Lập ở thủ đô Sài Gòn ngày 30-4-1975, chiến xa CS đã ủi sập cánh cổng dinh Độc Lập. Chẳng những thế, bộ Lịch sử Việt Nam do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Việt Nam (tức “bên thắng cuộc”) tại Hà Nội, phát hành tháng 8 năm 2017, cũng viết như thế.

Bộ thông sử nầy rất đồ sộ, gồm 15 tập, tổng cộng trên 9,000 trang, do 30 giáo sư, tiến sĩ Sử học CSVN biên soạn. Trong 15 tập nầy, tập thứ 13, do PGS-TS [phó giáo sư tiến sĩ] Nguyễn Văn Nhật chủ biên, chương VI, trang 535 viết nguyên văn như sau: “Thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm dinh Độc Lập – dinh lũy cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 thuộc Lữ đoàn xe tăng 203 dẫn đầu đội hình tiến công của Quân đoàn 2, húc đổ cánh cổng sắt của dinh Độc Lập …”

Bộ sách nầy được xem là bộ chính sử căn bản của chế độ CSVN, làm nền tảng cho các sách giáo khoa lịch sử của CSVN. Dưới chế độ CSVN thế kỷ 21, các giáo sư tiến sĩ với các loa phát thanh phường, khóm, làng xã nói cùng một nhịp điệu như nhau, đúng như ý kiến của nhà văn Pháp André Gide vào thập niên 30 thế kỷ trước, cách đây gần 90 năm.

Theo lời mời của nhà cầm quyền Liên Xô, Gide đến Moscow (Moscou), thủ đô của Liên Xô, tham dự tang lễ của nhà văn Maxime Gorki. Khi trở về Pháp, ông viết tác phẩm Retour de l’URSS, ấn hành năm 1936 ở Paris. Trong sách nầy, ông đã viết rằng, ở nước Nga CS, chỉ cần nghe một người Nga nói gì thì đủ biết 200 triệu dân Nga nói gì. Ngày nay ở Việt Nam không lẽ cũng có thể nói chỉ cần nghe loa phóng thanh phường xã thôn xóm CS nói gì, thì cũng có thể đoán biết các giáo sư tiến sĩ CS nói gì?

Trở lại nguồn tin về cánh cổng dinh Độc Lập Sài Gòn ngày 30-4-1975 do CSVN đưa ra, báo chí thế giới cũng đều viết theo như thế. Tuy nhiên, trên lý luận, xin chú ý, mới chỉ trên lý luận cho vui mà thôi, có hai câu hỏi cần được đặt ra là:

1) Lúc đó, cựu đại tướng Dương Văn Minh đang có mặt trong dinh Độc Lập mà theo lời ông là để chờ đợi quân CS đến. Chờ “khách” thì phải mở cổng dinh để đón mời “khách” vào. Nếu đóng cổng dinh, thì “khách” làm sao mà vào được?

2) Những tấm hình hay những đoạn phim về cảnh chiến xa CS ủi sập cổng dinh Độc Lập để vào bên trong dinh, đều được chụp từ bên trong chụp ra. Có hai điểm cần chú ý: Thứ nhứt, cổng dinh phải đóng thì xe tăng mới ủi sập để đi vào. Thứ hai, nếu cổng đóng lại, tức cổng dinh chưa mở, thì người chụp hình hay người quay phim cảnh nầy, làm sao mà vào bên trong dinh Độc Lập trước xe tăng để chụp hình hay quay phim? Hay những người nầy trổ tài chui cổng hoặc trèo tường để vào hành nghề? Đó mới chỉ là nói lý cho vui thôi, thưa độc giả.

Trong thực tế, một người tận mắt chứng kiến cảnh chiến xa CS chạy vào dinh Độc Lập ngày 30-4-1975, kể lại đầu đuôi câu chuyện cho người viết bài nầy rất rõ ràng và hoàn toàn khác với sách vở CS đã viết. Đó là giáo sư tiến sĩ Đỗ Văn Thành, hiện nay đang giảng dạy tại đại học Oslo, Na Uy (Norway).

Lúc đó, vào năm 1975, giáo sư Thành còn trẻ, nhà ở vùng cầu Sài Gòn, ngồi trên yên sau xe vespa của phụ thân, tò mò chạy theo sau đoàn quân của CS, để theo dõi cho biết chuyện gì sẽ xảy ra khi quân CS vào thành phố… Ông Thành đã chứng kiến tận mắt đầy đủ sự việc tại cổng dinh Độc Lập hôm đó.

Theo lời giáo sư Thành kể lại, sáng 30-4-1975, cổng dinh Độc Lập đã mở sẵn. Xe thiết giáp CS khi đến dinh Đôc Lập, chạy thẳng vào trong dinh, không có gì trở ngại. Vào bên trong rồi, có thể do lệnh trên, tài xế lại lái xe thiết giáp chạy trở ra ngoài. Khi đó, lính CS đóng cổng dinh, quàng dây xích sắt, nhưng không khóa. Xe thiết giáp quay đầu trở lại, chạy đến tông sập cánh cổng dinh Độc Lập, rồi chạy vào bên trong, để cho các nhiếp ảnh viên chụp hình và quay phim.

Giáo sư Đỗ Văn Thành kể lại câu chuyện trên cho người viết tại nhà bác sĩ Phạm Hữu Trác, phụ trách tạp chí Truyền Thông ở Montreal ngày 28-4-2007, nhân dịp ông Thành cùng gia đình từ Oslo (Na Uy) qua Montreal (Canada) tham dự Lễ ra mắt sách Kỷ niệm và suy ngẫm, bản dịch từ sách Souvenirs et Pensées của thân mẫu ông là bác sĩ Nguyễn Thị Đảnh tại TRUNG TÂM SAIM (Service d’ Adaptation et d’Integration de Montréal) do Khối Y giới Cao niên và Cơ sở Truyền Thông Montreal tổ chức. Ngoài lời trình bày trên đây của giáo sư Đỗ Văn Thành, ba tài liệu sau đây cũng trình bày câu chuyện gần như thế:

1) Bài báo “Sài Gòn trong cơn hấp hối 30-04-1975” của Nhan Hữu Mai, cận vệ của cựu thủ tướng Vũ Văn Mẫu, đăng trên http://sucmanhcongdong.info và được luân lưu trên các e-mail group. Trong bài báo nầy, ông Nhan Hữu Mai viết: “Khoảng 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4, xe tăng cộng sản tiến vào dinh Độc Lập mà không gặp một sức kháng cự nào vì cổng chính đã được mở rộng từ trước”.

2) Thứ hai là bài “Dinh Độc Lập, ngày tháng đợi chờ” của Ý Yên, đăng trên DCVOnline.net ngày 10-04-2012, theo đó: “Lúc 11:15 ngày 30-4-1975, toán xe tăng Bắc Việt tới cổng dinh theo đường Thống Nhứt, trương cờ Mặt Trận GPMN. Một người lính trên xe ra lệnh cho lính gác khóa cánh cổng lại; anh lính chần chờ, quay vô hỏi lệnh viên sĩ quan trực, bị người bộ đội trên xe bắn chết tại chỗ. Một bộ đội khác nhảy xuống, khép cánh cổng, lấy khóa xích vòng chặt lại để chiếc T-54 rồ máy húc nghiêng cánh cổng màu xanh, dây xích bung ra. Đại liên trên xe và lính tùng thiết đồng loạt tác xạ dữ dội, làm như có sức chống trả từ trong dinh. Xe tăng tràn vô đến giữa sân cỏ, mấy người lính Bắc Việt nhảy xuống...”

3) Thứ ba, theo tác giả Huy Đức, trong sách Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, Saigon: Osinbook 2012, chương I: Ba mươi tháng Tư, mục: Sài Gòn trong vòng vây, tr. 32 thì sáng 30-4-1975, cựu tướng Nguyễn Hữu Hạnh đến nhà số 3 đường Trần Quý Cáp [dinh Hoa Lan] tìm tổng thống Dương Văn Minh nhưng không có; tướng Hạnh liền đến dinh Độc Lập, “vào thẳng dinh bằng cổng chính, cổng dinh mở, không có lính gác.” Lúc ông Hạnh đến, cổng dinh Độc Lập mở, không lính gác thì ngay sau đó, quân CS đến, đâu có ai đóng hay gác cổng? Chú ý: đây là tài liệu do một nhà báo CS trong nước viết. Hiện người nầy còn sống và hành nghề trong nước.

Như thế, qua hai câu hai câu hỏi đặt ra từ đầu, qua câu chuyện kể của tiến sĩ Đỗ Văn Thành, và qua các bài báo trên đây, nhứt là qua tài liệu của một nhà báo CS, thì rõ ràng vào ngày 30-4-1975, cổng dinh Độc Lập đã mở sẵn, còn việc chiến xa CS ủi sập cổng dinh Độc Lập chỉ là một màn kịch do CS dàn dựng để tuyên truyền, bắt trẻ em học tập trong các sách giáo khoa lịch sử CS. Tài tình quá! Giống như xi-nê-ma Hồ Ly Vọng!

Đây không phải là lần đầu CS đóng kịch. Năm 1954 cũng vậy. Các sách lịch sử CS đều đăng hình cờ đỏ của CS được bộ đội CS cắm trên hầm chỉ huy của thiếu tướng Pháp De Castries khi tấn công Điện Biên Phủ. Trận nầy kết thúc ngày 7-5-1954, kết thúc luôn cuộc chiến 1946-1954. Sau đó là hội nghị Genève, đưa đến hiệp định đình chiến và chia hai đất nước ở vĩ tuyến 17.

Tuy nhiên điện báo Tuần Việt Nam ở trong nước, ngày 07-05-2009 đã đăng bài phỏng vấn thiếu tướng Lê Mã Lương, giám đốc Viện Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (CS), theo đó thiếu tướng Lương đã phủ nhận điều nầy.

Thiếu tướng Lê Mã Lương cho biết, tại Điện Biên Phủ, chỉ có một lá cờ duy nhứt được cắm trên đồi mà CS gọi là đồi Him Lam (tức đồi cứ điểm Béatrice), còn lá cờ cắm trên nóc hầm của thiếu tướng De Castries lần đầu tiên xuất hiện trong bộ phim Việt Nam trên đường thắng lợi của nhà quay phim Liên Xô là Roman Karmen, tức cảnh lá cờ CS trên hầm chỉ huy của thiếu tướng De Castries chỉ là cảnh xi-nê-ma mà thôi, không có thật.

Thiếu tướng Lê Mã Lương cho biết: “Sau khi Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ghi nhận chính xác điều đó, chúng tôi đã cất lá cờ tung bay trên nóc hầm Đờ Cát trước đây có trưng bày ở bảo tàng”.

Những chuyện tầm thường và rõ ràng như thế mà CS còn thay trắng đổi đen, theo chủ trương của đảng CS, huống gì là những sự kiện lịch sử trọng đại. Sử học CSVN chỉ để phục vụ chủ nghĩa CS, phục vụ đảng CS và phục vụ nhà nước CS. Vì vậy, ngày nay, trong nước thầy không muốn dạy sử, học trò không muốn học sử.

Thế đó! “Học sử ngày nay đã chán rồi”. Không ai lạ gì lịch sử viết theo lệnh của đảng CSVN!

30 tháng 4: Cột mốc diễn biến của Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Khắc Mai

30-4-2020

Đối với cột mốc này, theo ý kiến riêng của nhiều người, theo cái chủ kiến của mình, họ đặt cho ngày lịch sử này những cái tên khác nhau.