Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Người Việt có muốn ‘chia sẻ tương lai’ với Trung Quốc?

Blog VOA

Trân Văn

14-12-2023

Tại sao Việt Nam và Trung Quốc chỉ chia sẻ… “tương lai”, không chia sẻ… “vận mệnh” nữa? Đã có những lý giải khác nhau! Nguồn: AP

Một khi “được đằng chân” sẽ “lân đằng đầu”

Nguyễn Văn Nghệ

13-12-2023

Hôm thứ tư, ngày 27/11/2023, báo Quân khu Bốn online có đăng bài viết với tự đề: “Khởi công xây dựng công trình sân chơi thể thao tại Linh địa Trại Gáo- Đền thánh Antôn Giáo phận Vinh”.

Hãy cẩn trọng với mối quan hệ ‘rất hiếm thấy trên thế giới’

Blog VOA

Trân Văn

12-12-2023

Ông bà Nguyễn Phú Trọng đón ông bà Tập Cận Bình tại Hà Nội, ngày 12 tháng 12. Nguồn: Nhac NGUYEN/ AFP

Chạy chức (Kỳ cuối)

Phạm Đình Trọng

4-12-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4

Kissinger không phải là người Việt Nam!

Yên Khê

3-12-2023

Căm ghét

Kissinger không phải là người Việt Nam, đương nhiên rồi. Nhưng Kissinger được nhiều người Việt biết đến, nhất là những người Việt xuất thân từ miền Nam Việt Nam, vì ông ta là kiến trúc sư lớn nhất cho việc người Mỹ rút quân khỏi Việt Nam sau khi ký hiệp định Paris với Cộng sản Bắc Việt năm 1973.

Người Việt, người Do Thái, người Arab, và lọ Hummus

Krishna Trần

2-12-2023

Có lẽ lần đầu tiên trong đời khi tôi được nghe cụm từ Do Thái vào nằm 1972, 1973… giữa cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở phương Tây lần thứ nhất, khi các quốc gia Arab đồng loạt cắt nguồn cung cấp dầu thô, phản đối sự ủng hộ của phương Tây dành cho Do Thái (Israel) trong cuộc xung đột Trung Đông.

Bàn về dạy thêm, học thêm

Nguyễn Đình Cống

1-12-2023

Cuộc chiến giữa hai phái ủng hộ và phản đối “dạy thêm, học thêm” kéo dài đã nhiều năm nhưng chưa thể kết thúc. Các mặt tích cực và tiêu cực của dạy thêm, học thêm thì nhiều người đã rõ, tôi xin không phân tích mà chỉ tóm gọn ở một câu rằng, lợi ít hại nhiều, mà cái hại cơ bản là phá hủy quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh cùng học sinh. Viết bài này, tôi xin bàn về một số nguyên nhân gần cũng như nguyên nhân cơ bản, từ đó mọi người có thể tìm ra cách khắc phục tệ nạn.

Kissinger và sự ảnh hưởng tới Việt Nam

Dương Quốc Chính

30-11-2023

Kissinger là kiến trúc sư chính cho việc thiết lập bang giao Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chính vì sự kiện ngoại giao này, nên ông được coi là nhà ngoại giao có sức ảnh hưởng lớn đến thế giới, do hệ quả của mối bang giao nói trên. Hệ quả chấn động nhất là Mỹ và Trung Quốc liên thủ để chống lại Liên Xô. Là một trong những tác nhân dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN.

Chạy chức (Kỳ 4)

Phạm Đình Trọng

30-11-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

4. Trong khuôn phép luật pháp Việt Nam, trong nhà nước chuyên chính vô sản Việt Nam thì mọi tổ chức xã hội đều là tổ chức chính trị, xã hội. Những tổ chức chính trị, xã hội như hội Kiến Trúc Sư, hội Nhà Văn, hội Nông Dân … đã tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tác động tích cực, rộng lớn và sâu xa đến toàn xã hội.

Quy định “nồng độ cồn bằng không”: Có thật cần thiết?

Lê Anh Hùng

30-12-2023

Chức năng của pháp luật

Đã uống rượu bia thì không lái xe

Võ Xuân Sơn

28-11-2023

LGT của Tiếng Dân: Ở Mỹ và các nước phương Tây, luật cấm lái xe khi say rượu, bia, hoặc các chất kích thích khác (Tiếng Anh gọi là DUI – Driving Under the Influence) đã có hơn 100 năm trước. Chẳng hạn như, ở tiểu bang California, luật này có từ năm 1911, với các hình phạt nghiêm khắc nhằm răn đe những người lái xe bị DUI.

Bi hài chuyện “đèn cù” về cái tên thẻ

Mạc Văn Trang

29-11-2023

Đó là chuyện Quốc hội họp bàn nát ra, rồi quyết định đổi tên “Thẻ Căn cước Công dân” vừa mới làm, sẽ đổi thành tên “THẺ CĂN CƯỚC”. Chuyện tên cái Thẻ tưởng nhỏ, nhưng nó phản ánh toàn bộ cung cách quản lý Nhà nước của CHXHCNVN.

Xin giữ vững lòng trung

Phạm Đình Trọng

28-11-2023

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Nội hàm cốt lõi của điều 25 Hiến pháp 2013 hiện hành là công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do biểu tình.

Thực hiện điều 25 Hiến pháp hiện hành, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng đứng ra lập Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập, nói tiếng nói tự do ngôn luận của quyền con người, của trách nhiệm công dân. Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập có mặt trong đời sống xã hội Việt Nam từ ngày 4.7.2014.

Chạy chức (Kỳ 3)

Phạm Đình Trọng

27-11-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh án Nguyễn Hòa Bình và hệ thống tư pháp Việt Nam

Đào Tăng Dực

27-11-2023

Trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, hệ thống pháp luật vô cùng nghiêm minh. Các chánh án (thuộc ngành tư pháp) hoàn toàn độc lập đối với lập pháp (tức quốc hội) và hành pháp (tức chính phủ). Thêm vào đó, để bảo đảm tư cách độc lập, nhiệm kỳ của các thẩm phán sẽ trọn đời, đến khi muốn về hưu hoặc mất trí năng, hoặc mất khả năng thi hành trách nhiệm.

Tà thuyết về văn hóa

Nguyễn Đình Cống

25-11-2023

Năm 1924, cụ nghè Ngô Đức Kế (1878-1929) viết bài “Luận về chánh học cùng tà thuyết”, mở đầu như sau: “Vận nước thịnh hay suy, quan-hệ tại đâu? — Tại nhân tâm thế đạo. Nhân tâm thế đạo xấu hay tốt, cỗi gốc tại đâu? — Tại học thuyết tà hay chính. Rộng xét năm châu, trải xem lịch sử, dọc ngang mấy vạn dặm, trên dưới mấy nghìn năm, từ Đông đến Tây, từ xưa đến nay, hễ nước nào khi vận nước cường tất là khi ấy trong nước chính học sáng rệt, nước nào khi vận nước suy đốn, tất là khi ấy trong nước tà thuyết lưu hành. Chính học sáng rệt thì thế đạo nhân tâm phải tốt, mà vận nước cũng theo chính học nổi lên, tà thuyết lưu hành thì nhân tâm thế đạo phải hư mà vận nước cũng theo tà thuyết mà đắm mất”.

“Ông nay mặt thớt quyền dao lộng hành” (Kỳ 2)

Dương Tự Lập

25-11-2023

Tiếp theo kỳ 1

Ấy vậy mà báo chí quốc doanh trong tháng 10/2023 loan tin, ở ngành Khoa học An ninh, có một ứng viên duy nhất đủ tiêu chuẩn xét công nhận chức danh Giáo sư là ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Xin hỏi, cái bằng phong tặng cho gã Bình này, có bảo đảm bằng cái bằng của cha nào đó ký tặng cho Việt Á, công ty nâng khống giá test kit Covid-19 không? Có bằng một đống bằng đồng nát của đứa nào ký trao cho quái nhân Trương Mỹ Lan không?

“Ông nay mặt thớt quyền dao lộng hành” (Kỳ 1)

Dương Tự Lập

25-11-2023

Phạm Hương là người em gái thân mà tôi làm bạn đã trên bốn mươi năm. Hương mê văn học và mê thơ, hay trao đổi chính kiến với tôi về mọi sự kiện, đặc biệt trong văn học. Hương có cô bạn gái rất thân là Song Tú, vợ nhà thơ Thái Bá Tân.

Giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine: Hiện trạng và triển vọng

Đỗ Kim Thêm

24-11-2023

Hình ảnh thành phố và đất nước bị chia cắt. Nguồn ảnh: Ilia Yefimovich

Hiện trạng

Sau ngày 7/10/2023, tình hình chiến sự tại Trung Đông diễn biến cực kỳ tệ hại, khiến cho chính giới và công luận quốc tế quan tâm đặc biệt đến một giải pháp quen thuộc từ lâu, đó là hai nhà nước Israel và Palestine được hoạt động song hành trong yên bình.

Giải pháp này tiên liệu là Israel và Palestine đều có chủ quyền dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ và cùng hoạt động độc lập trong hai khu vực rõ rệt giữa Địa Trung Hải và sông Jordan.

Giải pháp này được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhiệt tình cổ vũ. Nhưng đâu là hiện trạng và triển vọng thực thi cho giải pháp này?

Nội dung

Thực ra, giải pháp này đã được thảo luận từ hơn 70 năm trước, vì trước năm 1947 nhà nước của người Israel hay Ả Rập chưa có, mà chỉ có khu vực Palestine, do Anh được quốc tế ủy nhiệm, cai quản.

Kế hoạch của Liên Hiệp Quốc ngày 29/11/1947 dự trù phân chia khu vực Palestine thành hai phần, một cho Israel và một cho Ả Rập và Jerusalem được đặt dưới sự quản lý của Liên Hiệp Quốc. Các quốc gia thuộc khối Ả Rập  bỏ phiếu chống lại giải pháp này, trong khi đại biểu người Israel đồng thuận.

Ngày 14/5/1948, nhà nước Israel được thành lập; tuy nhiên, vẫn chưa có một nhà nước Palestine độc lập.

Sau đó, từ năm 1967 các vùng lãnh thổ Palestine như phía Đông Jerusalem, Bờ Tây Jordan và Dải Gaza đã bị Israel chiếm đóng.

Về sau, Yasser Arafat, nhà lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) khẳng định, không công nhận nhà nước Israel và gián tiếp đưa ra khái niệm này tại một Hội nghị Thượng đỉnh Ả Rập năm 1982 ở Fez, Maroc.

Trong một bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 13/12/1988, Arafat tuyên bố là “Nhà nước Palestine” thành hình và chỉ đề cập gián tiếp về nhà nước Israel.

Nhưng tình thế thay đổi, ngày 9/ 9/1993, Arafat thông báo cho Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin một quyết định lịch sử: “PLO công nhận quyền của Nhà nước Israel tồn tại trong hòa bình và an ninh. PLO từ bỏ khủng bố và tất cả các hình thức bạo lực khác”. Đổi lại, Rabin công nhận “PLO là đại diện của nhân dân Palestine”.

Năm 2005, Israel rút hoàn toàn ra khỏi Dải Gaza. Kể từ năm 2012, PLO có được quy chế Quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc.

Các trở ngại trong việc thực thi

Việc thực thi giải pháp hai nhà nước có nhiều khó khăn mà vấn đề cơ bản là, ai sẽ đại diện cho phía Palestine.

Sau nhiều tranh chấp nội bộ, tổ chức khủng bố Hamas là lực lượng nắm thực quyền kiểm soát Dải Gaza, nhưng theo quan điểm của Israel lại không phải là một đối tác phù hợp để đàm phán.

Ngay cả đối với người Palestine, Mahmoud Abbas, Chủ tịch Cơ quan Tự trị Palestine, không được đa số coi là đại biểu chính thức, vì trong hơn 15 năm qua, không có một cuộc bầu cử nào đã được tổ chức tại Palestine. Điều kiện này là tất yếu để cho tất cả người Palestine và Israel công nhận cho tiến trình đàm phán.

Cho dù vấn đề chính danh này có thể được giải quyết hay không, cũng có hai chủ đề khác gây nhiều tranh cãi: Việc phân định biên giới giữa Israel và Palestine và quy chế của thành phố Jerusalem.

Năm 1980, Quốc hội Israel tuyên bố: “Jerusalem toàn diện và thống nhất” là thủ đô chính thức của Israel. Nhưng phía Đông Jerusalem, một phần của lãnh thổ Palestine cũng được người Palestine xem là thủ đô của riêng mình chiếu theo luật pháp quốc tế.

Một trở ngại khác là một hành vi vi phạm luật quốc tế: Khoảng 450.000 người Israel định cư ở Bờ Tây Jordan trong các khu thuộc vùng lãnh thổ Palestine.

Vì số lượng người dân Israel sống ở Bờ Tây Jordan quá đông, nên việc rút hoàn toàn ra khỏi khu vực là không thực tế. Nhưng vấn đề còn có hai khía cạnh khác.

Một mặt là về an ninh. Nỗi lo sợ thường xuyên của Israel là, nếu rút dân đi hoàn toàn, thì khu vực này sẽ trở thành Dải Gaza thứ hai, nghĩa là, tiềm năng tấn công của tổ chức khủng bố Hamas có thể thành thảm hoạ thực tế.

Mặt khác, ngay trong guồng máy của chính phủ Israel hiện tại cũng có lập luận khác để chống lại việc triệt thoái. Nhiều đại biểu của dân định cư xem Bờ Tây là trung tâm sinh hoạt xã hội quan trọng của Israel.

Sau khi nhà nước Israel được thành lập, trong cuộc chiến tranh Trung Đông lần đầu tiên vào tháng 11/1947, năm quốc gia Ả Rập tấn công Israel, có khoảng 700.000 người Ả Rập đã chạy trốn hoặc bị trục xuất khỏi lãnh thổ Palestine.

Hiện nay, khoảng 5,9 triệu người Palestine đăng ký chính thức với Cơ quan của Liên Hiệp Quốc đặc trách cứu trợ người tị nạn Palestine. Vấn đề là họ đi về đâu trong khi mật độ dân số giữa Địa Trung Hải và thung lũng Jordan lên quá cao. Giấc mơ hồi hương không phải chỉ là của những người Palestine tị nạn, mà còn là của thế hệ hậu duệ. Thực tế này làm cho việc tranh chấp không có giải pháp.

Tính khả thi

Nhìn chung trong toàn cảnh, chiến cuộc tại Dải Gaza còn tiếp diễn, nên giải pháp hai nhà nước khó khả thi.

Nhưng, cho dù thế, liệu có nên đưa giải pháp này trở lại trong một nghị trình đàm phán ngoại giao nào không? Câu trả lời là không, vì cần phải có nhiều thời gian hơn, nghĩa là, tuỳ thuộc vào tương lai còn quá mù mờ.

Trước mắt, chính quyền Israel thấy không thể đàm phán với Palestine, mà ưu tiên hàng đầu là kiên quyết loại bỏ tổ chức Hamas về mặt quân sự và không quan tâm đến một giải pháp chính trị hoà hoãn đặc biệt nào. Áp lực quốc tế về mặt nhân đạo ngày càng gia tăng, khiến Israel cũng gặp khó khăn trong việc thu phục nhân tâm và dè dặt phần nào trong mức độ kiềm chế.

Nhìn lại diễn biến các cuộc đàm phán trong thời gian qua, đa số quan sát viên có nhận định chung là, giải pháp cho hai nhà nước đều thất bại, cụ thể là bắt đầu với Hội nghị Madrid 1991, Olso I 1993, Gaza-Jericho 1994, Olso II 1995, David 2000, Taba 2001 và gần đây nhất là 2013 – 2014. Thực tế cho thấy, cả hai phía đều không có đủ thành tâm và thiện chí để tuân theo các thỏa thuận được đề ra.

Tinh thần đấu tranh kiên cường của hai dân tộc Palestine và Israel là lý do chính, nó vẫn còn thể hiện ở mức độ quá cao. Mọi người hầu chỉ đồng cảm đứng về một phía, nghĩa là, giữ một thái độ kiên quyết đấu tranh gây tàn phá và khó thay đổi trong lúc này.

Do đó, chính giới quốc tế thấy rằng, một sự chung sống trong hoà bình và thịnh vượng cho hai dân tộc trong cùng một lãnh thổ nhỏ bé này còn là mơ ước trong tương lai xa vời và cũng không thể nào đề ra một giải pháp khác hữu hiệu hơn để thay thế cho giải pháp hai nhà nước.

Thật ra, xét cho cùng, không có một cách lựa chọn thay thế nào khác cho giải pháp hai nhà nước. Israel sẽ chỉ có được hòa bình khi Palestine cũng có nhà nước của riêng họ. Một lần nữa, cả hai phải đối thoại nghiêm túc về giải pháp này, cho dù đã không đạt được tiến bộ nào trong suốt thời gian qua.

Triển vọng

Điều gì sẽ xảy ra với Dải Gaza sau khi chiến tranh kết thúc?

Trước đây, những gì được coi là không tưởng thì hiện nay đột nhiên trở nên cụ thể hơn trong bóng hậu trường chính trị. Do đó, có nhiều lý do mới để lạc quan hơn về tính khả thi cho giải pháp.

Trước hết, triển vọng cho sự đồng thuận về đối thoại rõ ràng hơn. Chủ yếu là nhờ Mỹ tích cực làm trung gian vận động mà các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine diễn ra. Đến nay còn có thêm các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Ai Cập và nhà nhiều nước khác cùng tham gia hỗ trợ tiến trình này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng ủng hộ giải pháp hai nhà nước. Gần đây, trong một bài viết được phổ biến trên Washington Post, ông kêu gọi chấm dứt bạo lực và tạo ra một “cấu trúc quản trị thống nhất của Bờ Tây và Dải Gaza dưới một chính quyền Palestine được hồi sinh. Giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để bảo đảm an ninh lâu dài cho cả người dân Israel và Palestine…  Cuộc khủng hoảng đã khiến cho giải pháp này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết”.

Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng, người dân Palestine xứng đáng có được một nhà nước của riêng họ và một tương lai không có Hamas: “Những hình ảnh từ Dải Gaza và cái chết của hàng ngàn thường dân, bao gồm cả trẻ em, cũng làm tan nát trái tim tôi”.

Ông nhắc lại mục tiêu là, phải chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh, phá vỡ chu kỳ bạo lực, không được chiếm đóng hay bao vây: “… Những người gây ra bạo lực này phải chịu trách nhiệm. Mỹ sẵn sàng thực hiện các biện pháp của riêng mình, bao gồm áp đặt lệnh cấm đi lại đối với những kẻ cực đoan tấn công dân thường ở Bờ Tây”.

Ngược lại, Thủ tướng Israel Netanyahu tỏ ra hoài nghi về triển vọng này và đưa các biện pháp trừng phạt chống lại những người định cư cực đoan ở Bờ Tây. Netanyahu cho rằng, Cơ quan Tự trị của Palestine trong hình thức hiện tại không đủ tư thế để lãnh đạo quân sự của Dải Gaza và Israel có kế hoạch chịu trách nhiệm quân sự ở Dải Gaza trong tương lai.

Trong khi đó, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas yêu cầu Tổng thống Biden ủng hộ việc ngăn chặn các cuộc tấn công của lực lượng Israel ở Bờ Tây và Jerusalem, và thúc đẩy viện trợ nhân đạo nhiều hơn: “Làm thế nào cuộc diệt chủng này có thể được biện minh là tự vệ? Thật ra, đây là tội ác chiến tranh cần phải bị trừng phạt”.

Thỏa thuận ngừng bắn

Ảnh: Binh sĩ Israel chuẩn bị nhận con tin do phía Hamas trao trả. Nguồn: DPA/ Ilia Yefimovich

Tin vui mới nhất là một thoả thuận ngưng bắn bốn ngày giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza đã chính thức có hiệu lực vào sáng 24/11/2023. Các nước Mỹ, Ai Cập và Qatar sẽ đảm nhận việc kiểm soát đình chiến.

Theo dự trù, vào buổi chiều cùng ngày, 13 trong số 50 con tin đầu tiên bị giam giữ ở Dải Gaza sẽ được thả. Đó là các phụ nữ và trẻ em. Đổi lại, cho mỗi con tin, Israel dự định thả ba tù nhân Palestine.

Theo tin của quân đội Israel, vào buổi sáng hôm nay, một tên lửa đã được phát ra ở khu vực biên giới và có khoảng 200 xe tải chở hàng viện trợ đã đến phía nam Dải Gaza.

Ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Galant tuyên bố rằng, quân đội sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự ở Dải Gaza trong ít nhất hai tháng nữa sau khi ngừng bắn. Ngay cả sau đó, Israel vẫn sẽ có nhiệm vụ trên lãnh thổ Palestine và sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi nào không còn mối đe dọa quân sự.

Chạy chức (Kỳ 2)

Phạm Đình Trọng

22-11-2023

Tiếp theo kỳ 1

Ông Phạm Đình Quý (trái) tố cáo ông Bùi Văn Cường (phải) đạo văn. Người tố cáo lại nhận án tù gần 3 năm vì đụng đến thế lực của đảng. Ảnh trên mạng

Chạy chức (Kỳ 1)

Phạm Đình Trọng

20-11-2023

1. Trong những người đứng đầu đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam thì ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng là người riết róng nhất về công tác cán bộ, rao giảng cao giọng nhất về đòi hỏi làm gương của người lãnh đạo, dạy bảo nhiều nhất về chọn lọc, đề bạt quan chức trong bộ máy nhà nước, hội họp nhiều nhất với hai cơ quan tối cao của đảng là bộ Chính trị và ban Bí thư về đội ngũ cán bộ lãnh đạo và ban hành dồn dập nhất những quyết định, chỉ thị, qui định về đội ngũ quan chức lãnh đạo đảng và nhà nước.

Mỹ – Việt – Tàu: Chứ còn gì nữa!

Jackhammer Nguyễn

19-11-2023

Con gấu Panda

Hoa Kỳ nói rằng, cuộc gặp thượng đỉnh Joseph Biden – Tập Cận Bình, bên lề APEC (Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) đã khai thông một số bế tắc trong quan hệ Mỹ – Trung, trong đó quan trọng nhất là nối lại đối thoại quân sự giữa hai quốc gia.

Chẳng lẽ các ngài định bán đứng họ?

Tác giả: Timothy Snyder

Trần Gia Huấn, chuyển ngữ

19-11-2023

Lời người dịch: Timothy Snyder là giáo sư sử, Đại Học Yale, Mỹ. Ông viết 15 tác phẩm lịch sử như: Bloodlands, Black Earth, On Tyranny, The Road to Unfreedom… trong đó cuốn sách Bloodlands ghi lại cuộc tàn phá Âu châu của Hilter và Stalin, đã được dịch ra 30 thứ tiếng. Ông sử dụng 10 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Nga.

Hãy chặn tay chúng lại

Nguyễn Đình Cống

19-11-2023

Sau khi Việt Nam và Mỹ ký thỏa thuận nâng quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện (ĐTCLTD) thì xuất hiện một số người người Việt trong và ngoài nước, từ lãnh đạo cao cấp đến dân thường, có kỳ vọng lạc quan, rằng với ĐTCLTD Việt-Mỹ thì Việt Nam có hy vọng trở thành con hổ mới ở châu Á.

Hội thảo 10 năm xây dựng tủ sách Cánh Buồm

Mạc Văn Trang

18-11-2023

Ảnh: Tác giả Mạc Văn Trang tại hội thảo

Sáng nay 18/11/2023, nhân kỷ niệm 10 năm xây dựng “Tủ sách Sư phạm Cánh Buồm” đã diễn ra cuộc Hội thảo khá chuyên sâu. Cuộc hội thảo này là sự hợp tác giữa Giáo dục Cánh Buồm và NXB Tri thức.

Tương quan giữa dân chủ và sự phát triển kinh tế trong một quốc gia

Đào Tăng Dực

18-11-2023

Lịch sử đương đại chứng minh rằng: Có một sự tương quan thuận chiều giữa dân chủ và sự phát triển phồn vinh của một quốc gia. Độc tài đảng trị, nhất là độc tài đảng trị cộng sản, luôn đi đôi với sự nghèo nàn và kiềm hãm phát triển kinh tế.

Thầy Lưu Bình Nhưỡng bị bắt và ‘tỷ lệ công lý’

Blog VOA

Lê Quốc Quân

16-11-2023

Công an tỉnh Thái Bình bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng, một quan chức thuộc quốc hội Việt Nam, hôm 15/11/2023. Nguồn: CAND

Nếu Phan Châu Trinh…

Nguyễn Đình Cống

17-11-2023

1. Vào đề

Có nhiều bài viết ca ngợi tầm nhìn, tư tưởng của Phan Châu Trinh (PCT) với khẩu hiệu “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh”. Gần đây tôi để ý đến hai bài có những ý mới lạ. Đó là bài của TS Nguyễn Quang A: “Vì sao PCT chưa thành công” và bài của TS Hà Sĩ Phu: “Nhà cách mạng PCT như tôi đã hiểu” (1).

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt vì đã dám cả gan vượt qua “lằn ranh đỏ”

Trần Kỳ Khôi

16-11-2023

Nhà cầm quyền Việt Nam luôn cố chứng tỏ rằng, Nhà nước của họ là “của dân, do dân và vì dân”, luôn tôn trọng quyền tự do, dân chủ. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, chế độ cộng sản luôn bóp nghẹt tự do, dân chủ, bịt miệng những tiếng nói trái chiều, cho dù người đó là ai, đại biểu quốc hội, công thần hay đang nắm giữ bất cứ chức vụ gì trong guồng máy. Vụ bắt bớ ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện, vừa qua, là một ví dụ rõ nét nhất.

Chiến sự tại Dải Gaza: Hiện trạng và triển vọng

Đỗ Kim Thêm

16-11-2023

Cảnh Dải Gaza bị tàn phá. Nguồn ảnh: Anadolu/ Ashraf Amra