Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

90 năm đảng búa liềm

Phạm Đình Trọng

2-2-2020

Đảng búa liềm Việt Nam chọn ngày 3.2.1930 là ngày khai sinh tổ chức của họ. Từ đó, sau khi cướp được chính quyền và cướp được một vùng lãnh thổ để vỗ ngực xưng hùng xưng bá và ngạo ngược cưỡi đầu cưỡi cổ dân, hàng năm, cứ đến ngày sinh của đảng búa liềm, cả hệ thống truyền thông dối trá, lừa bịp của nhà nước búa liềm lại chạy hết công suất kể công lao tưởng tượng của họ. Nhờ có đảng, đất nước mới có độc lập, người dân mới có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Hai chiếc mặt nạ cùng rơi

Trung Nguyễn

1-2-2020

Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng đầu năm 2020 mà người dân Việt Nam đi từ cái sốc này đến cái sốc khác về đảng cộng sản cầm quyền. Cú sốc đầu tiên là “ác với dân” qua thảm sát Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1/2020; còn cú sốc thứ hai là “hèn với giặc” khi ngày 30/1/2020, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên bố Việt Nam chỉ có thể đóng cửa biên giới ngăn dịch viêm phổi cấp Vũ Hán khi được cộng sản Trung Quốc đồng ý.

Thi đua lố bịch!

Mạc Văn Trang

31-1-2020

Tôi nhớ vào những năm 1970, Hợp tác xã nông nghiệp Vũ La – Nam Đồng (Nam Sách, Hải Dương) còn nổi tiếng, có kết nghĩa với HTX Đời Mới của Hungary. Ngày mồng 2 Tết năm ấy, tôi về quê, thấy nói đoàn khách Hung và các quan chức Trung ương, tỉnh, huyện về, đang xem Hội thi cấy ở đầu làng. Tôi liền chạy ra xem.

Ai thắng ai trong thảm kịch Đồng Tâm?

Gellert Nguyễn

31-1-2020

Thảm sát Mậu Thân tại Huế là một vết nhơ trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Không lý giải nào có thể thuyết phục cho ký ức kinh hoàng của các gia đình nạn nhân khi hơn 5000 người dân vô tội chết oan uổng.

Lịch sử sang trang, mọi người cùng nhau tự an ủi là định mệnh đã an bài và hy vọng thảm sát tương tự sẽ không bao giờ tái diễn. Nhưng lịch sử tái diễn. Biến động đổ máu lại xảy ra tại Đồng Tâm, một ngôi làng nhỏ với 8000 người dân sống hiền hoà bên những mảnh ruộng thân yêu khi đang nô nức đón Xuân Canh Tý.

Trong đêm 8 rạng ngày 9 tháng 1 năm 2020, chính quyền Hà Nội huy động 3.000 cảnh sát cơ động đến làng Đồng Tâm, bắn chết ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, tại nhà riêng và bắt đi hơn 30 người dân Đồng Tâm. Sau đó, chính quyền truy tặng Huân chương Chiến công Hạng nhất cho ba cảnh sát bị thiệt mạng vì bất cẩn té xuống giếng. Một chiến thắng cao cả với phương tiện thích hợp? Thảm sát hay chiến thằng? Đó là vấn đề ở đây.

Nội dung tranh chấp là dân Đồng Tâm phản đối chính quyền chiếm đất nông nghiệp gồm có 59ha tại Đồng Sênh, nghĩa là thuộc về dân sự mà mọi phe liên quan phải tuân thủ quyết định của toà án. Khi chưa có án lệnh về các phương tiện cưỡng chế thì không ai có quyền khởi động, mà đặc biệt nhất là từ lúc 4 giờ sáng.

Còn cá nhân ông Lê Đình Kình hoàn toàn vô tội. Trước phút lâm chung, không ai truy tố ông về tội hình sự hay khai trừ Đảng. Trước mắt cảnh sát cơ động hay dân chúng, ông là một lão thành cách mạng được tin yêu, có 58 năm tuổi đảng, từng là bí thư đảng ủy và hy vọng vào giải pháp đối thoại ôn hoà. Có chứng từ pháp lý để xác định rằng đất ở Đồng Sênh là đất nông nghiệp, dĩ nhiên, ông Kình có quyền lưu giữ và trình bày trước toà án và công luận, một nhân quyền không thể tranh cãi.

Nhưng thay vì tham gia tranh tụng tại toà án để chung quyết vấn đề, chính quyền đơn phương dùng bạo lực tịch thu hết chứng cứ mà ông Kình đang cất giữ, bắt hết nhóm Đồng thuận Đồng Tâm và tiêu diệt ông Kình. Tại sao? Tổ quốc có lâm nguy như bãi Tư Chính đang bị xâm hại không mà dùng chuyên chính vô sản biểu dương? Không. Đồng Tâm không có tầm vóc của bãi Tư Chính.

Thời thế đổi thay, chính quyền không sử dụng khái niệm đấu tranh giai cấp lỗi thời: “Vô sản đoàn kết lại để tiêu diệt bọn bóc lột”. Không ai nhắc tới bạo lực chuyên chính sau ngày Đổi Mới. Khi lãnh đạo toàn diện, Đảng trở thành chủ nhân ông bóc lột công khai, khi nhân danh Hiến pháp và nhà nước pháp quyền. Đảng đứng trên và đứng ngoài Hiến pháp. Một chuyện mâu thuẫn với Đảng là không có luật chi phối Đảng, nhưng Đảng có quyền không tôn trọng luật, mà còn bắt buộc dân chúng phải tuân theo.

Một khái niệm vô nghĩa trong Hiến pháp là “Đất đai là sở hữu của toàn dân do nhà nước quản lý”. Sử dụng nguyên tắc này tùy tiện cũng là một phương tiện phát tài cho những phe nhóm quyền lực và quyền lợi trong đảng. Do đó, chính quyền phải ra sức để thu tóm quyền lợi kinh tế. Trong trường hợp tại Đồng Tâm, đó chính là tập đoàn Viettel, con cưng của Bộ Quốc Phòng.

Cốt lõi của vấn đề Đồng Tâm nằm trong khái niệm “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động ngoài khuôn khổ vận hảnh của nền kinh tế thị trường vì do các nhóm lợi ích theo xã hội chủ nghĩa định hướng. Không bị luật kinh tế chi phối, tham nhũng nảy sinh là tất yếu và chiếm dụng đất đai để khai thác là một thí dụ điển hình. Đây chính là trường hợp Đồng Tâm gặp phải.

Vai trò của cảnh sát cơ động trong tranh chấp? Hiến pháp quy định là lực lượng vũ trang phải trung thành và bảo vệ tổ quốc, nhân dân, chính quyền và đảng. Tuy nhiên, trong trường hợp Đồng Tâm, quyền lợi của nông dân bị tổn thương trầm trọng đang chờ phân xử trong khi lực lượng vũ trang lo bảo vệ quyền lợi các phe nhóm trong đảng và thẳng tay sát hại dân Đồng Tâm. Biện pháp đẫm máu này đi ngược lại với nguyên tắc của xã hội Đông phương là “Quan nhất thời, Dân vạn đại”, nó vẫn còn giá trị trong lòng người Việt.

Việc hy sinh của ba chiến sỹ là cần phát huy học tập hay là một trò hề không đoạn kết? Bộ Công an liên tục trình bày khác nhau các kịch bản về cái chết của họ. Thoạt đầu, Bộ nói rằng ba cảnh sát chết vì bị dân ném lựu đạn, đâm bằng dao phóng và rơi xuống hầm chông rồi bị thiêu chết ở Đồng Sêng (cách thôn Hoành, xã Đồng Tâm khoảng 3km). Sau đó, Bộ lại cho rằng, họ chết khi truy đuổi dân và bị rơi xuống giếng trời tại nhà ông Kình ở thôn Hoành, rồi bị dân thiêu chết.

Khi Bộ xác nhận trước công luận là “công an rất bối rối” vì phải thi hành “lệnh trên” nên mới có nhiều sơ hở, mà sơ hở nhất là khi cho ba sĩ quan chết ngoài đồng Sênh phải về chết giữa làng Hoành. Vì không có hình ảnh nào về cái chết để làm bằng chứng, nên dân chúng còn chờ nhiều lý giải ngộ nghĩnh khác. Suy đoán chung của công luận cho rằng, tai nạn xảy ra ngoài kịch bản không thể chấp nhận được và không có gì cao cả để cần học tập. Sự thay đổi nội dung vụng về của phía công an không thuyết phục được ai.

Còn cái chết thương tâm của ông Kình, khi không phải là chiến thắng thì chỉ còn lại kết luận là thảm sát. Hình ảnh cho thấy là cảnh sát đột kích vào tận nhà bắn vỡ tim, nát óc ông ngay trên gường ngủ rồi mang xác đi, tự tiện mổ bụng không theo thủ tục pháp y. Khi gọi vợ con ông nhận xác, còn bắt ký giấy xác nhận ông chết ở đồng Sênh, cách nơi ông bị giết chết ba cây số. Thảm sát được ngụy trang bằng dối trá còn đặt ra nhiều nghi vấn.

Nhưng sự thật phơi bài với nhiều bằng chứng khác được tìm thấy có tính thuyết phục cao hơn. Đó là việc bà Kình tìm ra dưới gầm giường một bao tải quần áo đầy máu của ông Kình, nhà cửa bị lục tung và bản đồ đất dán trên tường bị xé bỏ. Công an bê mất đi cái hòm gỗ có để bản đồ, hồ sơ giấy tờ đất đai, không còn một bằng chứng nào có thề trình bày trước toà án và công lụận. Tóm lại, đây là một cuộc đột kích và thảm sát tại chỗ để cướp chứng cứ, không có cơ sở luật pháp.

Sau cuộc thảm sát tại Đồng Tâm, chính quyền và nhân dân, ai thắng ai? Cả hai đều đại bại. Ngay trong thời bình, chính quyền gây thảm sát và dối trá truớc các thành phần cốt cán có niềm tin tuyệt đối vào Đảng và cả với gia đình nạn nhân của lực lượng cảnh sát cơ động. Còn dân chúng đại bại và một chuyện đã có từ 1975, nhưng lần này là đau xót nhất. Lý do hiển nhiên là bà con Đồng Tâm có một niềm tin son sắt vào sự lãnh đạo của Đảng và giải pháp đối thoại.

Vi phạm luật quốc tế trong vụ Trịnh Xuân Thanh đầu thú và vi phạm luật đất đai trong vụ ông Kình là hai vết nhơ không thể gội rửa cho lịch sử đất nước. Nếu chính quyền và dân chúng đều đại bại thì ai là kẻ chiến thắng? Một nghịch lý tiếp diễn cho chúng ta. Tại sao chính quyền thất bại lại còn tiếp tục cầm quyền và nhân dân thất bại lại tiếp tục cam chịu số phận?

Nghĩ gỉ và làm gì là một vấn đề cho tất cả nhưng người ưu tư đến vận mệnh của đất nuớc. Không phải chỉ tại Berlin, mà công an hải ngoại có thể đến khắp mọi nơi trên thế giới. Cảnh sát cơ động trong nước còn nhanh hơn, vì có thể có mặt tại bất cứ nơi nào để sẵn sàng chiến đấu chống lại nhân dân. Phan Thiết và Đồng Tâm là hai thí dụ điển hình.

Tất cả chúng ta sẽ là ông Kình trong thời kỳ mới. Đảng viên trung kiên như ông Kình mà Đảng còn đối xử như vậy, thì với người dân trên cả nước đều có thể xảy ra tương tự. Dân oan ở Mai Xuân Thưỏng, Thủ Thiêm hay Lộc Hưng và các nơi khác hãy học tập kinh nghiệm Đồng Tâm để chuẩn bị tinh thần.

Chiến thắng cuối cùng cho toàn dân như thế nào vẫn chưa được định hình nhưng ý thức và hy vọng về sức mạnh của dân tộc là một khởi điểm của tư duy.

Điểm báo: Đầu năm mới vụ Trịnh Xuân Thanh lại trở thành đề tài nóng

Hiếu Bá Linh

31-1-2020

Đầu năm mới vụ Trịnh Xuân Thanh lại trở thành đề tài nóng trên báo chí Việt Nam và Đức. Mở đầu là báo Dân Việt trong nước, đã giật tít “Trần Quốc Vượng: Kiểm tra vụ Trịnh Xuân Thanh mở đầu sự đổi mới” trong số báo ra ngày 10/01/2020.

Bệnh phổi Tàu và bà Giám đốc sở của Đảng

Jackhammer Nguyễn

30-1-2020

Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc sở Du lịch Đà Nẵng. Nguồn: chiecthiavang.com

Bà Trương Thị Hồng Hạnh là một mẫu hình tiêu biểu của một cán bộ cộng sản thời bình ở Việt Nam, và đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam.

Thư khẩn gửi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

Đào Tiến Thi

29-1-2020

Kính gửi ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ

Trong gần một tuần qua, dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành hết sức dữ dội ở Trung Quốc và nguy cơ lây lan ở Việt Nam là rất cao. Tin mới nhất, đến nay, Trung Quốc đã có 5494 người nhiễm bệnh, 131 người chết, 976 người nguy kịch, 9239 người nghi nhiễm và 44.132 người đang được theo dõi. Thành phố Vũ Hán gần như đã bị tê liệt các hoạt động.

Cục chính trị ĐCS Trung Quốc biết rằng, bệnh dịch có thể làm vong đảng

Epoch Times

Tác giả: Lương Trân Hương, PV Epoch Times đưa tin từ Hồng Kông

Dịch giả: Nguyễn Công Danh

29-1-2020

Người bảo vệ ở lối ra vào của Tử Cấm Thành vào ngày 25/1/2020. Nguồn: Nicolas Asfouri/ AFP

Phỏng vấn chuyên đề: Cục chính trị ĐCS Trung Quốc biết rằng, bệnh dịch có thể làm vong đảng – Phải bảo vệ 11 thành thị trọng điểm

Tại sao “quan giàu, nước yếu”?

Mạc Văn Trang

29-1-2020

Nhân ra TP Hạ Long chơi, hỏi chuyện bà con, ai cũng bảo “quan ở đây giàu lắm”. Ra nghĩa trang Bãi Cháy càng thấy sự phân hóa giàu nghèo một trời một vực giữa những lăng mộ của nhà quan chức, đại gia với tầng lớp bình dân.

Luật sư Schlagenhauf yêu cầu Chính phủ Đức can thiệp, trả tự do cho Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh

28-1-2020

Từ trái qua: Nguyễn Hải Long, luật sư Schlagenhauf và Trịnh Xuân Thanh. Photo Courtesy

Hôm 28/1/2020, bà Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh tại Đức, đã ra một thông cáo báo chí, trong đó bà yêu cầu Chính phủ Đức tiếp tục can thiệp với phía Việt Nam để trả tự do cho thân chủ của bà là Trịnh Xuân Thanh.

Lột xác

Nguyễn Đan Quế

28-1-2020

Vật chất và tinh thần con người là hai mặt của Sinh năng; Sinh năng là một phần của Vũ trụ năng; Vũ trụ năng trực tiếp ảnh hưởng trên Sinh năng; Tinh thần và vật chất hỗ tương tác động và có thể hoán chuyển lẫn nhau qua Sinh năng.

ChiNa CoroNa

Nguyên Đại

28-1-2020

Tết năm nay đã qua đi rất nhanh, không ai để ý. Người đọc Facebook lướt vội qua những trang tiệc tùng của bạn bè, cắm đầu tìm kiếm những thông tin về con vi-rút ở thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc – Coronavirus.

Cần một tầm nhìn mới: Tầm nhìn thế giới, nhân loại và thời đại (Phần 3)

Tạ Dzu

27-1-2020

Tiếp theo phần 1phần 2

Sống trong xã hội, người nào cũng có nghĩa vụ (duty, obligation) đóng thuế hay gia nhập quân đội ở hạn tuổi nào đó khi đất nước chiến tranh; bù lại, về già sẽ được hưởng quyền lợi (benefit) lương hưu, an sinh xã hội. Tuy nhiên, nếu cơ hội (opportunity) không bình đẳng, nghĩa vụ và quyền lợi công dân chưa đầy đủ ý nghĩa, tài sản (wealth) ngày càng tập trung vào tay một số ít, người giàu ngày càng giàu và càng có quyền, hố phân cách giàu-nghèo lẫn quyền lực chính trị ngày càng tăng, dễ trở thành mối đe dọa cho nền dân chủ (social unrest) như ta thấy hiện nay tại các quốc gia Âu Mỹ.

Cái ác còn ngự trị

Phạm Đình Trọng

27-1-2020

Sáng mồng một tết năm trước, Kỉ Hợi, ông bạn già Lê Phú Khải phôn gọi tôi đến cuộc gặp với mấy ông bạn viết Lưu Trọng Văn, Hoàng Dũng ở Sài Gòn, Nguyễn Thọ từ Koln, Germany trở về. Chúng tôi ngồi cà phê vỉa hè thanh thản cảm nhận tiết tấu lãng đãng của mùa xuân đất nước, lắng nghe giai điệu dìu dặt của cuộc sống Sài Gòn trong ngày thư thả tết nhất. Năm nay, mồng ba tết Canh Tý tôi vẫn không muốn ra khỏi nhà.

Đôi điều nhìn từ thảm sát ở Đồng Tâm…

Kông Kông

27-1-2020

Đầu năm không ai muốn nói đến chết chóc chứ chưa nói đến chuyện giết người ghê rợn còn hơn cả băng đảng. Đó là đảng giết chính “đồng chí” của mình chỉ vì muốn cướp đất đồng Sênh!

Chính trị Mỹ: Mất dân chủ có lợi cho Đảng Cộng hòa

New York Times

Tác giả: Ezra Klein

Dịch giả: Jackhammer Nguyễn

24-1-2020

Lời người dịch: Xã hội, văn hóa và chính trị Mỹ đang bị phân cực dữ dội. Bài phân tích sau đây giúp chúng ta hiểu sự phân cực đó, cũng như hiểu sự khác biệt chính trị giữa hai chính đảng lớn nhất nước Mỹ hiện nay.

Những người hàng xóm của tôi nghĩ về Đồng Tâm

Đào Tiến Thi

26-1-2020

Sáng nay, mùng 2 Tết, bốn chị lớn tuổi, hàng xóm có, cán bộ phụ nữ có, đến chúc Tết gia đình tôi. Các chị ấy vui nhộn quá, cười nói vang nhà, trong khi tôi thì rầu rĩ. Cho nên tôi không thể không giải thích là tôi bị sốc về vụ Đồng tâm, không sao bình thường được.

Luận tội trong bầu không khí chính trị phân cực

Hoàng Thủy Ngữ

26-1-2020

Cuộc luận tội tổng thống Trump đang diễn ra tại Thượng viện Hoa Kỳ. Sự kiện này vừa ly kỳ vừa đáng lo.

Bài viết của ông Phạm Quí Thọ về Chuyên chế

Jackhammer Nguyễn

26-1-2020

Từ ngữ…

Đã khá lâu, trên các mặt báo chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam người ta ít nghe đến cụm từ… “chuyên chính vô sản”. Điều này có thể được giải thích rằng Đảng muốn có một bộ mặt bên ngoài … hiếu hòa, thân thiện, vì sau vài chục năm hiểu sai, hay chẳng hiểu gì cả. Người Việt bây giờ cũng hiểu rằng “chuyên chính” là độc tài chứ không là gì khác.

Từ ĐBSCL đang ngập mặn, đi thăm nhà máy khử mặn Carlsbad lớn nhất nước Mỹ

Ngô Thế Vinh

25-1-2020

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL sống trong cảnh hạn mặn và thiếu nguồn nước ngọt

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Hình 1: TỪ NGUỒN NƯỚC BIỂN. Poseidon Water / Carlsbad Desalination Plant, nhà máy khử mặn từ nguồn nước biển qua kỹ thuật thẩm thấu đảo nghịch / reverse osmosis mỗi ngày sản xuất / cung cấp 50 triệu gallons nước/ ngày (190,000 mét khối), là nguồn nước uống tinh khiết cho 400,000 ngàn cư dân Quận San Diego. Nhóm Bạn Cửu Long đi thăm khu nhà máy khử mặn Carlsbad lớn nhất nước Mỹ; từ phải: Ngô Thế Vinh, Jessica H. Jones Director of Communications, Phạm Phan Long. Photo by Ngô Minh Triết (1)

Tết này tôi không có Tết

Đào Tiến Thi

25-1-2020

Thư ngỏ gửi cho tất cả mọi người lúc giao thừa

Khoảng 6 giờ sáng ngày 9/1/2020, tôi nhận được tiếng kêu cứu từ một phụ nữ ở Đồng Tâm. Người phụ nữ không muốn xưng tên, cho tôi biết, xã Đồng Tâm đang bị bao vây và đe dọa.

Nhìn nhận mới về thế giới

Nguyễn Đan Quế

24-1-2020

Nhiều người cho rằng, tình hình thế giới đang diễn biến vô cùng phức tạp và rất khó lường. Vì có nhiều yếu tố mới và cách giải quyết mới, nên cần phải có cách nhìn mới.

Đôi dòng tưởng niệm cụ Lê Đình Kình: “Khí thiêng khi đã về thần”

Tương Lai

24-1-2020

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 85

Cụ Lê Đình Kình (1936-2020). Photo Courtesy

Thao thức mãi không thể nào ngủ được, ngồi dậy bật máy tính, bấm vài dòng “mênh mông thế sự” khoá lại một năm quá nhiều điều phải suy ngẫm, để rồi nghĩ xem liệu còn có thể “để gió cuốn đi” tiếp những quằn quại “thế sự mênh mông” cho năm tới. Nhưng viết gì đây?

Phản hồi tác giả Lê Văn Bảy về thảm kịch Đồng Tâm

Nguyễn Tiến Trung

23-1-2020

Vừa qua tác giả Lê Văn Bảy có gửi BBC Tiếng Việt bài viết bày tỏ quan điểm của ông về thảm kịch Đồng Tâm với tựa đề “Cụ Kình và những mạng người đánh đổi đất ở Đồng Tâm, ai thắng, ai thua?” Trong đó ông Bảy đã bỏ công ra nghe lại những video clip, cho thấy cảnh cụ Lê Đình Kình, con của cụ là anh Lê Đình Công, và nhiều người nữa chủ trì các phiên họp của dân xã Đồng Tâm với nội dung thề hy sinh để giữ đất, trong đó có rất nhiều lời lẽ đe dọa bạo lực đã được đưa ra.

Thực lục về lời nói phải của một người con gái, có tác dụng thay đổi cả hệ thống pháp luật hà khắc

Hồ Bạch Thảo

23-1-2020

Hán Thư là một bộ sử nỗi tiếng trong Nhị Thập Tứ Sử Trung Quốc, gồm 100 thiên, do ba cha con nhà họ Ban; bố là Ban Bưu, con trai Ban Cố, con gái Ban Chiêu, cùng một cộng tác viên là Mã Tục; tất cả 4 sử gia bỏ ra 40 năm trời để soạn ra.

Cộng sản ác ghê!

Trần Ngọc Sơn

23-1-2020

Ngày 16/1/2020, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức trọng thể Lễ tang 3 “liệt sỹ”, ” hy sinh” tại xã Đồng Tâm, được Nguyễn Phú Trọng truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất; Nguyễn Xuân Phúc cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.

Ngày cuối năm: Nghĩ về những thách thức và hy vọng cho phong trào nhân quyền Việt Nam năm 2020

BTV Tiếng Dân

23-1-2020

Thêm một năm nữa trôi qua. Ngày 30/4/2020 sắp tới sẽ đánh dấu 45 năm Tháng Tư Đen, sau 45 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam với cái giá hàng chục vạn cựu sĩ quan, binh lính và viên chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bị hành hạ, tra tấn trong các trại tập trung cải tạo, cùng hàng triệu người Việt phải bỏ xứ ra đi.

Thư gửi các lãnh đạo hàng đầu về sự kiện Đồng Tâm

Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập. Tự do. Hạnh phúc

Kính gửi Chủ tịch Nước,

Chủ tịch Quốc hội

Thủ tướng Chính Phủ

Năm hết Tết đến, theo truyền thống đạo lý cổ truyền của dân tộc chỉ nói chuyện vui, chúc điều tốt lành. Nhưng chúng tôi không thể làm vậy vì giáp Tết cổ truyền, máu của cụ lão nông Lê Đình Kình, 84 tuổi đời, 58 tuổi Đảng đã chảy dưới họng súng oan nghiệt, bị bắn vỡ đầu gối, vỡ tim, vỡ óc, rồi bị đem đi rạch bụng để trả xác về cho vợ con khâm liệm và đem đi chôn như những gì đã bày ra rõ ràng trước mắt mọi người!

Tự Do và chính trị

Phan Thành Đạt

22-1-2020

Vì yêu tự do nên tôi mải đi tìm. Tôi qua núi, qua sông, qua rừng, qua biển, tôi chưa biết đâu sẽ là điểm đến, tôi đi tìm khuôn mặt của tự do.

Nghĩ về lời chúc mừng năm mới

Trịnh Khả Nguyên

22-1-2020

Vào những ngày đầu năm người ta thường chúc nhau, chúc mừng năm mới, hầu hết là chúc được bình an.