Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Người làm việc phúc không biết “mục đích, động cơ”…

Mạc Văn Trang

10-6-2020

Được nhà báo Võ Văn Tạo liên hệ, hôm mồng 5 tháng 6 vợ chồng mình nhờ anh bạn Minh đưa đến thăm “Cơ sở Bảo trợ xã hội ngoài công lập Phước Phúc” của anh Tống Phước Phúc và vợ là chị Nguyễn Thị Lệ Yến.

Lúc còn nhỏ

Bùi Văn Thuận

10-10-2018

1. Lúc nhỏ, xem tivi thấy nước ngoài có nhiều nhà cao tầng, ước mơ Việt Nam cũng có nhiều nhà như vậy. Lớn lên mới biết, phần đa các tòa nhà cao tầng ở Việt Nam được xây trên nền đất cướp của người dân, nền móng các tòa nhà là những cái bắt tay, thỏa thuận ăn chia giữa quan chức và các doanh nghiệp sân sau. Lớn lên mới biết, vài tòa nhà cao tầng, hào nhoáng không làm cho đất nước giàu lên, không làm cho đại đa số dân chúng sống sung túc, giàu có lên. Nó chỉ như là lớp son phấn rẻ tiền để điểm tô cho bộ mặt chế độ. Lớn lên mới biết, Bắc Hàn thậm chí có những tòa nhà, khách sạn cao chọc trời nhưng mục đích chính của nó là để làm màu, để tô vẽ cho chế độ.

Chi tiêu cho đại hội Đảng

Nguyễn Đình Cống

18-6-2020

Hình như tại các nước có chế độ đa nguyên thì đại hội các đảng, kể cả của đảng cầm quyền, rất gọn nhẹ, tiêu rất ít tiền. Vì sao vậy? Vì họ chỉ được dùng tài chính của đảng, không được xài ngân sách quốc gia như một dạng tiền chùa.

Việt Nam hưởng lợi thế nào từ chiến lược của Hoa Kỳ ở Biển Đông

Diplomat

Tác giả: Gary Sands

Dịch giả: Châu Minh Dũng

19-10-2018

Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở của chính quyền Trump đang ngày càng biểu hiện rõ nét hơn.

Trong tình hình Washington đối đầu với Bắc Kinh trên nhiều phương diện – kinh tế, chính trị và quân sự – chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (free and open Indo-Pacific, gọi tắt là FOIP) của chính quyền Trump ngày càng biểu hiện rõ nét hơn. Hoa Kỳ đã cố gắng xây dựng FOIP, một cấu trúc quyền lực trong khu vực được dẫn dắt bởi cả Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, từ lúc ông Trump xác định khái niệm trong bài phát biểu hồi tháng 11 năm ngoái, tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Đà Nẵng.

Trung Quốc và Hoa kỳ sắp ly dị

New York Times

Tác giả: Thomas L. Friedman

Dịch giả: Bùi Như Mai

23-6-2020

Chủ tịch Tập Cận Bình của TQ gặp TT Trump ở Osaka, Nhật, năm 2019. Nguồn: Brendan Smialowski/AFP — Getty Images

Trong 40 năm, hai nước đã vô tình có một mối quan hệ kinh tế mật thiết.

Câu chuyện mà tôi thích nhất trong cuốn sách của John Bolton về chuyện ngôi Nhà Đùa Cợt Của Trump – xin lỗi, Nhà Trắng – là Tổng thống Trump đã thỉnh cầu nhà lãnh đạo Trung Quốc hãy mua nhiều nông sản của Hoa Kỳ để ông lấy phiếu của nông dân, giúp ông tái đắc cử.

Kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa

Nhân Trần

26-10-2018

Có một câu nói tôi nhớ không nhầm lần đầu tiên được nghe từ người bạn của tôi​ trong môn học “Kinh tế Việt Nam giai đoạn 1989-2000” khi chúng tôi thảo luận về Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường:“Chủ nghĩa xã hội là con đường vòng đi lên Chủ nghĩa tư bản?”. Sau này tôi mới biết là của một thầy giáo khác nói như vậy.

Menras André: “Ngày nào tôi cũng nghĩ đến Việt Nam”!

Mạc Văn Trang

2-7-2020

Chiều qua Kim Chi gọi điện hỏi thăm anh André Menras, vì biết tin anh bị ngã, phải băng bó chân tại BV bên Pháp.

Sự kích động đoàn người di cư của Trump đã dẫn đến bạo lực

The Atlantic

Tác giả: Adam Serwer

Dịch giả: Mai V. Phạm

28-10-2018

Lời dịch giả: Khá nhiều người Việt Nam do không nắm rõ thông tin về quy trình xin tị nạn tại Hoa Kỳ, đã vội vàng bắt chước Trump lên án nặng nề đối với những người di dân bất hợp pháp. Trong khi họ không biết rằng hầu hết những người di dân bất hợp pháp đến Mỹ là để xin tị nạn nhân đạo (asylum) theo đúng quy trình pháp lý.

“Ngài là thiên sứ được Chúa sai xuống để lãnh đạo nước Mỹ”: Đi vào thế giới của sự sùng bái cá nhân… (Phần 4)

Vanity Fair

Tác giả: Jeff Sharlet

Dịch giả: T.Vấn

8-7-2020

Tiếp theo: Phần giới thiệu  —  phần 1phần 2phần 3

Trump không còn là kẻ nổi dậy nữa; ông ta hiện đang là kẻ nắm quyền”.

Những người vô thần đang trợn tròn mắt, bày tỏ sự kinh ngạc về thói đạo đức giả đến khó tin của Trump khi ông ta tin rằng những hành vi của mình là một sự đóng góp to lớn cho những giá trị gia đình, hoang tưởng đến độ ngờ nghệch rằng mình là một con người đạo đức. Nói cách khác, họ đã không nhận ra cốt lõi của sự kiện. Họ thiếu mất cái hiểu biết về những huyền nhiệm. Trong khi đó, rất ít những người có niềm tin tôn giáo phủ nhận cái quá khứ chẳng hay ho gì của Trump. Số khác viện dẫn đến niềm tin ở sự cứu chuộc rất điển hình Kitô giáo cổ: Vị anh hùng của họ đã bị thất lạc, nhưng nay họ đã tìm lại được ông.

Khởi đầu mới mối quan hệ Đức-Việt: Chính phủ Đức vẫn tiếp tục can thiệp cho Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

6-11-2018

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis – Ảnh: Bộ Ngoại giao Đức

Kết quả đàm phán Đức – Việt ngày 1/11/2018 tại Berlin:

–  Quan hệ giữa hai nước, giờ đây, đang đứng trước một sự khởi đầu mới.

Nhà nước ta không Tam Quyền Phân Lập (Phần cuối)

Nghiêm Huấn Từ

13-7-2020

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5

XI. Cách thức bầu Quốc hội chúng ta từng trải nghiệm

4- Lẽ ra thí sinh phải trình trước ban giám khảo 2 hồ sơ

Đó là hai văn bản: 1) bản Tiểu sử cá nhân và 2) bản Chương trình hành động. Cả hai phải được công bố sớm (dán lên tường, in trên báo, đưa lên mạng, phát tay cho cử tri…)

Một đất nước ngược đời

Lò Văn Củi

14-11-2018

Anh Sáu Nhặt khạc khạc mấy cái rồi nói:

– Ái chà, sáng nay dậy trễ, nông nóng ăn sáng giờ bị dính cái xương, khó chịu quá, làm tùm lum cách rồi mà chẳng xong.

Dân chủ và sự tử tế

Project Syndicate

Tác giả: Chris Paten

Dịch giả: Mai Vũ Phạm

20-7-2020

Rõ ràng Nga và Trung Quốc đang cố gắng làm suy yếu các nền dân chủ tự do bằng cách tấn công vào các giá trị nền tảng dù cho vẫn có những người Tây phương bênh vực họ. Các xã hội mở phải đoàn kết lại để bảo vệ những gì họ biết là đúng đắn.

Nạn cờ bạc sẽ còn… phát triển

Bá Tân

22-11-2018

Tại phiên tòa xét xử vụ án đánh bạc ngàn tỉ, sau gần 10 ngày tiến hành tố tụng, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đọc bản luận tội, đưa ra mức án dành cho các bị cáo cầm đầu vụ án.

Tại sao ông Trump chống đối hình thức bỏ phiếu qua đường bưu điện?

LTS: Sau khi Tổng thống Trump tuyên bố, ông ta muốn hoãn cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm nay, với lý do đưa ra rằng “không chính xác và gian lận”, các nghị sĩ Cộng hòa bác ý tưởng hoãn bầu cử của ông. Bỏ phiếu qua đường bưu điện có phải “không chính xác và gian lận” như tuyên bố của ông Trump? Sau đây là bài tổng hợp của cô Mai Vũ Phạm, một cựu quân nhân Mỹ và là một cộng tác viên thường xuyên của Tiếng Dân.

Tôi là một nhà truyền giáo người Mỹ ở Honduras – Tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh bạo lực mà họ chịu đựng

America Magazine

Tác giả: Patrick Gothman

Dịch giả: Lam Kiều Lam

27-11-2018

LTS: Người dân Mỹ bắt đầu có mặt ở Honduras từ năm 1890 và sau đó là Thủy quân Lục chiến Mỹ đã hiện diện ở Honduras từ ngày 21/3/1907. Sự xuất hiện của Quân đội Mỹ ở Honduras kể từ đó cho đến nay, có liên quan tới nguồn gốc của đoàn người di cư Honduras đến Mỹ hiện tại. Có thể nói rằng, chính sự tác động của Mỹ lên nền chính trị và kinh tế của các nước Nam Mỹ trong nhiều thập niên qua, ít nhiều đã dẫn tới tình trạng bất ổn, đói nghèo và bạo lực ngày nay ở các nước Nam Mỹ, trong đó có Honduras.

Người Việt học được gì từ nền dân chủ Mỹ?

Tạ Dzu

11-8-2020

Chỉ còn ba tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống 2020 và một số các chức vụ dân cử khác, nước Mỹ đang bị phân rẽ hơn bao giờ hết kể từ cuộc chiến Việt Nam lồng trong bối cảnh của Chiến tranh Lạnh.

Nhân Cách “Thằng” và “Ông”

Nguyệt Quỳnh

7-12-2018

Sông Hóa chỉ là một nhánh sông nhỏ tách ra từ sông Luộc tại địa phận An Khê; thế nhưng nó đã in dấu trong lòng người Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác chỉ vì nó khắc ghi lời thề của một dũng tướng: “Phen này không phá xong giặc Nguyên, ta thề không trở lại khúc sông này nữa”.

Một khoảnh khắc cách mạng

Tác giả: David G. Marr

Dịch giả: Nguyễn Trung Kiên

19-8-2020

Tại cuộc họp của Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội của Việt Minh vào tối ngày 16 tháng 8, mọi thành viên đều đồng ý rằng thời điểm hành động quyết liệt đã đến, nhưng các hình thức và trình tự chính xác vẫn còn là một cuộc thảo luận căng thẳng đang để ngỏ. Vào thời điểm này, các bản sao Quân lệnh số 1 của Việt Minh ngày 13 tháng 8 và lời kêu gọi “đánh đuổi lũ kẻ cướp Nhật Bản” từ Tân Trào có thể đã về đến Hà Nội vào ngày 14 tháng 8, nhưng rõ ràng là bất kỳ cuộc tấn công trực tiếp nào vào quân đội Nhật được vũ trang đầy đủ trong thành phố sẽ mang tính tự sát.

Biểu hiện một quốc gia thất bại

Nhân Trần

15-12-1018

Trong những ngày tháng cả đất nước đang sục sôi về giải bóng đá AFF Cup này, tôi mới chợt ngộ ra một quốc gia thất bại có biểu hiện ra làm sao. Đó là điều mà bao lâu nay tôi vẫn mơ hồ, cứ canh cánh trong lòng, tôi hoài nghi và cố đi tìm một lý thuyết vững chắc để giải thích cho việc này.

Tình báo Hoa Kỳ và câu chuyện phản quốc

Nhã Duy

30-8-2020

Ngày 5 tháng 6 năm 2010, tổng thống Barack Obama tuyên bố tại tòa Bạch Ốc khi bổ nhiệm cựu Trung tướng James Clapper vào chức vụ Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia (DNI) rằng: “Clapper có phẩm cách cao ở những cố vấn mà tôi đánh giá cao là, họ sẵn sàng nói với cấp lãnh đạo những gì chúng ta cần biết chứ không phải điều chúng ta muốn nghe“.

Phản biện đường lối cán bộ cộng sản

Nguyễn Đình Cống

25-12-2018

1- Đặt vấn đề

Lãnh đạo ĐCSVN đang loay hoay với vấn đề cán bộ (CB), đặc biệt là CB cấp chiến lược. Họ khát khao có được đội ngũ CB vững mạnh, nhưng càng ngày thực tế càng xa rời mong ước, càng phát hiện ra nhiều CB thoái hoa biến chất, làm mất lòng tin của dân, làm ruổng nát tổ chức, làm lung lay sự lãnh đạo. Họ tìm đủ trăm phương ngàn kế để quy hoạch, lựa chọn, đào tạo, đề bạt, giám sát CB, xây dựng và làm trong sạch tổ chức, nhưng chủ yếu vẫn không đạt được. Vì sao vậy? Phải chăng vì kém trí tuệ và kiêu ngạo mà họ đã chọn chủ thuyết có nhiều độc hại để tôn thờ, làm việc trái ĐẠO TRỜI và LÒNG NGƯỜI. Như thế càng quẩy đạp càng chui sâu vào đống bùng nhùng không lối thoát.

Phiên xử vụ án Đồng Tâm: Ngày thứ nhất

BTV Tiếng Dân

Ngay trước khi phiên xử vụ án Đồng Tâm bắt đầu, 11 tổ chức NGO kêu gọi LHQ lên tiếng để vụ Đồng Tâm được ‘‘xét xử công bằng’’, RFI đưa tin. Có 11 tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước đã công bố một bức thư chung gửi LHQ về vụ xét xử 29 người dân xã Đồng Tâm. Bức thư chung được gửi đến bà Elisabeth Tichy-Fisslberger, chủ tịch Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.

Các tổ chức phi chính phủ kêu gọi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ yêu cầu chính quyền VN “xét xử công minh”, công khai thông tin về phiên tòa cho thân nhân của những người bị cáo buộc chống chính quyền, cũng như các tổ chức phi chính phủ, truyền thông quốc tế và đại diện của LHQ. “Các bị cáo cần được đối xử công bằng theo đúng Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), mà Việt Nam tham gia”.

Thêm diễn biến đáng lưu ý trước phiên tòa, LS Ngô Ngọc Trai đặt câu hỏi: Bài viết của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng gửi thông điệp về vụ Đồng Tâm? Đó là bài viết của ông Trọng nhân dịp Quốc khách vừa qua, có đoạn: “Chú trọng xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách để giải quyết hiệu quả, hài hoà mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Đặc biệt, phải tạo được những bước đột phá thực sự về thể chế để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, rất thiết thực và cụ thể”.

Ngay trước phiên xử, phía an ninh đã có hành động mờ ám, cho thấy họ không hề có chính nghĩa trong vụ này. Nhà hoạt động Đặng Bích Phượng cho biết: “Người nhà cụ Kình báo tin, bắt đầu có kẻ giở trò bẩn với gia đình, bằng cách đạp hỏng cửa kéo rồi bỏ chạy. Người nhà chạy ra, không kịp quay clip. Sẽ còn nhiều trò bẩn thỉu để khủng bố tinh thần người nhà của 29 người bị bắt ở Đồng Tâm, cũng như những người ủng hộ bà con Đồng Tâm. Hãy cùng nhau theo dõi và lên án bọn bất lương này”.

Cửa nhà người thân cụ Lê Đình Kình bị kẻ gian quấy phá. Ảnh: FB Đặng Bích Phượng

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh cho biết: “Chính quyền cho quân phá tan vườn bưởi của nhà chị Cấn Thị Thêu. Đã bắt đi 3 người nhà người ta lại còn nhẫn tâm độc ác phá đi miếng cơm manh áo của người ta nữa. Côn đồ chứ chính quyền gì” Bà Thêu là đại diện dân oan Dương Nội, cũng là “cái gai” trong mắt chính quyền Hà Nội và thường thể hiện sự ủng hộ với cuộc đấu tranh của người dân Đồng Tâm.

Facebooker Trịnh Thị Thảo có clip kể lại sự việc trên:

***

Sáng nay 7/9, TAND TP Hà Nội đã bắt đầu xét xử 29 bị cáo trong vụ án Đồng Tâm: An ninh siết chặt quanh tòa án, theo báo Thanh Niên. Vụ xử dự kiến kéo dài từ ngày 7/9 đến 17/9, HĐXX gồm 5 người, do thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó chánh tòa Hình sự TAND TP Hà Nội làm chủ tọa. Có hơn 30 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 29 người dân Đồng Tâm tại phiên tòa, trong đó có 25 người bị cáo buộc tội “Giết người” với hình phạt tối đa là tử hình.

Phía tòa án thông báo, đây là phiên tòa “công khai”, nhưng từ sớm, an ninh đã được siết chặt xung quanh địa điểm xét xử. Phía công an giữ nguyên các cáo buộc, cho rằng các ông Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển đã chủ mưu kêu gọi người dân Đồng Tâm chống trả, dẫn đến cái chết của 3 viên công an là Nguyễn Huy Thịnh, Phó trung đoàn trưởng E22; Phạm Công Huy, cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC Hà Nội; Dương Đức Hoàng Quân, cán bộ C2D1E22.

Thông Tấn Xã VN đăng hình ảnh phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tại xã Đồng Tâm trong phiên tòa sáng nay:

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Kênh Truyền Hình Đồng Tháp có clip: Hôm nay, bắt đầu xét xử vụ án tại Đồng Tâm.

Về phía các nhà hoạt động nhân quyền, bà Đặng Bích Phượng cho biết, an ninh canh phòng đến mức không chỉ bố trí dày đặc xung quanh tòa, mà đứng gác trước cả nhà dân: “Không thể không đai đi đai lại, một phiên tòa kẻ cướp xử nạn nhân đang diễn ra công khai. Đám sai nha canh phòng đến một con ruồi bay qua cũng bị đuổi. Không một người mẹ, người vợ/ chồng/ con của nạn nhân được vào. Họ đang phải đứng cách nơi xử cha/ chồng/ vợ/ con họ gần 1 km. Ngoài trời mưa đang tuôn rơi”.

Bà Phượng cho biết thêm: “Nhiều người dân Đồng Tâm đã bí mật rời khỏi nhà từ đêm qua. Nhưng sáng nay, họ không thể đến được cổng tòa. Mọi hy vọng nhìn thấy người thân của mình sau 8 tháng trời xa cách tắt ngấm. Họ đang đứng ngoài trời, dưới làn mưa nặng hạt. Xót thương quá! Căm uất quá!”

PGS.TS Mạc Văn Trang đặt câu hỏi về phiên tòa “công khai” nhưng an ninh bủa vây không cho người dân tiếp cận: “Xử vụ Đồng Tâm nếu chính đáng, sao chính quyền sợ hãi, chặn người khắp nơi? Ở TP HCM nhiều người cũng bị chặn!?” Phiên tòa diễn ra ở miền Bắc nhưng an ninh ở tận miền Nam cũng phải đề phòng dân!

Nhà báo Huy Đức bình luận: “Vẫn biết chúng ta đang có một nền tư pháp có rất ít khả năng cung cấp công lý; nhưng, không vì thế mà chúng ta thủ tiêu khát vọng công lý. Vẫn biết các vị thẩm phán rất khó ‘độc lập, chỉ tuân theo pháp luật’; nhưng, nếu không chỉ tuân theo pháp luật thì đâu cần một phiên tòa”.

Nhà văn Thùy Linh nhận định: “Khi người ta công khai bạo lực, công khai sự bất lý và bằng mọi giá bảo vệ sự bất lý, bất nhân, bất đạo lý thì xã hội sau đây sẽ như thế nào? Chúng ta quá bất lực, cả ngôn từ, thái độ, hành động… Cả xã hội như một thùng thuốc nổ bị dồn nén. Tôi nhớ lời một Lạt ma bị Trung cộng tra tấn đến thân tàn ma dại mà ngài vẫn nói rằng: khó khăn nhất mà ngài phải vượt qua là không nuôi lòng thù hận với kẻ thù. Điều đó thật khó với nhiều người dân Việt trước thực cảnh xã hội bây giờ, mà điển hình là vụ Đồng tâm”.

Facebooker Phạm Minh Vũ lưu ý sơ hở trong “kịch bản” của phía công an: “Có một chi tiết trong hiện trường vụ án tuy nhỏ nhưng nó đủ để bác bỏ các cáo buộc đối với 29 người Dân vô tội Đồng Tâm hôm nay, đó là sợi dây điện ở dưới giếng trời. Nhà cầm quyền lên kế hoạch giết người cướp đất quá bài bản, quá sắc bén, đưa ra cáo buộc nghe có vẻ không hợp lý nhưng vẫn thuyết phục được một số người mê muội. Nhưng, hình ảnh này đã nói lên tất cả. 3 người cháy xém nát thây dưới cái giếng trời ấy, mà sợi dây điện vẫn còn nguyên là sao?”

Cái giếng trời cạnh nhà cụ Kình bị công an nâng lên thành “hố kỹ thuật” mà họ cho là dân Đồng Tâm đã đẩy công an vào đây rồi đổ xăng thiêu cháy. Nhưng ông Phạm Minh Vũ cho rằng sợi dây điện còn nguyên là sơ hở trong lời cáo buộc này. Ảnh: FB Phạm Minh Vũ

***

Diễn biến đáng lưu ý nhất trong ngày đầu của phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm: Luật sư đề nghị triệu tập ông Nguyễn Đức Chung, báo Thanh Niên đưa tin. Các LS cho biết, họ đã đề nghị triệu tập 22 cá nhân liên quan đến dự phiên xử, chứ không chỉ ông Chung, trong đó có bà Dương Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình; cô Nguyễn Thị Duyên, vợ Lê Đình Uy (cháu nội ông Lê Đình Kình)…

Vấn đề triệu tập ông Nguyễn Đức Chung là đáng lưu ý nhất vì ông ta là đương kim Chủ tịch UBND TP Hà Nội vào thời điểm xảy ra thảm án Đồng Tâm. Nhưng phiên tòa này đã có dấu hiện dàn xếp để đổ tội lên đầu dân ngay từ đầu, nên không lạ khi chủ tọa bác kiến nghị triệu tập ông Nguyễn Đức Chung, theo báo Tuổi Trẻ.

Thẩm phán Trương Việt Toàn thừa nhận, các LS đã kiến nghị triệu tập một số cá nhân liên quan, nhưng “xét thấy những người này không liên quan vụ án nên HĐXX không triệu tập”. Nếu Chủ tịch UBND TP Hà Nội không liên can, thì còn ai liên can khi công an ra tay sát hại ông Kình vào ngày 9/1?

VTV có clip: Xét xử vụ Đồng Tâm: Bác đề nghị triệu tập Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Về phía bào chữa, LS Đặng Đình Mạnh cho biết: “Buổi làm việc đầu tiên của phiên tòa xét xử vụ án Đồng Tâm là những tranh đấu của các luật sư về vô số các vấn đề thuộc về thủ tục tố tụng… dẫn đến việc đơn khiếu nại được soạn thảo ngay trong bữa cơm trưa để kịp nộp vào tòa án vào đầu buổi làm việc chiều”.

Đơn khiếu nại của các luật sư về việc HĐXX không cho các luật sư tiếp xúc thân chủ của họ. Ảnh: FB Mạnh Đặng
Chữ ký của các luật sư trong đơn khiếu nại. Ảnh: FB Mạnh Đặng

LS Lê Văn Luân chia sẻ: “Tại phần thủ tục phiên toà sáng nay, khi chúng tôi đề nghị giải quyết vấn đề gặp bị cáo tại phiên toà, do trước đó có người mặc thường phục ngăn cản khiến tôi sửng sốt không hiểu chuyện gì xảy ra”, nhưng viên thẩm phán chỉ nói rằng việc tiếp xúc bị cáo này là “không cần thiết”.

LS Luân cho biết thêm: “Và ngay lập tức, chúng tôi phải thực hiện việc khiếu nại tới Chánh án toà án TP Hà Nội để giải quyết yêu cầu của chúng tôi về hành vi gây khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền bào chữa, quyền tiếp xúc bị cáo tại phiên tòa của luật sư. Đây là một tiền lệ tôi chưa từng gặp trong các phiên tòa trước đây”.

LS Trịnh Vĩnh Phúc kêu gọi: “Chúng tôi cấp thiết đề nghị Ban thường vụ Liên đoàn luật sư VN và Chủ nhiệm Ủy ban bảo vệ quyền lợi luật sư của Liên đoàn cấp thời ra văn bản lên tiếng yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện nghiêm túc và tức thời quy định của bộ luật tố tụng hình sự, đảm bảo quyền hành nghề hợp pháp và bình đẳng của luật sư, đảm bảo các luật sư bào chữa được tiếp xúc với thân chủ bị cáo theo quy định pháp luật, nhằm tránh các hệ lụy pháp lý nguy hại khó lường…!!!” 

LS Nguyễn Danh Huế cho biết: “Tôi đã từng tham dự nhiều phiên toà liên quan đến tội danh ‘Chống người thi hành công vụ’ hay ‘Gây rối trật tự công cộng’. Hầu hết những phiên tòa này đều có lực lượng cảnh sát dày đặc, thậm chí phong toả toàn bộ khu vực xét xử, cấm luật sư đem điện thoại, máy tính vào phòng xử án hoặc lắp đặt hệ thống máy phá sóng. Trong phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát cũng không chịu đối đáp đến cùng với luật sư, hội đồng xét xử thường hỏi theo hướng buộc tội, nhân chứng quan trọng để gỡ tội thường vắng mặt và cuối cùng, mức án rất nghiêm khắc được đưa ra”.

Những người dân Đồng Tâm gào khóc trong phiên tòa, bị an ninh chặn nên không tới gần người thân của họ được. Ảnh: FB Nguyễn Danh Huế

***

Đến chiều, báo Lao Động đưa tin: Bị cáo cầm đầu vụ Đồng Tâm xin lỗi gia đình 3 cảnh sát hy sinh. Tin cho biết, trong khi trả lời thẩm vấn của chủ toạ về việc có suy nghĩ gì về hành vi của mình, ông Lê Đình Công trình bày: “Sau khi bị bắt, giam bị cáo biết được sự hy sinh của ba chiến sĩ, hết sức hối hận. Bị cáo gửi lời xin lỗi tới gia đình 3 người này. Mong gia đình hết sức tha thứ cho các bị cáo”.

Facebooker Bùi Văn Thuận bình luận: “Khi lọt vào tay của bọn sát nhân, khủng bố, trong vòng vây của bọn tra tấn, ép cung, nhục hình, bị hành hạ cả về thể xác và tra tấn về tâm lý. Khi tính mạng, sự an toàn của vợ con, anh em, gia đình, bạn bè… bị bọn khủng bố đem ra đe dọa, tất cả những lời xin lỗi, nhận tội trên báo chí, truyền hình (vốn là công cụ của bọn khủng bố) chỉ là chiêu trò lưu manh, khốn nạn và mị dân“.

Thêm diễn biến vi phạm nhân quyền bên ngoài phiên tòa, bà Đặng Bích Phượng cho biết: “Không chỉ ngăn chặn cho thân nhân của 29 người bị bắt ở Đồng Tâm mon men đến cổng ra vào của tòa án, mà an ninh đông đặc, quây xung quanh chỗ bà con đang đứng co cụm lại. Chúng đứng chen lẫn vào bà con, soi mói xem bất cứ có ai sử dụng điện thoại để chụp ảnh và liên lạc là cướp liền. Ông Trịnh Bá Khiêm đã đến được cùng bà con lúc ban đầu, nhưng sau đó ông đã bị bắt đưa đi nơi khác”.

_____

Mời đọc thêm: Việt Nam: Tòa án Hà Nội bắt đầu xét xử ‘vụ Đồng Tâm’ (BBC). – Nhân quyền Quốc tế: Phiên toà Đồng Tâm là án bỏ túi (RFA). – Hôm nay  29 nông dân Đồng Tâm bị xét xử tội giết người (FB Lưu Trọng Văn). – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sát hại đảng viên Lê Đình Kình (FB Tráng Nguyễn). – Người tuôn nước mắt – trời tuôn mưa (FB Phạm Minh Vũ).

Báo “lề đảng”: 29 người ra tòa trong vụ án ở Đồng Tâm (VNE). –  Đất sân bay Miếu Môn địa giới xã Đồng Tâm là đất quốc phòng (VTV). – Xét xử vụ Đồng Tâm: Bác đề nghị triệu tập Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung (DT). – Xét xử vụ Đồng Tâm: Ông Nguyễn Đức Chung không liên quan đến vụ án nên không triệu tập (NĐT). – Lời ân hận của các bị cáo vụ 3 chiến sỹ hy sinh ở Đồng Tâm (VNN).

Tân Đại sứ Việt Nam: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh có thể thăm Đức vào tháng 2/2019

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

5-1-2018

Nếu đúng thế, thì đây là lần đầu tiên kể từ khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, nước Đức đón tiếp một Bộ trưởng Việt Nam và đó sẽ là một dấu hiệu cho thấy quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được bình thường hóa và quan hệ đối tác chiến lược cũng được phục hồi.

Mỹ có thể phong tỏa các thương vụ của Hoa Vi trên khắp thế giới?

Project-Syndicate

Tác giả: Dani Rodrik

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

8-9-2020

Ảnh minh họa. Nguồn: ndrew Harnik/ Pool/ AFP via Getty Images

Lời người dịch: Bằng các hình thức gian manh hiện đại trong khuôn khổ mậu dịch quốc tế, Trung Quốc ngang nhiên thực hiện các hoạt động gián điệp và thao túng các phương tiện truyền thông xã hội, nhưng Mỹ và các nước phương Tây không liên kết được một đối sách chung cho phù hợp để chống Trung Quốc.

Ba ngành kinh doanh siêu lợi nhuận của giới “tư bản đỏ”

Nhân Trần

15-1-2019

Ở Việt Nam từ khi chuyển sang nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Đổi Mới), bộ mặt thật của các quan chức cộng sản dần dần lộ ra một cách rõ rệt. Họ không chỉ là một ông quan phong kiến, mà còn là một nhà tư bản tài tình luôn tìm mọi cách đục khoét ngân sách nhà nước và sách nhiễu nhân dân.

Thất bại thương mại ê chề của Trump

Project Syndicate

Tác giả: Anne O. Krueger

Dịch giả: Mai Vũ Phạm

22-9-2020

Kể từ khi lên nắm quyền vào đầu năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, Mỹ có thể bảo đảm các “thỏa thuận” tốt hơn với các đối tác thương mại trên thế giới bằng cách đàm phán song phương với họ. Nhưng sau ba năm rưỡi, bằng chứng đã rõ ràng: chính sách thương mại của Mỹ đã đạt được mục tiêu ngược lại với các mục tiêu mà Trump đã đặt ra.

CSVN bị UPR quay như dế

Phạm Trần

24-1-2019

Việt Nam Cộng sản đã bị quay như con dế trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc (NQLHQ) về những vi phạm nhân quyền và chính sách đàn áp tự do, dân chủ ngày càng tồi tệ.

Không phải thánh

Nguyên Đại

29-9-2020

Quan hệ giữa luật sư và thân chủ trong một nhà nước pháp trị (không phải đảng trị) không đơn giản trong nhiều trường hợp. Không phải giống như tôi cần sản phẩm A, anh giao tôi đúng sản phẩm A thì nhận tiền. Sau đây là một vài ví dụ:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói để làm hay chỉ là hù dọa, chém gió?

Bá Tân

12-2-2019

Trước tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019, thông qua báo chí, nhất là VTV, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dõng dạc khẳng định: nơi nào phát sinh đốt pháo đón giao thừa tết Nguyên Đán 2019, người đứng đầu sẽ bị cách chức. Dân chúng đinh ninh, người đứng đầu chính phủ hùng hổ “tuyên” như vậy, các thuộc cấp chắc chắn sẽ phải răm rắp thực hiện để vừa giữ nghiêm phép nước, vừa khỏi bị mất chức – loại hình kinh doanh đặc biệt, chỉ có lãi, không bao giờ lỗ.

Lệnh cấm đốt pháo có từ thời cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt. Số đông người dân đồng tình, với lợi ích kép, vừa tiết kiệm chi tiêu trong dịp tết, vừa tránh được tai nạn do pháo gây ra. Nhiều năm trước lệnh này được tuân thủ khá nghiêm túc, tình trạng đốt pháo chỉ xẩy ra lén lút nơi hoang vắng.

Những năm gần đây, tại nhiều địa phương, thói quen đốt pháo đón giao thừa diễn ra theo chiều hướng gia tăng, thậm chí không ít nơi trở thành phổ biến. Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi vừa qua trở thành “mùa vụ” đốt pháo khắp nơi, đồng bằng, miền núi, khu vực đô thị.

Đốt pháo đón giao thừa, phát sinh ở nhiều nơi, chỉ trừ ai bị điếc, còn người bình thường không thể không nghe, không thể không biết. Người đứng đầu chính quyền các cấp, trừ kẻ bị điếc, còn (chắc chắn tai họ không bị điếc) không thể chối bỏ sự thật đanh thép như vậy.

Lúc giao thừa pháo nổ rền vang tại nhiều địa bàn, bằng cách “dựa vào dân” như vậy, chính quyền các địa phương “phản pháo” quyết liệt sự chỉ đạo của người đứng đầu chính phủ. Hóa ra, với nhiều địa phương, tuyên bố hùng hổ của ông Nguyễn Xuân Phúc trở thành động tác chém gió, vô thưởng, vô phạt.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chắc hẳn còn nhớ “lệnh” đã ban. Nói để làm hay chỉ là hù dọa, lẽ nào người đứng đầu chính phủ “lập ngôn” theo kiểu lời nói gió bay, chém gió.

Nói mà không làm là bất tín, vô tin. Ai cũng vậy, nhất là quan chức cỡ bự, nếu bất tín, vô tin, đừng trách dân chúng mất lòng tin. Qua những “vỡ diễn” thế này, bác Trọng càng hiểu thêm người đứng đầu chính phủ. Chẳng lẽ, kể cả việc trong sân chính phủ, bác Trọng cũng phải ra tay làm thay”