Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

LS Võ An Đôn: Tôi đã khiếu nại lên Liên đoàn Luật sư

6-12-2017

(Tiếng Dân) — Ngày 26/11/2017, LS Võ An Đôn đã bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên ra quyết định xóa tên khỏi danh sách đoàn luật sư tỉnh này.

Mới đây, trong một status trên Facebook, LS Võ An Đôn cho biết, sáng 06/12/2017, ông đã gửi đơn đến Liên đoàn Luật sư Việt Nam, khiếu nại về việc Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên loại ông ra khỏi danh sách Đoàn luật sư “một cách tùy tiện, tiến tới việc thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư” của ông.

Đòi thực hiện thể chế xã hội dân sự sẽ bị khai trừ Đảng

LTS: Ngày 15-11-2017 vừa qua, ông Trần Quốc Vượng, thay mặt Bộ Chính trị, đã ký ban hành Quy định số 102-QĐ/TW, về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Khoản 3, điều 7 quy định, đảng viên sẽ bị khai trừ, nếu: “Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế ‘tam quyền phân lập‘, ‘xã hội dân sự‘, ‘đa nguyên, đa đảng‘.”

“Tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên, đa đảng” là những điều mà các nước văn minh, tiến bộ ở phương Tây đã áp dụng hàng chục, thậm chí hàng trăm năm qua. Nhờ vậy mà các nước đó giàu có và văn minh, để lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN qua đó làm bạn với họ, xin gia nhập các tổ chức quốc tế do họ thành lập như WTO, EVFTA…

Lấy an ninh để khóa miệng dân

Phạm Trần

6-12-2017

Quyền được thông tin và tiếp cận thông tin của dân nóng lên vào dịp cuối năm 2017 khi Quốc hội thảo luận keo đầu “tại tổ” về Dự luật “an ninh mạng” của Bộ Công An đệ trình.

Nhưng “tại tổ” là gì? Đó là những cuộc họp thu gọn, phần lớn quy tụ những người có hiểu biết chuyên môn trong số các Đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên ý kiến nêu lên tại các cuộc họp thu gọn này, chưa hẳn sẽ được chấp thuận tại phiên họp khoáng đại dự trù vào giữa năm 2018. Nhưng Dự luật dài 6 Chương, 64 Điều đã gây tranh cãi vì có nội dung cướp đi quyền của dân được tự do giao lưu trên mạng điện tử gồm Internet, Facebook, Google và các diễn đàn xã hội.

Nhân vụ BOT Cai Lậy, bàn thêm về BOT ở Việt Nam

Nguyễn Thái Nguyên

6-12-2017

Cảnh sát cơ động được tăng cường bảo vệ BOT Cai Lậy. Ảnh: Như Quỳnh/ VNE

Tôi chưa có thông tin nào về việc có phải con ông Ngô Văn Dụ (nguyên UVBCT, Chủ nhiệm UBKTTW) làm chủ dự án này như ai đó nói hay không. Tất nhiên thời nay, cả mớ con ông cháu cha mượn chức quyền của bố mẹ như “mượn oai hổ” để nhảy vào thương trường nửa dơi nửa chuột gọi là định hướng XHCN để vơ vét tiền bạc của dân một cách bất chính, đã trở thành chuyện phổ biến, từ các ông bà làm đến chức BCT cho đến các ông bà trưởng phó thôn. Con ông Dụ nếu không phải ở Cai Lậy thì chắc cũng có chân ở những “tập đoàn” như FLC, là bình thường.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 8)

Trình Bút

6-12-2017

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5  — Phần 6Phần 7

Phần 8: Lĩnh vực giáo dục

* Hoang ngôn: “Đây là lứa tuổi mới lớn, nếu các em không đánh nhau, không xích mích nhau thì không bao giờ các em năng động được”.

* Tác giả: Bà Phạm Thị Ngọc Tâm – Hiệu trưởng trường THPT Bùi Thị Xuân, TP. Huế

* Nguồn: Báo Đất Việt Online, ngày 19/02/2016

* Tựa đề: Tượng đài nứt có ‘ý đồ’, đánh nhau mới… năng động

Mặt trận chống BOT hút máu, liệu có được bình yên?

Lê Lâm Viên

5-12-2017

Tất cả phương tiện xe cộ lên Đà Lạt dùng Quốc lộ 20 đều phải qua trạm BOT đặt ngay tại ngã ba phi trường Liên Khương, rồi chạy thêm chỉ mấy trăm mét nữa là đến ngã ba Quận Đức Trọng. Từ đây rẽ trái về hướng đi La Ba được khoảng 2 Km rồi quẹo phải là vào “đường cao tốc BOT” lên Đà Lạt. Đoạn cuối con đường nầy phải phá sâu vào chân núi Voi để gặp lại Quốc lộ 20 ở cuối thác Prenn. Trạm BOT cho xe rời Đà Lạt đặt ngay tại giao điểm nầy trên Quốc lộ 20. Như vậy từ ngã ba phi trường Liên Khương đến chân đèo Prenn cả 2 trạm BOT đều đặt trên Quốc lộ 20 nên cho dù xe không dùng “đường cao tốc” vẫn phải trả lệ phí. BOT đang nắm yết hầu của đoạn đường khoảng hơn 10 Km nầy!

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 7)

Trình Bút

5-12-2017

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4  —  Phần 5Phần 6

Phần 7: Lĩnh vực y tế

* Hoang ngôn: “Bởi, thực tế có những vấn đề liên quan đến thuốc giả, thuốc thật mình mình không quản lý hết được. Thậm chí, có những hóa chất thế giới phát hiện ra mà chúng ta vẫn chưa phát hiện được”.

* Tác giả: Ông Hà Hào Hiệp – phó chánh thanh tra bộ Y Tế

Nền Kinh tế Toàn cầu năm 2018

Project Sydicate

Tác giả: Michael Spence

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

28-11-2017

Các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức hỏi các nhà kinh tế như tôi về một loạt các vấn đề thường xảy ra trong sự lựa chọn thuộc các lĩnh vực như đầu tư, giáo dục và việc làm, cũng như các kỳ vọng về chính sách của họ. Trong hầu hết các trường hợp, không có câu trả lời dứt khoát. Tuy nhiên, với đầy đủ thông tin, người ta có thể nhận ra các xu hướng trong các điều kiện của nền kinh tế, thị trường và công nghệ và đưa ra những dự đoán hợp lý.

Trong thế giới của các nước phát triển trong năm 2017 có thể được nhắc lại như là một giai đoạn tương phản rõ rệt, với nhiều nền kinh tế đang trải nghiệm về gia tốc tăng trưởng, cùng với sự phân hoá chính trị, phân cực và căng thẳng cả trong nước và quốc tế. Về lâu dài, người ta không chắc rằng các thành tựu kinh tế sẽ thoát ra khỏi ảnh hưởng với các lực ly tâm trong xã hội và chính trị. Tuy nhiên, ít nhất là cho đến nay, các thị trường và nền kinh tế đã thoát ra khỏi các rối loạn chính trị, và nguy cơ của tình trạng suy thoái trầm trọng trong ngắn hạn có vẻ như là tương đối nhỏ.

Làm gì trong tháng tạm ngưng thu phí BOT Cai Lậy

Vũ Thạch

4-12-2017

Tạm ngừng thu phí trạm BOT Cai Lậy: Người dân tràn ra đường mừng chiến thắng. Ảnh: Phụ nữ TP

Sau khi tung ra đủ thứ chiêu trò: từ tuyên bố dùng tiền lẻ “là bất hợp pháp” đến lập khu riêng cho xe trả tiền lẻ, đến xua đầy công an đen-xanh-vàng trang bị vũ khí ra hù dọa, đến sử dụng côn đồ tới gây sự, đến in gấp rút tiền lẻ, đến ráng cột Việt Tân vào, đến dán nhãn các tài xế “quá khích” trên báo đài, đến kéo xe cẩu khủng của Bộ GTVT đến hiện trường, v.v…, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra chỉ thị TẠM ngưng thu phí BOT Cai Lậy một tháng để giải quyết.

Chuyện xứ Miên

Lê Văn

4-12-2017

Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: internet

Thủ tướng Hun Sen nay hình như đang thắng thế trên bàn cờ chính trị Miên sau khi phóng chiêu «Đằng sau Kem Sokha, luôn luôn có một bàn tay, đó chính là Hoa Kỳ» và dựng màn Tòa Án Tối Cao Cam Bốt ra phán quyết 16/11/2017 nhằm giải tán Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt [CNRP], đảng đối lập chính tại quốc gia này, chỉ vài tháng trước khi bắt đầu có cuộc bầu Quốc hội toàn quốc mới vào tháng 7/2018.

Chắc là nhiều người còn nhớ, nhứt là ông Hun Sen, vào những tháng cuối năm 1978, chỉ trong vòng chưa đầy 4 năm từ tháng 4-1975, nước Cambodia đắm chìm trong một cuộc thử nghiệm chủ thuyết Maoism – Trung Hoa cộng sản – của Khmer Đỏ nhằm biến xã hội Cambodia thành một xã hội Cộng sản nguyên thủy và khi mà các tác hại của nó lên dân tộc Khmer đã đến cực độ, đó cũng chính là lúc mà một số cán bộ của Khmer Đỏ quay lưng lại chống đối chủ trương diệt chủng nầy.

Nói láo – Bản chất của sự việc

Thạch Đạt Lang

4-12-2017

Tôi đọc bài, Đôi Lời với họa sĩ Đỗ Duy Ngọc của giáo sư Nguyễn Đình Cống đăng trên báo Tiếng Dân. Xin được đóng góp vài ý kiến.

Chuyện nói láo được Đỗ Duy Ngọc diễn tả tương đối đầy đủ, được giáo sư Nguyễn Đình Cống phân tích thêm đã trở thành vấn nạn dân tộc. Tuy nhiên trong cả hai bài, các tác giả chỉ trình bày thực trạng, hậu quả nhưng chưa nêu ra nguyên nhân.

Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao người Viêt Nam bây giờ lại nói láo tệ hại như vậy? Vấn nạn nói láo bắt nguồn từ đâu và từ bao giờ? Có quá khó khăn để trả lời những câu hỏi này không? Chắc chắn là không?

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình đã đi đến đâu?

Tường An

4-12-2017

Thời gian vừa qua, nhiều người quan tâm đã thắc mắc: Vụ án doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình đã đi đến đâu rồi? Sao thời gian xử án đã qua lâu rồi mà vẫn không thấy công bố kết quả?

Để có thể giải đáp một số câu hỏi chung quanh kết quả vụ án. Xin được chia sẻ một vài thông tin có thể tiết lộ được sau khi tham khảo với các luật sư.

Theo nguyên tắc bảo mật của quy chế UNCITRAL (United Nations Commission On International Trade Law) thì Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế đã yêu cầu cả hai phía: “bên ông Trịnh Vĩnh Bình cũng như phía Việt Nam phải giữ bí mật trong khi Tòa đang nghị án” do đó trong thời gian này, ông Trịnh Vĩnh Bình giữ tư thế im lặng để tuân thủ quy chế này.

Dư luận viên

Phạm Đình Trọng

4-12-2017

1. Đàn áp người dân yêu nước biểu tình lên án Tàu Cộng xâm lược cướp biển cướp đảo của ta, chống phá người dân làm lễ tưởng niệm những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến đấu chống giặc Tàu Cộng xâm lược, nhà nước cộng sản Việt Nam còn tập hợp những người trẻ tuổi ngộ độc ảo thuyết cộng sản, trang bị cho họ chiếc áo đỏ lòm màu máu và lá cờ lênh láng màu máu, đẩy họ ra đối mặt với người dân, gây sự, xung đột với tình cảm yêu nước thương nòi thiêng liêng của người dân, biến họ thành những kẻ vô loài hung hăng điên cuồng khiêu khích, ngăn cản, chống phá cuộc biểu tình, lễ tưởng niệm của lòng yêu nước, chống phá chính giống nòi của họ, bôi bẩn lên trang sử vàng oanh liệt của cha ông mà họ vừa học ở nhà trường.

Thành viên Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu lên tiếng về bản án phúc thẩm dành cho Mẹ Nấm

Thục Quyên

4-12-2017

Ông Frank Schwabe, Dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức. Ảnh: Getty Images

Song song với lời tuyên bố (1) của bà Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức,  Bärbel Kofler, về bản án phúc thẩm dành cho nữ blogger Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (“Mẹ Nấm”), ông Frank Schwabe, Phát ngôn viên về Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong Quốc hội Liên Bang Đức cũng đã đưa ra một thông cáo báo chí nhận định rất chính xác về tình trạng nhiều người đã bị bắt giam tại Việt nam chỉ vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Ông Frank Schwabe còn là Phó trưởng phái đoàn Quốc hội Liên bang Đức tại Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (Parliamentary Assembly of the Council of Europe, viết tắt là PACE).

Sự thờ ơ chính trị của thanh niên Việt Nam

New Naratif

Tác giả: Yến Dương

Dịch giả: Trúc Lam

1-12-2017

Một tối thứ Năm ẩm ướt, Dương đồng ý tới một quán cà phê ở trung tâm Hà Nội. Đó là một trong những nơi cô thích đi chơi vào những ngày cuối tuần – một trong hàng ngàn quán cà phê mọc lên khắp thủ đô Việt Nam, nơi mà tình trạng thất nghiệp và thiếu không gian công cộng đã tạo ra những cơ hội kinh doanh không ai nghĩ tới. Mặc dù những ngày trong tuần của cô giống như những ngày vô vị và buồn chán (Groundhog Day: Ngày Chuột Chũi). Cô làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều như thường lệ ở một trường đại học danh tiếng, ít thay đổi theo thói quen hàng ngày: đều đặn đi làm, về nhà, nghỉ ngơi, tắm giặt và cứ lặp đi lặp lại như thế.

Đảng CS Việt nam đã làm được những gì cho Tổ quốc và Dân tộc?

Nguyễn Tiến Dân

4-12-2017

1- “Đi cho biết đó biết đây/ Ở nhà với mẹ, biết ngày nào khôn”. Lời ru ấy đã thấm sâu vào tiềm thức của bao người và nó thôi thúc họ lên đường, khi đã đủ lông – đủ cánh. Trước, khám phá thiên hạ – sau, mở mang đầu óc. Khoác tay nải lên vai và bước chân ra khỏi cửa, họ giống nhau ở chỗ, đều mang thân phận lữ khách. Tuy vậy, trình độ và mục đích, thiên hình – vạn trạng. Nào phải, ai cũng giống ai:

– Người khôn, như con ong mật: Mắt, họ chỉ nhìn điều hay – tai, họ chỉ nghe lẽ phải. Tinh hoa của thiên hạ, được họ tiếp thu và vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể của mình. Thế và lực của họ, nhờ đó, hưng khởi.

Lịch sử sẽ phán xét bản án mà chúng đang quàng vào cổ dân ta, dìm chết tuổi trẻ chúng ta

Tương Lai

4-12-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 24

Thế là chúng nó y án xử “Mẹ Nấm” 12 năm tù. Cùng với sư y án của một bản án bỏ túi vô pháp, vô luân đó, chúng đã làm choViệt Nam tự phơi bày trước thế giới là một nước xấu xí, tự cô lập mình. Cần đặc biêt lưu ý là việc y án của một “bản án bỏ túi” nói trên diễn ra đúng chỉ một ngày trước cuộc Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam. Một sự sắp xếp rất xảo quyệt và thâm độc và liều lĩnh. Do ai, vì đâu, từ những toan tính gì chúng dám có sự liều lĩnh đó! Hiện tình đất nước đang phơi bày ra đầy đủ dữ kiện khiến cũng không đnế nỗi quá khó để vạch ra.

Trở lại Cao Bằng, đôi điều suy ngẫm!

Hàn Vĩnh Diệp

3-12-2017

Trước đây, do yêu cầu của công tác, chúng tôi thường xuyên đi lại một số tỉnh miền biên ải phía bắc: Lạng Sơn, Hải Ninh (Quảng Ninh), Cao Bằng, Hà Giang… Trong các chuyến đi ấy, chúng tôi thường được nghe các bạn hữu, bà con nhân dân địa phương nói chuyện về việc phía Trung Quốc di chuyển cột mốc biên giới với sự trợ lực của lực lượng võ trang lấn chiếm đất đai của nước ta.

Tư liệu: Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo nhà cầm quyền Trung Quốc 38 năm trước

Ngọc Thu

3-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Một bài báo đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân, số 6345, ngày 15 tháng 2 năm 1979, có tựa đề: “Bị vong lục của Bộ Ngoại giao ta về việc nhà cầm quyền Trung Quốc tăng cường những hoạt động vũ trang ở biên giới Việt Nam và ráo riết chuẩn bị chiến tranh chống Việt Nam“.

Trong văn bản này, Bộ Ngoại giao CSVN đã lên án Trung Quốc là kẻ cướp, xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, như đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Hơn 38 năm sau, những vùng lãnh thổ, lãnh hải đó vẫn đang bị Trung Quốc chiếm đóng, thế nhưng, Trung Quốc đã được lãnh đạo đảng CSVN xem là “bạn vàng”, “bạn tốt”.

Xin được đánh máy và chụp lại toàn bộ nội dung văn bản ngoại giao này từ Thư viện Quốc gia, giới thiệu với độc giả, để người dân có thêm thông tin về những gì đã diễn ra trên đất nước ta gần bốn thập niên qua:

***

“Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hoạch định trong các Công ước ký kết giữa Chính phủ Pháp và triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) trong những năm 1887, 1895 và đã được chính thức cắm mốc.

Trao đổi với Phạm Tường Vân

Nguyễn Đình Cống

3-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: báo Quốc Tế

Tôi vừa đọc bài “Khi cái ác trở nên phổ biến: Liều thuốc nào cho người Việt?của nhà văn Phạm Tường Vân (PTV). Tôi tâm đắc với bài viết và xin trao đổi vài ý kiến.

PTV viết, “Tôi không dám mở báo ra đọc nữa. Có cảm tưởng chưa khi nào mà cái ác hiển lộ mạnh mẽ đến thế, được dung dưỡng dễ dàng hồn nhiên đến thế, đến nỗi chúng ta phải hỏi liệu đã tới ngưỡng chưa và ngày tận thế còn bao nhiêu canh giờ nữa?”

Đảng Cộng sản Việt Nam chống Tự do Báo chí

LTS: Dưới đây là bản dịch bài báo ra ngày 30/11/2017 của đài DEUTSCHE WELLE (Làn sóng Đức) về việc đảng Cộng sản VN kết án  hai blogger người Việt chỉ vài ngày trước cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.

DEUTSCHE WELLE là đài phát thanh, truyền hình đối ngoại nhà nước của Đức, phát sóng khắp thế giới bằng 30 thứ tiếng, cung cấp tin tức qua chương trình truyền hình, phát thanh và thông tin trên internet.

____

Linh Quang biên dịch

30-11-2017

Trước cuộc Đối thoại Nhân quyền giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam, đảng CSVN có những hành động cứng rắn đối với các blogger. Họ lại tiếp tục chính sách của những năm qua.

Ảnh chụp bài báo của đài DEUTSCHE WELLE (Làn sóng Đức), ra ngày 30.11.2017

Hai vụ được đem ra xét xử liên tiếp trong một thời gian ngắn cho thấy một sự thật về Việt Nam. Từ nhiều năm, chính phủ Việt Nam đã ngăn chận quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, mặc dù trong Hiến pháp năm 2003 các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và quyền tự do tiếp cận thông tin được ghi rõ ở điều 25.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 6)

Trình Bút

3-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: LEO

Mời đọc lại: Lời nói đầu  —  Phần 1  —  Phần 2  —  Phần 3  —  Phần 4Phần 5

6. Lĩnh vực vệ sinh, an toàn thực phẩm

* Hoang ngôn: “Một số mặt hàng thủy sản như tôm nếu bị trả do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được“.

* Tác giả: Ông Nguyễn Như Tiệp – cục trưởng cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad – Bộ NNPTNT)

* Nguồn: Báo điện tử Lao Động, ngày 09/11/2015

Tản mạn cho blogger Mẹ Nấm

Trung Nguyễn

2-12-2017

Có lẽ những ai quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam đều không khỏi bùi ngùi trước tình cảnh của hai người phụ nữ có con nhỏ là chị Trần Thị Nga và chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Chỉ vì lên tiếng phản đối bất công xã hội mà chị Nga phải nhận chín năm tù giam, năm năm quản chế, còn chị Quỳnh thì phải chịu mười năm tù giam.

Cách nhà cầm quyền đối xử với phụ nữ, trẻ em

Giả sử như phải chín, mười năm nữa hai chị mới ra tù, tôi tự hỏi không biết các con của hai chị lúc đó sẽ như thế nào? Chúng sẽ trở nên hư hỏng, không được đi học, trong tim chất đầy thù hận với nhà cầm quyền và xã hội, hay chúng sẽ là những người tốt, có ích cho xã hội?

Chịu đấm và ăn xôi

Kông Kông

2-12-2017

Phiên tòa Phúc thẩm, chỉ hơn 3 tiếng đồng hồ, xử cho có, đã y án 10 năm tù giam blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Những phiên tòa chính trị loại nầy đã không còn xa lạ với công luận. Cho dẫu có sôi sục căm phẫn, như đang bùng nổ, thì những người yêu tự do dân chủ cũng chỉ biết giải tỏa cảm xúc trên các trang mạng xã hội. Rồi đến lượt các nước, các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền lên tiếng… có bày tỏ “quan ngại sâu sắc…” có lên án hay yêu cầu gì đó, cũng như từ trước đến nay, rồi đâu lại vào đấy! Vì cộng sản đã thừa biết những phản ứng đó chỉ nhất thời. Họ từng trải nên nắm được quy luật. Quy luật đó là “chịu đấm và ăn xôi”!

Blogger Mẹ Nấm tại phiên tòa ngày 30/11/2017

Câu “chịu đấm ăn xôi”, hiểu theo nghĩa rất bình dân, đó là một người chấp nhận “liều mạng để đạt được mục đích”. Nhưng ở đây “chịu đấm và ăn xôi” là hai chủ thể. Người chịu đấm và kẻ ăn xôi.

12.000 tỷ với 9.000 tiến sỹ trong thời đại toàn cầu hóa

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

2-12-2017

Gắn mác Tiến sĩ, Thạc sĩ để lấy “oai” với thiên hạ. Nguồn: báo TT

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14 đã đồng ý duy trì một phần kinh phí để đào tạo tiến sĩ tiếp đề án 911 (đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 với khoảng 10.000 tiến sĩ tại các trường đại học có uy tín trên thế giới, khoảng 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết trong ngoài nước, 10.000 tiến sĩ trong nước).

Theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ (lược trích Vietnamnet), mục tiêu đề án 8 năm giai đoạn 2018-2025 là sử dụng 12.000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ, trong đó có 5000 tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài. Cơ chế khác trước đây: Đào tạo tiến sĩ phải gắn với sử dụng. Cơ sở nào có nhu cầu sử dụng tiến sĩ thì mới được đào tạo. Nhà nước hỗ trợ, nếu người đi học đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu, sẽ được cấp học bổng toàn phần hoặc một phần, mở rộng cho mọi đối tượng không phân biệt công lập hay tư thục.

Đôi lời với họa sĩ Đỗ Duy Ngọc

Nguyễn Đình Cống

2-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Báo Tiếng Dân vừa đăng bài “Chúng ta đang ở thời đại nói láo toàn tập” của họa sĩ Đỗ Duy Ngọc. Sau khi liệt kê nhiều biểu hiện nói láo khác nhau, tác giả viết:

Nghe láo quen, chúng ta lại tự láo với nhau và chuyện láo trở thành bình thường, láo để tồn tại, để phấn đấu, để thêm lợi thêm danh, và rồi láo đã trở thành một nếp sống. Trẻ con học người lớn nói láo rồi tiếp tục những thế hệ nói láo. Ở nhà trường nghe cô thày nói láo, ra đời nghe thiên hạ nói láo, về nhà lại được nghe nói láo từ cha mẹ, mở máy nghe, nhìn cũng rặt điều láo. Một nền văn hoá láo đã nẩy sinh và phát triển. Hỏi sao trẻ con không láo và tương lai lại tiếp tục láo. Nghĩ cũng buồn!”

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 5)

Trình Bút

2-12-2017

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2  —  Phần 3Phần 4

5. Lĩnh vực môi trường

* Hoang ngôn: “Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định liên quan, công tác quản lý bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân!”

* Tác giả: Ông Trang Quang Thành – giám đốc sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk

* Nguồn: Báo Người Lao Động Online, ngày 12/12/2014

* Tựa đề: Để mất rừng, lỗi thuộc về… toàn dân!

Việt Nam muốn kiểm soát mạng xã hội ư? Đã quá muộn rồi.

New York Times

Tác giả: Điền Lương

Dịch giả: Trúc Lam

30-11-2017

Việt Nam bắt chước TQ, thi nhau dẹp các trang mạng xã hội. Nguồn: Dom McKenzie/ NYT

TP Hồ Chí Minh, Việt Nam – Ngày 4 tháng 11, khi truy cập vào ứng dụng Messenger của Facebook đã bị gián đoạn khắp nơi ở Việt Nam – một sự cố bất thường, thậm chí trong tình trạng này – Các cư dân mạng đã bị đưa vào tình trạng trang mạng [đang mở] bị xoay vòng vòng. Một số bạn bè Facebook của tôi hỏi: “[Anh] đã bị như vậy chưa?”

Toàn văn Tuyên bố của bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức

Hiếu Bá Linh

30-1-2017

Bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức. Ảnh: internet

Về bản án phúc thẩm đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (“Mẹ Nấm”), một Blogger nổi tiếng và nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam, hôm 30/11/2017, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, bà Bärbel Kofler đã tuyên bố như sau:

 “Tôi đau buồn và phẫn nộ về bản y án tù đối với nữ blogger và là nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Bà Quỳnh bị 10 năm tù chỉ vì thực hiện quyền tự do biểu đạt ý kiến mà được Hiến pháp Việt Nam đảm bảo. Bản án này đã vi phạm các Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã cam kết.

“Dối trời, lừa dân, đủ muôn ngàn kế”

Trung Nguyễn

1-12-2017

Đúng như suy nghĩ của tôi là nếu chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) không nhận tội thì phiên tòa phúc thẩm sẽ giữ y án 10 năm tù. Phiên tòa chóng vánh đã xong. Chị Quỳnh đã giữ nguyên khí tiết của mình và các vị quan tòa cũng “kiên định lập trường”.

Đàn áp cả luật sư và thân chủ

Cũng cần nhắc lại là luật sư Võ An Đôn, một trong bốn luật sư bào chữa cho chị Quỳnh đã bị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên kỷ luật vắng mặt một cách vội vã vào Chủ Nhật 26/11 vừa qua.