Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Phương Tây lại suy tàn

Project Syndicate

Tác giả: Helmut K. Anheier

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

11-12-2018

Lời người dịch: Giới trí thức phương Tây cảnh báo sự trỗi dậy của châu Á làm cho tình trạng quân bình quyền lực toàn cầu đang di chuyển về châu Á và là một nguy cơ cho phương Tây sắp sụp đổ. Phương Tây tiếp tục phải ứng phó với những bất ổn thường trực như Helmut K. Anheier trình bày sau đây.

Xóa tên quan tham trồng cây nơi đất thiêng

Bá Tân

10-12-2018

Tại các điểm di tích và khu du lịch quốc gia, chỉ nhìn thoáng qua, dễ dàng bắt gặp những hàng cây gắn tên người trồng. Mỗi cây treo một cái biển, dân chúng mỉa mai gọi đó là cái gông, ghi rõ họ tên, chức tước người trồng.

Rác là đồ phế thải, nhưng xử lý rác phải là người có tâm, có tài!

Mạc Văn Trang

10-12-2018

1. Hè 2017, tôi sang TP Wien, nước Áo, anh bạn dẫn đi chơi. Vào gần trung tâm TP anh chỉ vào công trình kiến trúc độc đáo, màu sắc hấp dẫn, bảo: Đố anh biết công trình gì đây?

Giới thiệu tóm tắt “Tại sao các quốc gia thất bại” (Đoạn 5)

Nguyễn Đình Cống

10-12-2018

Tiếp theo đoạn 1 — đoạn 2đoạn 3đoạn 4

Chương 8: KHÔNG TRÊN LÃNH THỔ CỦA CHÚNG TÔI

KHÔNG CHO PHÉP IN

Trong năm 1445 tại thành phố Ðức Mainz, Johannes Gutenberg đã tiết lộ một đổi mới với các hệ quả sâu sắc cho lịch sử kinh tế tiếp sau: một máy in dựa trên con chữ động (movable type). Cho đến lúc đó, các cuốn sách hoặc được sao chép bằng tay bởi những người chép bản thảo, hay được in mộc bản.

Tòa án Đức ra phán quyết giải thể “Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức” do ĐSQ Việt Nam tại Berlin dựng lên

Linh Nhân, tổng hợp

10-12-2018

(Từ trái) Đại sứ Đỗ Hòa Bình, Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại, Phó Ban Tổ chức Lê Hồng Cường (biệt danh là Cường Liều và là “quân sư quạt mo” cho ông Thoại) cùng Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh

Cuộc đấu tranh đầu tiên đòi lại đất trong lịch sử bang giao Việt – Trung (Phần cuối)

Hồ Bạch Thảo

9-12-2018

Tiếp theo phần 1  —  phần 2  —  phần 3

Tiếp tục ngoại giao đòi đất cùng vụ án Lê Văn Thịnh

Theo Toàn Thư, Lê Văn Thịnh được thăng chức Thái sư vào năm Quảng Hựu thứ nhất [1085]; Thái sư là chức quan cao nhất dưới thời quân chủ; thăng sau lúc đi sứ về; chứng tỏ vua Lý Nhân Tông thưởng cho Văn Thịnh vì có công trong việc dành lại đất. Tuy nhiên nhà Vua vẫn chưa hài lòng việc nhà Tống không chịu trả lại các động Vật Dương, Vật Ác (1); nên vẫn tiếp tục liên lạc ngoại giao đòi hỏi. Vua Triết Tông lấy cớ mới lên ngôi, phải tuân theo mệnh của vua cha không thể sửa đổi, bèn từ chối:

Trường Biên, quyển 357. Năm Nguyên Phong thứ 8 [1085]

Ngày Bính Tuất tháng 6 [18/7/1085], ban cho Giao Chỉ Quận vương Lý Càn Đức chiếu rằng:

Tỉnh dâng biểu trình bày về cương giới các động Vật Dương, Vật Ác; đã hiểu rõ. Khanh trước kia thời Tiên đế [Thần Tông] mấy lần tự thuật về biên cương; đã giảng chiếu dụ đầu đuôi rất rõ ràng, đặc cách xét theo lời yêu cầu, cắt đất ban cho. Nay chợt xem lời tâu, lại còn phân trần. Trẫm vừa thừa mệnh, cần tuân theo liệt thánh trước, mệnh đã định, về đạo nghĩa khó mà sửa đổi. Nên gắng lòng trung, tuân theo chiếu chỉ trước.”

Do Càn Đức dâng thư, xin sắc ban cho các động Vật Dương, Vật Ác; Khu mật viện tâu nên giảng chiếu thuật lại chiếu chỉ triều trước, lệnh Càn Đức tuân theo.

(賜交趾郡王李乾德詔曰:「省所上表,陳乞勿陽、勿惡等峒疆土事,具悉。卿向在先帝朝敘述疆事,屢降詔諭,本末甚明。特徇所求,已從割賜。忽覽奏牘,尚有指陳。朕初纘承,動循前烈,命既素定,義難改從。宜懋忠嘉,一遵先詔。」以乾德獻書,乞移敕內所賜勿陽、勿惡等峒,樞密院言,宜降詔申述先朝詔旨,令乾德遵依故也。)

Vua Lý Nhân Tông nước ta không bằng lòng lập luận vua Triết Tông nhà Tống cho rằng đã hoàn thành việc trao trả đất. Qua thư gửi cho Vua Tống, với lời lẽ thống thiết nhà Vua trình bày công lao của tổ tiên xông pha nơi gian lao nguy hiểm mới có được các động Vật Dương, Vật Ác, chẳng may kẻ dưới làm phản mang đất nạp, nên cương quyết đòi trả:

Trường Biên quyển 380. Tống Triết Tông năm Nguyên Hựu thứ nhất [1086]

Ngày Nhâm Tý tháng 6 [8/8/1086], Giao Chỉ Quận vương Lý Càn Đức tâu:

Ấp của kẻ dưới có 2 động Vật Dương, Vật Ác, 8 huyện tiếp giáp với tỉnh nội địa; trước sau bị kẻ giữ đất làm phản, đem thân qui thuận. Vật Dương vào năm Bính Thìn [1076] bị thu vào đất tỉnh, Vật Ác vào năm Nhâm Tuất [1082] bị thu, lập ải Thông Khang. Tuy những đất này chỉ nhỏ như viên đạn, nhưng rất đau đớn trong lòng, thường không rời trong giấc mộng; thực do tổ tiên thần trước đây giết, bắt kẻ tiếm nghịch, xông pha nơi gian nan nguy hiểm, liều chết mới có được. Nay kẻ hậu sinh không thừa kế được tổ tiên, chưa tròn phận sự nơi cương vực, chỉ sống tạm trong khoảnh khắc mà thôi. Vào năm Giáp Tý [1084], ty Kinh lược Quảng Tây từng đem sự việc tâu lên triều trước [Thần Tông], bèn đem 2 động Túc, Tang, 6 huyện cho thần quản lãnh. Xét Túc, Tang hiện thuộc ấp của kẻ dưới; không phải là đất thỉnh cầu ngày nay, nên không dám bái mệnh. Nay gặp lúc Bệ hạ canh tân trong nước, cẩn thận dâng biểu tâu lên trình bày sự việc.”

Chiếu thư đáp:

Trước đây quan tại biên giới tâu, viên Thủ lãnh [chỉ Lý Thường Kiệt] của khanh xâm lăng biên thùy nước ta; tiên Hoàng đế [Thần Tông] với lòng khoan nhân, đích thân ban chiếu dụ cho cải chính biên giới, cùng xét rõ đặc cách cắt khu Khang ải, để làm vật vua ban ơn. Dư âm như tồn tại, nét mực vẫn còn tươi; đáng nên nghĩ đến sự bao dung, kính cẩn tuân theo phân hoạch; cớ sao mấy lần tâu cáo, vẫn cố chấp con đường mê. Lại đòi hỏi biên giới mới làm vật cũ của mỉnh; lòng tham không chán, còn đâu thấy được việc thờ người trên! Phải chăng ý của khanh như vậy, hoặc do người khác xui nên mê hoặc? Huống các châu động này từ xưa vốn là dân của vua, một lần lấy lại đất Quảng Nguyên, cho đến việc ban cấp châu Thuận, đất đai của khanh vốn không xâm phạm. Khanh hãy đem hết lòng chí thành, tuân theo chiếu chỉ trước, cẩn thận giữ đất phong, chớ mưu mô sinh sự; gắng sức đáp ứng với lòng quan hoài, để vĩnh viễn được ân sủng.”

Lại ra lệnh cho Kinh lược sứ Miêu Thời Trung gửi thông điệp giải đáp những điểm khó khăn.

(交趾郡王李乾德言:「下邑有勿陽、勿惡二峒八縣與省壤接連,前後被守土人叛去,委身歸明。其勿陽於丙辰年蒙收入省,勿惡於壬戌年蒙收設通康隘。雖此等彈丸之地,尤切痛懷、常不離夢寐者,誠以先祖臣平昔誅擒僭逆,衝艱冒險,畢命之所致也。今末造不能嗣承,豈敢備數於藩垣,偷生於頃刻也?甲子年,廣西經略司嘗為申奏先朝,以宿、桑二峒六縣賜臣主領。按宿、桑等見屬下邑,非今茲陳請之地,不敢拜命。伏遇陛下一新宇內,謹具表以聞。」詔答曰:「迺者邊臣言,卿首領侵我疆陲,先皇帝務在寬仁,申頒詔諭,俾從辨正,亦既驗明,特割康隘之區,用示君恩之賜。德音如在,詔墨猶新,固宜追體包荒,恪遵分畫,何期累奏,尚執前迷。仍指新界之疆,更為己物之舊,無厭至此,事上奚觀?諒卿意之豈然,殆人言之致惑!況茲州峒,久為王民,一昨克復廣源之時,以至給賜順州之日,與彼田土,本無交侵。卿其務盡至誠,祗循先詔,益謹撫封之守,勿從生事之謀,勉副眷懷,永綏寵祿。」仍令廣西經略使苗時中移牒折難。)

Bức thư của Vua nhà Lý làm lời mở đầu cho Sứ bộ với danh nghĩa triều cống, đến Trung Quốc nghị bàn về biên giới. Phía nhà Tống lo sợ Đại Việt dùng binh gây áp lực, bèn chuyển quân từ phương bắc đến biên giới Việt Hoa, chuẩn bị đối phó với tình hình:

Trường Biên, quyển 390. Năm Nguyên Hựu thứ nhất [1086]

Ngày Kỷ Dậu tháng 10 [3/12/1086], Khu mật viện tâu: “Ty Kinh lược an phủ sứ Quảng Tây báo sau khi người Giao vào cống, lo rằng bọn chúng sẽ thêm chuyện làm điều trái; xin sai tăng quân phòng thủ.”

Chiếu ban ty Đô kiềm hạt Quảng Nam Tây Lộ nếu như do thám được người Giao thực sự lúc hoãn lúc gấp tiến hành điều sai trái, thì một mặt điều động Đệ bát tướng đang trú đóng tại đông nam Đàm Châu [Hồ Nam; Xiangtan Hunan] đến Quế Châu đóng [Quế Lâm, Quảng Tây; Guilin Guangxi]; lại ra lệnh ty Kiềm hạt Kinh Hồ [Hồ Bắc, Hồ Nam] chờ cho quân Quảng Tây [Guangxi] điều động thì sai quân đi, cùng trình lên để biết. Đang bàn tính từ kinh đô điều dộng quân xuống Hồ Nam [Hunan] bổ sung; cùng sai 3 Chỉ huy quân Hổ Dực đến ty Kiềm hạt Hồ Nam trú đóng, nhắm hoàn bị việc điều động binh tướng để thêm vào việc sai phái. Chờ khi người Giao vào cống, thì lập tức điều động.

(樞密院言:「廣西經略安撫使司奏,交人入貢後時,深慮別致作過,乞添差軍兵防守。」詔令廣南西路都鈐轄司,如體探得交人緩急欲作過不虛,即一面勾押潭州駐劄東南第八將往桂州駐劄,及令荊湖南路鈐轄司【一一】,候見廣西勾抽將兵,立便發遣,並附急遞以聞,當議自京別遣兵往湖南補戍,仍從京先差虎翼三指揮赴荊湖南路鈐轄司駐劄,以備起發兵將,兌那差使,候交人入貢,即行勾抽。)

Sứ bộ Đại Việt do Lê Chung cầm đầu trước khi đến kinh đô, đi qua Ung châu [Nam Ninh] gặp viên Tả tàng khố phó sứ Thành Trác, viên quan này trước kia đã từng hội đàm với Lê Văn Thịnh. Tại đây Lê Chung báo cho Thành Trác biết nhiệm vụ Sứ bộ là tiếp tục đòi đất tại biên giới; ngoài ra còn yêu cầu Thành Trác cho sao lục những thư từ của cựu Sứ thần Lê Văn Thịnh trước đây gửi cho triều đình và quan lại nhà Tống. Điều này có thể dọi thêm ánh sáng về vụ án Lê Văn Thịnh thời Lý Nhân Tông năm Hội Phong thứ 5 [1096], Toàn Thư chép, bản dịch như sau:

Bấy giờ vua ra hồ Dâm Đàm [Hồ Tây, Hà Nội], ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: “Việc nguy rồi!”. Người đánh cá là Mạc Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang.Thưởng cho Mục Thận quan chức và tiền của, lại cho đất ở Tây Hồ làm thực ấp” (2)

Xét về việc Lê Văn Thịnh biến thành hổ giết vua hiển nhiên đã vô lý; điều kế tiếp là Lê Văn Thịnh sau đó bị an trí tại Thao Giang cũng vô lý luôn; nếu quả Lê Văn Thịnh mưu giết vua, tức phạm tội đại hình, cớ sao chỉ bị an trí?

Qua sự kiện Sứ thần Lê Chung được giao việc sao lục các văn thư và lời nói của Lê Văn Thịnh gửi cho vua quan triều Tống, chứng tỏ Vua Lý Nhân Tông lúc này nhận được báo cáo rằng Lê Văn Thịnh đã gửi những văn thư cho nhà Tống mà không trình cho nhà Vua biết, nên cần phải điều tra. Ngược dòng thời gian, vào năm 1084 trong cuộc hội đàm cương giới, phái đoàn Lê Văn Thịnh dành lại được 6 huyện, 2 động. Với thành tích này, sau khi trở về nước Văn Thịnh được thăng chức Thái sư. Nhưng ông ta không tâu báo hết với Vua về những thư từ giao dịch với vua quan nhà Tống; bí mật này cũng như chiếc kim để trong bọc, lâu ngày sẽ lộ ra.

Đến khi Sứ thần Lê Chung trở về nước, Vua nhận được bản sao các văn thư, đại loại như thư gửi cho Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ Hùng Bản có đoạn như sau:

Lê Văn Thịnh gửi thư cho Hùng Bản rằng: Thành Trác nói: ‘Thượng Điện, Hạ Lôi [huyện Đại Tân, Quảng Tây], Ôn, Nhuận, Anh, Giao, Vật Dương, Vật Ác, Kế, Thành, Cống, Lục, Tần, Nhiệm Động, Cảnh Tư, huyện Hà Kỷ gồm 18 xứ thuộc đất tỉnh nội địa; biên giới tại phía nam. Tiểu tử Bồi thần nghe theo mệnh, không dám tranh chấp.

(而黎文盛寓書熊本曰:「成卓言:上電、下雷、溫、潤、英、遙、勿陽、勿惡、計、城、貢、淥、頻、任峒、景思、苛紀縣十八處【一○】,從南畫界,以為省地。陪臣小子惟命是聽,不敢爭執。Quyển 349. Năm Nguyên Phong thứ 7 [1084])

Rõ ràng nội dung thư gửi cho Hùng Bản hoàn toàn trái ngược với quan điểm của nhà vua quyết đòi các động Vật Dương, Vật Ác, được trình bày trong thư gửi cho Vua Triết Tông trích ở trên. Thư Văn Thịnh gửi cho người nước ngoài, trái với chính sách của nhà Vua, lại không cho Vua biết; dưới thời quân chủ việc làm như vậy phạm tội “khi quân”; vì là thầy học Vua, chắc nội vụ được xử kín trong cung đình; chỉ bắt đi an trí, tức quản thúc, chỉ định nơi cư trú mà thôi. Người ngoài không biết đầu đuôi, nên dư luận đồn thổi rằng Văn Thịnh có phép biến thành hổ mưu giết Vua, nên bị đày! (3)

Cũng nên hiểu về thân thế của Lê Văn Thịnh, người đậu thủ khoa đầu tiên dưới triều nhà Lý, cũng tương tự như Trạng Nguyên, lại từng được mời vào kinh đô dạy Vua học. Những ông Trạng trong lịch sử Việt Nam, thường tự thị tài năng, làm theo ý riêng, nên triều đình thường rất kiêng kỵ; chính quyền chuyên chế nhà Nguyễn chủ trương, quan không đặt Tể tướng, khoa cử không lấy Trạng nguyên. Ông Trạng Thịnh, thầy học của vua, lại là người cực thông minh; có lẽ qua những lần giao tiếp hội đàm, nắm bắt tình thế, thấy được hiện tại chỉ có thể lấy được một số đất như vậy, chứ không thể hơn; nên tự động giải quyết bằng lời nói khéo chăng? Cương Mục có nhận xét, cũng cần tham khảo:

Văn Thịnh thường giữ thái độ mềm dẻo, từ từ lấy lý lẽ mà giải thích, và nói “kẻ bồi thần này không dám tranh giành”. Vua Tống khen là biết cung kính, biết lẽ phải, bèn hạ chiếu trả lại cho ta 6 huyện Bảo Lạc và 6 động Túc Tang.” (4)

Văn bản liên quan đến việc Sứ thần nước Đại Việt Lê Chung yêu cầu Thành Trác cho sao lục thư từ của Lê Văn Thịnh gửi cho triều thần nhà Tống như sau:

Trường Biên, quyển 393. Năm Nguyên Hựu thứ nhất [1087]

Ngày Mậu Thân tháng chạp [31/1/1087], Khu mật viện báo:

Ty Kinh lược Quảng Tây tâu rằng Tả tàng khố phó sứ Đô tuần kiểm Tả Giang Ung Châu Thành Trác trình bày: ‘Tiến phụng sứ Lê Chung mật cáo rằng Quận Vương [vua Lý Nhân Tông] xin đất tại biên giới; nhưng chưa được chiếu thư trả lời. Xin sao lục thư của Lê văn Thịnh trình lên, cùng những lời tuyên bố của ông ta, để lúc trở về bẩm lại với Quận vương.’ Nếu Lê Chung đến kinh khuyết trình bày để xin đất, nên đem các thư dài của Lê Văn Thịnh chi tiết ngọn ngành bảo cho Lê Chung biết để hiểu. Mới đây Thành Trác thân minh rằng người Giao bàn bạc biên giới không nên để phải nói đi nói lại; hãy theo tình trạng như vậy giải quyết ban chiếu ngay; đừng để tương lai người Giao đến kinh khuyết [phái đoàn Lê Chung] dám trình bày láo, thì triều đình khó mà phân xử.

Chiếu ban Miêu Thời Trung: Nếu người Giao không ngừng gửi văn thư về biên giới đất đai, thì đem lời giải thích, khiến cho chúng chịu phục; riêng Thành Trác lệnh ty Kinh lược lấy lý do thương lượng việc công dẫn đến Quế Châu [Quế Lâm].”

(樞密院言:「廣西經略司奏,左藏庫副使、邕州左江都巡檢使成卓申:『進奉人梨鍾密告郡王,陳乞地界。未蒙回詔。』告錄梨文盛元上書并狀,回日禀覆郡王。若梨鍾到闕再有陳乞,將梨文盛長書等委曲宣諭梨鍾知委審會。昨成卓保明交人計議疆界不致反覆,已依此降詔了當,將來交人到闕,果敢妄有陳乞,朝廷必難別行處分。」詔苗時中:「如交人不絕文移,尚以地界為辭,仰一面盡理回報折難,務令稟伏。其成卓,令經略司作商量公事,勾赴桂州)

Vua Tống Thần Tông mệnh Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ [Quảng Tây] Miêu Thời Trung giải quyết trước việc đất đai với Sứ bộ Lê Chung, không một chút nhượng bộ; nên lúc Sứ bộ đến kinh đô chỉ còn thủ tục nghi lễ, được nhà Vua ban chức tước. Riêng Thành Trác bị tội giảng chức vì tự tiện trao thư từ, tờ trình của Sứ thần Lê Văn Thịnh cho Sứ Đại Việt; việc này cũng chứng tỏ những thư từ đó khá quan trọng:

Trường Biên, quyển 400. Năm Nguyên Hựu thứ 2 [1087]

Ngày Ất Mão tháng 5 [7/6/1087], cho Tiến phụng sứ Giao Chỉ Triều tán lang hộ bộ viên ngoại lang Lê Chung làm Lại bộ viên ngoại lang; Phó sứ tuyên tiết phó hiệu úy tây đầu cung phụng quan cáp môn chi hầu Đỗ Anh Bối làm Đông đầu cung phụng quan Tây kinh tả tàng khố phó sứ.

Ung Châu Tả, Hữu Giang Đô tuần kiểm sứ Thành Trác bị phạt giao chức Nội điện thừa chế thiêm sai giám sát thuế rượu Quân Châu [Hồ Bắc], sai người đưa đi rồi giao phó cho nơi nhận. Do Khu mật viện tâu y có tội gánh vác công việc về giao dịch với người Giao không đúng; lại tự tiện sao lục thư và tờ trình của Lê Văn Thịnh cho An Nam.

( 乙卯,以交趾進奉使朝散郎、戶部員外郎黎鐘為吏部員外郎,副使宣節副校尉、西頭供奉官、閤門祗候杜英輩為東頭供奉官、西京左藏庫副使。

邕州左、右江都巡檢使成卓責授內殿承制,添差監均州酒稅【三】,仍令差人伴押前去交割。以樞密院言其保任交人不當,及擅將黎文盛所上書狀錄與安南等罪故也。)

Triều Tống muốn xoa dịu Vua Lý Nhân Tông, nên phá lệ cũ phong nhà Vua từ Quận vương lên tước Vương:

Trường Biên, quyển 403. Năm Nguyên Hựu thứ 2 [1087]

Ngày Canh Thân tháng 7 [11/8/1087], Giao Chỉ quận vương Lý Càn Đức được tấn phong Nam bình vương.

(庚申,交趾郡王李乾德進封南平王。)

Bấy giờ tình hình tại phia bắc nước Bắc Tống tương đối ổn định, quân Tống bắt được Thủ lãnh nước Tây Hạ là Quỉ Chương. Khởi đầu triều đình Tống chủ trương giữ Quỉ Chương tại biên giới để dụ người con ra hàng. nhưng viên Tiến sĩ Phạm Thuần Nhân con danh thần Phạm Trọng Yêm dâng sớ lập mưu rằng con Quỉ Chương sẽ không hàng vì nó nghĩ rằng “Cha ta sống do ta không hàng, nếu ta hàng thì 2 cha con đều chết”; vậy cách hay nhất là giết Quỉ Chương, công bố ra khắp nơi, nhắm cảnh cáo Giao Chỉ [Đại Việt] thường gây sự tại phương nam; nội dung trích dẫn như sau:

Trường Biên, quyển 406. Năm Nguyên Hựu thứ 2 [1087]

Ngày Bính Ngọ tháng 10 [25/11/1087], Chiếu ban Quỉ Chương (5) được đưa sang xe chở tù, do Hộ tống đại lý tự thẩm vấn báo cho biết, sẽ dẫn gặp Chuẩn tịch tù áp giải đến điện. Lúc đầu định giữ Ngụy Chương tại biên giới, Phạm Thuần Nhân (6) tâu:

…Nếu lưu mạng sống cho Quỉ Chương nhắm chiêu dụ con; người con sẽ nghĩ rằng: “Cha ta sống do ta không hàng, nếu ta hàng thì hai cha con đều chết.”; như vậy, không có lý nó theo triều đình…

…Giao Chỉ mới đây gây sự vô lối, nếu Quỉ Chương bị giết tại kinh sư, tin tức truyền ra 4 phương, e người Giao sợ nên phải đình chỉ âm mưu; khiến cho uy danh triều đính chấn động nơi tuyệt vức, thế nước tôn nghiêm.

( 詔鬼章易檻車,護送大理寺劾治以聞,引見準辟囚例押入殿。初,議欲留鬼章在邊,范純仁言:

…若存鬼章,以招其子,必曰:「我父之存由我輩在,我若往,則父子俱死。」如此,固無束身歸朝之理。

…交趾方欲妄起事端,若鬼章戮於京師,則四方易得傳聞,交人亦得寢謀,可使威振絕域,國勢尊嚴。)

Mặc cho những ý đồ đe dọa, với tinh thần bất khuất Vua Lý Nhân Tông vẫn tiếp tục đòi hỏi các động Vật Dương, Vật Ác, và cảnh cáo việc xây đồn lũy, tăng cường phòng thủ tại biên giới. Vua Tống lại một lần nữa dùng chiếu chỉ thuyết phục cùng trấn an:

Trường Biên, quyển 413. Năm Nguyên Hựu thứ 3 [1088]

Ngày Ất Vị tháng 8 [9/9/1088], chiếu ban Lý Càn Đức rằng:

Trẫm thể theo Tiên đế [Tống Thần Tông] thánh đức kiêm ái, mềm dẽo vỗ về người phương xa; nên chẳng mấy chốc sau khi rút quân từ sông Phú Lương [sông Cầu], xét lời xin khẩn khoản của khanh, lấy các đất như châu Quảng Nguyên ban cấp. Rồi nhân thủ lãnh An Nam nhận lầm vào đất tỉnh nội địa, bèn sai quan biện chính [cải chính sai lầm] phân hoạch; lại từ bên ngoài 8 cửa ải, lấy 6 huyện, 2 động, cho khanh lãnh làm chủ; ơn đức ban ra như vậy, có thể nói đến nơi rồi! Trẫm tuân theo lời dạy vua trước, chỉ muốn yên biên cương; huống mấy lần giảng chiếu dụ hết sức rõ ràng; rằng các động Vật Ác, Vật Dương, không thể bàn lại nữa. Việc xây sửa sơn trại, cắt đặt quân phòng thủ, là việc bình thường tại biên cương; huống đất trước đó đã qui minh (7), rồi sau mới xây, về lý không thể không được làm; như vậy còn có gì nghi ngờ nữa mà phải trình bày?

Đạo nghĩa phiên bang giữ đất, lấy lòng tin làm đầu; sự việc không có gì dối trá, Trẫm không nói lời thứ hai. Việc Thành Trác nhân đi tuần kiểm soát các ải, tự tiện lấy đồ vật vải vóc đưa cho thủ lãnh biên giới, vi phạm qui chế; mới đây ty Kinh lược kiểm soát biết được, bèn đưa lời tâu đàn hạch lỗi sinh sự, đã cho thi hành biếm trích; khanh có thể truy đòi những vật đó rồi giao cho quan.

Với tấm lòng quyến luyến kẻ xa, nên hướng vào sự nghiệp cao cả mà gắng sức; thể theo tấm lòng hoài nhu, giữ yên bờ cõi để được hưởng nhiều phúc.”

(詔李乾德曰:「朕惟先帝聖德兼愛,懷柔遠方。頃自富良班師,覽卿懇請,即以廣源等州特行給賜。繼緣安南首領妄認省地,尋復遣官辨正分畫,又於八隘之外,以六縣、二峒賜卿主領,恩德之施,可謂至矣。朕祗述先訓,務寧邊圉,況累降詔諭,備極詳明,勿惡勿傷,無復可議。其修築山隘、割丁戌守,皆疆埸常事,況又歸明在前,築隘在後,亦理無不可。夫何所疑,尚有陳述?蓋守藩之義,以惇信為先,毋或譸張,朕言不再。所有成卓因巡邊檢隘,擅支物帛與外界首領,有違條制,昨據經略司覺察奏劾,為其生事,已行貶竄。卿能追斂其物,悉以送官,載閱封章,尤嘉恭順。睠惟遐服,方倚令猷,勉體至懷,益綏多福。」)

Thời cuộc Việt Trung lúc bấy giờ ở thế thăng bằng, hai bên không ai chiếm được thế thượng phong, Vua Lý Nhân Tông mấy lần đòi hỏi thêm về đất đai, nhưng phía Tống quyết không nhượng bộ, lại còn tăng cường phòng thủ biên giới nghiêm nhặt hơn. Tuy lúc này nước Chiêm Thành xích mích với Đại Việt, Sứ Chiêm xin nhà Tống đánh Đại Việt, sẽ mang quân hợp lực; nhưng phía Tống cũng từ chối:

Trường Biên, quyển 470. Năm Nguyên Hựu thứ 7 [1092]

Ngày Đinh Tỵ tháng 2 [14/3/1092], nước Chiêm Thành dâng biểu tâu:

“Cùng với đại triều đỉnh muốn dẹp sạch Giao Chỉ, xin mang quân hợp lực tập kích.”

Lúc bấy giờ Chiêm Thành và Giao Chỉ có mối thù lâu đời; nhưng Giao Chỉ hiện nay vào cống, không dứt lễ bề tôi, khó có thể bàn việc mang quân đánh. Lệnh Học sĩ viện hầu tướng giảng sắc thư cho Chiêm Thành, cứ y như vậy mà hồi đáp.

(占城國首領表言:「應大朝討蕩交趾,乞率兵協力掩襲。」時以占城、交趾有舊怨,交趾見今入貢,不絕臣節,難議興師。令學士院候將來降占城國敕書依此回答。)

Trầm trọng hơn, có 17 quan chức và gia nhân thuộc các châu Ung, Khâm, Liêm bị phía Đại Việt bắt trong cuộc chiến tranh Lý Tống trốn thoát trở về nước. Bằng cớ chứng tỏ rằng còn có rất nhiều tù nhân bị giữ lại tại nước Đại Việt, nhưng nhà Tống vẫn im lặng, ngậm bồ hòn làm ngọt, không ra mặt phản đối hoặc đòi hỏi:

Trường Biên, quyển 476. Năm Nguyên Hựu thứ 7 [1092]

Ngày Ất Hợi tháng 8 [28/9/1092], ty Kinh lược Quảng Tây tâu:

“Nguyên Đông đầu cung phụng quan, Giám áp trại Vĩnh Bình [Bằng Tường thị, Quảng Tây] Tô Tá, từ Giao Chỉ về. Cùng với những người như bà vợ họ Lý của cố Ung Châu Trú bạc đô giám Cung bị khố phó sứ Tào Xuân Khanh gồm 17 người; họ vượt biển trốn về.”

Chiếu ban, Tô Tá cùng người nhà 9 người, lệnh ty Kinh lược Quảng Tây thẩm vấn xong, cấp cho bằng khoán sử dụng phương tiện trạm dịch, ưu đãi tiền tiêu dùng, cử 1 viên Chỉ sử đem đi đến kinh đô. Số còn lại 8 người, cho cư trú tại chỗ, ưu đãi thêm trợ cấp. Việc sắp xếp, ban cấp ra sao phải tâu lên.

(廣西經略司言:「前東頭供奉官、邕州永平寨監押蘇佐,自交趾與故邕州駐泊都監、供備庫副使曹春卿妻李氏等一十七人,泛海逃歸。」詔蘇佐并家屬等九人,令廣西經略司候審問訖,給還遞馬驛券,優與盤費,差指使一名,伴押上京;餘八人令在彼安泊,優加存恤,仍具合如何安排以聞。(十二月二日,佐等授官,元陷沒時當檢。)

***

Sự thành bại ở đời dựa 3 yếu tố: thời, thế, cơ; thời thế cơ hội chưa đến, nên tấm lòng yêu nước, quyết dành lại đất đai của tổ tiên, chưa hoàn thành một cách mỹ mãn. Chỉ tiếc rằng mấy chục năm sau đó, vào năm 1126 Bắc Tống gặp cái gọi là Mối Nhục Thời Tĩnh Khang [靖康之恥Tĩnh Khang Chi Sỉ]; quân nước Kim từ phương bắc, hai mặt tấn công, đánh tan Biện kinh [Khai Phong thị, Hà Nam] “bắt sống 2 vua Huy Tông và Khâm Tông, cùng Hoàng hậu, Phi Tần, Tôn thất..” (驅擄徽、欽二帝和宗室、后妃). Sự thế lúc bấy giờ nhà Lý muốn lấy lại đất đai cũ không mấy khó khăn; nhưng lúc này vua Lý Nhân Tông đã già sắp mất, nên đành bỏ lỡ cơ hội; đó là điều đáng tiếc.

Chú thích:

1. Theo văn bản Trường Biên, quyển 349, năm Nguyên Phong thứ 7 [1084]:Vào thời Gia Hựu [1056-1059], bọn Nùng Tôn Đán đem động Vật Ác qui phụ, ban tên Thuận An châu; thời Trị Bình [1064-1067] Nùng Trí Hội đem động Vật Dương qui phụ, ban tên là Qui Hóa châu.

( 嘉祐中,儂宗旦以勿惡等峒歸明,賜名順安州。治平中,儂智會以勿陽峒歸明,賜名歸化州。)

2. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

3. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

4.Cương Mục, Chính biên, quyển 3.

5. Quỉ Chương: Thủ lãnh nước Hạ tại miền tây Trung Quốc, bị quân Tống bắt.

6. Phạm Thuần Nhân: Tiến sĩ, con thứ danh thần Phạm Trọng Yêm.

7. Qui minh 歸明: theo đường sáng, dùng từ này để chỉ dân các nước lân bang bỏ theo Trung Quốc.

Giới thiệu tóm tắt “Tại sao các quốc gia thất bại” (Đoạn 4)

Nguyễn Đình Cống

9-12-2018

Tiếp theo đoạn 1 — đoạn 2đoạn 3

Chương 6: TRÔI DẠT XA RA 

VENICE ÐÃ TRỞ THÀNH BẢO TÀNG NHƯ THẾ NÀO

Trong Thời Trung Cổ, Venice có lẽ đã là nơi giàu nhất thế giới, với các thể chế kinh tế dung hợp, do tính dung hợp chính trị mới nảy sinh làm nòng cốt. Vào năm 1330 có số dân 110.000 người; Venice thời đó đã lớn như Paris, và có lẽ bằng ba lần London.

Tại sao dân túy phất lên như diều gặp gió?

Vũ Ngọc Yên

9-12-2018

Hai sự kiện chính trị trong năm 2016 làm nổi bật sự thành công của chủ nghĩa quốc gia dân túy và ảnh hưởng sâu sắc đến chính trường quốc tế: Vương quốc Anh rút khỏi Liên minh Âu châu qua cuộc trưng cầu dân ý Brexit ngày 23.06.2016 và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 08.11.2016, thương gia địa ốc Donald Trump trở thành Tổng Thống Mỹ nhờ phiếu cử tri đoàn (electoral college) mặc dù thua phiếu phổ thông (popular vote).

Giới thiệu tóm tắt sách “Tại sao các quốc gia thất bại” (Đoạn 3)

Nguyễn Đình Cống

8-12-2018

Tiếp theo đoạn 1đoạn 2

Chương 4.- NHỮNG KHÁC BIỆT NHỎ VÀ CÁC BƯỚC NGOẶT

THẾ GIỚI DO DỊCH HẠCH GÂY RA

Vào khoảng năm 1346, bệnh dịch hạch giết chết khoảng nửa số dân ở những nơi nó tràn qua, từ vùng Địa Trung hải, đến Bắc Phi, Pháp và Anh. Thế nhưng thảm họa dịch hạch cũng đã có một tác động biến đổi về mặt xã hội, kinh tế, và chính trị lên Âu châu trung cổ.

Vào thế kỷ thứ14, châu Âu đã có một trật tự phong kiến Các nông dân, bởi vì địa vị “nô lệ” của họ, đã được gọi là các nông nô, bị gắn liền với đất, không có khả năng di chuyển đi nơi khác. Ðó đã là một hệ thống mang tính chiếm đoạt hết sức cao, với của cải chảy từ nhiều nông dân lên phía trên cho ít chúa đất.

Sự khan hiếm lao động nghiêm trọng do dịch hạch gây ra đã làm rung chuyển nền tảng của trật tự phong kiến. Nó đã khuyến khích các nông dân đòi thay đổi. Nông dân đã đòi giảm nhiều loại tiền phạt và việc làm không được trả công. Họ đã nhận được cái họ muốn,

Các nông dân đã bắt đầu giải phóng mình khỏi lao dịch bắt buộc và nhiều nghĩa vụ với các chúa đất của họ. Chính phủ đã thử chấm dứt việc này và, vào năm 1351, đã thông qua Ðạo luật [về Những người] Lao động (Statute of Laborers). Nỗ lực của nhà nước Anh để ngăn những sự thay đổi đã không có hiệu lực. Dịch vụ lao động phong kiến teo dần đi, một thị trường lao động dung hợp đã bắt đầu nổi lên ở nước Anh, và tiền công tăng lên.

Các tác động trở nên đặc biệt rõ sau năm 1500, khi Tây Âu bắt đầu cần đến những hàng hóa nông nghiệp được sản xuất ở Ðông Âu như lúa mỳ, lúa mạch và gia súc. Khi nhu cầu của Tây Âu tăng, các chúa đất Ðông Âu đã siết chặt thêm sự kiểm soát của họ đối với lực lượng lao động để mở rộng cung. Nó đã được gọi là Chế độ Nông nô Thứ hai, khác biệt và hà khắc hơn dạng gốc của nó ở đầu Thời Trung Cổ. Các nông nô phải chịu các quy định này đã chiếm 90 phần trăm dân số nông thôn thời đó.

Tai họa dịch hạch là một thí dụ sinh động về bước ngoặt [critical juncture], một sự kiện lớn hay sự hợp lưu của những yếu tố phá vỡ sự cân bằng kinh tế hay chính trị hiện tồn trong xã hội. Một bước ngoặt là một con dao hai lưỡi mà có thể gây ra một sự rẽ đột ngột trong quỹ đạo của một quốc gia. Một mặt nó có thể mở đường cho sự phá vỡ chu trình của những thể chế chiếm đoạt và cho phép những thể chế dung hợp hơn nổi lên, như ở nước Anh. Hoặc nó có thể tăng cường sự nổi lên của những thể chếchiếm đoạt, như trường hợp của Chế độ Nông nô Thứ hai ở Ðông Âu.

Việc hiểu lịch sử và các bước ngoặt định hình thế nào con đường của các thể chế kinh tế và chính trị cho phép chúng ta có một lý thuyết đầy đủ hơn về nguồn gốc của những sự khác biệt về sự nghèo khó và thịnh vượng. Ngoài ra, nó cho phép chúng ta giải thích tình hình hiện nay và vì sao một số quốc gia chuyển đổi sang các thể chế kinh tế và chính trị dung hợp trong khi các quốc gia khác lại không.

TẠO RA CÁC THỂ CHẾ DUNG HỢP

Nước Anh đã là độc nhất giữa các quốc gia khi nó có sự đột phá sang tăng trưởng kinh tế bền vững trong thế kỷ mười bảy. Những thay đổi kinh tế lớn đã theo sau một cuộc cách mạng chính trị mà đã mang lại một tập khác biệt của các thể chế kinh tế và chính trị, mang tính dung hợp hơn rất nhiều so với các thể chế của xã hội trước. Cách mạng Vinh quang (1688) đã hạn chế quyền lực của nhà vua và hành pháp, và đã chuyển quyền lực cho Quốc hội để quyết định về các thể chế kinh tế. Ðồng thời nó đã mở hệ thống chính trị cho phần bao quát tiêu biểu của xã hội, những người đã có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách nhà nước hoạt động. Cách mạng Vinh quang đã là nền tảng cho việc tạo ra một xã hội đa nguyên, và nó đã được xây dựng trên và làm tăng tốc một quá trình tập trung hóa chính trị. Nó đã tạo ra tập hợp đầu tiên của các thể chế chính trị dung hợp của thế giới. Những tiến bộ công nghệ, khát vọng của các doanh nghiệp để mở rộng và đầu tư, và việc sử dụng hữu hiệu các kỹ năng và tài năng tất cả đã trở nên có thể bởi các thể chế kinh tế dung hợp mà nước Anh đã phát triển.

Nước Anh đã phát triển các thể chế chính trị dung hợp này bởi vì hai yếu tố. Thứ nhất đã là các thể chế chính trị, kể cả một nhà nước được tập trung hóa, mà đã cho phép nó tiến hành bước triệt để tiếp theo với sự ập tới của Cách mạng Vinh quang. Quan trọng hơn là yếu tố thứ hai. Các sự kiện dẫn tới Cách mạng Vinh quang đã rèn đúc một liên minh rộng và hùng mạnh có khả năng đặt các ràng buộc lâu bền lên quyền lực của chế độ quân chủ và hành pháp, mà đã buộc phải mở cho các đòi hỏi của liên minh này. Việc này đặt nền móng cho các thể chế chính trị đa nguyên, mà rồi đã cho phép phát triển các thể chế kinh tế mà sẽ làm nòng cốt cho Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất.

NHỮNG KHÁC BIỆT NHỎ MÀ QUAN TRỌNG

Bất bình đẳng thế giới đã tăng đột ngột đầy kịch tính với Cách mạng Công nghiệp Anh. Các thể chế chính trị Anh đã trên con đường của chúng đến chủ nghĩa đa nguyên lớn hơn rất nhiều vào năm 1688, so với các thể chế ở Pháp và Tây Ban Nha. Các con đường phân kỳ của các xã hội Anh, Pháp, và Tây Ban Nha trong thế kỷ mười bảy minh họa tầm quan trọng của sự tác động qua lại của những sự khác biệt nhỏ về thể chế và các bước ngoặt [critical junctures.

Trong thời gian bước ngoặt, một sự kiện lớn hay sự hợp lưu của các yếu tố phá vỡ sự cân bằng hiện tồn của quyền lực chính trị hay kinh tế trong một quốc gia. Những cái này có thể ảnh hưởng đến chỉ một quốc gia duy nhất, thí dụ như cái chết của Mao Trạch Ðông năm 1976. Tuy vậy, thường các bước ngoặt ảnh hưởng đến toàn bộ một tập các xã hội, theo cách mà, thí dụ, sự thuộc địa hóa và sau đó là sự phi thuộc địa hóa đã ảnh hưởng đến phần lớn địa cầu.

Khi một bước ngoặt xảy ra, những thay đổi nhỏ mà quan trọng là những khác biệt thể chế ban đầu mà chúng khởi động những sự đáp lại rất khác nhau. Ðấy là lý do vì sao những khác biệt thể chế tương đối nhỏ ở Anh, Pháp, và Tây Ban Nha đã dẫn đến những con đường phát triển khác nhau một cách cơ bản.

Nhưng đâu là nơi đầu tiên mà những khác biệt nhỏ về thể chế này xuất hiện và khởi động quá trình phân kỳ? Vì sao Ðông Âu đã có các thể chế chính trị và kinh tế khác với Tây Âu trong thế kỷ mười bốn? Vì sao sự cân bằng quyền lực giữa Quốc vương và Quốc hội ở Anh lại khác Pháp và Tây Ban Nha? Như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo, ngay cả các xã hội ít phức tạp hơn xã hội hiện đại của chúng ta rất nhiều cũng tạo ra các thể chế chính trị và kinh tế mà có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của các thành viên của nó.

Các hình mẫu phân kỳ phong phú về phát triển kinh tế xung quanh thế giới phụ thuộc vào sự tác động qua lại của các bước ngoặt và sự trôi dạt thể chế. Cái Chết Ðen và sự mở rộng thương mại thế giới sau 1600 đã là hai bước ngoặt lớn cho các cường quốc Âu châu và đã tương tác với các thể chế ban đầu khác nhau để tạo ra một sự phân kỳ lớn.

CON ĐƯỜNG TÙY THUỘC CỦA LỊCH SỬ

Những kết quả của các sự kiện trong các bước ngoặt được định hình bởi sức nặng của lịch sử. Năm 1588 chẳng ai đã có thể thấy trước các hệ quả của chiến thắng may mắn của Anh đánh bại hạm đội hùng hậu của Tây Ban Nha. Chắc không ai hiểu được rằng việc này sẽ gây ra một bước ngoặt dẫn đến một cách mạng chính trị lớn một thế kỷ sau.

Các bước ngoặt cũng có thể dẫn đến sự thay đổi lớn theo hướng các thể chế chiếm đoạt hơn là theo hướng xa khỏi chúng. Cộng hòa Venice, như chúng ta sẽ thấy ở chương 6, đã tiến hành những bước dài quan trọng theo hướng các thể chế chính trị và kinh tế dung hợp trong thời trung cổ. Nhưng trong khi các thể chế như vậy dần dần trở nên mạnh hơn ở nước Anh sau Cách mạng Vinh quang năm 1688, thì ở Venice cuối cùng chúng đã biến mình thành các thể chế chiếm đoạt dưới sự kiểm soát của một elite hẹp mà đã độc quyền hóa cả các cơ hội kinh tế lẫn quyền lực chính trị.

HIỂU ĐỊA HÌNH ĐỊA THẾ

Sự nổi lên của một nền kinh tế thị trường dựa trên các thể chế dung hợp và sự tăng trưởng kinh tế bền vững ở nước Anh thế kỷ mười tám đã truyền đi các gợn sóng lăn tăn quanh thế giới. Một số phần của thế giới đã phát triển các thể chế rất gần các thể chế ở nước Anh. Tây Âu, trải qua nhiều quá trình lịch sử như nhau, đã có các thể chế giống của Anh vào thời Cách mạng Công nghiệp. Phần còn lại của thế giới đã đi theo các quỹ đạo thể chế khác nhau.

Châu Phi là phần của thế giới với các thể chế ít có khả năng nhất để tận dụng các cơ hội do Cách mạng Công nghiệp tạo ra. Ở phần lớn châu Phi các khoản lợi nhuận đáng kể là từ bán nô lệ

Tiến trình phát triển thể chế mà Nhật Bản đã vạch ra trong thế kỷ thứ mười chín lần nữa lại minh họa sự tương tác giữa các bước ngoặt và những khác biệt nhỏ do trôi dạt thể chế gây ra.

Chúng ta đã thấy, rằng các lý thuyết đựa vào địa lý, văn hóa, và sự dốt nát đều không hữu ích cho việc giải thích địa hình địa thế [tình hình] xung quanh chúng ta,

rằng quá trình phân kỳ kinh tế đã bắt đầu với Cách mạng Công nghiệp ở nước Anh trong các thế kỷ thứ mười tám và mười chín, rồi sau đó lan ra Tây Âu; sự phân kỳ dai dẳng giữa các phần khác nhau của châu Mỹ; sự nghèo khó của châu Phi và Trung Ðông; sự phân kỳ giữa Ðông và Tây Âu; và những sự chuyển đổi từ đình trệ sang tăng trưởng và đôi khi sự chấm dứt đột ngột của những cú thúc tăng trưởng.

Chúng ta sẽ thấy bằng cách nào và vì sao các bước quyết định theo hướng các thể chế chính trị dung hợp đã được đưa ra trong Cách mạng Vinh quang ở nước Anh. Chúng ta sẽ xem cụ thể hơn các vấn đề sau đây:

– Các thể chế bao gồm nổi lên thế nào từ sự tác động qua lại của bước ngoặt được tạo ra bởi thương mại Ðại Tây Dương và bản chất của các thể chế Anh tồn tại trước đó.

– Bằng cách nào các thể chế này tồn tại dai dẳng và trở nên được củng cố để đặt nền móng cho Cách mạng Công nghiệp, một phần nhờ vòng thiện, và một phần nhờ những diễn biến may mắn của sự tùy thuộc ngẫu nhiên.

– Có bao nhiêu chế độ ngự trị trên các thể chế chuyên chế và khai thác đã chống lại một cách kiên định sự truyền bá các công nghệ mới được Cách mạng Công nghiệp mở ra.

– Bản thân những người Âu châu đã dập tắt khả năng tăng trưởng kinh tế như thế nào ở nhiều phần của thế giới mà họ đã chinh phục.

– Bằng cách nào vòng luẩn quẩn và quy luật sắt của chính thể đầu sỏ đã tạo ra một xu hướng mạnh mẽ cho các thể chế khai thác tồn tại dai dẳng, và như thế các vùng đất nơi Cách mạng Công nghiệp ban đầu đã không lan tới vẫn tương đối nghèo.

– Vì sao Cách mạng Công nghiệp và các công nghệ mới khác đã không lan ra hay không chắc sẽ lan đến các nơi xung quanh thế giới ngày nay những nơi mà một mức độ tối thiểu của sự tập trung của nhà nước đã không đạt được.

Việc thảo luận của chúng ta sẽ cũng chứng tỏ rằng các vùng nhất định mà đã tìm được cách để biến đổi các thể chế theo hướng bao gồm hơn, như Pháp, Nhật Bản, hay đã cản việc thiết lập các thể chế khai thác, như Hoa Kỳ hoặc Autralia, đã dễ tiếp thu hơn sự lan tỏa của Cách mạng Công nghiệp và đã đi trước các nước còn lại. Như ở nước Anh, đấy đã không luôn luôn là một quá trình suôn sẻ, và dọc đường, nhiều thách thức đối với các thể chế bao gồm đã được khắc phục, đôi khi bởi vì động học của vòng thiện, đôi khi nhờ con đường tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử.

Cuối cùng, chúng ta cũng sẽ thảo luận về sự thất bại của các quốc gia ngày nay bị ảnh hưởng nặng nề ra sao bởi lịch sử thể chế của họ, và bao nhiêu lời khuyên chính sách được thông báo bởi các giả thuyết không đúng và có thể làm cho lạc lối, và bằng cách nào các quốc gia vẫn có khả năng túm lấy các bước ngoặt và phá vỡ các khuôn đúc, các vòng kim cô để cải cách các thể chế của họ và bắt đầu bước lên con đường đến sự thịnh vượng lớn hơn.

 Chương 5.- “TÔI ÐÃ THẤY TƯƠNG LAI, VÀ NÓ HOẠT ÐỘNG”

TÔI ĐÃ THẤY TƯƠNG LAI

Những khác biệt thể chế đóng một vai trò cốt yếu trong giải thích sự tăng trưởng suốt các thời đại. Nhưng nếu hầu hết các xã hội trong lịch sử đều dựa vào các thể chế chính trị và kinh tế chiếm đoạt, thì điều này có ngụ ý rằng tăng trưởng chẳng bao giờ xảy ra? Hiển nhiên không. Các thể chế chiếm đoạt phải tạo ra của cải sao cho nó có thể được chiếm được.

Nhưng sự tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt khác về bản chất với sự tăng trưởng do các thể chế dung hợp sinh ra. Quan trọng nhất, nó sẽ không là sự tăng trưởng bền vững mà đòi hỏi sự thay đổi công nghệ, mà đúng hơn là sự tăng trưởng dựa trên các công nghệ hiện tồn. Quỹ đạo kinh tế của Liên Xô cung cấp một minh họa sinh động.

Năm 1922 CP Hoa Kỳ đã cử một phái đoàn do nhà ngoại giao trẻ, William Bullitt, dẫn đầu và một trí thức và nhà báo kỳ cựu Lincoln Steffens đi Moscow để gặp Lenin và cố hiểu ý định của những người Bolshevik. Steffens đã ở Nga vào thời cách mạng. Phái đoàn trở về với những nét phác họa của một đề nghị từ Lenin về chấp nhận gì cho hòa bình với Liên Xô mới được tạo ra. Steffens đã hết sức ngạc nhiên trước cái ông thấy, như tiềm năng to lớn của chế độ Soviet.

Stffens cho rằng “Nước Nga Soviet,” là một chính phủ cách mạng với một kế hoạch tiến hóa. Ông nói rằng “Tôi đã thấy tương lai, và nó hoạt động.”

Ngay cho đến đầu các năm 1980, nhiều người phương Tây vẫn thấy tương lai ở Liên Xô, và họ tiếp tục tin rằng nó hoạt động. Theo một nghĩa nó đã, hay chí ít nó đã hoạt động một thời gian. Lenin chết năm 1924, và vào năm 1927 Joseph Stalin đã củng cố sự kìm kẹp của mình trên cả nước. Ông đã thanh trừng các địch thủ của mình và phát động một đợt vận động để nhanh chóng công nghiệp hóa đất nước.

Cả ngành công nghiệp mới được tạo ra lẫn các nông trang tập thể đã không hiệu quả về mặt kinh tế theo nghĩa rằng chúng tận dụng tốt nhất các nguồn lực mà Liên Xô có. Thế nhưng Liên Xô đã tăng trưởng nhanh. Lý do cho việc này là không khó hiểu. Đó là sự chuyển đổi lao động nông nghiệp thô sơ sang lao động công nghiệp.

Mãi đến cuối 1977, một sách giáo khoa hàng đầu của một nhà kinh tế học Anh đã cho rằng các nền kinh tế kiểu Soviet là ưu việt hơn các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa về mặt tăng trưởng , tạo việc làm đầy đủ và ổn định giá cả và thậm chí về mặt tạo ra những người con người với động cơ thúc đẩy vị tha. Chủ nghĩa tư bản già nua tồi tàn đã làm tốt hơn chỉ ở việc cung cấp quyền tự do chính trị.

Mặc dù các chính sách của Stalin và các lãnh đạo Soviet kế tiếp đã có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh, họ đã không thể làm thế theo cách bền vững. Vào các năm 1970, tăng trưởng kinh tế hầu như đã bị ngừng. Bài học quan trọng nhất là, các thể chế khai thác không thể tạo ra sự thay đổi công nghệ bền vững vì hai lý do: sự thiếu các khuyến khích và sự chống đối của elite.

LIÊN XÔ đã có khả năng tạo ra sự tăng trưởng nhanh ngay cả dưới các thể chế chiếm đoạt bởi vì những người Bolshevik đã xây dựng một nhà nước tập trung hùng mạnh và sử dụng nó để phân bổ các nguồn lực sang công nghiệp. Nhưng như trong mọi trường hợp của tăng trưởng dưới các thể chếchiếm đoạt, kinh nghiệm này đã không dành vai nổi bật cho sự thay đổi công nghệ và đã không bền vững. Sự tăng trưởng đầu tiên chậm lại, rồi sau đó hoàn toàn xẹp xuống. Mặc dù chóng tàn, kiểu tăng trưởng này vẫn minh họa các thể chế khai thác có thể kích thích hoạt động kinh tế ra sao.

Trong phần còn lại của chương này, chúng ta đầu tiên sẽ thảo luận bản chất của những đổi mới thể chế mà thiết lập mức độ nào đó của sự tập trung hóa nhà nước và cho phép sự tăng trưởng dưới các thể chếchiếm đoạt. Sau đó chúng ta sẽ chứng tỏ các ý tưởng này sẽ giúp chúng ta thế nào để hiểu Cách mạng Ðồ đá Mới, sự chuyển đổi hết sức quan trọng sang nông nghiệp, mà làm nòng cốt cho nhiều khía cạnh của nền văn minh hiện tại của chúng ta. Chúng ta sẽ kết thúc bằng việc minh họa, với các thí dụ của các thành-quốc Maya, sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác bị hạn chế ra sao không chỉ bởi vì sự thiếu tiến bộ công nghệ, mà cũng bởi vì nó cũng khuyến khích sự ẩu đả từ các nhóm tranh đua muốn nắm sự kiểm soát nhà nước và sự khai thác mà nó tạo ra.

TRÊN BỜ SÔNG KASAI

Kasai là một trong những nhánh lớn của sông Congo. Nó là ranh giới giữa Lele nghèo và Bushong giàu. Hai bộ tộc có chung nguồn gốc và các ngôn ngữ họ hàng. Ngoài ra, nhiều thứ mà họ xây hay tạo ra là giống nhau về kiểu cách, bao gồm nhà, quần áo, và đồ thủ công.

Có những khác nhau về kỹ thuật canh tác, về số mùa vụ trong năm, về các giống cây trồng về kỹ thuật và công cụ đánh bắt, Cũng đã có những khác biệt nổi bật về luật và trật tự.

Cái gì nằm đằng sau những khác biệt này. Hiển nhiên không phải là địa lý đã khiến những người Lele sử dụng công nghệ săn bắn và nông nghiệp thấp. Ðã chắc chắn không phải là sự vô minh, sự không biết, bởi vì họ đã biết các công cụ người Bushong sử dụng. Một sự giải thích khả dĩ khác có thể là văn hóa; liệu đã có thể chăng rằng những người Lele có một văn hóa không khuyến khích họ đầu tư vào lưới săn và nhà chắc chắn hơn và được xây cất tốt hơn? Nhưng điều này có vẻ cũng chẳng đúng. Những người Lele đã rất quan tâm đến mua súng,

Lý do cho những khác biệt giữa hai bộ tộc này nằm ở các thể chế khác nhau. Khoảng năm 1620 một cuộc cách mạng chính trị do Shyaam khởi xướng, với những người Bushong ở trung tâm. Những sự khác biệt đã nổi lên như những hệ quả của cách mà Shyaam đã tổ chức lại xã hội. Ông đã xây dựng một nhà nước và thể chế chính trị. Ðã chẳng ai bỏ phiếu bầu ông, và chính sách đã được quy định từ trên đỉnh, không phải bởi sự tham gia của nhân dân. Cuộc cách mạng này dẫn đến sự tập trung hóa nhà nước, luật và trật tự, đến lượt nó đã dẫn đến một cuộc cách mạng kinh tế. Mối quan hệ giữa cách mạng chính trị và cách mạng kinh tế đã đơn giản.

Vì sao những người Bushong, chứ không phải những người Lele, đã có một cuộc cách mạng chính trị. Chẳng phải những người Lele đã có thể có Shyaam riêng của họ? Những người Lele đã có thể có một cuộc cách mạng như vậy, nhưng họ đã không làm. Có lẽ đấy là các lý do mà chúng ta không hiểu bởi vì sự hiểu biết hạn chế của chúng ta ngày nay về xã hội của họ. Có khả năng nhất là bởi vì bản chất tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử. Cùng sự tùy thuộc ngẫu nhiên có lẽ đã có hiệu lực khi một số xã hội ở Trung Ðông mười hai ngàn năm trước đã bắt đầu một tập thậm chí cấp tiến hơn của những đổi mới thể chế dẫn đến các xã hội định cư và sau đó đến thuần hóa các thực vật và động vật, như chúng ta thảo luận tiếp đây.

MÙA HÈ DÀI

Khoảng 15.000 năm trước công nguyên (TCN), Thời kỳ Băng hà chấm dứt vì khí hậu trái đất nóng lên. Nhà khảo cổ học Brian Fagan gọi nó là mùa hè dài. Sự ấm lên của khí hậu đã là một bước ngoặt khổng lồ mà đã tạo thành nền cho Cách mạng đồ Ðá mới, nơi các xã hội người đã chuyển sang lối sống định cư, canh tác, và chăn thả. Việc này và phần còn lại của lịch sử con người đã tiến hành trong Mùa hè Dài này.

Bằng chứng sớm nhất về canh tác, chăn thả và thuần hóa thực vật và động vật đến từ Trung Ðông, Vì sao các làng canh tác đầu tiên đã xảy ra ở đây chứ không phải nơi khác? Sự nổi lên của các elite chính trị rất có thể đã tạo ra sự chuyển đổi đầu tiên sang cuộc sống định cư và sau đó sang canh tác. Sau khi các xã hội đã trở thành xã hội định cư và bắt đầu canh tác, họ bắt đầu phát triển hệ thống thứ bậc chính trị, tôn giáo, và các thể chế phức tạp hơn một cách đáng kể.

Chắc chắn việc chuyển sang canh tác đã dẫn đến năng suất nông nghiệp lớn hơn và đã cho phép sự bành trướng đáng kể của dân số. Khi khí hậu ấm lên, một số xã hội, như những người Natufian, đã phát triển các yếu tố của các thể chế được tập trung hóa và hệ thống thứ bậc, mặc dù các yếu tố này đã ở quy mô rất nhỏ so với quy mô của các nhà nước-quốc gia hiện đại.

Sự tăng trưởng ban đầu của những người Natufian đã không trở thành bền vững vì cùng lý do mà sự tăng trưởng Soviet đã xẹp xuống. Mặc dù hết sức đáng kể, thậm chí mang tính cách mạng trong thời của nó, đấy đã là sự tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt. Ðối với xã hội Natufian cũng đã chắc là, loại tăng trưởng này đã gây ra các xung đột sâu sắc về ai sẽ kiểm soát các thể chế và sự chiếm đoạt mà chúng cho phép. Ðối với mỗi elite được hưởng lợi từ sự chiếm đoạt, có một vài người sẽ thích thay thế anh ta. Ðôi khi sự đấu đá nội bộ sẽ thay một elite bằng một elite khác. Ðôi khi nó phá hủy toàn bộ xã hội khai thác, và tháo xích cho một quá trình sụp đổ nhà nước và xã hội, như nền văn minh hùng vĩ của các thành-quốc Maya được xây dựng hơn một ngàn năm trước đã trải qua.

SỰ CHIẾM ĐOẠT KHÔNG ỔN ĐỊNH

Sự canh tác đã nổi lên một cách độc lập ở nhiều nơi quanh thế giới. Ở nơi bây giờ là Mexico, các xã hội đã hình thành mà thiết lập các nhà nước và các khu định cư, và đã chuyển sang nông nghiệp. Như với những người Natufian ở Trung Ðông, họ cũng đã đạt mức độ nào đó của sự tăng trưởng kinh tế.

Các thành phố Maya đầu tiên bắt đầu phát triển vào khoảng năm 500 TCN, đã chưa bao giờ thống nhất thành một đế chế, Những người Maya đã phát triển một hệ thống chữ viết và có ít nhất mười lăm ngàn câu khắc còn lại mô tả nhiều khía cạnh của đời sống elite, văn hóa, và tôn giáo. Những chữ khắc ghi niên đại này cho chúng ta bức tranh rõ ràng về sự mở rộng của các thành phố Maya và sự co lại của chúng sau đó từ cuối thế kỷ thứ tám.

Cách, mà theo đó Maya Thời Ðại Cổ Ðiển đã dựa vào việc tạo ra các thể chế chính trị chiếm đoạt, là rất giống tình hình của người Bushong, Các thể chế chính trị mới đã dẫn đến một sự tăng đáng kể về thịnh vượng kinh tế, mà phần lớn của nó sau đó được khai thác bởi elite mới

Ðã không có sự phá hủy sáng tạo. Nhưng đã có các hình thức phá hủy khác, vì sự giàu có mà các thể chế chiếm đoạt đã tạo ra cho elite Maya đã dẫn đến chiến tranh liên miên, Thành phố bị bỏ rơi ngay sau đó. Khắp khu vực Maya câu chuyện đều giống nhau; các thể chế chính trị mà đã tạo ra bối cảnh cho sự mở rộng buôn bán, nông nghiệp, và dân số đã biến mất. Các triều đình hoàng gia đã không hoạt động, các công trình và các đền đài đã không được tạo ra, và các cung điện bị bỏ trống. Như các thể chế chính trị và xã hội đã làm sáng tỏ, sự đảo ngược quá trình tập trung hóa nhà nước, nền kinh tế đã co lại và dân số giảm xuống.

Mặc dù các thể chế chiếm đoạt, mà những người Maya tạo ra, đã làm ra của cải đủ để cho thành phố thịnh vượng và elite trở nên giàu có và tạo ra nghệ thuật và các công trình kỷ niệm tuyệt vời, hệ thống đã không ổn định. Các thể chế chiếm đoạt mà trên đó elite hẹp này cai trị đã tạo ra sự bất bình đẳng sâu rộng, và như thế tạo ra tiềm năng cho sự đấu đá nội bộ giữa những người có thể hưởng lợi từ của cải được khai thác từ nhân dân. Sự xung đột này cuối cùng đã dẫn đến sự phá hủy nền văn minh Maya.

HỎNG CÁI GÌ?

Các thể chế khai thác là rất phổ biến trong lịch sử bởi vì chúng có một logic mạnh mẽ: chúng có thể tạo ra sự thịnh vượng hạn chế nào đó trong khi đồng thời phân phối nó vào tay của một giới elite nhỏ. Ðể cho sự tăng trưởng này xảy ra, phải có sự tập trung hóa chính trị.. Tại Liên Xô, các thể chế chiếm đoạt đã có Ðảng Cộng Sản phân bổ lại các nguồn lực từ nông nghiệp sang công nghiệp và sắp đặt loại nào đó của các khuyến khích cho các nhà quản lý và công nhân.

Tuy vậy, sự tăng trưởng được tạo ra bởi các thể chế chiếm đoạt về bản chất là rất khác với sự tăng trưởng được tạo ra dưới các thể chế dung hợp Quan trọng nhất, nó không bền vững. Kinh nghiệm Soviet cho một minh họa sống động về giới hạn này. Sự tăng trưởng Soviet, dẫu nhanh đến đâu, đã nhất thiết là tương đối ngắn ngủi, và nó đã hụt hơi vào các năm 1970.

Mặc dù bị hạn chế một cách cố hữu, tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt tuy vậy có thể tỏ ra ngoạn mục khi nó trong chuyển động. Nhiều người đã bị kinh sợ bởi sự tăng trưởng Soviet trong các năm 1920, 30, 40, 50, 60, và thậm chí mãi đến các năm 1970, theo cùng cách mà chúng ta bị mê hoặc bởi nhịp độ chóng mặt của sự tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc hiện nay. Nhưng như chúng ta sẽ thảo luận chi tiết trong chương 15, Trung Quốc dưới sự cai trị của Ðảng Cộng Sản là một thí dụ khác về xã hội trải qua sự tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt và một cách tương tự không chắc sẽ tạo ra sự tăng trưởng bền vững trừ phi nó trải qua một sự biến đổi chính trị cơ bản theo hướng các thể chế chính trị dung hợp.

(Còn tiếp)

Tỏa vào lòng dân – Tỏa vào đặc khu

Vũ Thạch

8-12-2018

Sau khi bài “Đã đến lúc giới hoạt động tỏa vào lòng dân” được chuyển đến độc giả, nhiều bạn đã góp ý rất hay cho chúng tôi. Đặc biệt là các góp ý như: hãy tập trung vào từng vụ việc quan trọng và đề ra nhiều công việc cụ thể để anh chị em trong giới hoạt động và đông đảo bà con có thể chọn ra thực hiện tùy theo hoàn cảnh và phương tiện của mình.

Thủ tướng Hunsen, đẳng cấp vượt trội

Bá Tân

8-12-2018

Thủ tướng Cawmpuchia Hunsen vừa có chuyến thăm Việt Nam và để lại ấn tượng rất đặc biệt. Nghi thức đón tiếp, nội dung hội đàm, ký kết các văn bản… đã được báo chí quốc doanh phô diễn khá chi tiết.

“Củi” ở TPHCM bị cho vào “lò”

BBT Tiếng Dân

8-12-2018

Trang web Bộ Công an đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01), Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo điều 219 Bộ luật Hình sự 2015.

Giới thiệu tóm tắt sách “Tại sao các quốc gia thất bại” (Đoạn 2)

Nguyễn Đình Cống

7-12-2018

Tiếp theo đoạn 1

Chương 2: CÁC LÝ THUYẾT KHÔNG HOẠT ÐỘNG

ĐỊA HÌNH – ĐỊA VẬT

Tiêu điểm của cuốn sách là giải thích sự bất bình đẳng thế giới và cả một vài hình mẫu rộng có thể nhìn thấy dễ dàng ẩn núp bên trong nó. Nơi đầu tiên trải qua sự tăng trưởng kinh tế bền vững là nước Anh. Vào đầu thế kỷ 21, các nước giàu nhất có thu nhập bình quân đầu người trên 20.000 đô la/năm. Các nước nghèo nhất, dưới 2000.

Nhân Cách “Thằng” và “Ông”

Nguyệt Quỳnh

7-12-2018

Sông Hóa chỉ là một nhánh sông nhỏ tách ra từ sông Luộc tại địa phận An Khê; thế nhưng nó đã in dấu trong lòng người Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác chỉ vì nó khắc ghi lời thề của một dũng tướng: “Phen này không phá xong giặc Nguyên, ta thề không trở lại khúc sông này nữa”.

Lột xác cho hồn phách đi đâu?

Phạm Trần

6-12-2018

Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã lên kế hoạch thanh lọc hàng ngũ từ Hội nghị Trung ương 9 tháng 12/2018 để đem hồn phách nhập vào khóa XIII mà không biết là mình vẫn cũ.

Giới thiệu tóm tắt sách “Tại sao các quốc gia thất bại” (Đoạn 1)

Nguyễn Đình Cống

6-12-2018

MỞ ĐẦU BẢN TÓM TẮT

Tóm tắt này dựa vào bản dịch của TS Nguyễn Quang A, công bố trên mạng và bản dịch của Nguyễn Thị Kim Chi được NXB Trẻ phát hành sách giấy (2017).

Trung Hoa mộng, giấc mơ bá quyền

Bình Minh

6-12-2018

Bá quyền bằng vũ lực:

Quân sự yếu kém hơn Mỹ và thua xa nếu các cường quốc hợp lại.

Chiến lược Mỹ ngăn chặn TQ, chưa ra khỏi ao nhà biển Đông và biển Hoa Đông đã bị ngáng đường chận lại, làm mộng bá quyền chưa khởi đã tắt.

Trương Vĩnh Ký – Nhà Giáo Dục Yêu Nước Của Việt Nam

Nguyễn Quang Duy

6-12-2018

Trương Vĩnh Ký, người tạo nền móng cho giáo dục và cải cách ngôn ngữ Việt Nam vào thế kỷ 19, là nhà bác học nhiều năm qua vẫn chưa được hậu sinh hiểu một cách tận tường.

Nạn nhân của chiến tranh và giờ đây là nạn nhân của chính quyền Trump

New York Times

Tác giả: Eric Tang Nguyễn Thanh Việt

Dịch giả: Mai V. Phạm

3-12-2018

Biếm họa của Alexis Jang

Hoa Kỳ đã trục xuất người Việt tị nạn, vi phạm thỏa thuận ký kết năm 2008. Và bây giờ Hoa Kỳ lại giam giữ vô thời hạn nhiều người khác.

Hình phạt thích hợp cho một tội phạm là gì? Hoàn cảnh khốn khổ của hàng ngàn người Việt tị nạn từng bị kết án ở Hoa Kỳ và giờ đây đang bị đe dọa với việc tạm giam hoặc trục xuất, yêu cầu một lời giải đáp cho câu hỏi trên.

231 cái tát và 1 cái bắt tay

Bá Tân

5-12-2018

231 cái tát và 1 cái bắt tay, nếu cho mỗi thứ vào một cái rỗ, hai thứ đó hoàn toàn khác nhau, không có quan hệ với nhau. Cái tát và cái bắt tay, theo đúng nguyên nghĩa, không những không giống nhau mà còn đối lập.

Sao Kim phiêu lưu ký

Hoàng Tự Minh

5-12-2018

Hai thằng thổ dân sao Kim, ủy ban nghiên cứu trái đất khoa chính trị xã hội đang có thời gian ở trái đất tác nghiệp chuyên sâu, kết hợp quan sát hội thi chống thất thoát của nhóm bốn thằng đang theo phò chủ nghĩa Cộng sản, sáng kiến của ông CS Việt Nam nhằm cấp cứu 4 cái học thuyết chủ nghĩa xã hội đang giẫy chết.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Ngưng điều tra quan chức Slovakia, nhưng tiếp tục điều tra nghi can VN

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

4-12-2018

Về việc cảnh sát Slovakia vẫn tiếp tục điều tra nghi can trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhật báo Dennik N của Slovakia trích lời Công tố viên Sona Juřičková nói rằng, các điều tra viên sẽ chỉ tập trung vào việc điều tra “những người châu Á – mà có nhiều khả năng nhất là các công dân của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, những người đã đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Berlin.

Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng phản đối đảng trấn áp GS Chu Hảo

Nguyễn Đăng Quang

4-12-2018

Biết sẽ bị trấn áp, ngày 26/10/2018, Giáo sư Chu Hảo chủ động tuyên bố từ bỏ ĐCSVN. Sự kiện này đã và đang gây ra tiếng vang lớn. Ngay lập tức đã có nhiều trí thức khắp 3 miền đất nước tuyên bố theo chân Gs Chu Hảo từ bỏ ĐCSVN, trong số này có 2 trí thức tên tuổi là GSTS Tâm lý học Mạc Văn Trang và Nhà văn, Nhà nghiên cứu Văn hóa-Giáo dục nổi tiếng Nguyên Ngọc.

Diễn từ của Ngài David Attenborough, tại buổi họp các quốc gia thành viên về biến đổi khí hậu

LTS: Tiếp theo Hiệp định Paris, lần này Liên Hiệp quốc tổ chức hội thảo COP24 về Biến đổi khí hậu tại Katowice, Ba Lan. LHQ cho nhân dân thế giới góp ý kiến cho hội thảo trên một chiếc ghế ảo.

Nhà truyền thanh Anh quốc, Sir David David Attenborough đã thay mặt nhân dân thế giới, yêu cầu lãnh tụ các quốc gia hành động trước khi nền văn minh nhân loại bị suy tàn và thiên nhiên cho nhân loại tồn tại bị phá vỡ.

Liên Hiệp quốc còn lập trang mạng chỉ dẫn cho chúng ta biết mình có thể làm gì giúp nhân loại tránh thảm họa này. David Attenborough là nhà nghiên cứu sử học theo trường phái bảo tồn thiên nhiên. Sau đây là diễn từ của ông chia sẻ cùng bạn đọc.

_____

The People Seat

COP24, Katowice, Poland

Ngày 3, tháng 12, 2018

Ông David Attenborough phát biểu tại Hội thảo Biến đổi Khí hậu. Ảnh: Newshub

Kính thưa quý vị lãnh đạo, quý bà và quý ông,

‘Chúng tôi nhân dân các nước của Liên Hiệp Quốc’. Đó là dòng chữ đầu tiên trong hiến chương LHQ. Một hiến chương đặt nhân dân là tâm điểm. Một cam kết cho tất cả mọi người trên thế giới có tiếng nói về tương lai. Một lời hứa bảo vệ kẻ yếu nhất và mạnh nhất trước mọi nhân hoạ.

Cộng sản không phải là lãnh đạo của dân, cũng không phải là người tốt!

Trung Nguyễn

4-12-2018

Cộng sản không phải là “thủ lĩnh” của dân, không phải là “người tốt”

Tôi đã phải cười phá lên khi đọc những lời rất thật của ông Vũ Hồng Khanh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Hà Nội, khi ông cho rằng những người được dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là thủ lĩnh của nhân dân và là người tốt.

Mỹ-Trung đình chiến – Ai thắng? Ai bại?

Thạch Đạt Lang

3-12-2018

Sau cuộc gặp mặt bên lề vào tối 01.12.2018 tại Buenos Aires giữa Donald Trump và Tập Cận Bình, Mỹ và Trung đạt được một thỏa thuận tạm ngưng cuộc chiến thương mại do ông Donald Trump khởi xướng từ đầu năm 2018. Thương chiến Mỹ – Trung sẽ tạm ngưng trong 90 ngày để hai nước tiến hành những đàm phán về chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ…

Những sự thật đằng sau luận điểm nhiệt điện than giá rẻ

LTS: Trong bài “Môi trường – Phần 4: Rừng Việt Nam và Năng lượng địa nhiệt“, tác giả Nguyễn Thọ có trích dẫn bài viết của anh Trần Hải, trong đó có đoạn: “Vấn đề ở chỗ than là cách rẻ nhất, dồi dào nhất, và kinh tế nhất trong việc làm ra điện. Hiện tại các năng lương sạch không có loại nào có đầy đủ năng lực để cạnh tranh với than, về giá cũng như về quy mô đầu tư. 1 kw điện than chỉ vào khoảng 0,3-0,6 USD kw“.

Sau lời khuyên của Hoa Kỳ, phải chăng Bắc Hàn đang tìm cách sao chép Việt Nam?

SCMP

Tác giả: Bennett Murray

Dịch giả: Châu Minh Dũng

30-11-2018

Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho ở Hà Nội, Việt Nam. Nguồn: EPA

Một cuộc họp cấp cao đã làm dấy lên những lời đồn đoán rằng, Bình Nhưỡng đang tìm cách mô phỏng kinh nghiệm của Hà Nội trong việc hòa trộn Chủ nghĩa Cộng sản với quá trình cải cách kinh tế.

Campuchia dân chủ cuội

Bình Minh

3-12-2018

Việt Nam chiếm Campuchia, Khmer đỏ chuyển sang đánh du kích, cuộc chiến kéo dài vô tận, Việt Nam dựng chính quyền tai sai Campuchia cho Hun Sen cầm quyền. Thời cuộc quốc tế thay đổi, trong khi Việt Nam đang đối đầu với Trung Cộng, Đông Âu và Liên Xô kéo nhau sụp đổ. Việt Nam vốn sống nhờ viện trợ Liên Xô, trong khi Việt Nam đang bị bao vây cô lập, tứ bề thọ địch, Việt Nam cùng đường thế cô.

Giấc mộng đêm hè

Hoàng Tự Minh

3-12-2018

Nếu ngay bây giờ có luật pháp cho phép tự do biểu tình, nước CHXHCNVN chắc chắn sẽ biến mất chỉ trong ba ngày. Đó cũng là sự tình đáng suy gẫm cho nhà nước cai trị độc đảng, cũng là lý do mà người ta tự tạo, nâng cấp cái thiết chế nguyên thủ cai trị thiên về trấn áp để luôn luôn được tồn tại, quang vinh, sống mãi.