Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Bàn về Nhà nước Kiến tạo

Nguyễn Đình Cống

7-3-2019

Sách “Vì sao các quốc gia thất bại”, cho rằng sự thành công hoặc thất bại của các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào thể chế chính trị và kinh tế. Mỗi thể chế có 2 trạng thái cơ bản là dung hợp (tốt) và chiếm đoạt (xấu). Khi kết hợp 2 thể chế tốt quốc gia sẽ phát triển không ngừng. Ngược lại, kết hợp 2 thể chế xấu sẽ dẫn quốc gia, dân tộc vào tình trạng nghèo đói, kiệt quệ trong lúc mang tới giàu có cho một số ít người.

Giáo viên … “mất dạy”

Nhân Trần

6-3-2019

Chiều nay, khi đi làm về, như thường lệ, tôi ghé quán nước ngồi ngắm dòng người qua lại trên đường, đó là sở thích bất diệt của tôi. Bên cạnh tôi là một ông xe ôm đang nằm trên yên xe, vắt chân lên tay lái đọc báo qua chiếc điện thoại, bỗng dưng ông buột miệng chửi: đồ giáo viên… mất dạy. Tôi sững người nhìn ông, ông chỉ bảo… đọc báo đi.

Donald Trump và Cờ Đỏ Sao Vàng

Phạm Trần

7-3-2019

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tươi cười phất Cờ Đỏ Sao Vàng, quốc kỳ của nhà nước Cộng sản Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trong cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trưa ngày 27/02/2019 tại Hà Nội.

Thành phố Hồ Chí Minh bao che cho bọn đầu sỏ tham nhũng

Bá Tân

6-3-2019

Dàn lãnh đạo, cựu lãnh đạo TPHCM gặp nhau hồi tháng 4/2018. Ảnh trên mạng.

Sơ kết 6 tháng đầu năm 2018, thành ủy TP Hồ Chí Minh công bố văn bản, trong đó khẳng định: TP không có tham nhũng. Báo chí quốc doanh rầm rộ “tán phát” thông tin này, coi đó như là thành tựu vang dội của Nguyễn Thiện Nhân, là người kế vị Đinh La Thăng, bề tôi trung thành của Nguyễn Tấn Dũng, bị sập bẫy trong công cuộc đốt lò của bác Trọng.

Băng nhóm tội phạm bắt cóc, đánh đập Hà Văn Nam là ai?

Lê Dũng Vova

6-3-2019

Đến tận bây giờ là 6.3.2019 kể từ 27.12.2018, ngày mà Hà Văn Nam bị bắt cóc giữa phố ngay gần nhà và khủng bố đến trọng thương, đến nay các cơ quan điều tra Hà Nội vẫn chưa truy bắt được băng nhóm tội phạm đã gây án.

Vài nét về đảo Thị Tứ

Song Phan

6-3-2019

Thitu Island (E), Zhōngyè dǎo [Trung Nghiệp] 中业岛 (C), Pagasa / Barangay (P): đảo nổi (có diện tích lớn thứ hai trong các đảo ở TS, cách bờ biển đấ́t liền VN khoảng 290 nm, cách đảo Palawan PLP khoảng 230 nm).

Từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đến cột đồng Mã Viện và tình hình ngày nay

Mưu độc ngàn năm của người Tàu: Từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đến cột đồng Mã Viện và tình hình ngày nay. Hậu Thế Đã Có Những Nhận Xét Gì Về Những Biến Cố Này?

Phạm Cao Dương (*)

6-3-2019

“Khi bài này được viết thì mối đe dọa của người Tàu và hiểm họa mất nước, kể cả diệt chủng đã lại tái xuất hiện.  Lần này cực kỳ nguy hiểm, tinh vi và độc địa hơn nhiều.  Nó xảy ra giữa hai nước Cộng Sản anh em “môi hở răng lạnh”, “bốn tốt, mười sáu chữ vàng”.  Có điều là hiểm họa không phải chỉ  xảy ra ở Biển Đông mà ngay trên đất liền…”

Khởi điểm của kết thúc?

Thi Phương

6-3-2019

Trong tuần lễ chuẩn bị sang tháng Ba này của Tổng thống Donald Trump, chẳng phải chuyến đi Việt Nam của ông phó hội thượng đỉnh tay đôi với ông Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên là chuyện duy nhất thu hút dư luận không chỉ của Hoa Kỳ mà cả thế giới.

Diều đứt dây

Hoàng Ngọc Nguyên

6-3-2019

Nghệ thuật thương lượng hay văn hóa quản lý của ông thật ra chỉ có thể đắc dụng trong kinh doanh, thế nhưng ông cứ suy nghĩ chính trị cũng là kinh doanh, cho nên nhất quyết áp dụng lối chơi “nghệ thuật” trong thương lượng và quyền uy nói “Tao đuổi mày” với người cộng sự trong hơn hai năm ở Nhà Trắng. Như nhận định của một nhà bình luận, trong kinh doanh, thực ra quyền lợi của doanh nhân là tất cả, “Me First” hay “Trump First”, trong khi trong chính trị thì lợi ích của người dân hay của đất nước – America First – là trên cả. Ông Trump cứ lẫn lộn đồng hóa mình với đất nước là một điều tai hại.

Hơn 40 năm sau Chiến tranh Việt Nam, một số người tị nạn đối mặt với lệnh trục xuất dưới thời Trump

NPR

Tác giả: Shannon Dooling

Dịch giả: Châu Minh Dũng

4-3-2019

Tại diễn đàn công cộng VietAID ở Dorchester, Massachusetts, người nhập cư Việt Nam tìm hiểu thêm về những thay đổi trong chính sách nhập cư dưới thời Trump. Nguồn: Shannon Dooling/WBUR

Hơn bốn thập niên sau Chiến tranh Việt Nam, [cuộc chiến đã] tạo nên những làn sóng người Việt lưu lạc tới Hoa Kỳ, chính quyền Trump lại muốn trục xuất hàng ngàn người nhập cư gốc Việt, trong đó có nhiều người tị nạn, chỉ vì những bản án hình sự từ nhiều năm trước.

Bài báo đã bị gỡ: Trung Quốc đưa “dân quân” vây đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa

LTS: Bài báo: Trung Quốc đưa “dân quân” vây đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa, đăng trên trang Infonet khoảng năm tiếng trước, hiện đã bị gỡ khỏi các trang mạng. Chúng tôi xin được đăng lại tại đây để phục vụ quý độc giả chưa kịp đọc.

____

Thứ ba, 05/03/2019, 17:30 (GMT+7)

Bắc Kinh đã cho điều động lực lượng “dân quân” bao vây đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Phlippines chiếm đóng trái phép.

Ngày 5/3, tờ News.com.au (Australia) dẫn nguồn tin từ hãng tin AFP cho biết, Trung Quốc còn ngăn chặn ngư dân Philippines tiến lại gần đảo Thị Tứ để đánh bắt.

Theo ngư dân Philippines, họ đã bị các tàu Trung Quốc ngăn không cho tiến lại những ngư trường truyền thống.

Ghi chú của Infonet: “Binh sĩ Philippines hiện diện trái phép trên đảo Thị Tứ hồi năm 2015.”

Hôm 4/3, theo Benar News, các nhà hoạt động đã tiến hành biểu tình bên ngoại đại sứ quán Trung Quốc để phản đối việc nhiều nguồn tin cho hay Trung Quốc ngăn chặn ngư dân Philippines tiến lại gần các ngư trường đánh bắt ở quanh đảo Thị Tứ.

Cuộc biểu tình này diễn ra sau 3 ngày Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố bảo vệ Philippines do có thông tin Trung Quốc được cho đã triển khai khoảng 95 tàu tới đảo Thị Tứ ở Biển Đông, để ngăn các hoạt động xây dựng của Philippines.

Trả lời trước truyền thông tại thủ đô Manila (Philippines), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo và hoạt động quân sự của Trung Quốc trên biển Đông đang đe dọa “chủ quyền, an ninh và hoạt động kinh tế” của Philippines cũng như của Mỹ.

“Do Biển Đông là một phần của Thái Bình Dương, bất kỳ hành vi tấn công quân sự nào nhằm vào quân đội, máy bay hoặc các tàu dân sự của Philippines trên Biển Đông sẽ buộc chúng tôi phải tham gia phòng vệ theo Điều 4 của Hiệp ước Phòng thủ chung mà hai nước đã ký kết”, ông Pompeo cảnh báo.

Gần đây, các quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Philippines cũng cho hay hàng chục tàu thuyền Trung Quốc đã được triển khai tới neo đậu gần đảo Thị Tứ.

Cũng trong ngày 4/3, phát ngôn viên của Tổng thống Rodrigo Duterte là ông Salvador Panelo tuyên bố chính phủ Philippines cần xác định lại thông tin Trung Quốc đánh chiếm đảo Thị Tứ nhưng cũng khẳng định sẽ bảo vệ quyền lợi của người dân Philippines.

“Ngư dân Philippines đánh bắt ở đây đã lâu. Không ai có quyền đuổi ngư dân của chúng tôi”, ông Panelo nói.

Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa.

Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ.

Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Cụ thể năm 1961 là tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn còn năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hòa (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5).

Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ.

____

Đây là bài viết của GS Phạm Quang Tuấn ở Úc: Về tin “Trung Cộng chiếm đảo Thị Tứ (Trường Sa)”.

Tin này hầu như không có truyền thông lớn nào để ý, trừ một tờ báo Úc đăng, tờ news.com.au, dựa vào 1 bài trên báo Phi: https://globalnation.inquirer.net/173395/chinese-boats-deny-pinoys-access-to-sandbars

Bài báo Phi này đăng lúc 6:30 sáng ngày 4/3/2019, tức là cách đây đã gần ba ngày. Nó không được coi là tin quan trọng và không có trong danh sách tin (headlines) của tờ báo.

Nội dung bản tin gốc trong tờ Inquirer là 1 video trong đó thị trưởng thành phố Kalayaan (mà Phi đã giao cho quản trị đảo Thị Tứ) than phiền rằng từ mấy tháng nay tàu đánh cá Tàu đã đậu ở 1 trong 3 doi cát (sandbar) chung quanh đảo, ngăn chặn ngư dân Phi, khiến họ chỉ đánh được quanh 2 doi cát còn lại. Video cũng chiếu hình ảnh những chiếc thuyền đó quay từ cuối tháng 1/2019. Bài báo cũng nói rằng một dân biểu Phi đã tố cáo những vụ tương tự từ năm 2017 nhưng chính phủ Phi bảo là không có.

Khi được hỏi là đã báo cáo với cấp trên chưa, thị trưởng Kalayaan bảo là chưa!

3 giờ chiều hôm đó tờ Philstar loan báo chính phủ Phi sẽ kiểm chứng (validate) vụ này: https://www.philstar.com/headlines/2019/03/04/1898583/palace-chinese-blockade-pag-asa-sandbars-validation

Tóm lại theo những gì tôi đã tìm được thì đây là 1 vụ “gậm nhấm” đã có từ lâu chứ không phải là Tàu đột nhiên mới làm, và cũng không có chuyện TC đột nhiên chiếm đảo Thị Tứ. Có lẽ tin vịt này là lỗi của tờ news.com.au, một tờ báo Murdoch thích giật tít giật gân, dùng cái tựa là “China suddenly snatches tiny island” (Tàu đột nhiên cướp lấy một đảo nhỏ) – sau đó tựa này đã sửa lại.

Cảnh sát Thái Lan thẩm vấn ông Cao Lâm điều gì?

CTV Tiếng Dân

5-3-2019

Sự kiện cảnh sát Thái Lan thẩm vấn một công dân Việt Nam đã tiếp tục hâm nóng sự chú ý của dư luận về trường hợp mất tích của nhà báo Trương Duy Nhất hồi cuối tháng 1.

Điểm sách: Khủng hoàng về bản sắc tại phương Tây: Hiện trạng và giải pháp

Đỗ Kim Thêm

5-3-2019

Khủng hoảng về bản sắc

Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, bộ máy công quyền tê liệt, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng điêu linh và nổi giận. Quan trọng nhất là trào lưu dân túy giúp cho ông Trump vào Toà Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất rời khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân và giải pháp, khi nền dân chủ tự do đang lâm nguy?

Tuyên truyền ở Trung Cộng: Một app cho đảng viên trung kiên

FAZ

Tác giả: Friederike Böge

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

3-3-2019

Các đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc phải bận rộn với chủ tịch của họ hàng ngày trên điện thoại thông minh. Một đảng viên tường thuật về “sự sùng bái lãnh tụ” này – và về hậu quả nếu khước từ.

Kim Jong-un, đại điển hình của tự diễn biến, tự chuyển hóa

Bá Tân

3-3-2019

Kim Jong-un là cháu của Kim II Sung (Kim Nhật Thành), là con của Kim Jong-il. Từ khi lập quốc đến nay, Triều Tiên quằn quại nằm trong tay cai trị của 3 đời họ Kim. Nối ngôi cha cách đây gần 10 năm, Kim Jong-un một mực làm theo con đường mà ông và cha đã lựa chọn.

Vụ buôn chính trị của nhà buôn địa ốc và sự thảm hại của tờ báo nô

Phạm Đình Trọng

2-3-2019

Ông ngoài ba mươi tuổi kế vị ông cha, trị vì đất nước 25 triệu dân, coi sức mạnh hạt nhân là sức mạnh của đất nước do ông cai trị và đó cũng là sức mạnh duy trì quyền lực cai trị cha truyền con nối của gia tộc ông. Bỏ mặc dân đói khổ, dồn tiềm lực đất nước, cố sống cố chết chế tạo vũ khí hạt nhân, ông đã biến đất nước có cây sâm quí thành xưởng sản xuất vũ khí thông thường và xưởng thực nghiệm mầy mò chế tạo vũ khí hạt nhân, biến đất nước tươi đẹp thành đất nước lầm than, nghèo khổ bậc nhất thế giới giữa kỉ nguyên văn minh tin học phồn vinh.

Ông Lê Duẩn đã định làm bom nguyên tử như thế nào?

Lê Phú Khải

2-3-2019

Vào một buổi chiều cuối năm 1988, tôi đang ngồi làm việc tại nhà riêng ở thành phố Mỹ Tho êm ả bên bờ sông Tiền, lúc ngẩng lên, bỗng thấy một ông già đội nón lá, tay xách cái bị đứng trước cửa! Nhìn kỹ hóa ra bác sỹ Nguyễn Khắc Viện (!). Bác Viện nói: Tôi xuống xe đò, quên mất đường đến nhà cậu, một bà lão hỏi: Có phải bác là sỹ quan mới cải tạo không? Tôi nói phải, thế là bà ấy chỉ đường cho tôi đến đây.

Từ sau ngày đất nước đổi mới (1986), bác Viện hễ vào Sài Gòn là hay xuống Mỹ Tho chơi với tôi. Bác muốn qua tôi để tìm hiểu về công việc làm ăn của nông dân đồng bằng sông Cửu Long mà tôi là nhà báo của trung ương duy nhất đang thường trú tại đó. Ở chơi nhà tôi, đôi lúc bác kể những chuyện “thâm cung bí sử” của triều đình cộng sản mà một trí thức như bác, thường được can dự hoặc chứng kiến…

Một trong những câu chuyện ít ai biết đó mà bác Viện kể cho tôi nghe là, chuyện Tổng Bí thư Lê Duẩn mời các trí thức đầu đàn lên bàn chuyện làm bom nguyên tử! Bác Viện kể (đại ý) người thứ nhất là kỹ sư Trần Đại Nghĩa. Tổng bí thư hỏi: Có làm được bom nguyên tử không? Ông Nghĩa trả lời, không làm được! Thế là Tổng bí thư nổi giận, mắng: Trí thức mà ngu thế à!

Người thứ hai chính là Nguyễn Khắc Viện. Hỏi: Có làm được bom nguyên tử không? Trả lời: Làm được. Tổng bí thư mừng lắm, nói: Tiếp tục đi! Tiếp tục: Chỉ làm được một quả thôi! Hỏi: Tại sao? Trả lời: Làm xong một quả phải thử và sau đó thì hết vốn! Bán cả nước cũng không thể làm được quả thứ hai (!).

Người thứ ba được gọi lên là Phó Tiến sỹ Nguyễn Đình Tứ, học ở Đúp-na về, đứng đầu Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia (trong đó có viện hạt nhân Đà Lạt). Tổng Bí thư hỏi, nhưng Nguyễn Đình Tứ cứ ngồi yên, không nói gì cả… Cứ như thế cho đến lúc… được ra về!

Trong cơn say chiến thắng sau năm 1975, các lãnh tụ cộng sản mắc bệnh vĩ cuồng. Chính tai tôi, tác giả bài viết này, đã được nghe thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đạo trong một hội nghị khoa học toàn quốc vào cuối năm 1978 rằng, Việt Nam phải đi tắt đón đầu, đuổi kịp và vượt phương Tây trong vòng mươi mười lăm, hai mươi năm! Ông còn dặn các nhà khoa học cả hai miền Nam Bắc rằng, làm khoa học ở Việt Nam phải như Cù Chính Lan, chạy tắt rừng, đón đầu xe tăng địch mà đánh!!! Lũ trí thức hoạn quan có mặt trong Nhà hát lớn Hà Nội lúc đó đã vỗ tay rào rào!

Cũng may cho nhân dân ta có những bậc trí thức lớn, đủ trí, đủ dũng như Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Khắc Viện, Tạ Quang Bửu… đã can ngăn các lãnh tụ sau cơn say chiến thắng, không bán cả nước đi để trở thành một siêu cường hạt nhân! Chúng ta hãy tưởng nhớ các vị đó.

Với nước ta, năng lượng hạt nhân được nghiên cứu để ứng dụng trong nông nghiệp kỹ thuật cao và y tế là đúng đắn nhất. Và, chúng ta đã làm tốt điều này. Năm 1985, “Luận chứng kinh tế- kỹ thuật trung tâm chiếu xạ TP. Hồ Chí Minh” của phó tiến sỹ Trần Tích Cảnh đã được thực thi ở cả hai miền Bắc-Nam để bảo đảm chất lượng cho các sản phẩm xuất khẩu nông-sinh-y. Tác giả Trần Tích Cảnh đã tặng người viết bài này một văn bản của luận chứng đó làm kỉ niệm mà tôi còn giữ!

Bút tích của bác sỹ Nguyễn Khắc Viện
Luận chứng của Trần Tích Cảnh

Trump – Kim: Ta không cần nhau

Nguyên Đại

2-3-2019

Cuộc hội đàm chính thức giữa TT Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Yong-un chính thức bắt đầu vào 9h sáng ngày 28/2/2019 đến 1h30 chiều thì hai bên bỏ về, bỏ luôn bữa cơm trưa đã được chuẩn bị chu đáo, không có một thỏa thuận nào được ký kết.

Hỏi thêm ông Dũng

Nguyễn Đình Cống

1-3-2019

Đó là TS Nguyễn Sĩ Dũng, sinh năm 1955, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, là người được cho là một trong những nhà khoa học chính trị uy tín nhất hiện nay. Tôi vừa đọc bài của Phan Đăng: “Phải khơi gợi những giá trị đứt gãy, kiến tạo đội ngũ tinh hoa thực chất, đăng trên báo An ninh Thế giới ngày 25/2/2019. Phan Đăng tường thuật các câu trả lời của ông Dũng trong một cuộc phỏng vấn về tình hình Việt Nam hiện tại.

Đừng quá buồn, hãy nhìn rõ

Jonathan London

28-2-2019

Hiểu nhưng lại hơi bất ngờ khi thấy “hơn vài người” dân Việt Nam nuối tiếc về việc đàm phán Kim-Trump đã chưa, hay không mang lại kết quả gì, nếu không muốn nói là thất bại.

Mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy

Trần Bang

Kỹ sư – Cựu chiến binh đánh Tàu

28-2-2019

Chiều mùng ba Tết Kỷ Hợi ( 7/2/2019) tôi đến chúc Tết thầy Lê Phú Khải, và cùng thầy đến chúc Tết nghệ sĩ ưu tú Kim Chi mới đi Mỹ về.

Người Việt được gì với cuộc gặp gỡ Trump – Kim ở Hà Nội?

Phạm Trần

28- 2- 2019

Đảng và Nhà nước CSVN đã lợi dụng thế giới thông tin về cuộc họp thượng đỉnh Mỹ- Bắc Hàn để bán thương hiệu “Hà Nội – thành phố vì hoà bình” và “Việt Nam là nơi hòa giải”. Nhưng “hòa bình” theo nghĩa không còn chiến tranh, hay nơi là “nguồn gốc của chiến tranh huynh đệ tương tàn của người Việt Nam”?

Biểu tượng của nền giáo dục cai trị?

Đỗ Thành Nhân

28-2-2019

Sự kiện Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-un qua Việt Nam họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong 2 ngày 27 và 28/02/2019 chẳng qua là mượn (thuê) chỗ để 2 ông đó làm việc với nhau. Cũng không phải là cuộc thăm chính thức Việt Nam cấp nhà nước của Kim Jong-un qua Việt Nam; vì nếu thăm chính thức thì ông Nguyễn Phú Trọng ở nhà đón tiếp chứ không phải đi Lào và Campuchia.

Sợ dân một cách bệnh hoạn

Trung Nguyễn

27-2-2019

Canh gác dân trên cả nước

Như tin một số báo, đài quốc tế đã đưa, những người hoạt động xã hội dân sự, những người đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, những người dân oan mất đất,… đều bị canh gác nghiêm ngặt trong những ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều. Sự canh gác ở mức độ chưa từng có, nghĩa là canh gác xuyên đêm với tất cả mọi người. Có lẽ lực lượng an ninh toàn quốc được huy động tối đa. 

Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Kon Tum cướp vợ người?

Nguyễn Hồng Thư

27-2-2019

Theo đơn Tố cáo của anh Trần Quang Trung, sinh 1984; trú tại Tp Kon Tum, anh và Trần Thị Lan Phương (SN 1988) đăng ký kết hôn vào tháng 07 năm 2011, tại UBND phường Hội Phú, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, hiện có 1 con chung (sinh năm 2013), đang sống với nhau tại 2 căn nhà 14B Lê Quý Đôn và 59 Hùng Vương, TP Pleiku, Gia Lai.

Bàn về một chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng

Nguyễn Đình Cống

27-2-2019

Đó là Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 21/01/2019 của Ban Bí thưVề nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng”. Tôi vô tình biết chỉ thị này, tìm hiểu xem sao, thấy buồn cười, đành viết vài câu bàn luận để may ra có ai tìm thấy được trong đó vài ý đúng hoặc sai nào đấy.

Kim Jong-un đến Việt Nam, trong một chuyến thăm không chỉ để gặp Trump

New York Times

Tác giả: Mike Ives

Dịch giả: Châu Minh Dũng

25-2-2019

Công nhân đang treo cờ Việt Nam, Triều Tiên và Mỹ, dọc theo một con đường ở Hà Nội hôm Chủ nhật vừa qua, để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Nguồn: Carl Court / Getty Images

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un đã đến Việt Nam sáng nay, thứ Ba ngày 26/2/2019, để chuẩn bị cho cuộc gặp với Tổng thống Trump, thảo luận về một loạt vấn đề ngoại giao gai góc, bao gồm chuyện phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

Đối đáp giữa Trình Vân và Phan Trung Can: Có nơi nào như ở Việt Nam?

Phan Trung Can, Phan Thiết

Có nơi nào như đất nước tôi?
Tổng thống Mỹ sang ngồi ăn bún chả
Thả bộ ung dung giữa cơn mưa mùa hạ
Ghé vỉa hè Hà Nội đứng hàn huyên.

“Thiên Thu Định Luận” và người bạn sử học của cha (Phần 2)

Dương Tự Lập

26-2-2019

Tiếp theo phần 1

Ngày 14/4/1990, chú Tân cùng mẹ đẻ và con trai trưởng được phép của Đảng, Nhà nước, chính thức sang Trung Quốc (lần đi đầu) thăm lại cha mình hơn mười năm cách biệt. Sau bốn tháng ở chơi với cha, chú Tân và gia đình trở về ngày 10/8/1990. Ba ngày sau, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh có thư tay và đem xe hơi Lada tới nhà riêng đón chú Tân đến số 2 Nguyễn Cảnh Chân, nơi làm việc của Linh, gặp gỡ.

“Thiên Thu Định Luận” và người bạn sử học của cha (Phần 1)

Dương Tự Lập

26-2-2019

Chú Hoàng Nhật Tân là dịch giả và là nhà sử học nổi tiếng với bút danh Thanh Đạm, Hoàng Thanh Đạm. Từng dịch cuốn “Bàn về Khế ước Xã hội” (của J.J.Rousseau); “Bàn về Tinh thần Pháp luật” (của Montesquieu); từng viết cuốn “Nguyễn Trường Tộ” và “Tìm hiểu lịch sử một xí nghiệp – Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo”…