Quyền giải thích luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội

Huy Đức

11-10-2021

Lẽ ra, sau sự kiện hàng loạt chuyến bay đến Nội Bài phải hủy do “cát cứ” của Hà Nội, UBTV Quốc hội nên họp và đưa ra giải thích, Hà Nội là thủ đô quốc gia hay Hà Nội là một quốc gia.

Ngày luật sư – Tự hào hay bi quan?

Ngô Anh Tuấn

10-11-2021

Tôi tới với nghề luật sư không phải là sự tình cờ nhưng thực tình, tôi không để ý quá nhiều về lịch sử của nghề. Có người sẽ cho đó là sự thiếu trách nhiệm với tiền nhân nhưng tôi lại quan tâm nhiều tới tương lai hơn. Già hơn chút nữa, chắc hẳn nhiều người như tôi hướng về nguồn cội…

Chống dịch hay hiếu sát?

Mai Bá Kiếm

10-10-2021

Ông Trần Tấn Công, Chủ tịch huyện Trần Văn Thời xác nhận đang đề nghị dưới cơ sở làm văn bản báo cáo vụ “tiêu hủy đàn chó (15 con) của vợ chồng anh Phạm Văn Hùng chở từ TP.HCM về đây”.

Những phát lộ đáng sợ (Phần 2)

Nguyễn Thông

5-10-2021

Tiếp theo Phần 1

Trong vụ “cưỡng chế xét mũi” ở tỉnh Bình Dương hôm 28.9, điều may mắn nhất là kết quả xét nghiệm. Người phụ nữ đó cần cảm tạ trời đất và cả khoa học nữa khi có kết quả âm tính.

Chống dịch Covid-19 bằng biện pháp chống Hiến pháp và chống dân

Phạm Đình Trọng

2-10-2021

“Chống dịch như chống giặc” dịch ở lẫn trong dân. Chính quyền nhìn người dân nào cũng như một ổ dịch và mọi việc làm chống dịch của chính quyền đều nhằm chống dân.

Tổ chức và nhân sự: Thiếu thích hợp phải trả giá

Ngô Huy Cương

1-10-2021

Không muốn, nhưng nhiều người có một nhận định chung rằng: những đạo luật có nhiều sai sót và bất cập nghiêm trọng nhất là những đạo luật được làm ra và thông qua vào nhiệm kỳ Quốc hội từ năm 2011 đến 2016.

Công lý 404

Tuấn Khanh

1-10-2021

Trong buổi hòa giải, ông Võ Thanh Quân đã buộc phải công khai xin lỗi bà Hoàng Phương Lan. Ảnh trên mạng

Buổi tối ngày cuối tháng 9-2021, khi câu chuyện về người phụ nữ bị đủ loại lực lượng của chính quyền tấn công ngay trong căn nhà mình ở Thuận An, Bình Dương, vẫn còn đang nóng hổi trong dư luận, thì các bài báo nói tương đối đủ và đúng về sự kiện này đột nhiên mất dạng. Nhiều người hỏi nhau, và thử tìm vào báo Tuổi Trẻ điện tử, nơi có bài phát pháo đầu tiên mang tên “Phá cửa cưỡng chế dân đi xét nghiệm: Vi phạm quyền con người”, thì đã chỉ còn lại phần thông báo 404, lỗi vì không tìm thấy.

Vị thế người làm chủ đang bị lung lay

Ngô Anh Tuấn

30-9-2021

TRƯỜNG HỢP NÀO BẠN ĐƯỢC VÀO NHÀ NGƯỜI KHÁC?

Pháp luật không có quy định liệt kê chi tiết, bao trùm nhưng tôi có thể liệt kê sơ bộ một số trường hợp mà chúng ta có thể được vào nhà người khác, cụ thể như sau:

Thấy gì từ vụ cưỡng chế test Covid?

Mạc Văn Trang

30-9-2021

Cái clip ông Võ Thanh Quan bí thư đảng ủy phường Vĩnh Phú, TP Thuận An, Bình Dương chỉ đạo lực lượng chức năng phá cửa, xông vào nhà cưỡng chế chị Lan đi test Covid đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước.

Vụ án “Bao ăn” đối với ông Bí thư phường Vĩnh Phú

Đặng Đình Mạnh

29-9-2021

Người miền Trung hay miền Bắc chắc ít biết từ ngữ này: “Bao ăn” hay “Bao xài”. Vì đây là phương ngữ dùng trong buôn bán của người miền Nam. Theo đó, “Bao ăn” hay “Bao xài” là lời cam kết chắc nịch của người bán về chất lượng sản phẩm của họ bán ra. Nếu khi dùng sản phẩm không được ưng ý, người mua mang sản phẩm đã dùng dở đến than phiền về chất lượng thì sẽ được một đổi một ngay tắp lự. Thế nên, dễ hiểu khi sản phẩm “Bao ăn” hay “Bao xài” thường có giá bán cao hơn bình thường.

Đó là hành vi phản cảm và có dấu hiệu trái pháp luật

Lê Ngọc Luân

29-9-2021

Tối hôm qua, LS Tran Duy Canh có đưa clip về cảnh lực lượng chức năng phá cửa để cưỡng chế một phụ nữ đi test Covid. Điều đầu tiên, đứng ở góc độ bình thường của một người dân tôi cảm nhận hành vi đó vô cùng tàn bạo. Ám ảnh và đau đớn nhất là tiếng khóc thét của trẻ con, tiếng thét đó sẽ là nỗi ám ảnh hằn sâu vào trong ký ức tuổi thơ trong sáng và nó không biết lý do tại sao mọi người phá nhà và bắt mẹ của mình đi. Mẹ con đã làm gì sai hay sao? Và có thể cháu sẽ bị chấn động và khắc sâu một vết thương cho đến mai sau.

Công an kiếm mấy tỷ đồng một tháng?

Hoàng Dũng

22-9-2021

Đại tá Phùng Anh Lê (bên trái). Ảnh trên mạng

Tối 21/9/2021, Cơ quan Điều tra Viện KSNDTC đã khám nhà và bắt Đại tá Công an Phùng Anh Lê với cáo buộc xâm phạm hoạt động tư pháp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói rất hay, nhưng khó hiểu

Ngô Huy Cương

17-9-2021

Trong phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gần đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ đạo loại bỏ tình trạng ban hành “luật khung”, “luật ống”.

Vụ án con Vích: Có bao nhiêu kịch bản xảy ra và hậu quả của nó là gì?

Lê Ngọc Luân

16-9-2021

Sắp tới, Toà tỉnh Cà Mau sẽ đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm lần 2 để xét kháng cáo kêu oan của hai ngư dân nghèo. Tôi và đồng nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ các lập luận biện hộ. Vậy có bao nhiêu kịch bản sẽ xảy ra, hậu quả pháp lý của nó là gì?

Phát ngôn của tướng Lê Tấn Tới và vấn đề phim ảnh bạo lực

Chu Mộng Long

16-9-2021

Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho biết, sau khi VTV1 chiếu bộ phim “Người phán xử”, các băng ổ nhóm tội phạm xã hội đen mọc ra và phát triển rất nhiều. Các báo đồng loạt loan tin như vậy sau cuộc họp ngày 14.9 của UBTV Quốc hội. Ông đề nghị sửa đổi điều luật trong Luật Điện ảnh về chế tài cấm phim ảnh cổ suý bạo lực.

Luật của ta chép cũng không nên hồn, Quốc hội nói gì?

Ngô Huy Cương

15-9-2021

Bộ luật Dân sự 1804 của Pháp có một nguyên tắc cực lớn ghi rằng: “Thẩm phán nào thoái thác không xét xử, viện lẽ rằng luật không qui định, luật tối nghĩa hay luật thiếu sót thì có thể bị truy tố về tội không chịu xét xử” (Điều 4).

Vụ án con Vích: Chuyện bây giờ mới kể (Phần 2)

Lê Ngọc Luân

12-9-2021

Tiếp theo phần 1

Hình ảnh tham gia lễ hội tạ ơn các con vật linh thiêng (tồn tại hàng trăm năm nay) dành cho người đi biển như: Long, Phụng, cá Ông và Qui (Rùa Biển). Ảnh: FB tác giả

Một vụ án kinh hoàng đang xảy ra tại Cà Mau (Phần 1)

Lê Ngọc Luân

10-9-2021

Mọi người còn nhớ vụ án con Vích không? Đây là vụ án mà những ai theo dõi đã phẫn nộ và rất nhiều người gặp chia sẻ vì quá bức xúc, đau xót. Chúng tôi có thể khẳng định đó là vụ án oan không phải 99% mà 100%.

Luật đất đai rồi sẽ ra sao? Chính phủ và Quốc hội cần hết sức quan tâm!

Ngô Huy Cương

10-9-2021

Có lẽ trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, luật đất đai là loại pháp luật khó xác định nhất về phân loại và là luật đặc biệt nhất, gây tác động lớn nhất tới đời sống xã hội.
Kể từ khi Hiến pháp 1980 ra đời trong bối cảnh vừa thống nhất đất nước, tinh thần chủ nghĩa xã hội đang lên cao những tưởng chủ nghĩa xã hội sắp xây dựng thành công đến nơi trên đất nước ta, do vậy Điều 19, Hiến pháp 1980 tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân cùng với hầu hết tư liệu sản xuất chủ yếu khác theo qui luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội (được tuyên bố hùng hồn tại Điều 15, đoạn 2 của Bản Hiến pháp này).

Bộ Y tế có quyền rút chứng chỉ hành nghề Y không?

Trần Duy Canh

9-9-2021

Ngày 4/9/2021, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ban hành 1 công văn gây bão trong dư luận khi cho rằng nhân viên y tế nếu tự ý bỏ việc sẽ bị tước chứng chỉ hành nghề hoặc kỷ luật hành chính. Trong điều kiện đội ngũ bác sĩ đang vắt kiệt sức trên tuyến đầu chống dịch với nguồn hỗ trợ, quan tâm hời hợt và ít ỏi của Bộ Y tế (xem link ở comment) thì công văn đe dọa này được xem là phản cảm và trái luật.

Án lệ và sự khốc liệt

Nguyễn Tiến Tường

9-9-2021

Một thanh niên giao đá ở chợ Bình Điền mất việc, về quê Cà Mau và dương tính với Covid. Toà xử anh 5 năm tù vì không khai báo thành thật và lây bệnh cho người khác.

Virus corona luật pháp

Phạm Đình Trọng

8-9-2021

HIẾN PHÁP 2013. ĐIỀU 25 BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA NGƯỜI DÂN. LUẬT HÌNH SỰ 2015 VỚI CÁC ĐIỀU LUẬT VI HIẾN 109, 117, 331 LẠI BUỘC TỘI NGƯỜI DÂN THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN.

Tình trạng tùy tiện áp dụng rừng luật trong chống dịch ở Việt Nam…

Nguyễn Anh Tuấn

6-9-2021

1. Cấm – phạt người dân ra đường “không cần thiết”, rào chặn đường phố. Lệnh “miệng” thì là theo các Chỉ thị, nhưng Chỉ thị lại không phải là văn bản Luật, nên:

– Phạt theo Nghị định 117, đẫn đến, vi phạm Quyền Tự Do Đi Lại – Hiến Pháp 2013.

2. Xông vào nhà, tóm người bị cho là F0, F1, đem đi nhốt tập trung vào nơi tồi tàn, trái với nguyện vọng của người ta:

– Áp dụng nghị định 101, đẫn đến, Xâm phạm nghiêm trọng Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Thân Thể và Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Nơi Ở của công dân – Hiến Pháp 2013.

*

Khoản 2, điều 14, Hiến Pháp 2013 cho phép nhà nước hạn chế Quyền công dân trong trường hợp cần thiết vì sức khoẻ của cộng đồng.

Tuy nhiên, vì không có bất kỳ tiêu chí nào về mức độ lây lan dịch bệnh, để khi căn cứ vào đó Nhà Nước có thể áp dụng Luật “con”, hòng hạn chế Quyền công dân, do đó Hiến Pháp 2013 có điều 70 và 88 quy định về ban bố TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP.

Căn cứ vào đó, nếu chưa có Tuyên bố Tình Trạng Khẩn Cấp đúng theo quy định của Hiến Pháp, thì mọi hành vi vận dụng Luật (con), để hạn chế Quyền công dân trong Luật (mẹ), thì đều là TUỲ TIỆN, là vi phạm Hiến Pháp.

Nếu VN ta có toà án bảo vệ Hiến Pháp, thì các văn bản Luật vi phạm Hiến Pháp này đã không thể được áp dụng tuỳ tiện như vậy.

(Công dân VN đã không bị cấm ra đường, không bị phạt tuỳ tiện, không bị phá cổng-cửa nhà, không bị tóm bắt đi nhốt vào nơi tồi tàn.)

Vì chế độ chính trị ở VN đang chỉ có một đảng độc quyền, đảng này hoạt động ngoài vòng Pháp Luật, ở trên Hiến Pháp, nên chúng lập ra nhà nước không có toà án bảo vệ Hiến Pháp.

Công dân khi đối mặt với việc bị cơ quan tổ chức nhân danh việc chống dịch, tuỳ tiện xâm phạm quyền công dân (như nêu trên), hãy bình tĩnh áp dụng các bước như sau:

1. Ghi hình lại toàn bộ quá trình xảy ra vụ việc có dấu hiệu vi phạm quyền công dân.

2. Hỏi rõ, chụp lại, giữ lại tờ quyết định (xử phạt, cách ly tập trung) và lưu lại tên tuổi chức vụ của các cá nhân tham gia vào việc xâm phạm Quyền công dân (như việc chặn – phạt người dân ra đường, hay xông vào nhà bắt người đem đi cách ly tập trung).

3. Lưu giữ biên bản phạt, biên lai tiền phạt.

4. Khởi kiện, tham gia kiện các cá nhân và cơ quan tổ chức xâm phạm quyền công dân, khi có cơ hội (với các bằng chứng được thu thập và lưu lại) ở trên.

Không chính quyền nào tồn tại mãi mãi, không chế độ nào không thay đổi. Ngay cả bản thân chế độ đảng nhà nước cộng sản này còn thay đổi rất nhiều trong gần 70 năm qua, vô số cái bị cho là sai trong quá khứ, thì sau đó lại đúng (Ví dụ như vụ khoán ruộng ở Vĩnh Phú 1976 bị cho là sai, rồi đến “đổi mới” năm 1986 lại chia ruộng ra).

Do đó cơ hội để mỗi công dân đòi lại công bằng cho mình và người thân, đều rõ ràng tồn tại trong tương lai không xa.

Chưa biết bao giờ sẽ phù hợp để đòi lại công bằng, nhưng ngay bây giờ nếu chúng ta bình tĩnh làm đủ các bước tự bảo vệ mình như vậy, thì chắc chắn bọn chúng sẽ phải chùn tay.

Hãy lan toả nội dung này, để bảo vệ lẫn nhau, bảo vệ quyền của chính mỗi chúng ta.

Nếu không còn những Quyền công dân căn bản này, chúng ta thực sự chỉ đang tồn tại và chấp nhận bị đối xử như những con vật bất cứ lúc nào, chỉ đang trông chờ vào may mắn để “thoát nạn”.

Thủ tướng ban hành văn bản chống Covid có dấu hiệu vi phạm Hiến pháp và pháp luật!

Trần Đình Triển

4-9-2021

Phòng chống dịch Covid, không chỉ nhiệm vụ của mỗi quốc gia, mà là trách nhiệm của toàn thế giới để bảo vệ loài người. Trước tình hình cấp thiết có tính thời đại đó, đòi hỏi nhà nước phải xác định tình trạng khẩn cấp, có những giải pháp đúng và phù hợp phòng chống Covid đạt hiệu quả tốt nhất.

Chống người thi hành công vụ: Nguyên nhân và giải pháp

Ngô Huy Cương

30-8-2021

Suốt nhiều năm nay, chống người thi hành công vụ xảy ra liên tục và có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Trong đợt chống dịch này, tình trạng đang ở một đỉnh điểm.

Chuyển đơn kiến nghị của các Luật sư về vụ án Hồ Duy Hải đến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Trần Hồng Phong

13-8-2021

Cách nay khoảng 2 tuần, Ls. Lê Văn Hoà cùng khoảng 40 Luật sư khác đã gửi Đơn kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải đến Liên đoàn Luật sư VN, nội dung đề nghị kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét lại vụ án này.

Luật về Hội

Ngô Ngọc Trai

9-8-2021

Tình hình dịch bệnh hiện nay làm xuất hiện nhiều hoàn cảnh cần được giúp đỡ và trong bối cảnh như vậy nhiều người chợt nhận ra mình có thiên hướng tính cách hoạt động xã hội muốn tham gia giúp đỡ cho người.

Câu trả lời về quyền lựa chọn vắc-xin

Lê Ngọc Luân

2-8-2021

Mạng xã hội đang náo loạn vụ tiêm vắc-xin, vậy dân có quyền lựa chọn vắc-xin không? Nếu không tiêm có bị phạt? Có bị tù? Dân có nghĩa vụ phải tiêm vắc-xin không? Dưới đây là giải đáp của tôi, hoàn toàn dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành, bài viết chỉ mục đích duy nhất là chia sẻ pháp luật.

Ý kiến của tôi về nội dung kết luận vụ chiến sĩ Trần Đức Đô do báo PLTP đăng tải

Nguyễn Duy Bình

14-7-2021

1. Bài báo nêu: “Cơ quan Điều tra đã phục dựng lại vị trí, tư thế treo cổ của quân nhân Trần Đức Đô theo mô tả của những quân nhân phát hiện sự việc đầu tiên, xác định khi đó Đô mặc áo lót bộ đội màu xanh, quần rằn ri K20, chân đi dép rọ bộ đội, người duỗi thẳng, mặt quay về hướng Tây (hướng vào thân cây), bàn chân cách mặt đất 1,23m.”

Kiến nghị số 04 về vụ án Hồ Duy Hải

Lê Văn Hòa

13-7-2021

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc