Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Việt Nam, Cộng sản hay Phát xít?

Jackhammer Nguyễn

2-12-2020

Gần 1 tháng sau ngày bầu cử tổng thống Mỹ, có đến 42 vụ kiện của ông Donald Trump và phe của ông xung quanh câu chuyện do chính ông dựng lên là cuộc “bầu cử bị gian lận” trên diện rộng.

Năm điều cần biết trong ngày 14/6: NATO, G7, Israel, Coronavirus, Bộ Tư pháp Mỹ

CNN

Tác giả: AJ Willingham

Thụy Mân, chuyển ngữ

14-6-2021

Lời người dịch: Trong khi chuyến đi của ông Biden và vợ đang mang lại niềm hy vọng đến với đa số dân chúng châu Âu, rằng nước Mỹ đã thật sự quay lại với Đồng minh, thì ở quốc nội, nhiều vụ tai tiếng của chính phủ Trump đã được tiết lộ. Hy vọng vòng vây nhỏ dần và những kẻ làm điều sai trái phải bị trừng trị. Nước Mỹ, với “All the President’s Men” chấn động thế giới, phải khác với Nga dưới thời Putin hay Bắc Hàn dưới thời Kim Jong-un.

Món quà Giáng Sinh 2021

Đinh Từ Thức

24-12-2021

“Tôi tức giận vì đây là năm 2021 ở Hoa Kỳ, và chúng ta vẫn còn thấy nổ súng ở nhà trường”Karen McDonald, Biện Lý

Đại án Mobifone mua AVG: Cảm ơn nhân vật bí ẩn Nguyễn Văn Tung

BTV Tiếng Dân

22-10-2019

Báo Một Thế Giới đặt câu hỏi: Vì sao Trương Minh Tuấn đưa thương vụ AVG vào danh mục ‘Mật’? Lúc còn là Thứ trưởng Bộ TT&TT, ông Tuấn đã tuân theo theo chỉ đạo của Nguyễn Bắc Son, đồng ý đưa giao dịch MobiFone mua cổ phần của AVG vào danh mục “mật” của Nhà nước và ký văn bản gửi Bộ Công an để thống nhất, ông Tuấn còn tham gia chỉ đạo Tổ thẩm định, ký một số văn bản liên quan đến dự án.

Joe Biden và Tòa án Mỹ (Phần 2)

Minh Phạm

3-4-2021

Ảnh: Thượng Nghị sĩ Joe Biden, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện trong phiên chuẩn nhận chức vụ cho nữ Phụ thẩm Tối cao Pháp viện R.B. Ginsburg năm 1993.

Tiếp theo phần 1

Khả năng trong nửa nhiệm kỳ đầu tiên, sẽ có hàng trăm ghế thẩm phán tại các tòa án liên bang đang chờ đề cử từ Tổng thống Joe Biden, đánh dấu thời kỳ xóa bỏ di sản “chính trị hóa tư pháp” của Trump, nhờ vào quyền kiểm soát Thượng nghị viện của đảng Dân chủ.

Trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Chu

Nguyễn Đình Cống

17-6-2020

Trang Tiếng Dân vừa đăng bài của ông Chu: Ai đang làm suy yếu đảng. Ông nhận xét rằng Đảng rất sợ mất lòng tin của dân, đang nỗ lực mở rộng dân chủ trong Đảng như là phương thuốc lấy lại niềm tin của dân.

Chiến sự tại Dải Gaza: Hiện trạng và triển vọng

Đỗ Kim Thêm

16-11-2023

Cảnh Dải Gaza bị tàn phá. Nguồn ảnh: Anadolu/ Ashraf Amra

Tin Biển Đông: Ngụy Phương Hòa nhận vơ biển đảo

BTV Tiếng Dân

23-10-2019

Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Hương Sơn tại Bắc Kinh ngày 21/10/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa trắng trợn tuyên bố “chủ quyền” ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam là ông Ngô Xuân Lịch cũng có mặt ở đó nhưng không đối đáp được gì. BBC dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng TQ: Các đảo Biển Đông là ‘một phần lãnh thổ’.

12.000 tỷ với 9.000 tiến sỹ trong thời đại toàn cầu hóa

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

2-12-2017

Gắn mác Tiến sĩ, Thạc sĩ để lấy “oai” với thiên hạ. Nguồn: báo TT

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14 đã đồng ý duy trì một phần kinh phí để đào tạo tiến sĩ tiếp đề án 911 (đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 với khoảng 10.000 tiến sĩ tại các trường đại học có uy tín trên thế giới, khoảng 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết trong ngoài nước, 10.000 tiến sĩ trong nước).

Theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ (lược trích Vietnamnet), mục tiêu đề án 8 năm giai đoạn 2018-2025 là sử dụng 12.000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ, trong đó có 5000 tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài. Cơ chế khác trước đây: Đào tạo tiến sĩ phải gắn với sử dụng. Cơ sở nào có nhu cầu sử dụng tiến sĩ thì mới được đào tạo. Nhà nước hỗ trợ, nếu người đi học đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu, sẽ được cấp học bổng toàn phần hoặc một phần, mở rộng cho mọi đối tượng không phân biệt công lập hay tư thục.

Tô Phán vả vào mặt lãnh đạo Hà Nội

Bá Tân

6-7-2018

Ngày 3/7/2018, tại hội nghị lần thứ 14 BCH đảng bộ TP Hà Nội, nhà báo Tô Phán – ủy viên BCH đảng bộ TP Hà Nội, tổng giám đốc đài PT-TH Hà Nội – nêu vấn đề được coi như vả vào mặt lãnh đạo Hà Nội. Thực ra, về mặt chính trị, vấn đề Tô Phán bêu riếu giữa hội nghị còn ê chề đau đớn gấp bội so với cái tát bằng tay của kẻ côn đồ.

Một số nhận thức nhầm về đảng và Mác – Lênin (Phần 2)

Nguyễn Đình Cống

29-12-2022

Tiếp theo phần 1

4. Đảng và dân tộc

Có ý cho rằng đảng từ dân tộc sinh ra. Nói điều này là dựa trên việc gần như toàn bộ đảng viên là người Việt. Đó là một nhận thức nhầm. Đảng Cộng sản là một tổ chức ngoại nhập. Trước nó đã có những tôn giáo và học thuyết ngoại nhập như Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Nho, Đạo Lão…

Giao thông và văn hóa ứng xử

Thạch Đạt Lang

27-2-2018

Một cảnh giao thông hỗn loạn ở Việt Nam. Ảnh: báo TN

Dường như có một quy luật rất ít người để ý đến, đó là tình trạng giao thông, phong cách ứng xử của người đi đường biểu lộ trình độ, nếp sống văn hóa của một dân tộc.

Tuần vừa qua, trong một stt trên Facebook, một người bạn phàn nàn, đúng hơn là bực tức lẫn giận dữ, đưa lên những “sự cố” mà bạn đã gặp trong một khoảng thời gian chưa tới một tiếng đồng hồ “tham gia giao thông” như sau:

Quốc lộ. Một mụ chạy ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm. Đang chạy bỗng lạng lạng ra giữa làn xe đang xuôi chiều, thắng kít, móc điện thoại ra alo alo. Nó lạng ra tránh mụ. Muốn dừng xe lại đạp cho mụ một phát nhưng nó lại chạy luôn.

Quốc lộ. Một thằng có tí tuổi rồ ga từ sau vượt lên, lạng vào trước mặt nó rồi nhả ga. Nó thắng vội. Văng tục, ‘Địt cụ thằng già!’

Quốc lộ. Một thằng có tí tuổi khác rồ ga vượt xe của một bà mẹ chở con nhỏ. Cũng lạng vào đầu xe và giảm ga trước đầu xe họ. Nó muốn rồ ga phóng lên tống cho thằng già một đạp nhưng nó lại thôi.

Ngã tư. Đèn xanh. Xe đang lưu thông. Một thằng tầm tuổi nó băng qua đường, tay huơ huơ lên trời. Một đứa trẻ phải thắng gấp để không tông vào hắn. Hắn chỉ tay vào mặt đứa trẻ chửi địt mẹ địt cha. Nó lại muốn bay xuống xe tát cho thằng nọ một phát, nhưng nó chạy luôn.

Tắc đường. Xe nhích từng chút. Thằng chạy sau đít nó bóp còi tin tin tin tin. Nó muốn bỏ xe lao xuống túm cổ áo tống một đấm vào mặt hắn. Nhưng nó chỉ quay đầu lại đưa ngón tay giữa lên rồi lại tiếp tục nhúc nhích giữa dòng xe cộ.

Dốc cầu. Mụ trẻ chạy xe ga. Thằng con đứng ở trước, chỗ để chân, đầu gục vào cổ xe, ngủ gật. Mụ vừa chạy lên dốc cầu bằng một tay, tay kia thò túi quần móc điện thoại ra, mắt nhìn điện thoại, tay bấm bấm.

Nó chạy trờ tới. ‘Ê, mày muốn tự sát thì dừng xe lại, đặt thằng bé xuống rồi nhảy xuống cầu kia kìa, con dở!’

Con mụ chửi vói theo cái gì chẳng biết. Thằng bạn chạy cùng chứng kiến, vượt lên, bảo: ‘Mày trông hiền lành thế thôi mà có lúc đanh đá gớm!’

Càng ngày nó càng hạn chế ra đường vì nó sợ một lúc nào đó con quỷ trong người nó sẽ không chịu ở yên mà nhảy xổ ra, gây họa”.

Con quỷ trong người bạn chưa nhẩy xổ ra gây họa nhưng rõ ràng chỉ trong 6 ngày nghỉ Tết Mậu Tuất đã xảy ra 231 tai nạn lưu thông trên cả nước, gây thiệt mạng cho 179 người và 183 người khác bị thương, tăng 27% so với cùng thời gian năm 2017.

Tình trạng này thật ra đã có từ lâu dưới chế độ CSVN chứ không phải mới đây nhưng càng ngày càng gia tăng, nhanh hơn tăng trưởng kinh tế hàng năm. Từ lúc dân số ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, thủ đô Hà Nội… tăng lên đến chóng mặt vì dân nhập cư từ các tỉnh khác, do mưu sinh, ào ạt kéo về, cộng với số lượng xe gắn máy, ô tô được nhập cảng, cấp giấy phép lưu hành bừa bãi, không tương ứng với sự phát triển đường xá, cầu cống.

Status của bạn diễn tả khá đầy đủ cách ứng xử kém văn hóa, thiếu ý thức, không được giáo dục, coi thường sinh mạng mình lẫn mạng sống người khác trong một xã hội phát triển không bình thường.

Câu hỏi được đặt ra: Đâu là nguyên nhân chính đưa đến cách ứng xử thiếu văn hóa của người dân trong khi giao thông trên đường phố như vậy?

Thật dễ dàng kết luận: Ồ! Luật pháp không nghiêm minh, người dân không được giáo dục về luật lệ giao thông, bằng lái không được cấp phát đúng tiêu chuẩn thi cử, cảnh sát giao thông không làm tròn phận sự, không có trách nhiệm, đời sống có quá nhiều căng thẳng, dễ sinh ra nóng giận…vân vân và vân vân…

Tất nhiên những nguyên nhân vừa kể không sai, nhưng chưa đủ. Nguyên nhân chính tiềm ẩn trong bản chất của đa số người Việt Nam cần phải nói đến, đó là lòng ích kỷ, muốn vượt lên hơn người khác, sự tự tôn, tâm lý kẻ cả, lúc nào cũng nghĩ rằng mình phải, mình đúng, dù có trái lè ra. Những tính xấu này dễ dàng biểu lộ khi “tham gia giao thông”.

Năm 2008, lần về VN cách đây đúng 10 năm, người viết chứng kiến một tai nạn giao thông. Trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, hai chiếc taxi đụng nhau khá nặng. Hai lái xe bước ra gầm gè chửi nhau, quơ tay múa chân, đổ lỗi cho nhau, bỏ mặc mấy hành khách trong xe đang bị chấn thương, có người bị chảy máu đầu.

Người đi đường thấy thế mới gọi chiếc taxi khác đưa nạn nhân vào bệnh viện. Không biết sự việc sau đó đã được giải quyết như thế nào, nhưng trong các nước có luật pháp nghiêm minh, rõ ràng, hành động bỏ mặc hành khách khi bị tai nạn để tranh cãi phải trái của lái xe, dễ bị truy tố ra tòa về tội thiếu trách nhiệm trong việc vận chuyền hành khách.

Cũng lần về đó, được người anh họ chở vào Chợ Lớn ăn mì hoành thánh. Hai anh em đang chạy chiếc Honda 50 chậm chậm trên đường Trần Hưng Đạo thì một cô gái chạy vọt qua mặt, cắt đầu quẹo phải. Tai nạn xẩy ra, người viết chỉ xây xát nhẹ, người anh trầy đầu gối khá nặng. Cô gái trạc độ 20-22 tuổi không bị ngã, thắng xe lại, nhẩy xuống nói khơi khơi: Sao chú chạy xe kỳ vậy?

Người anh họ vừa đau vừa giận dữ trả lời: Kỳ là sao? Cô chạy cắt đầu tôi, gây tai nạn còn hỏi ngang thế à? Cô gái nhún vai: Cháu tưởng chú cũng quẹo phải!

– Mja! Chạy xe mà tưởng là sao? May là lúc đó có anh bảo vệ một công ty trông thấy tai nạn rõ ràng do cô gái gây ra nên bước đến, nói cô gái đứng đó để anh gọi cảnh sát giao thông đến làm biên bản. Lúc đó cô mới biết sợ và rối rít xin lỗi được bỏ qua nhưng với lý do rất xấc xược là cô phải đi đến trường học ngay bây giờ.

Người viết từng ghé qua Thái Lan, Singapore và nhiều thành phố, thủ đô các nước khác trên thế giới, nhưng có lẽ không nơi nào văn hóa ứng xử khi xảy ra tai nạn giao thông giống như ở Việt Nam. Cách ứng xử biểu lộ sự hung hăng, trốn tránh trách nhiệm, luôn tìm cách giành lẽ phải về mình.

Việc hành xử kém văn minh, thiếu lịch sự nơi nào cũng có, tuy nhiên ở những đất nước luật pháp nghiêm minh, việc biểu lộ thái độ bất chấp an toàn giao thông chỉ là cá thể, dễ bị phạt vạ rất nặng, tương tự như việc nhục mạ người khác bằng lời nói hay cử chỉ khiếm nhã.

Không so sánh Việt Nam với Singapore, Thái Lan, Mã Lai, Philippines… chỉ so sánh với Bangladesh. Thu nhập bình quân của người Việt Nam cao hơn, dân số VN ít hơn, mật độ dân số thưa thớt hơn, phát triển kinh tế hàng năm cao hơn nhưng văn hóa ứng xử trong giao thông của người Việt còn kém xa người dân Bangadesh ở thủ đô Dhaka. Tại sao?

Lỗi chính tất nhiên do chế độ CS gây ra, bộ Giao Thông-Vận Tải, CSGT, giáo dục học đường, giáo dục xã hội không làm tròn trách nhiệm, nhưng chính người dân cũng góp phần không ít vào tệ nạn cư xử kém văn hóa lúc đi đường.

Nên xử sự như thế nào khi giao thông trên đường phố, khi tai nạn xẩy ra cho đúng với văn hóa mà chúng ta thường tự hào? Độc giả hãy tự tìm câu trả lời cho chính mình bởi vì biểu lộ văn hóa giao thông cũng chính là biểu lộ văn hóa mà chúng ta hấp thụ được từ trong gia đình, giáo dục học đường, xã hội.

Phải dừng khởi công thủy điện Luang Prabang ngay lập tức!

Nguyễn Tuấn Khoa

22-6-2020

Đập thủy điện Xayyaboury trên dòng chính Mekong. Nguồn: TC Lào-Việt

Trên dòng chính Mekong, Luang Prabang (1460 MW) là đập thủy điện lớn thứ hai trong số 9 đập thủy điện thuộc lãnh thổ Lào-Thái-Miên, đang được Tập Đoàn Dầu Khí VN (PVN) chuẩn bị khởi công vào đầu tháng 7/2020.

Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần 1)

LTS: Báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) công bố ngày 16 tháng 4 năm 2020, đưa ra những chi tiết về chuyện Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của ông đã và đang liên tục tấn công các nhà báo, các phóng viên và các phương tiện truyền thông Mỹ hơn ba năm qua, gây tổn hại cho nền báo chí Mỹ, cơ quan quyền lực thứ tư của đất nước này.

Trump đã đi rồi nhưng thế giới không quên (Phần I)

Một chính quyền Trump thứ hai sẽ gây ra thiệt hại không thể cứu vãn cho Hoa Kỳ với tư cách là một vai chính trong chính trị thế giới. Nhưng ngay cả với sự thất cử của Trump, phần còn lại của thế giới không thể bỏ qua những vết sẹo sâu và biến dạng của nước Mỹ. Chúng sẽ không sớm lành lại.

Thư ngỏ gửi Quyền Chủ Tịch nước

Nguyễn Đình Cống

28- 9- 2018

Đoán rằng chức Quyền Chủ Tịch nước của bà Đặng Thị Ngọc Thịnh chỉ trong khoảng thời gian ngắn vì Quốc hội sắp họp để bầu Chủ tịch. Tuy quyền không nhiều, thời gian ngắn, nhưng biết cách làm, biết việc cần làm thì Quyền Chủ Tịch vẫn có thể làm được một số điều tốt, để lại ấn tượng đẹp.

Liệu lịch sử cách mạng có lặp lại chăng?

Thuận Đạo

29-6-2020

Từ trái qua: Bà Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, đã bị nhà cầm quyền bắt ngày 23/6. Nguồn: Facebook

Những ngày này, đọc các tin tức về ba mẹ con cô Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, và cô Nguyễn Thị Tâm bị công an tỉnh Hòa Bình và Hà Nội bắt giam, lòng tôi lại xốn xang. Tôi thương những người phụ nữ, những nông dân tay lấm chân bùn, chỉ vì bị dồn đến bước đường cùng mà họ trở thành “thủ lĩnh dân oan”. 

Hàng chục ngàn người biểu tình chống tham nhũng ở thủ đô Rumani bị giải tán

Le Monde

Tác giả: Mirel Bran

Dịch giả: Phạm Toàn

11-8-2018

Ở thủ đô Bucarest, người ta dùng gas làm chảy nước mắt và súng bắn nước để giải tán một cuộc biểu tình của người Rumani sinh sống ở nước ngoài.

Nhiều chục ngàn người Rumani sinh sống ở nước ngoài đã tập hợp nhau hồi chiều ngày thứ Sáu trước trụ sở chính phủ để lên án nạn tham nhũng tại quê hương bản quán mình.

Vài suy ngẫm về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Nguyễn Tiến Dân

8-8-2017

Cựu TT Nguyễn Tấn Dũng, TBT Nguyễn Phú Trọng và “con dê” Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

1- Đối với Nhân dân Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn, tội lỗi ngập đầu

– Thứ nhất, băng đảng của y, luôn dùng dùi cui – súng đạn và nhà tù, để cưỡng bức Nhân dân phải chịu sự “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” của chúng. Nguyên tắc ấy, không có ngoại lệ. Ngay cả đồng đảng, cũng không được miễn trừ. Bởi thế, mọi việc y làm, đều phải nhất nhất tuân theo “đúng quy trình” của băng đảng. Làm theo đúng những gì mà cái Đảng “quang vinh và sáng suốt” của y chỉ bảo: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã thua lỗ và mất trắng hàng tỷ USD của Ngân khố Quốc gia. Sự thật tồi tệ ấy, nếu được bạch hóa: Huyền thoại “đỉnh cao trí tuệ của loài người”, sẽ tan như bong bóng xà phòng. Vì thế, Đảng phải chạy làng và Đảng cần một “con dê, để tế thần”. Đảng đã chấm y, để “chọn mặt – gửi vàng”. Đen cho Đảng, y không chịu và nhanh chân, chuồn mất. Y ra đi, để lại bao nỗi nhục nhã – ê chề, cho Đảng trưởng.

Thư ngỏ thách đố Chủ tịch nước

Nguyễn Đình Cống

7-10-2021

Phi lộ

Thư này vốn là kín, gửi riêng cho ông Chủ tịch. Tôi đã hai lần gửi thư chuyển phát nhanh qua Bưu điện, biên nhận. Ngày 22 tháng 9 gửi trực tiếp cho Chủ tịch. Ngày 24 gửi cho ông Chủ nhiệm Văn phòng, nhờ chuyến cho Chủ tịch. Thư gửi đến Văn phòng chủ tịch nước, số 2 Hùng Vương, Hà Nội. Chắc rằng ngày 27 tháng 9, khi Chủ tịch từ Mỹ về thì thư tôi đã có sẵn trên bàn của ông, và vài ngày sau tôi sẽ nhận được hồi âm. Nếu Chủ tịch không thể trả lời thì nhờ thư ký gọi điện thoại hoặc gửi email cho tôi biết.

Nhưng cho đến ngày 7 tháng 10 vẫn bặt vô âm tín. Phải chăng thư đã bị chặn hay là thất lạc đâu đó, chưa đến tay Chủ tịch, hoặc đã đến tay nhưng ông không xem. Vì vậy buộc tôi phải chuyển thành thư ngỏ, may ra có thể đến với ông. Ngoài ra thư ngỏ cũng để cho những ai quan tâm biết được.

Kính thưa ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Trong lúc làm thủ tướng ông đã có được nhận xét tốt của nhiều người là năng động, xông xáo, có thể ứng khẩu, nói ra những điều đang suy nghĩ chứ ít khi cặm cụi đọc những điều được viết sẵn. Tuy vậy ông cũng nổi danh Phúc Nổ vì đi đâu ông cũng có những câu bốc đồng làm người nghe giật mình, rồi còn có những câu nói thiếu thận trọng.

Nay ông làm Chủ tịch nước. Tôi đã nghe và xem kỹ lời tuyên thệ và bài phát biểu nhậm chức của ông trước Quốc hội. Tôi hơi thất vọng vì một chủ tịch nước không tự nghĩ ra được một lời thề đặc sắc, mang dấu ấn cá nhân mà đành chấp nhận đọc “một bài văn mẫu”, dài 76 chữ, dùng chung cho nhiều người.

Bài phát biểu nhậm chức của ông chưa đến hai ngàn chữ thì khoảng hai phần ba là những câu thưa gửi, chào hỏi, ca tụng, chúc mừng, cám ơn, kể thành tích. Những điều đó chẳng mấy ai muốn nghe vì nhàm chán, chẳng có gì mới. Phần còn lại của bài đề cập đến những việc mà Chủ tịch cần làm thì cũng chỉ là những việc chung chung về đối nội, đối ngoại.

Tôi định góp với ông vài ý kiến, nhưng nghĩ rằng chúng sẽ chẳng tác dụng gì nên chuyển sang thách đố. Mà chỉ thách đố làm được việc do chính ông vạch ra.

Ông hứa hẹn: “Chủ tịch nước sẽ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đội ngũ trí thức trong và ngoài nước. Ông cam kết: “Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn hay thuận lợi, Chủ tịch nước sẽ luôn gìn giữ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Trong thư gửi nhân dân TP HCM ông còn viết: “Gia tài lớn nhất của chính quyền là niềm tin của nhân dân. Vì vậy, cần có nhiều kênh, nhiều cách để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân, đáp ứng ở mức cao nhất”.

Tôi thách đố ông làm sao để gìn giữ và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc và nghe được những ý kiến mà dân muốn nói chứ không phải những điều lãnh đạo muốn nghe.

Xin ông cứ làm bình thường những công việc sự vụ hàng ngày của Chủ tịch như đã ghi trong Hiến pháp. Ngoài ra ông nên tập trung trí tuệ và tình cảm để thực hiện lời cam kết trên. Làm được việc đó có kết quả (chứ không phải vì hình thức, cho qua chuyện) sẽ là một đóng góp của Chủ tịch cho dân tộc.

Trước hết xin hỏi : Ông đánh giá thế nào về tình hình đại đoàn kết dân tộc hiện nay. Tôi cho rằng ông đang có những đánh giá sai. Tại sao vậy?. Tại vì ông và nhiều lãnh đạo đang bị khống chế về thông tin, đang bị tính chủ quan bịt tai, che mắt.

Để đánh giá đúng sự thật của xã hội VN hiện tại không hề dễ chút nào vì gian dối và ngụy biện lan tràn sâu rộng khắp nơi, nó đầy rẫy trong các văn kiện chính thống, trên báo chí và cả trong học thuyết Mác Lê. Khi chưa nắm được sự thật về tình cảnh nghi kỵ, mất lòng tin và chia rẽ của người Việt hiện nay mà nói đến đại đoàn kết thì chỉ là hô khẩu hiệu một cách vụng về.

Ca dao có câu : Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước hãy thương nhau cùng. Và câu : Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn. Một số người hiểu và giải thích hai câu trên như là thể hiện tình yêu thương, đùm bọc nhau của đồng bào và là điều tốt, đáng ca ngợi. Nhưng nhiều người giải thích theo cách khác, ngược lại, cho đó là những lời khuyên răn khi nhận thấy đồng bào chưa thật sự yêu thương nhau, lời khuyên mang tâm sự than thở, trách móc. Xin hỏi, Chủ tịch hiểu hai câu đó như thế nào?

Ông đưa ra việc gìn giữ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đội ngũ trí thức. Nếu đó chỉ là nói cho qua chuyện thì chằng cần bàn đến làm gì. Tôi thách đố là vì nghĩ rằng ông có chút thật lòng nào đó.

Xin hỏi, theo ông hiện nay nhân dân có mấy tầng lớp, ý kiến và nguyện vọng của các tầng lớp khác nhau như thế nào và ông định nghe tầng lớp nào là chủ yếu, nghe bằng cách nào để biết được sự thật. Tôi cho rằng đối với chính quyền thì dân có ba tầng lớp với nhu cầu, quyền lợi rất khác nhau, vì vậy ý kiến cũng rất khác nhau.

Đội ngũ trí thức gồm trí thức lề đảng và trí thức lề dân, mà trong mỗi lề lại gồm nhiều loại. Xin hỏi, ông biết gì và đánh giá thế nào về các trí thức lề đảng và trí thức phản biện thuộc lề dân. Tôi xin nói rằng phần lớn trí thức lề đảng là hữu danh vô thực, không đáng tin cậy và đại đa số trí thức phản biện là những người yêu nước thương dân chứ không phải thế lực thù địch.

Xin khẳng định rằng nếu ông chỉ biết nghe dân được chọn lựa ở các buổi tiếp xúc cử tri và trí thức lề đảng thì chỉ nhận được một phần nhỏ sự thật mà thôi, còn phần lớn sự thật đã bị che giấu và thay vào đó là những lời của tuyên giáo. Dựa vào thông tin như vậy để hoạch định chính sách, đường lối thì rất khó tránh sai lầm.

Trong hoàn cảnh chưa có tự do ngôn luận, chưa có tự do báo chí mà lại có nhiều tin giả như hiện nay thì một trong những cách tốt để biết sự thật là tổ chức đối thoại. Hãy nhân danh Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức đối thoại về vấn đề Đại đoàn kết dân tộc, về tự do dân chủ. Rồi nhân danh Chủ tịch nước xúc tiến nhanh việc ra luật về quyền tự do của công dân đã ghi trong Hiến pháp như tự do ngôn luận và báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình.

Tổ chức đối thoại chứ không phải là Hội thảo để mời người đến đọc báo cáo hoặc thuyết trình. Đối thoại nhằm đấu lý giữa những nhận thức và quan điểm khác nhau. Quan trọng là người dự. Ngoài một số rất ít bắt buộc đến nghe, còn chủ yếu đến là để trình bày quan điểm và nếu cần thì tranh luận. Họ được mời không phải dựa vào chức danh mà mỗi cá nhân muốn dự phải đăng ký và nộp tóm tắt các ý kiến. Nên tổ chức đối thoại công khai, nhưng trước mắt có thể chỉ công khai về việc tổ chức còn chưa công khai nội dung cũng được. Nếu chưa thể tổ chức đối thoại thì Chủ tịch có thể mời riêng một số trí thức phản biện để nghe trực tiếp ý kiến của họ. Cách mời là thông báo công khai để những trí thức phản biện tự đăng ký đến dự và trình bày.

Có nhiều khả năng là qua đối thoại và những con đường khác mà Chủ tịch biết được nhiều sự thật trước đây bị che giấu, nó có thể làm ông và nhiều người bị sốc. Nhưng biết được chỉ là điều kiện cần. Còn phải có điều kiện đủ mới giải quyết được vấn đề. Đó là trí tuệ và đức tính mà nhiều cán bộ lãnh đạo còn thiếu, trong đó có thể bao gồm cả Chủ tịch.

Trí tuệ gì, đức tính gì? Trí tuệ khoa học về thu thập và đánh giá thông tin. Điều này đối với những cán bộ cao cấp như ông là việc quá khó vì đầu óc đã bị chật cứng những giáo điều, tai đã quen nghe những lời ca tụng, mắt đã bị che, chỉ còn có thể nhìn về một hướng. Đức tính trung thực, chân thành, khiêm tốn và dũng cảm, là lòng nhân ái, bao dung, là từ bỏ thói kiêu ngạo cộng sản, là tránh xa sự huênh hoang của người chiến thắng.

Giả thử khi nhận ra những sai lầm trong đánh giá bản chất cuộc chiến tranh, trong đường lối đối với những người bên bại trận thì liệu các ông có đủ trung thực và dũng cảm để công nhận hay không, có đủ chân thành, khiêm tốn để sửa sai hay không, có nhân ái và bao dung đối với những con người bất hạnh bên bại trận hay không.

Xin hỏi ông chủ tịch. Đã bao giờ ông tìm hiểu kỹ về cuộc chiến Bắc Nam của Hoa kỳ chưa và đặc biệt là cách đối xử của bên thắng đối với bên thua. Nếu chưa thì rất nên chân thành tìm hiểu.

Trong phát biểu nhậm chức ông hứa trước Quốc hội và đồng bào, sẽ luôn tu dưỡng đạo đức, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; thượng tôn pháp luật và tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp. Không nghe ông nói đến trung thực, chân thành, khiêm tốn, nhân ái, bao dung. Phải chăng đó là những đức tính xa lạ đối với người cộng sản.

Lãnh đạo đã nói rất nhiều đến củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nhưng đã làm được rất ít, thậm chí còn làm sai một số việc dẫn đến chia rẽ, nghi kỵ và thù hận nhau. Hy vọng ông sẽ làm được nhiều điều có hiệu quả chứ không dừng lại ở lời nói suông. Nhân Quốc khánh vừa rồi Chủ tịch có đặc xá trên ba ngàn tù nhân. Đó là nhân đạo, nhưng có rất ít tác dụng trong việc củng cố khối đại đoàn kết vì rất nhiều tù nhân lương tâm vẫn bị đối xử tàn ác, nhiều vụ án oan sai thấu tận Trời mà không được cứu xét.

Thưa ông Chủ tịch. Tôi là một giáo sư, thuộc loại trí thức phản biện, thế hệ U90, nghĩa là thời gian sống trên đời này còn rất ít. Con chim sắp chết cất tiếng hót hay. Người già sắp chết thường nói sự thật. Tôi thách đố ông và sẵn sàng dâng hiến sức lực cùng trí tuệ cho công cuộc phục hưng đất nước, trong đó có việc củng cố đại đoàn kết và dân chủ hóa đất nước. Ông có thể tin lời tôi.

Cuối cùng, xin gửi đến ông lời chào kính trọng và lời chúc chân thành. Chúc ông có sức khỏe, có cuộc sống hạnh phúc, làm được những việc tốt cho dân cho nước, được nhắc đến như một vị Chủ tịch nước nhân từ.

Người viết: Nguyễn Đình Cống, Sinh năm 1937.

Số ĐT: 0389 578 620. Email : ndcong37@gmail.com

Hợp sức cứu Đồng bằng Sông Cửu Long

LTS: Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa và ao tôm cá của cả nước đang chìm dần dưới nước, khi đối mặt với nhiều nguy cơ dồn vào cùng lúc: Từ ô nhiễm môi trường, hủy hoại nguồn nước sinh hoạt; hạn hán gây ra thiếu nước vào mùa khô; vào mùa lũ thì bị lụt lội do triều cường dù mưa ít; thu hoạch ngư nghiệp bị giảm mạnh; đất lún dần do nước ngầm được bơm lên sử dụng; những dự án thuỷ lợi ngăn mặn hoá ngọt thất bại…

Đằng sau sự thanh trừng tham nhũng ở Việt Nam là gì?

Reuters

Tác giả: Matthew Tostevin Mai Nguyễn

Dịch giả: Trúc Lam

11-12-2017

Cờ của PetroVietnam tung bay cạnh cờ nước và cờ đảng tại trụ sở PVN ngày 11/1/2016. Nguồn ảnh: Reuters/ Kham

HÀ NỘI (Reuters) – Việc Việt Nam thanh trừng [các quan chức] tham nhũng cấp cao đã dẫn tới việc bắt giữ hàng chục quan chức của công ty dầu khí quốc doanh PetroVietnam và ngành ngân hàng.

Cũng như việc làm sáng tỏ tình trạng đút lót, hối lộ, quản lý kém và chủ nghĩa gia đình trị, trong các công ty nhà nước ở thời điểm cổ phần hóa đang gia tăng, các vụ bắt giữ cho thấy, phe bảo thủ có uy thế hơn trong Đảng Cộng sản cầm quyền.

Tổng thống Trump đánh Tàu Cộng, giữ gìn biển đảo cho… Việt Nam?

Đoản Kiếm

27-3-2020

Không biết từ bao giờ, người Việt Nam trong nước và một bộ phận rất đông đảo người Việt Hải Ngoại đã giao trọn một trọng trách quá lớn cho ngài “Tổng thống vĩ đại” nhất từ cổ chí kim này. Thỉnh thoảng, tui nghe nhiều người, trong đó có cả người thân trong nhà bảo tôi: Dù gì thì nhờ TT Trump mới chống được Trung Quốc, giữ biển đảo và đất nước Việt Nam này cho mày!!!

Hay ghê, nhưng hãi quá!

Mạc Văn Trang

2-9-2019

1. Hay ghê!

Mỗi năm thường về quê 4 -5 lần, mình vẫn thuê xe đi trong ngày, rất thoải mái. Nhưng giá thuê xe cứ tăng dần theo giá xăng và tiền qua Trạm thu phí; mỗi lần về quê chi hơn 1 triệu tiền xe, mất một góc lương hưu rồi!

Tổng thống Trump bị thổ dân cấm đến Mount Rushmore dự Lễ Độc lập

BTV Tiếng Dân

3-7-2020

Trong khi cả nước Mỹ đang đối phó với đại dịch, Tổng thống Trump tổ chức mừng Lễ Độc lập ở bang South Dakota, một sự kiện dự kiến sẽ có hơn 7.000 người tham dự. Ông Trump và bà Melania đang trên đường tới bang South Dakota, tham dự Lễ Độc lập tại Đài tưởng niệm quốc gia Mount Rushmore, nơi ông sẽ có bài phát biểu và tổ chức bắn pháo hoa vào lúc 10h50’ đêm nay 3/7/2020.

Những kẻ Hán nô

Lò Văn Củi

4-4-2018

Anh bảy Thọt bậm môi giận dữ, nhưng thốt không ra lời, anh ư hứ:

– Đúng, đúng là… là những…

Ông Hai Xích lô ngạc nhiên:

– Chà, gì mà tức giận kinh vậy Bảy, bây phải giận lắm mới tím tái mặt luôn kìa.

Quy định “nồng độ cồn bằng không”: Có thật cần thiết?

Lê Anh Hùng

30-12-2023

Chức năng của pháp luật

“Mẹ con bị thương!” Chúng tôi cũng bị thương

Nhã Duy

9-5-2023

Cindy và Kyu Cho, cùng cậu con trai ba tuổi tên James và William 6 tuổi. Cả 3 người đều qua đời, chỉ còn cậu con trai 6 tuổi. Nguồn: Annie Gimbel/ GoFundMe

 

“Steven lật xác người phụ nữ, ôm cậu bé máu phủ đầy người ra. Cậu bé hét toáng lên, giọng nức nở, ‘mẹ con bị thương, mẹ con bị thương’.

Thanh Hóa bác bỏ tin đồn lãnh đạo có “bồ nhí”: Vì sao dư luận vẫn không tin?

Hoàng Dân

27-3-2018

Ông Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa. Ảnh: Website tỉnh Thanh Hóa

Trong những ngày qua, tin đồn (tạm gọi, tạm tin) ông Đỗ Trọng Hưng, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa có bồ nhí (được biết người phụ nữ này tên Nguyễn Thị Trang, quê Thọ Xuân – Thanh Hóa, làm cộng tác viên trang điểm cho Đài phát thanh Truyền hình Thanh Hóa) trở thành chủ đề nóng trên báo chí, truyền thông và đặc biệt là mạng xã hội, khiến dư luận xôn xao, đồn đoán.

Đến nay, mặc dù người trong cuộc đã lên tiếng bác bỏ: ông Hưng khẳng định mình không biết cô Trang và cô Trang cũng khẳng định không quen biết ông, cả hai người đều đề nghị Công an điều tra làm rỏ. Các cơ quan chức năng, công an tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng vào cuộc điều tra xác minh. Chỉ hai ngày điều tra, Công an Thanh Hóa khẳng định chắc nịch, đối tượng xấu tạo dựng tin nhắn bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, uy tín lãnh đạo và đang truy tìm thủ phạm.