Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Tín hiệu tích cực

Mạc Văn Trang

10-12-2021

Khi thấy “gần 1.000 nhân viên y tế ở TP HCM nghỉ việc” mới cuống lên: “Cần làm gì để giữ người?”.

Kính gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo

Mạc Văn Trang

7-12-2021

Thưa Bộ Trưởng NGUYỄN KIM SƠN,

Tập Cận Bình trao tặng Thủ tướng Đức Merkel danh hiệu “người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”

Die Welt

Tác giả: Maximilian Kalkhof

Hiếu Bá Linh, biên dịch

6-12-2021

Thỏa thuận liên minh Đỏ-Vàng-Xanh (liên minh 3 đảng SPD – FDP – Đảng Xanh cầm quyền nước Đức) công khai nêu ra các xung đột với Trung Quốc. Tân Chính phủ liên bang Đức rời bỏ đường lối của Angela Merkel: Im lặng đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tân Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock đã tuyên bố một đường lối cứng rắn hơn – Bắc Kinh phản ứng lập tức.

***

Khi kết thúc nhiệm kỳ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao tặng bà Angela Merkel một danh hiệu thể hiện rõ tầm quan trọng của bà Thủ tướng Đức đối với nhận thức về Trung Quốc trên thế giới. Trong cuộc gọi điện video vào tháng 10, ông Tập Cận Bình đã gọi người đứng đầu chính phủ Đức sắp mãn nhiệm là “người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”.

Ở Bắc Kinh, đó không phải là một từ ngữ thông thường, mà là một danh hiệu vinh dự. Cho đến nay, chỉ có 600 người được vinh danh với danh hiệu này, như một nhà báo Trung Quốc cho biết.

Như thế (với danh hiệu này), Merkel đứng chung hàng với các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa và sau này là các nhà độc tài Fidel Castro, Robert Mugabe và Hugo Chávez, nhưng cũng đứng chung hàng với cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon và người sáng lập Microsoft Bill Gates.

Danh hiệu vinh dự này cho thấy những gì mà bà Thủ tướng Đức đã làm lợi cho Bắc Kinh. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung Quốc xấu đi thảm hại, bà Merkel là một mỏ neo cho sự ổn định của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bắc Kinh không phải lo sợ bị bà chỉ trích trên công luận. Điều đó bây giờ đang thay đổi.

Tuy nhiên, với sự ra đi của Angela Merkel, câu hỏi về mối quan hệ của Đức với Trung Quốc lại nảy sinh. Hai tác nhân sẽ định hình chính sách của chính phủ liên minh Đỏ-Vàng-Xanh đối với Trung Quốc ở mức độ trọng yếu: Thứ nhất là tân Thủ tướng Olaf Scholz (63 tuổi, thuộc đảng SPD) và thứ hai, tân Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock (40 tuổi, thuộc Đảng Xanh).

Nhân vật thứ hai có lập trường đối với Cộng hòa Nhân dân cứng rắn hơn nhiều so với người đứng đầu chính phủ tương lai. Gần đây nhất, trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Đức “taz”, thậm chí bà không loại trừ việc tẩy chay Thế vận hội mùa đông ở Trung Quốc. “Có nhiều cách  khác nhau để ứng phó với các chính phủ, điều này chắc chắn sẽ được thảo luận trong những tuần tới“, nhà lãnh đạo Đảng Xanh nói.

Bắc Kinh phản ứng lập tức: Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin cảnh báo về một cuộc đối đầu giữa hai nước. “Điều mà  chúng ta cần là những người xây cầu (nối liền) thay vì những người xây tường (ngăn cách)”, một nữ phát ngôn viên của Đại sứ quán viết trong một tuyên bố.

Thỏa thuận liên minh giữa SPD, Đảng Xanh và FDP cung cấp các dấu hiệu đầu tiên cho thấy mối quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ như thế nào trong tương lai. Thỏa thuận liên minh gồm 177 trang đề cập đến Trung Quốc mười hai lần (Nga sáu lần). Sau một vài đề cập rải rác trong các chương, hai đoạn riêng biệt được dành riêng cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong chương “Trách nhiệm của Đức đối với Châu Âu và Thế giới”.

Một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của bà Merkel

Điều đáng ngạc nhiên đầu tiên và quan trọng nhất là ngôn ngữ. Nó rõ ràng và ít uyển ngữ (mỹ từ) hơn ngôn ngữ của bà  Merkel. Điều đáng chú ý là trong thỏa hiệp, liên minh Đỏ-Vàng-Xanh công khai nói đến bốn điểm xung đột với Trung Quốc. Đó là: Yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chủ quyền khoảng 90% diện tích biển giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia. Các thẩm phán tại Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Hay đã bác bỏ các tuyên bố của Trung Quốc vào năm 2016. Nhưng Bắc Kinh làm ngơ phán quyết này. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh muốn giải quyết các tranh chấp lãnh thổ “trên cơ sở luật biển quốc tế”, đây là một cú đâm bên hông vào việc Bắc Kinh không sẵn lòng công nhận phán quyết trọng tài ở La Hay.

Sự độc lập của Đài Loan

Bắc Kinh coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ của mình. Nhưng trên thực tế, Đài Loan là một quốc gia độc lập chưa bao giờ nằm ​​dưới sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh yêu cầu “sự thay đổi hiện trạng ở eo biển Đài Loan chỉ có thể được thực hiện một cách hòa bình và theo thỏa thuận của hai bên“.

Vi phạm nhân quyền ở Tân Cương

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thiết lập một hệ thống trại giam và lao động cưỡng bức ở tỉnh phía tây bắc nhằm đàn áp một cách có hệ thống người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh muốn “đưa ra làm chủ đề” những vi phạm nhân quyền này.

Tình hình ở Hồng Kông

Năm ngoái, Bắc Kinh đã đưa ra “luật an ninh quốc gia” ở Đặc khu hành chính để  chống lại những người ủng hộ dân chủ trong quốc hội và xã hội dân sự. Luật này vi phạm nguyên tắc tự trị “một quốc gia, hai hệ thống” của Hồng Kông. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh quan tâm đến việc làm cho nguyên tắc đó “được phục hồi”.

Mặc dù liên minh Đỏ-Vàng-Xanh cứng rắn đối với Trung Quốc hơn nhiều so với Thủ tướng Merkel, nhưng ở Bắc Kinh cho đến nay thỏa thuận liên minh vẫn không gây ra nhiều điều hơn là một vết nứt. Phạm vi cho những thay đổi bước ngoặt trong quan hệ Đức – Trung Quốc là giới hạn, tờ “Thời báo Hoàn cầu”, cơ quan ngôn luận quốc tế của những người cộng sản Trung Quốc, viết trong một bài xã luận như thế. Sẽ không có gì nhiều hơn là những cuộc đấu khẩu nhỏ trong liên minh Đỏ-Vàng-Xanh.

Ý chính bài viết: Không quốc gia nào trên thế giới – và chắc chắn không phải là Đức – có thể đủ khả năng để làm phiền Trung Quốc hùng mạnh. Nhưng nếu tình hình trở nên khó khăn, tờ báo hô hào chủ nghĩa dân tộc này viết thêm, Trung Quốc sẽ “để đạn bay trong chốc lát”.

Về cơ bản, ngôn ngữ kiên quyết đối với Trung Quốc là tốt, Mareike Ohlberg, nữ  chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Marshall của Đức ở Berlin, nói về thỏa thuận liên minh. Nhiều điểm khá mơ hồ, nhưng thỏa thuận liên minh đưa ra những điểm khởi đầu cho những kế hoạch cụ thể hơn.

Tuy nhiên, chuyên gia chỉ trích đề xuất về vấn đề Hồng Kông. Bà nói: “ ‘Một quốc gia, hai hệ thống’ rất tiếc là hầu như đã chết và cực kỳ khó có thể phục hồi nguyên tắc này. Ở đây, có lẽ sẽ có ý nghĩa hơn nếu đưa ra những biện pháp trừng phạt cụ thể đối với ‘luật an ninh quốc gia’.”

Andreas Fulda, giáo sư tại Đại học Nottingham, cũng đánh giá tương tự. Từ sự tan rã của xã hội dân sự Hồng Kông, tân chính phủ liên bang Đức rốt cuộc phải rút ra được kết luận đúng đắn. “Để ít nhất là làm cho việc trang bị vũ khí khổng lồ của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vũ khí của Đức phải được thắt chặt“, chuyên gia Trung Quốc yêu cầu. “Công nghệ lưỡng dụng của Đức không được tiếp tục sử dụng để hiện đại hóa quân đội Trung Quốc“.

Đôi điều suy ngẫm về đường lối chiến lược…

Hàn Vĩnh Diệp

6-12-2021

Hiện nay các ban, bộ ngành ở trung ương và các địa phương đang triển khai việc học tập nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 13. Qua học tập, nghiên cứu, chúng tôi thấy một số điểm chưa thật hợp lý.

Gió đã xoay chiều: Chính sách ngoại giao mới của Đức

Đỗ Kim Thêm

6-12-2021

Christian Lindner (FDP), Olaf Scholz, (SPD), Annalena Baerbock, (Die Grünen) trong bưổi lể giới thiệu Hợp đồng Liên Minh cho báo giới. Nguồn ảnh: Kay Nietfeld/ DPA

Phản biện học thuyết của Mác (Phần 2)

Nguyễn Đình Cống

5-12-2021

Tiếp theo phần 1

4- Sai ở nhận định về con người

Mác cho rằng: “Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Đó là một phán đoán chỉ phản ảnh một phần nhỏ mà đã bỏ qua phần lớn thuộc tính bản chất. Vì vậy có thể nói rằng Mác đã sai. Cái sai này đã dẫn ông đi lạc đường trong nhiều vấn đề.

Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (6/12/1961 – 6/12/2021)

Mạc Văn Trang

5-12-2021

Được Thông báo, mời tham gia phát biểu trực tuyến Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Viện. Nhưng tôi không phát biểu đâu! Vì Kỷ niệm 60 năm của bất kỳ đơn vị, tổ chức nào trong chế độ ta, thì đều là ngày VUI MỪNG, phấn khởi với biết bao THÀNH TÍCH và đón nhận HUÂN CHƯƠNG, Bằng khen túi bụi, nghe những LỜI CÓ CÁNH từ các cấp lãnh đạo… Để rồi sau đó tất cả lại trở về với “cái máng lợn”! Do đó tôi chỉ xin chia sẻ vài điều tâm sự với những bạn quan tâm.

Phản biện học thuyết của Mác (Phần 1)

Nguyễn Đình Cống

5-12-2021

1-Giới thiệu

Những người tôn sùng Mác được gọi là Macxit. Họ đánh giá rất cao học thuyết của ông, tôn ông là lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản và các đảng Cộng sản, người lỗi lạc nhất trong những người lỗi lạc, người trọn đời đấu tranh chống áp bức bóc lột, vì hạnh phúc của giai cấp vô sản và nhân loại.

Giấc mơ độc tài cánh hữu của ông Dương Quốc Chính

Jackhammer Nguyễn

5-12-2021

Ngày 28/11/2021, BBC Việt ngữ đăng bài của tác giả Dương Quốc Chính, tựa đề: Hệ thống chính trị tại Việt Nam hiện nay là tả hay hữu? Đây là bài mới nhất trong những bài ồn ào vài năm qua về “tả” và “hữu” của khá nhiều cây bút người Việt.

Bàn về giáo dục

Nguyễn Đình Cống

3-12-2021

Nghe các cụ và anh chị em bàn về Triết lý giáo dục thấy to tát quá, quan trọng quá. Tôi chỉ xin bàn về những vần đề chung chung của giáo dục (GD). May ra cô đọng lại những nội dung đó sẽ có thể tìm ra triết lý GD cũng nên.

Phản biện quan điểm của Lênin về nhà nước

Nguyễn Đình Cống

2-12-2021

Một thời Lênin được ca ngợi là nhà cách mạng lỗi lạc, là lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản, ông vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác và tạo thành Chủ nghĩa Mác- Lênin. Nhưng cũng có không ít người khẳng định rằng, ông chỉ dựa vào Mác và thực hành những điều sắt máu, khủng bố mà Mác chưa bàn đến, đặc biệt là ông đã thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản, một hình thức độc tài toàn trị Cộng sản.

Đọc lại Tuyên ngôn Đảng Cộng sản

Nguyễn Đình Cống

1-12-201

Vừa qua, đọc “Đôi lời với TBT Nguyễn Phú Trọng về văn hóa Việt hôm nay”, của ông Nguyễn Hữu Liêm, tôi thấy có nhận xét rằng, ông TBT đã không nhắc gì tới “Luận về tự do” (On Liberty) của John Stuart Mill mà chắc rằng chỉ núp bóng Tuyên ngôn ĐCS của Marx và Engels, một tác phẩm có tầm cỡ lớn.

“Lưu manh chính trị” ngồi ghế Chánh án tỉnh Phú Yên là ai?

Đan Thanh

1-12-2021

Tuần trước, nhân vật Trần Huy Đức đã được bổ nhiệm vào ghế Chánh án Tòa án tỉnh Phú Yên, nhiệm kỳ 5 năm, có hiệu lực kể từ hôm nay. Trần Huy Đức là ai? Có tài cán gì để nắm giữ trọng trách này?

Trao đổi với tiên sinh Nguyễn Văn Nghệ

Nguyễn Đình Cống

1-12-2021

GS Trần Ngọc Thêm viết: “Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn’ để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo”. Theo tôi, viết như thế không sai, nhưng chỉ đúng một phần. Không phải toàn bộ “lễ” cản trở tư duy phản biện mà chỉ một phần nào đó của “lễ” có tác dụng cản trở hành động phản biện của người dưới đối với người trên (bị cho là vô lễ vì dám cãi lại, dám phản bác).

Tâm tư gửi đến Bộ trưởng Quốc phòng

Mạc Văn Trang

1-12-2021

Kính thưa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang,

Bộ trưởng là người được nhiều người dân kỳ vọng, nên tôi, một công dân 84 tuổi, tha thiết gửi đến Bộ trưởng mấy điều tâm tư sau đây.

Khi dân xa đảng

Lê Minh Nguyên

1-12-2021

Mỹ là siêu cường số một đóng vai trò lãnh đạo thế giới lâu nay. Mỹ đã làm nhiệm vụ gìn giữ an ninh trật tự thế giới và trách nhiệm này không nước nào muốn chia sẻ, bởi vì rất tốn kém.

Angela Merkel tổng kết thành tích trong thời gian tại chức

Deutsche Welle (DW)

Đỗ Kim Thêm dịch

Lần đầu bà Merkel xuất hiện trên chính trường, bên cạnh Thủ tướng Helmit Köln (2001). Nguồn ảnh: DPA/ M. Jung

Phỏng vấn độc quyền của Max Hofmann, Trưởng ban Tin tức DW thực hiện

Thế nào là “Tiên học LỄ, hậu học VĂN”?

Hà Sĩ Phu

30-11-2021

Về đề tài nên giữ hay nên bỏ khẩu hiệu “Tiên học Lễ, hậu học Văn” xin được góp với các Cụ mấy ý chắc còn thô lậu (Vì tôi đang bệnh):

Kiến nghị một biện pháp giáo dục góp phần “khai phóng”

Mạc Văn Trang

29-11-2021

Ý tưởng này nảy ra khi nhà giáo Thái Hạo cho biết, tình cờ thấy “một cô bé lớp 3 có ba mẹ là lao động chân tay, chứ không phải trí thức văn nghệ sĩ gì” vẽ bức tranh “lạ” và nhà giáo viết: “Tôi cũng không phải dân hội họa, không sành về tranh nhưng bằng cảm nhận thuần túy trực giác tôi thấy bức tranh có hồn và đẹp. Tôi nghĩ về giáo dục Việt Nam, đứa bé này có thể tiếp tục theo đuổi đam mê của nó với một núi bài tập, với môn chính môn phụ, với thi cử thành tích…?

Nho giáo và chữ “Lễ” có trói buộc con người?

Nguyễn Văn Nghệ

29-11-2021

Năm 2016 GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm khẳng định: “Giáo dục hỏng chính là do triết lý giáo dục sai lầm”. Ông phân tích: “Chính là do ảnh hưởng của triết lý giáo dục con ngoan trò giỏi mà chúng ta đã khôi phục khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ở khắp nơi, cứ tưởng rằng xã hội lộn xộn thì chỉ cần gò trẻ em vào lễ là xong. Nề nếp do lễ mang lại ở đâu chưa thấy, trong khi ai cũng biết rằng, Nho giáo và chữ Lễ trói buộc con người, không cho sáng tạo thì rất rõ. Không sáng tạo làm sao có phát triển?

Rất thông cảm và quý trọng các vị, các bạn, nhưng…

Nguyễn Đình Cống

29-11-2021

Đó là các vị, các bạn đang ra sức bênh vực cho khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Vài điều về chấn hưng văn hóa

Nguyễn Đình Cống

28-11-2021

Qua theo dõi hội nghị Diên Hồng về văn hóa ngày 24 tháng 11, tôi vừa phấn khởi vừa lo ngại. Phấn khởi vì thấy rằng một số cán bộ có trách nhiệm ở cấp cao đã thấy được tầm quan trọng của văn hóa, lãnh đạo Đảng đã công khai nói về yêu cầu chấn hưng văn hóa, từ đó  có hy vọng đất nước sẽ phát triển đúng hướng. Lo ngại vì thấy rằng nhận thức của một số cán bộ và nhân dân về văn hóa có phần lệch lạc, họ có thể làm chệch hướng của sự phát triển hoặc phạm vào lỗi ‘đánh trống bỏ dùi’.

Sự khốn cùng của công, nông Việt Nam, cần tái phục hồi vận động nghiệp đoàn tự do

Jackhammer Nguyễn

26-11-2021

Ông Đoàn Khắc Xuyên, một cây bút lâu năm của làng báo Việt Nam, hôm 16-11-2021 viết trên báo Người Đô thị, như sau: “Tăng trưởng cần hướng đến con người hơn, bằng không về lâu dài sẽ chẳng có tăng trưởng hay phát triển khi công nhân không còn muốn bán sức lao động với giá rẻ để nhận lấy cuộc sống bấp bênh, không biết ngày mai sẽ ra sao”.

Bỏ “Tiên học lễ” thì đạo đức xã hội sẽ ra sao?

Nguyễn Văn Nghệ

24-11-2021

Giải phóng miền Nam, “giải phóng” luôn cả “Tiên học lễ” ra khỏi học đường

Trước ngày 30/04/1975 tất cả các phòng học của Trường Tiểu học Công lập, cũng như Tư thục, thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa đều treo câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ và Văn là nền tảng đào tạo nên một con người tốt cho xã hội. Sách Luận ngữ có viết: “Bác ngã dĩ văn, ước ngã dĩ lễ” (dùng văn chương mở rộng kiến thức của ta, dùng lễ để ước thúc hành vi bản thân ta).

Còn ở miền Bắc Việt Nam thì sao? Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã ghi lại: “Thế hệ tôi, sinh trưởng ở miền Bắc, đi học trường phổ thông 10 năm (từ lớp 1 đến lớp 10) vào những năm 1954-1964, thì khẩu hiệu ‘tiên học lễ, hậu học văn’ hầu như không để lại ký ức gì. Là vì ở miền Bắc thời đó, những gì được xem như gắn với ‘tư tưởng phong kiến’ đều bị coi là lạc hậu, cần tránh xa, cần chống lại; mà ‘tiên học lễ, hậu học văn’ thì rõ ràng là tư tưởng của Nho giáo, là thuộc hệ tư tưởng phong kiến rồi! Cho nên dễ hiểu là không hề thấy khẩu hiệu ‘tiên học lễ, hậu học văn’ xuất hiện trong khuôn viên bất cứ ngôi trường nào trên miền Bắc thời gian ấy; cũng hầu như không có giáo viên hay cán bộ nào trong ngành giáo dục thời ấy dám nói đến khẩu hiệu đó trước các đám đông”.

Giữa đám người “có miệng ăn mà không có miệng nói” thì vào năm 1973, nhà giáo Nguyễn Lân (1906-2003) viết bài “Có nên vận dụng phương châm ‘tiên học lễ hậu học văn’ trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?” [Bài đăng tạp chí “Văn hóa nghệ thuật” ở Hà Nội, số 31, tháng 7/1973] mà động cơ viết bài này, theo lời của chính tác giả Nguyễn Lân, là do thực tế “một số trẻ em không ngoan, trong nhà thì bướng bỉnh với cha mẹ, ra đường thì hỗn láo với mọi người, đến trường thì xấc xược với thầy giáo” (Trích bài báo đã dẫn).

Ngay sau khi bài báo xuất hiện, trên báo “Tiền phong” của Trung ương Đoàn (số 2351, ra ngày 16/08/1973) có bài báo dài của tác giả Thanh Bình, nhan đề “Quét sạch những tàn dư tệ hại của Khổng giáo”, với những kết luận chém đinh chặt sắt: “…chúng ta không thể dung hòa được với Khổng giáo và hệ tư tưởng phản động và bảo thủ của nó”… “Chúng ta phải kiên trì đấu tranh để quét sạch nó ra khỏi mọi lãnh vực của đời sống xã hội như quét sạch những đống rác bẩn vậy!”

Tiếp theo bài báo này, báo “Tiền phong” còn định ra cả một loạt bài khác nữa để công kích sự đề xuất kể trên của nhà giáo Nguyễn Lân, nhưng ông Phạm Văn Đồng đã can thiệp dừng lại.

Sau khi cộng sản vào “giải phóng” miền Nam câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” cũng được đảng “giải phóng” khỏi các trường học ở miền Nam Việt Nam và học sinh buộc phải học “đạo đức cách mạng” (Không có đạo đức nhân bản, con người ta dễ trở thành những kẻ máu lạnh, chỉ biết dùng thủ đoạn lao vào cắn xé nhau, lừa bịp nhau để tranh đoạt vật chất và quyền lực (…). Đạo đức cách mạng có phần giống đạo đức nhân bản, thí dụ chống tham nhũng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, nhưng cũng có phần mâu thuẫn với nó, thí dụ lòng căm thù và tiêu diệt những người của giai cấp đối kháng, đàn áp người bất đồng chính kiến).

Mãi đến những năm cuối của thập niên 80 và đầu những năm của thập niên 90 của thế kỷ trước mới thấy xuất hiện lại trong tất cả các trường học trên cả hai miền Nam và Bắc của đất nước ta. Biển hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” được ngành giáo dục cho sơn phết thật to được treo ở mặt trước của mỗi trường học, nhưng dường như câu khẩu hiệu ấy chỉ là câu sáo rỗng vô hồn, được viết ra bởi quán tính mà thôi!

Bổng dưng vào năm 2014 Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng (Hà Nội) đã đi tiên phong bỏ biển hiệu “Tiên học lễ hậu học văn”. Bài viết: “Đại học, học… đại và yêu nước có học” được đăng trên báo VietNamNet ngày 18/5/2014 đã đăng tải sự kiện ấy: “Không chỉ tổ chức chào cờ, xếp nghi thức, Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng ở Hà Nội đã có cách biểu thị tinh thần tự tôn dân tộc “dài hơi” khi thể hiện tư tưởng thoát khỏi cái bóng ám ảnh của Khổng giáo trong trường học. Từ năm học này, trường đã thay biển hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” (của Khổng tử), bằng các câu của người Việt (‘Hiền tài là nguyên khí của quốc gia’) và UNESCO (‘Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình’)”

Giữa các quốc gia trên thế giới luôn có sự tiếp thu văn hóa lẫn nhau, không phân biệt Tây hoặc Tàu. Văn hóa hay chúng ta tiếp thu, văn hóa không hợp với thuần phong mỹ tục thì chúng ta chối từ. Để có câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” cụ Thân Nhân Trung cũng phải trải qua con đường “Tiên học lễ, hậu học văn” mới đúc kết nên câu nói ấy. Một quốc gia mà không có “Lễ” thì kẻ hiền tài sẽ không được trọng dụng và những kẻ trình độ “a, bờ, cờ” sẽ làm lãnh đạo!

Lễ là để cho con người ngày càng có văn hóa hơn

Để trở thành một con người có văn hóa, thì phải có “Lễ”. Sách Quản tử viết: “Lễ, nghĩa, liêm, sỉ thị vi tứ duy” (Lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn giềng mối chính) và Lễ đứng đầu trong bốn giềng mối ấy. Không có Lễ sẽ trở nên vô thần, phủ nhận thần thánh: “Dân chi sở do sinh, lễ vi đại. Phi lễ vô dĩ tiết sự thiên địa chi thần dã…” (Trong những cái của dân cậy mà sinh hoạt thì lễ là to hơn cả. Không có lễ thì không thể thờ thần của trời đất cho có thứ bậc… Lễ ký: Ai Công vấn XXVII).

Lễ không chỉ gói gọn trong lễ nghi, lễ nghĩa mà còn là tôn ti trật tự… và cả luật pháp nữa. Lễ là cốt để giữ chừng mực cho sự hành vi của người ta: “Đạo đức nhân nghĩa, phi lễ bất thành; giáo huấn chính tục, phi lễ bất bị; phân tranh biện tụng, phi lễ bất quyết; quân thần, thượng hạ, phụ tử, huynh đệ, phi lễ bất định; hoạn học sự sư, phi lễ bất thân; ban triều, trị quân, lỵ quan, hành pháp, phi lễ uy nghiêm bất hành; đảo từ, tế tự, cung cấp quỷ thần, phi lễ bất thành, bất trang thị dĩ quân tử cung kính tổn tiết, thoái nhượng dĩ minh lễ”

(Đạo đức nhân nghĩa, không có lễ không thành; dạy bảo sửa đổi phong tục, không có lễ không đủ; xử việc phân tranh kiện tụng, không có lễ không quyết; vua tôi, trên dưới, cha con, anh em, không có lễ không định; học làm quan, thờ thầy, không có lễ không thân; xếp đặt vị thứ trong triều, cai trị quân lính, đi làm quan, thi hành pháp lệnh, không có lễ, không uy nghiêm; cầu khẩn, tế tự, cung cấp quỷ thần, không có lễ không thành kính, không trang chính. Bởi thế cho nên quân tử dung mạo phải cung, trong bụng phải kính, giữ gìn pháp độ, thoái nhượng để làm sáng rõ lễ – Lễ ký: Khúc lễ thượng).

Lễ khiến cho hành vi của người ta hợp với đạo Trung dung: “Cung nhi vô lễ tắc lao; thận nhi vô lễ tắc tỷ; dũng nhi vô lễ tắc loạn; trực nhi vô lễ tắc giảo” (Cung kính mà không có lễ thì phiền; cẩn thận mà không có lễ thành ra sợ hãi; dũng mà không có lễ thì loạn;trực mà không có lễ thành ra vội vã – Luận ngữ: Thái Bá VIII, 2).

Để cho người ta khỏi làm điều bậy bạ thì phải có Lễ: “Lễ giả, nhânnhân chi tình nhi vi chi tiết văn, dĩ vi dân phường giả dã”. (Lễ là nhân cái thường tình của người ta mà đặt ra tiết độ; văn vẻ, để làm cái ngăn giữ cho dân – Lễ ký: Phường ký, XXX).

“Nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”

Vào tháng 11/2016 tại thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này, chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định…”, nhưng rồi sau đó ông lại nêu ra: “Mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”

Trên khắp nước Việt Nam hiện nay, từ thành phố đến làng quê, đâu đâu cũng bắt gặp cổng chào ghi: “Tổ dân phố văn hóa”; “Làng (thôn) văn hóa”, đi đến đâu cũng nghe cái từ “văn hóa” nào là “văn hóa ứng xử”; “văn hóa ẩm thực”; “văn hóa phong bì”; “văn hóa từ chức”… Ấy vậy mà ngay trong môi trường giáo dục, tỷ lệ nói dối của học sinh tăng dần theo tuổi.

Tại hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” tổ chức ngày 24/09/2013, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Lý luận và Ứng dụng (ĐHQGTPHCM.) đã đưa ra một kết quả điều tra: Tỷ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp Tiểu học là 22%; cấp Trung học cơ sở là 50%; sinh viên là 80%.

Trong môi trường giáo dục mà còn như thế, hỏi thử ngoài xã hội sẽ như thế nào? Ngay tại thủ đô Hà Nội “nạn mất dạy” đang trong tình trạng báo động, “một bộ phận các bạn trẻ là học sinh trung học, các ca sĩ, người dẫn chương trình…có những lời nói thô tục, những ứng xử không có văn hóa nơi công cộng làm ảnh hưởng đến nếp sống văn minh của thành phố”.

UBND Thành phố Hà Nội có công văn số 3802/VP-VX do Phó Chủ tịch Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chỉ đạo gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã kiểm tra, xem xét có biện pháp xử lí‎ cụ thể, nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội. Trước đó nhiều tờ báo và trang tin đã có phản ánh về nạn “mất dạy” tràn lan ở Thành phố Hà Nội, trái tim, Thủ đô của cả nước khiến dư luận bất xúc.

Hàng loạt tiêu cực xảy ra trong xã hội khiến bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải lên tiếng: “Sáng nay tôi xem truyền hình biết tin một số cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại một số xã ở Hà Tĩnh biển thủ tiền của người nghèo, đau lòng quá. Tôi nghĩ bảo hiểm y tế có những mảng tối cần phải chỉ ra. Ví như chuyện những người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng như những người có tiền. Địa phương muốn giữ người có bảo hiểm không muốn chuyển lên tuyến trên dẫn đến bệnh thêm trầm trọng. Rồi chuyện chi trả chậm, bớt xén. Vậy khắc phục tình trạng này thế nào?”

Bà Phó Chủ tịch nước còn tiết lộ: “Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội… Tôi càng đi càng thấy buồn, “ăn” của dân không từ một cái gì”.

Vụ học sinh Trần Chí Kiên lớp 2A4 trường Tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy- Hà Nội) bị xe ô tô chở bà Tạ Thị Bích Ngọc – Hiệu trưởng của trường – đâm gãy chân đã biến thành chuyện học sinh này tự ngã và bị gãy chân, bởi lẽ 100% con người ở ngôi trường này đều xác nhận vào thời điểm em Kiên gãy chân không có xe ô tô vào trường. “Những thầy cô quay lưng lại với lại với sự thật, quay lung lại với tai nạn thương tâm của chính học trò mình, những thầy cô có nhiệm vụ trồng người mà “làm chứng dối” như vậy sẽ cảm giác như thế nào khi đứng trên bục giảng nói về sự thật thà về đạo đức công dân?”.

Trước đó tại trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc (Cầu Giấy – Hà Nội), bà Tạ Thị Bích Ngọc đã phạm một lỗi rất xấu về đạo đức là đã “lập quỹ đen từ tiền cắt bớt khẩu phần ăn của 400 học sinh”. Vụ việc đã có kết luận từ Thanh tra cũng như Ủy ban Nhân dân quận Cầu Giấy, nhưng thay vì bị kỷ luật lại được chuyển sang một trường khác làm hiệu trưởng thì rõ ràng cái tư cách, cái tác phong đó của cô Tạ Thị Bích Ngọc không chỉ là riêng của cô. Phải có nhiều người ‘đồng cảm’ với cô, chống lưng cho cô thì cô mới có cái quyền tiếp tục ngồi cao gây ra cái sự kiện náo loạn nhân tâm tại trường tiểu học Nam Trung Yên! Cô mới có đủ thế lực tiếp tục tại vị cho tới ngày 21.2.2017, mấy tuần lễ sau sự kiện đó! Ngoài ra, cái tác phong đó của cô, trong đời thường không ai trong số các lãnh đạo của cô nhận ra sao? Tại sao cô vẫn được thăng tiến trong ngành? Phải chăng chính sách nhân sự của ngành, chính sách đề bạt của ngành không xem đạo đức đương sự là tiêu chuẩn quan trọng?”

Hoặc như vụ bà Phạm Thị Minh Hiếu – Phó Giám đốc sở Tư Pháp tỉnh Bình Thuận- bẻ cành hoa anh đào để chụp hình bất chấp sự can ngăn của người dân tại khu vực hồ Tuyền Lâm – Đà Lạt. Bà đã cật vấn người can ngăn: “Em là ai mà có quyền nói chị vậy? Em là chủ ở đây à? Em cho chị xem giấy tờ…”

Ngoài ra còn “lắm chuyện khó chịu”; “nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày” được bao che và chỉ một phần rất nhỏ các vụ việc trên được phanh phui trên các phương tiện thông tin “lề phải”. Và “có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này!”.

Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trong góp ý dự thảo văn kiện tại Quốc hội sáng ngày 23/10/2015 đã nói: “Tại sao có tình trạng trên nói dưới không nghe, nói một đằng, làm một nẻo, đảng viên không thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc thực hiện nhiệm vụ với tính chất rất hình thức, sử dụng không hết giờ làm việc, công suất làm việc cống hiến rất hạn chế”.

Bà Nguyễn Thị Doan nêu câu hỏi “Tại sao?” .Tất cả cũng bởi “vô lễ”mà ra! Xã hội mà “vô lễ” thì “trên không ra trên, dưới không ra dưới”.

Người xưa nói: “Bất học lễ vô dĩ lập”. (Không học lễ thì không nên người được). Hoặc: “Bất tri lễ vô dĩ lập”. (Không biết lễ thì không nên người được). Người có văn hóa “thật sự” sống theo phương châm: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”. (Không phải lễ thì chớ trông, không phải lễ thì chớ nghe, không phải lễ thì chớ nói, không phải lễ thì chớ làm- Luận ngữ: Nhan Uyên, XII).

Sao bây giờ không ai sợ pháp luật, sợ bị trừng trị nữa?”

Cũng tại phiên họp cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 ngày 11/09/2013, bà Nguyễn Thị Doan phát biểu: “Sao giờ không ai sợ pháp luật, sợ trừng trị nữa? Mỗi ngày người ta ‘ăn’ từng tí của dân, từ liều vacxin con con đến tiền chữa bảo hiểm…”.

Pháp luật chỉ để trị cái đã rồi, còn lễ thì ngăn cấm được việc chưa xảy ra: “Phàm nhân chi tri, năng kiến dĩ nhiên, bất kiến tương nhiên. Lễ giả cấm ư tương nhiên chi tiền, nhi pháp giả cấm ư dĩ nhiên chi hậu… Lễ vân, lễ vân, quí tuyệt ác ư vị mạnh, nhi khởi kính ư di diểu, sử dân nhật tỉ thiện viễn tội nhi bất tự tri dã”.

(Phàm cái biết của người ta chỉ biết được cái đã có rồi, không biết được cái sắp có. Lễ là để cấm trước cái sắp có, pháp luật là để cấm sau cái đã có rồi…Lễ vậy, lễ vậy, lễ quí là dứt được điều ác từ lúc chưa nảy mầm ra, dấy lòng kính ở chỗ người ta không trông thấy, để cho dân ngày ngày đến gần điều thiện, xa điều tội, mà tự mình không biết – Đại Đái Lễ ký: Lễ tế).

Thánh nhân chỉ trọng lễ chứ không trọng hình luật bởi vì tác dụng của lễ thật là quảng đại, thật là tinh vi. Hồ Thích đã nói trong sách Trung Quốc triết học sử rằng: “Trong cái nghĩa rộng chữ lễ có hàm cái tính chất pháp luật, nhưng lễ thì thiên trọng về cái quy củ tích cực, mà pháp luật thì thiên trọng về cái cấm chế tiêu cực. Lễ thì dạy người ta nên làm điều gì và không nên làm điều gì; pháp luật thì cấm không cho làm những việc gì, hễ làm thì phải tội. Người làm điều trái lễ thì chỉ bị người quân tử chỉ nghị chê cười, chứ người làm trái pháp luật thì có hình pháp xét xử”. [Trần Trọng Kim, Nho giáo – Quyển thượng, in lần thứ 4, trang 155, Nxb Tân Việt – Sài Gòn]

Bỏ “tiên học lễ” là một sai lầm lớn

Cô giáo Nguyễn Thị Thuận – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng (từ năm 2008) – cho biết khi trường quyết định bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”: “Ở mình có những cái đã quá lâu, quá cũ nhưng nhiều người vẫn ngại thay đổi khi đã cần phải thay đổi”. Đừng chê “tiên học lễ” là “cái đã quá lâu, quá cũ”, bởi vì sự giáo hóa của lễ rất tinh vi và có hiệu quả rất sâu xa: “Lễ chi giáo hóa dã vi, kỳ chỉ tà dã ư vị hình, sử nhân nhật tỉ thiện, viễn tội, nhi bất tự tri dã” (Sự giáo hóa của lễ rất cơ mầu, ngăn cấm điều bậy lúc chưa hình ra, khiến người ta ngày ngày đến gần điều thiện, tránh xa điều tội, mà tự mình không biết – Lễ ký: Kinh giải, XXVI).

Hiện nay tình trạng đạo đức của công chức Nhà nước ngày càng xuống cấp, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng có nhận định: “Bây giờ đạo lý xã hội suy đồi, cái đúng cái sai không phân biệt được. Ở Việt Nam bây giờ, ngay trên các phương tiện truyền thông đại chúng và quan niệm xã hội rất lệch lạc nên cái đúng cái sai người ta không hiểu được. Điều này rất đáng buồn. Những người biết cái đúng và muốn tuyên truyền thì có khi nhà nước không cho làm. Những xã hội dân sự muốn truyền bá cái đúng thì lại không được nhân rộng, phổ biến, cho nên những điều không đúng có dịp sinh sôi nảy nở. Nói cho cùng người ta gọi nhà dột từ nóc dột xuống là như thế”.(Xem “Công chức bẻ hoa chụp ảnh: Nhà dột từ nóc?

Đạo đức xã hội hiện nay được Giáo sư – Tiến sư Nguyễn Thế Hùng kết luận là “dột từ nóc dột xuống”, ấy vậy mà nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân lại đề xuất: “Khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn”- vốn có xuất xứ từ Khổng tử- càng nên được chúng ta sớm chấm dứt sử dụng trong hiện tại, để từ nay chỉ được nên ghi nhận như một trong những thứ ta đã vay mượn, thời quá khứ xa xưa”.

Sao lại có chuyện phân biệt câu nói ấy “vốn có xuất xứ từ Khổng tử”? Nếu là một câu nói hay, có thể áp dụng vào đời sống của quốc gia, của dân tộc thì chúng ta ngại gì phân biệt “xuất xứ”! Không biết nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân có bao giờ nghe những cụm từ như “giao thoa văn hóa”; “tiếp thu văn hóa”; “tiếp biến văn hóa”… hay chưa mà lại có đề xuất ấu trĩ như vậy?

“Tiên học lễ” tuy nó quá cũ nhưng nó như một bờ đê ngăn cản “những điều không đúng” trong xã hội: “Phù lễ cấm loạn chi lễ do sinh, do phường chỉ thủy chi tự lai dã”. (Lễ là cấm loạn sinh ra, như bờ đê giữ nước không đến vậy – Lễ ký: Kinh giải, XXVI). Will Durant có nhận xét về tác hại của việc phá bỏ đạo đức xưa: “Người nào cho những bờ đê cũ là vô ích và phá bỏ đi thì một ngày kia sẽ bị tai hại của nạn lụt lội” – [Will Durant, Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nxb Văn hóa Thông tin, tr.342]. Dùng “Lễ” để “ước thúc hành vi của bản thân ta” (Ước ngã dĩ lễ). Người giàu sang biết lễ thì không dâm tàn, không kiêu căng; người bần tiện biết lễ thì không nản chí, không làm bậy; người lãnh đạo có biết lễ thì mới biết trọng dụng hiền tài, biết trị nước, an dân.

Nguyễn Văn Nghệ, Diên Khánh – Khánh Hòa

Đấu đá nội bộ trước và sau phiên họp Trung ương 6 của Đảng CSTQ

Tác giả: Ngụy Kinh Sinh

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

23-11-2021

Hội nghị TƯ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa ra một nghị quyết rất kỳ lạ; cái gọi là nghị quyết lịch sử đảng bắt chước các triều đại trước (Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình) nhưng lại không giống. Theo cách thức của hai “Nghị quyết lịch sử” ĐCSTQ của các triều đại trước, lẽ ra nghị quyết sau phải phủ nhận các nghị quyết trước rồi tạo ra lãnh đạo cốt lõi và lộ trình mới cho tương lai. Đó là phương pháp truyền thống mà ĐCSTQ sử dụng để viết lại lịch sử đảng hầu tạo dựng hình ảnh vĩ đại cho bản thân. Đây là ý định của Tập Cận Bình khi áp dụng hình thức viết sử đảng này.

Đáng tiếc, Tập Cận Bình không có được khí thế như hai “Nghị quyết lịch sử” đầu tiên của ĐCSTQ, cũng không có uy tín như hai lãnh tụ cốt lõi đầu tiên, chưa kể là cần có một lộ trình mới mà có thể được toàn ĐCSTQ đồng thuận. Vì vậy, ngay cả khi trước phiên họp Trung ương 6 của Khóa 19 ĐCSTQ, đã có sự phản kháng mạnh mẽ với hơn 500 ý kiến ​​được đưa ra và những thay đổi cơ bản đã được thực hiện.

Mặc dù với sự trợ giúp của trợ lý Lật Chiến Thư (Li Zhanshu) người đã gầm lên như sấm, ông Tập vẫn không thể trấn áp được phe đối lập. Ngay cả khi Tập Cận Bình giao cho chính mình làm trưởng nhóm biên soạn, ông ấy cũng không thể bắt mọi người đồng ý những gì mà ông ấy muốn đưa vào nghị quyết.

Tất cả những thất bại này chứng minh rằng, cái gọi là sự quan sát của các phương tiện truyền thông nước ngoài nói rằng ông Tập đang kiểm soát mọi thứ, chỉ là một luồng dư luận được hướng dẫn bởi sự tuyên truyền với tầng suất cao của ĐCSTQ đưa ra thế giới bên ngoài, chứ không phải tình hình thực tế trong cái hộp đen.

Trước Hội nghị TƯ 6 của Ban Chấp hành Trung ương, cuộc đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ đã được giấu trong hộp đen và không được biết đến với thế giới bên ngoài. Chỉ là các phương tiện truyền thông bên ngoài bị lừa dối bởi sự tuyên truyền của ĐCSTQ ra thế giới nên mới tung hô cho Tập Cận Bình. Từ một số báo cáo sau TƯ 6, người ta được biết rằng nội dung tranh luận rất gay gắt, vượt xa khỏi thói quen thông thường của sự ù lì, và cuối cùng dẫn đến thất bại ý định của Tập Cận Bình. Điều này đã đẩy cuộc đấu tranh nội bộ ĐCSTQ lên một cao trào mới.

Trước phiên họp TƯ 6 và sau khi nghị quyết mà về cơ bản đã được hoàn thiện, manh mối của cuộc đấu đá nội bộ bắt đầu được phơi bày. Bởi vì Truơng Cao Lệ (Zhang Gaoli), người có lập trường cứng rắn và có sức khỏe tốt duy nhất trong phe Giang Trạch Dân, đã mạnh mẽ nhất lên tiếng phản đối việc phủ nhận đường lối của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, và tình nhân của ông ta trong nhiều năm đã phàn nàn về ông ta trên mạng xã hội. Xuất phát từ một tranh chấp tình yêu rất cá nhân, và tòa án có thể đã dễ dàng giải quyết, nhưng truyền thông đã thổi phồng với màu sắc chính trị.

Sau đó, khi các tổ chức và các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin ồn ào, nó đã trở thành một vụ xì căng đan quốc tế lớn làm xấu mặt nhà nước ĐCSTQ và ảnh hưởng đến Thế vận hội Olympic 2022. Có thể nói, Tập Cận Bình đã nâng một tảng đá nhưng tảng đá lại đập vào chân ông ta. Ông ta không biết phải trả lời như thế nào, tiến thoái lưỡng nan. Điều này thậm chí còn khiến những phát ngôn nhân của đội chiến lang ĐCSTQ sửng sốt, và thậm chí còn bắt đầu nói những điều vô nghĩa. Dư luận quốc tế, kết hợp vụ án nhà báo công dân (bà Zhang Zhan làm tin về Covid và bị bắt giam), vụ mất tích của Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei) v.v… khiến Ủy ban Trung ương ĐCSTQ trở nên rối ren.

Trước khi vụ án của cô Bành Súy (Peng Shuai) tố cáo Trương Cao Lệ bị chìm xuống, và thậm chí trước khi vụ án được đưa đơn, giờ đây chúng ta lại đọc được về đứa con ngoài giá thú của Tập Cận Bình. Điều này cũng giống như khi họ thổi phồng về vụ án sinh con ngoài giá thú của Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) và vụ án tham nhũng nghìn tỷ đô la, dẫn đến việc Vương phải từ chức. Liệu làn sóng xì căng đan này có dẫn đến việc Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập từ chức hay không? Thật khó để nói. Nói tóm lại, bầu không khí hiện tại rất bất lợi cho ông Tập.

Lý do đằng sau việc Vương Kỳ Sơn từ chức vài năm trước là do Vương muốn nắm quyền lãnh đạo, bằng cách dựa vào việc chống tham nhũng để xây dựng uy tín của mình và hiện thực hóa những lý tưởng chưa hoàn thành của Chu Dung Cơ (Zhu Rongji). Hậu quả là, với sự kết hợp giữa những kẻ có quyền lực và đứng sau hậu trường, cùng sự kết hợp bên trong và những quốc gia bên ngoài đã đánh Vương tơi tả, cho đến khi ông ta phải buồn bã từ chức, chỉ còn giữ chức phó chủ tịch nước không có quyền lực. Người Trung Quốc thường gọi đó là “Nghiệp báo kiếp này”.

Lần này, bầu không khí mà Chủ tịch Tập đang phải đối mặt thậm chí còn tồi tệ hơn. Ông ta đã xúc phạm toàn bộ giới có ưu thế trong ĐCSTQ, trong chính phủ, quân đội, giới học giả và giới kinh doanh, nhưng cùng lúc không mang lại nhiều lợi ích cho người dân Trung Quốc bình thường. Tập đã phủ nhận đường lối cải cách của Đặng và Giang và chào hàng đường lối độc tài của Mao Trạch Đông. Rõ ràng, điều này khó cho cả Đảng CS và cả nước chấp nhận. Vì vậy, trong ván cờ quyết liệt trước Phiên họp TƯ 6, người ta đã kỳ vọng vào chiến thắng của phe chống Tập.

Vì ông Tập muốn làm sống lại hệ thống hoàng đế truyền thống (quân chủ), nên về mặt logic, ông phải chấp nhận cái gọi là mô hình Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình (tư bản triều đình) đây là mô hình truyền thống của nền chính trị chuyên quyền quản lý nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, chế độ độc tài độc đảng của ĐCSTQ là mô hình của chế độ nông nô (phong kiến) và nó không thể kết hợp với mô hình truyền thống tiên tiến hơn (của tư bản triều đình). Vì không có tính chính đáng của sự kế thừa và hệ tư tưởng Nho giáo phù hợp, cái gọi là mô hình Đặng Tiểu Bình đã không kế thừa tính chính đáng, ngoài việc kế thừa một siêu tham nhũng.

Đây là một mô hình nghịch lý. Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn cố hữu này? Các học giả và chuyên gia không có câu trả lời. Với trí tuệ ở cấp lãnh đạo lữ đoàn (chỉ huy chừng 3,000 đến 5,000 quân) ông Tập tin rằng con đường chuyên quyền cực đoan và độc tài cá nhân mà Mao Trạch Đông đi, cuối cùng là con đường phù hợp với đặc điểm Trung Quốc và có thể khiến người dân thường phải tuân theo.

Thật không may, người Trung Quốc ngày nay không phải là những người cuối đầu tuân phục như thời kỳ tiền Thanh, và giới có ưu thế hiện nay cũng không phải là tín đồ của Tân Nho giáo (thuộc triều đại nhà Tống và nhà Minh). Nên tất cả chúng ta hãy ngồi thưởng thức dưa hấu và tiếp tục xem tuồng diễn đang đến hồi gay cấn.

Trực tuyến Trung – Mỹ: Ổn trước mắt, bất trắc lâu dài

RFA

Hải Đăng

23-11-2021

Có hai nhóm vấn đề rất được giới phân tích và bình luận Việt Nam quan tâm, bởi vì chúng sát sườn đến an ninh và phát triển của đất nước: Đó là Biển Đông và quan hệ bộ ba Trung – Mỹ – Đài.

Hoa Kỳ và Tổng thống Ngô Đình Diệm (Phần cuối)

Đỗ Kim Thêm

22-11-2021

Tiếp theo phần Iphần II

Phần cuối: Những biểu hiện suy thoái của chế độ Ngô triều

Kể từ năm 1960, cơ cấu quyền lực của chế độ Ngô triều bắt đầu có những biểu hiện suy thoái, cụ thể là tình trạng an ninh nội chính bất ổn, nông dân bất mãn, trí thức chống đối và quân đội âm mưu đảo chánh.

An ninh nội chính bất ổn

Sau khi phá vỡ được quyền lực của các giáo phái tại miền Nam, ông Diệm nghĩ ngay đến biện pháp tiêu diệt mầm móng của Cộng sản nằm vùng. Mối lo âu của ông rất chính đáng là vì theo một ước lượng chung, sau ngày ký kết Hiệp định Genève, có khoảng 10.000 cán bộ Việt Minh còn ở lại tại miền Nam để lo xây dựng cơ sở đấu tranh cho tương lai. Các địa phương mà Việt Minh còn nhiều ảnh hưởng nhất là tại Cà Mau, Đồng Tháp Mười, Rạch Giá, Bến Tre, Phú Yên, Quảng Nam và Quảng Ngải.

Ông Diệm bắt đầu phát triển Phong trào Tố Cộng, mà kết qủa là có hằng ngàn người tình nghi bị  tống giam. Không phải chỉ có cán bộ Cộng Sản nằm vùng bị tố cáo và bắt giữ mà các ký giả, thành viên Công đoàn, tín đồ các giáo phái bất đồng chính kiến cũng bị vạ lây. Dù Nghị định có quy định là chính phủ có quyền bắt giam các nghi can nguy hiểm đến chế độ, nhưng các viên chức địa phương đã lạm dụng nhằm thanh toán các đối thủ trong địa bàn và gây hoang mang cho dân chúng. Tác hại này chính ông Diệm cũng không thể nhận ra và sửa sai, vì các báo cáo luôn sai lạc.

Ba năm sau, Đạo luật 10/59 ra đời có quy định về vai trò Toà án Quân sự. Nhiệm vụ của Toà không những nghiêm cấm đối lập chính trị mà còn có những biện pháp giam giữ và truy tố can phạm. Có nhiều ước lượng khác nhau về kết quả hoạt động của Toà này. Từ năm 1954 cho đến 1960 số tù nhân chính trị khoảng 50.000 người. Các số ước lượng không chính thức cao hơn, khoảng 150.000, số bị xử tử khoảng 12.000.  Luật này gây thương vong cho nhiều đảng viên và cuối cùng làm cho hoạt động của Cộng sản địa phương bị tê liệt.

Ngoài việc tăng cường các biện pháp an ninh gắt gao để cũng cố cho chế độ, ông Diệm càng mất dần các thiện cảm của nông dân qua các Quốc sách Cải cách Điền địa, Hành chánh địa phương và Ấp chiến lược.

Nông dân bất mãn

Cải cách Điền địa

Lễ phát tiền bồi thường truất hữu ruộng đất. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hiểu rõ nỗi khổ của nông dân trong thời thuộc địa, nên ông Diệm quyết tâm cải thiện trong chế độ cộng hoà, như ông đã từng tuyên bố khi hoạch định chính sách: “Những cố gắng của chúng ta phải nhằm cải thiện đời sống quốc dân, nâng đỡ các giới cần lao, nhất là nông dân, san bằng những nỗi bất công, trừ diệt mọi mầm áp bức”.

Dù có quyết tâm thực hiện chương trình Cải cách Điền địa, nhưng trong thực tế, chính quyền đã một phần nào bị Toà Đại sứ Mỹ gây áp lực, và thành quả thu lượm được chỉ cải thiện một phần nào nhu cầu của nông dân.

Trong chiến tranh, Việt Minh đã tịch thu đất của đại điền chủ người Pháp và người Việt, phân phối lại cho nông dân.

Để tiến hành chương trình Cải cách Điền dịa, ngày 22/10/1956, Tổng thống Diệm cho ban hành Dụ số 57 nhằm trưng thu ruộng của tất cả các đại địa chủ để cho người nông dân nghèo mua trả góp. Nhờ thế, chánh phủ truất hữu 430.319 ha đất từ 1.085 đại điền chủ Nam kỳ và 220.813 mẫu ruộng của Pháp kiều.

Với 651.182 hecta đất, nông dân nghèo miền Nam và đồng bào miền Bắc di cư có cơ hội mua đất với giá rẻ và được trà góp trong 12 năm. Có nhiều trường hợp xảy ra là nông dân không trả nổi số tiền vay, cuối cùng được nhà nước tặng không.

Nhìn chung, giới điền chủ đều ủng hộ chính sách  của ông Diệm vì lý do là điền chủ miền Nam hưởng mức tối đa là 115 mẩu, (có tài liệu khác cho là chỉ có đến 100 mẩu),  phần còn lại được bồi thường trong khi Nhật Bản và Đại Hàn, quy định mức tái cấp tối đa là 2 mẩu để canh tác. Trước đây, họ bị xem như đã mất quyền sở hữu ruộng đất, nay chính phủ khôi phục, họ được quyền thu địa tô và lãnh tiền bồi thuờng thiệt hại nếu bị truất hữu.

Đối với 80% nông dân còn nghèo đói, thất học, không có an ninh, luôn bị du kích cộng sản đe dọa, nay họ có một cảm giác công bằng  và may mắn, là  vì từ không hay có ít đất, nay lên thành có nhiều đất hơn.

Theo một ước lượng trong năm 1955, 65% đất đai mền Nam nằm trong tay 10% dân chúng. Do đó, đời sống nông dân không cải thiện được nhiều.

Theo những nhận định khác, lý do chính là vì sau 10 năm thi hành biện pháp cải cách, chỉ có 55% số lượng đất này được cấp phát, cụ thể là, sau khi truất hữu 650.000 mẩu, ông Diệm phân phối cho nông dân khoảng 244.000 mẩu, phần còn lại được cấp phát cho đổng bào Công giáo di cư, binh sĩ và công chức. Một bất công tiềm ẩn trong dân chúng.

Do đó, đời sống nông dân, đặc biệt trong những năm thất mùa,  phải chịu hậu quả trầm trọng hơn. Việc giảm thuế địa tô từ 50% xuống tối đa còn 25% thu hoạch cũng không giúp cho họ khá hơn.

Ngược lại, một nhận xét trung thực là sản xuất nông phẩm tăng, gây nhiều tiếng vang cho Việt Nam trên thế giới. Từ năm 1955 đến 1962, mức sản xuất gạo đã tăng từ 2,8 triệu tấn đến 5 triệu tấn, còn xuất cảng tăng từ 70 ngàn tấn lên đến 323 ngàn tấn. Chính sách của ông Diệm thành công mà yếu tố chính là do viện trợ của Mỹ hào phóng.

Để giúp cho nông dân cải thiện phần nào, chương trình viện trợ nông phẩm của Mỹ mang tên Thực phẩm Phụng sự Hoà Bình (Food for Peace) trở thành nguồn cung cấp quan trọng. Khoản chi viện vật chất hào phóng này gồm lúa mì, bột mì, gạo và dầu ăn, nhưng không tới tay cho nông dân thụ hưởng, gây tiếng xấu cho ông Diệm.

Lý do là vì chính quyền địa phương tham nhũng và hàng viện trợ lại để cho các Cơ quan Cứu trợ Thiên Chúa giáo phân phối, có nghĩa là, trước hết phẩm vật đến tay cha xứ ở các tỉnh, và sau đó, dù không phải là hầu hết, nhưng nhiều nơi, lại ưu tiên cho tín đồ và một phần không nhỏ, được đưa ra bán ở thị trường chợ đen.

Nhưng nhìn chung, đời sống nông dân miền Nam vẫn con sung túc  hơn khi so với tình trạng nghèo đói miền Bắc, nơi mà các phong trào cải cách ruộng đất và hợp tác hoá theo mô hình của Mao Trạch Đông.

Hành chánh địa phương

Cũng giống như tại miền Bắc, địa phương tự trị là một đặc thù truyền thống của nông thôn miền Nam, “phép vua thua lệ làng” là một câu nói truyền tụng từ ngàn xưa vẫn còn đúng cho sinh hoạt hằng ngày tại đồng bằng sông Cửu Long; mọi việc “sau lũy tre xanh” như đề cử quan chức, xây đường đấp đê, tổ chức các ngày lể tết đều do dân chúng địa phương tự quyết định.

Để thay đổi, ông Diệm đưa ra các biện pháp nhân sự mới bằng cách điều động các viên chức từ địa phương khác tới, trong đó có cả thành phần người Bắc Công giáo di cư, hầu hết là những người chưa am tường tình hình địa phương mà chỉ lo việc tuân lệnh của chính phủ trung ương.

Ông Diệm còn thay đổi các địa danh tại nông thôn miền Nam còn âm hưởng Kampuchea ra thành Hán Việt. Rạch Giá là Kiên Giang, Cà Mau là An Xuyên, Trà Vinh là Vĩnh Bình, Chắc Cà Đao là Hoà Bình Thạnh, tất cả ngôn ngữ mới, dù là thanh tao và trang nhã, nhưng gây xa lạ cho cảm xúc gần gủi và quen thuộc của dân chúng từ lâu; do đó, cũng không tranh thủ được nhân tâm.

Thực ra, tranh chấp quyền lực trong sinh hoạt xã thôn là một vấn đề ngấm ngầm và phức tạp hơn nhân sự và địa danh. Mối quan hệ giữa địa chủ và nông dân không thuần là trong phạm vi kinh tế.

Vai trò của địa chủ tại nông thôn không thay đổi khi chế độ cộng hoà ra đời. Đó là một thái độ gia trưởng trong một xã hội cổ truyền còn sót lại, quyền lực tinh thần này không lệ thuộc vào cơ cấu hành chánh công quyền, họ còn nắm giử ưu thế trong mọi sinh hoạt địa phưong, cụ thể là làm chủ toạ các buổi lể quan trọng, kể cả trong quan hôn tang tế, trung gian mua bán nông phẩm, giải quyết các xung đột đủ loại. Do không cần phải có trách nhiệm giải trình theo luật pháp, nên có một khoảng trống chính trị đối với việc kiểm soát của chính quyền trung ương.

Dù ông Diệm có thiện chí trong việc cải cách hành chánh địa phương, nhưng được nhìn chung là sai lầm, gây bất mãn trong giới nông dân, mà điển hình nhất là việc thi hành quốc sách Ấp Chiến lược.

Quốc sách Ấp Chiến lược

Các xáo trộn tại nông thôn tiềm ẩn bắt đầu khi Tổng thống Diệm thực thi các chính sách nhằm cải thiện an ninh nông thôn, thoạt đầu là chính sách Dinh điền (1957), sau đó lả Khu Trù mật (1960) và cuối cùng là Ấp Chiến lược (1963).

Ấp Chiến lược. Nguồn ảnh: Wikipedia

Mục tiêu của các chương trình này là giúp cho địa phương tổ chức theo phương thức tự quản, tự phòng và tự phát triển. Tất cả các thôn ấp đều được bảo vệ bởi các rào cản kiên cố, các cổng chính ra vào làng được canh gác, ban ngày người dân được tự do đi lại và người lạ phải qua thủ tục kiểm soát, ban đêm các cổng được đóng lại.

Ngoài ra, các nơi còn có hệ thống báo động để phát hiện mọi trường hợp xâm nhập; thực tế là truy tìm dấu vết các cán bộ Việt Minh còn đang lén lút hoạt động, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Để tổ chức cụ thể, chính quyền buộc nông dân dời nhà vào trong một khu vực có kiểm soát với lời hứa hẹn là tạo một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nông dân  được mua vật liệu xây dựng với giá rẻ và trợ giúp khởi nghiệp, nhưng các quan chức tận dụng cơ chế để trục lợi bằng cách báo cáo sai lạc.

Thiện chí của ông Diệm giúp cho nông dân là chân thành mà khi thực hiện là không tới tay người thụ hưởng, trong khi giới chức địa phương làm lũng đoạn kế hoạch và không thực tâm cải thiện.

Dù ông Diệm có đi nhiều nơi để trực tiếp khánh thành hay kinh lý, nhưng việc thực hiện chính sách là ngoài tầm kiểm soát. Các thành công tại các địa điểm Khu Trù mật Vị Thanh (Chương Thiện) hay Cái Bè, Cai Lậy (Định Tường) hoàn toàn được địa phương dàn dựng giả tạo khi ông Diệm đi kinh lý, nên có quá nhiều thiệt hại, mà nhất là thanh danh cho chế độ.

Thiệt hại kinh tế cho nông dân không đáng kể. Trong tâm hồn chất phác của nông dân, khi bị buộc phải rời bỏ xóm làng quen thuộc và xa cách mồ mả tổ tiên là một mất mát tinh thần không thể bù đắp. Đó là lý do tại sao có nhiều người dân không hưởng ứng chương trình, lúc đầu tham gia vì bị áp lực, nhưng sau thời gian không thích nghi, cũng tìm cách ở về nơi củ.

Tình hình an ninh nông thôn suy sụp, do đó, ngày 10 tháng 10 năm 1961, Tổng thống Diệm phải ban bố “tình trạng khẩn cấp trên toàn lãnh thổ”. Ngày 7 tháng 12 năm 1961, Tổng thống Diệm công khai thú nhận là “Việt Nam Cộng Hòa đang phải đối đầu với một thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử” và gởi thư cho Tổng thống John F. Kennedy xin tăng thêm viện trợ quân sự trong khi các biện pháp viện trợ của Mỹ tỏ ra không hữu hiệu.

Bất ổn nội tình làm cho một nghịch lý thành hình: Tổng thống Diệm không thể áp dụng cùng một lúc việc quân sự hoá và dân chủ hoá cho chế độ. Khi càng dập tắt các tiếng nói của các thành phần đối lập ở thành phố, ở nông thôn đường lối đấu tranh của MTGPMN càng thu hút hơn.

Thực tế cho thấy có nhiều nơi Việt Cộng kiểm soát 80% lãnh thổ, mức độ tử vong hằng tháng cho binh sĩ miền Nam lên khoảng 200 và số người bị thương lên hàng ngàn.

Thất bại này không phải là tại các vùng châu thổ sông Cửu Long đông dân, mà ngay trong vùng cao nguyên thưa thớt, nơi CIA có nhiều ảnh hưởng. Thành công của mô hình chiến khu Hải Yến ở Bình Hưng, Cà Mau do cha Nguyễn Lạc Hoá lãnh đạo những người Hoa chống Cộng không thể áp dụng cho cả nước, mà chỉ là một ngoại lệ.

Đâu là nguyên nhân?

Thực ra, không phải chỉ có ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn Chính trị, là chịu trách nhiệm toàn bộ trong sự thất bại này, mà chính giới tại Washington có liên đới.

Trong khi ông Nhu cho là chiến thuật ngắn hạn là ưu tiên thì Cố vấn Roger Hilmans đề cao các biện pháp quân sự. Do đó, các biện pháp đấu tranh chính trị và cải thiện kinh tế cần giới hạn trong giai đoạn này.

Tướng Paul D. Harkins cho huy động trực thăng vận để yểm trợ các lực lượng bộ binh tại nhiều khu vực. Nhưng phương tiện dồi dào của Mỹ áp dụng cho khuôn khổ đấu tranh chống du kích chiến là không phù hợp, nhất là trong khi đang thiếu nhân tâm.

Các cuộc hành quân bộ binh có trực thăng yểm trợ thành công rõ rệt vì đẩy lui được du kích quân về các căn cứ địa, nhưng không thể hủy diệt toàn bộ Cộng quân vì có nông dân còn bao che hoặc do thiện tâm hoặc bị bắt buộc. Sau năm 1963, các quốc sách này đều bị bải bỏ.

(Xem chi tiết trong bài John F. Kennedy và cuộc chính biến 1 tháng 11 năm 1963.)

Về sau, khi thời gian lắng động và nhìn lại trong toàn cảnh, tất cả các phe phái, cho dù là theo phe thua hay thắng cuộc, còn mang nặng tinh thần suy tôn cụ Ngô hay chống đối Ngô triều, đều có những nhận định chung giống nhau.

Một là, có nhiều lý do để cho nông dân bất đắc dĩ phải bao che cho cán binh Cộng Sản hoạt động, hoặc là vì mối quan hệ thân nhân, hoặc là áp lực khủng bố địa phương mà họ không thể làm khác hơn.

Với trình độ đơn giản của nông dân, họ không có ý thức sâu xa về các mục tiêu đấu tranh giải phóng hay giai cấp, nhất là giai đoạn trước 1960, lý do chống Mỹ xâm lược chưa thành hình.

Nông dân cũng không phải là giới “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản“ như một thiểu số trí thức ở thành phố sau này.

Hai là, nếu so với các biện pháp diệt Cộng cực kỳ đẩm máu được thi hành tại Mã Lai, Philippines hay trong chiến dịch Phượng Hoàng của chế độ Đệ nhị Cộng hoà, thì chính sách Tố Cộng và Diệt Cộng của ông Diệm đã không triệt để, bị bao che, một phần là vì chính quyền quá sơ hở hoặc bị mua chuộc. Do đó, mầm móng Cộng Sản vẫn còn và gây tác hại về sau.

Ba là, một lý do khác quan trọng không kém là kinh nghiệm chống du kích thành công tại Philippines và Mã Lai không thể áp dụng tại Việt Nam.

Sau khi Edward Lansdale, vì nhiều lý do khác nhau, không tiếp tục nhiệm vụ giúp cho ông Diệm, kinh nghiệm tại Philiipines không còn được ai tại Việt Nam quan tâm.

Ý thức tầm quan trọng của vấn đề, Tổng thống Diệm có yêu cầu Sir Robert Thompson, một chuyên gia Anh chống du kích thành danh tại Mã Lai tiếp tục vai trò cố vấn.

Theo ý kiến của Thompson, Việt Nam phải đặt trong tâm chiến lược trong đấu tranh chính trị với nông dân và sử dụng bộ binh, tuyệt đối tránh dùng không quân.

Thompson bác bỏ ưu thế của không quân và chỉ trích Mỹ nặng nề khi ném bom xóm làng, trong khi Mỹ chủ trương sử dụng trực thăng vận là ưu tiên.

Do đó, kinh nghiệm của Thompson cũng như Lansdale không đóng góp nhiều cho Tổng thống Diệm trong việc chống Cộng.

Bốn là, chính sách về nông thôn của Tổng thống Diệm thoạt đầu có thành công nhất định; về sau, chính việc Tướng Nguyễn Khánh quyết định huỷ bỏ làm cho các hoạt động du kích phát triển mạnh hơn và tình hình an ninh nông thôn càng xấu đi.

Khi thanh danh Tổng thống Diệm tại nông thôn không còn, thì trí thức thành thị bắt đầu nhận ra bản chất của chế độ Ngô triều, nên cũng lên tiếng chống đối.

Trí thức chống đối

Ngày 26 tháng Tư năm 1960, 18 trí thức gồm các viên chức cao cấp trong chính quyền đồng thanh lên tiếng yêu cầu cải cách chế độ qua một bảng Tuyên cáo mệnh danh là Caravelle.

Sở dĩ được gọi Caravelle vì địa điểm gặp gở là Hotel Caravelle, một khách sạn sang trọng bậc nhất của Sài Gòn, thực ra, danh xưng chính thức là Nhóm Tự do Tiến bộ.

Khách sạn Caravelle. Nguồn ảnh: Wikipedia

Với lời lẽ rất ôn hoà, Bảng Tuyên cáo của nhóm Caravelle cáo buộc các biện pháp chính trị, hành chính, xã hội và quân sự của chính quyền là sai lầm, làm cho dân chúng bất mãn và giảm tiềm lực đấu tranh chống Cộng. Để đối phó, chính quyền phải thực thi dân chủ và chấm dứt chế độ gia đình trị.

Trong khi hình thức đối lập công khai của tầng lớp trí thức chưa thành hình trong một chế độ độc tài, nên Tổng thống Diệm phản ứng mạnh tay. Tất cả những người ký tên trong Bảng Tuyên bố Caravelle bị quy kết cho là có liên hệ với Cộng sản.

Dù là các chính khách tên tuổi, có nhiều ảnh hưởng trong xã hội, thuộc nhiều khuynh hướng chính trị, tôn giáo khác nhau, chống Cộng, hay đối lập, Bảng Tuyên bố gây tiếng vang quá khiêm nhường.

Sau đó, ngay trong nội các lại có nhiều bất đồng chính kiến gay gắt. Cuối cùng, hậu quả là việc bốn Bộ trưởng Lâm Lễ Trinh (Nội Vụ), Trần Trung Dung (Phụ tá Quốc Phòng), Trần Chánh Thành (Thông Tin) và Nguyễn Văn Sĩ (Tư Pháp) từ chức.

Cho đến ngay nay, các trí thức lãnh đạo nhóm Caravelle như Phan Khắc Sửu, Trần Văn Văn, Trần Văn Đỗ  được ca ngợi là là những nhân sĩ liêm khiết, họ vẫn còn được dân chúng nể trọng vì những đóng góp cao quý cho đất nước.

Đa số nông dân và thiểu số trí thức bất mãn ngày càng nhiều. Họ lên tiếng công kích chế độ, nhưng không có kết quả.

Đến khi quân đội nhận thức là chế độ Ngô triều suy thoái, nguy cơ cho sinh mệnh của ông Diệm và chế độ trầm trọng hơn, đó là lý do xảy ra một cuộc âm mưu đảo chính.

Quân đội đảo chánh

Tình hình an ninh nội chính càng bất ổn, ông Diệm càng có ý thức hơn về sinh mệnh cho cá nhân và chế độ.

Cho đến năm 1963, ông đã bị mưu sát tất cả ba lần và đều bình yên. Nổi tiếng nhất là vụ ám sát ở hội chợ Ban Mê Thuột vào lúc 9 giờ sáng ngày 22 tháng 2 năm1957. Mưu sự bất thành, hung thủ là Hà Minh Trí, 22 tuổi bị bắt ngay tại trận. Về sau, Cộng Sản đã hãnh diện lên tiếng xác nhận là đã đứng ra tổ chức cả ba.

Nhưng ngày 11 tháng 11 năm 1960 mới là lần đầu tiên quân đội chống chế độ bằng cách đảo chính.

Cũng giống như đa số nông dân và trí thức, hầu hết các tướng lãnh cáo buộc ông Diệm đã bổ nhiệm các người thân cận nắm quân đội và đề nghị là vợ chồng ông Nhu đang lạm quyền phải  xuất ngoại. Nguyện vọng này không được ông Diệm quan tâm.

Do đó, một số sĩ quan cho là mâu thuẩn không còn giải pháp và cách hay nhất là phải lật đổ chế độ.

Không giống như các soạn thảo kế hoạch trong các lần sau, ngay trong lần đầu tiên này, mọi việc chuẩn bị diễn ra trong tuyệt mật, không có CIA hay Toà Đại sứ Mỹ tham gia.

Đại sứ Mỹ Durbrow, dù có lên tiếng chỉ trích cá nhân Tổng thống Diệm, nhưng quan điểm chính thức của chính phủ Mỹ là vẫn giữ lập trường ủng hộ chế độ.

Hai nhân vật đầu não của tổ chức đảo chính là Đại tá Nguyền Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông. Tổ chức huy động được một Trung đoàn Thiết giáp, một đơn vị Hải quân và ba Tiểu đoàn Nhảy dù tham gia.

Lực lương đảo chính tấn công vào ngày 11 tháng 11 nằm 1960, nhưng không thể chiếm giử các mục tiêu quan trọng như Đài Phát thanh Sài Gòn hay ngăn chận các trục lộ giao thông chính vào thành phố.

Việc bao vây Dinh Độc Lập bị trì trệ, nên Tổng thống Diệm tìm cách hoãn binh, và tuyên bố là sẽ thoả hiệp với phe đảo chính để thành lập chính phủ lâm thời, nhưng thực tế là tìm cách huy động các lực lượng trung thành với đến giải cứu.

Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng tham mưu trưởng QLVNCH, dù đồng ý hợp tác tạm thời với phe đảo chính, nhưng yêu cầu phải thương lượng với Tổng thống Diệm để tìm giải pháp.

Cuối cùng, may mắn cho ông Diệm là lực lượng trung thành còn đủ thời gian đến kịp và cuộc giao tranh diễn ra trong chớp nhoáng và khốc liệt. Quân đảo chính không đủ khả năng chống trả nên bị tiêu diệt. Tổng cộng có khoàng 400 người chết, trong đó có cả thường dân hiếu kỳ đi xem. Sau đó, các sĩ quan và chính khách tham gia bị đưa ra xét xử.

Ý thức được nguy cơ suy vong cho chế độ, Tổng thống Diệm càng thi hành nhiều biện pháp gắt gao. Để biện minh, ông Diệm cho là trong giai đoạn này hiểm hoạ xâm lăng của Cộng sản đã gần kề, chính quyền cần phải tập trung nguồn lực để bảo vệ đất nước. Các thành phần đối lập bị bắt giam nhiều hơn và một số bị mất tích.

Tóm lại, những thành tựu xây dựng của Tổng thống Diệm và quân dân miền Nam là đáng khâm phục. Nhưng kể từ năm 1960 trở đi, nhất là khi Mặt trận Giải phóng miền Nam (MTGPMN) ra đời, miền Nam và chính thể Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà đi vào một giai đoạn bất ổn triền miên và kết thúc vào ngày 1/11/1963.

Chim báo bão: Liệu Tập Cận Bình có được đảm bảo địa vị “Nhà lãnh đạo suốt đời” tại Hội nghị Trung ương 6? (Phần 2)

The Jamestown Foundation

Tác giả: Willy Wo-Lap Lam

Lê Minh Nguyên, dịch

12-11-2021

Từ ngữ “lãnh đạo suốt đời” không có xuất hiện trong thông cáo tóm tắt Nghị quyết về Lịch sử đảng được thông qua tại Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Khóa 19 tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 11. Tuy nhiên, không còn nghi ngờ gì về việc Chủ tịch Tập Cận Bình đã giành được sự chấp thuận của Ủy ban Trung ương để tại vị thêm một nhiệm kỳ, nếu không muốn nói là hai nhiệm kỳ 5-năm nữa.

Trao đổi về nguyên nhân bạo lực

Nguyễn Đình Cống

22-11-2021

Báo Tiếng Dân ngày 19 tháng 11 đăng bài của ông Trương Nhân Tuấn: “Bạo lực phát sinh trong xã hội là do luật pháp lỏng lẻo, hay là do văn hóa truyền thống”, với câu kết “Bạo lực hay không là do luật pháp chớ đâu phải do văn hóa”.

Nhân ngày “học trò nhớ ơn thầy giáo”…

Trương Nhân Tuấn

20-11-2021

“Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”; “Không thầy đố mầy làm nên”… là các câu ca dao của Việt Nam nói lên “nghĩa vụ” của người con, của người học trò đối với bậc phụ mẫu và thầy giáo.