WASHINGTON, D.C. (NV) – Nội các của Tổng Thống Donald Trump đang tái khởi động những nỗ lực để trục xuất số di dân Việt Nam vốn là những người được sống hợp pháp ở Hoa Kỳ trong nhiều thập niên qua. Nhiều người trong số họ đã trốn thoát khỏi đất nước sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975.
Khi những người Việt Nam tị nạn đầu tiên đến định cư ở thị trấn ven biển Seadrift, Texas, họ đã phải đối mặt với thái độ thành kiến và giận dữ từ một số người dân địa phương. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào ngày 25/11/1979, khi đảng Ku Klux Klan đến làng chài này. Họ đe dọa các ngư dân Việt Nam đang cạnh tranh với ngư dân da trắng bản địa và buộc [các ngư dân Việt Nam] phải từ bỏ ngư trường ở đây rồi rời khỏi thị trấn này. Đó chỉ là một phần của làn sóng thù địch nhắm đến khoảng 130.000 người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ sau ngày chính quyền Sài Gòn sụp đổ.
Bốn thập kỷ sau, người Việt Nam vẫn đang bám trụ dọc theo vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳ (US Gulf Coast). Quá trình người Việt tìm cách thích nghi với nơi này là một một trang sử đầy giá trị giáo dục, và nó cung cấp một cái nhìn, để qua đó chúng ta xem lại thái độ hiện tại với người nhập cư.
“…Gia tài của mẹ để lại cho con là nước Việt buồn!” – Trịnh Công Sơn
1. Khi niềm tin của người dân không còn
Có thể nói, từ cổ chí kim không một quốc nào phát triển và thịnh vượng mà bên trong quốc gia ấy không có sự thống nhất, hòa hợp của cả cộng đồng dân tộc. Và thước đo cho sự hòa hợp này chính là chỉ số niềm tin của mỗi cá nhân trong xã hội dựa trên ba mối quan hệ căn bản sau:
Ông Donald Trump, vị tổng thống thứ 45 của Mỹ là người vô cùng đặc biệt với người Việt Nam. Đặc biệt vì ông là tổng thống Mỹ duy nhất gây chia rẽ người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Ở đây, không phân biệt người VN ở Mỹ, Đức, Pháp, Ý…, trong hay ngoài nước, hễ nói về ông, lập tức người Việt chia thành 2 nhóm: Chống và bênh.
Tôi đặt chân sang Ba Lan cuối năm 1988, đúng lúc nền kinh tế, chính trị, xã hội đất nước này như bên thùng thuốc nổ chỉ chực chờ mồi lửa là tan tành.
Lúc đó đường phố thủ đô Warszawa thì hoang tàn, xám xịt. Các cửa hàng thì vắng teo, trống rỗng. Trên vỉa hè đôi chỗ có những người trung tuổi trải tấm nilon bày bán lèo tèo ít sách cũ, quần áo cũ, đồ cũ. Có cụ bà vai khoác vài nhánh tỏi, cụ ông tay bế con chó con… chôn chân giữa trời tuyết lạnh, đứng bán.
Cả đời mình chưa bao giờ tham gia biểu tình mà cũng chưa bao giờ rủ rê (xúi dục?) ai biểu tình. Ở Berlin, hội cờ vàng cờ đỏ của người Việt tổ chức biểu tình suốt. Biểu tình trước đại sứ quán Việt Nam, biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc, biểu tình chống Formosa, biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm biển Đông, biểu tình chống gián điệp Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, biểu tình chống đàn áp các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam… Chưa bao giờ mình xuống đường cùng đồng hương. Bị người quen hỏi tới, mình chỉ nhăn răng cười. Có nhiều lý do để mình không tham gia lắm, nào là bận đi chợ, nào là bận đánh tennis, nào là không biết tổ chức biểu tình chỗ mô, nào là không có ai kêu điện thoại rủ đi… Ai nghe mình viện lý do vắng mặt, cũng gật đầu thông cảm. Dân chủ tự do mà, ai thích thì tham gia, ai không thích thì thôi. Làm gì có chuyện chửi nhau là phản động hay lên án người khác là không yêu nước.
Nhiều anh chị em của tôi đang sống ở ngoài Việt Nam và không được, không thể về nước. Họ bị từ chối visa. Bị trục xuất. Bị đe dọa khi về nước.
Chúng tôi không bao giờ từ chối tổ quốc nhưng bị đẩy ra khỏi đất nước thành những kẻ vô tổ quốc.
Những người cầm quyền ở Việt Nam hiện nay đang hành xử như thể họ độc quyền sở hữu đất nước, như thể đất nước là một thứ tài sản riêng của họ; thứ tài sản mà họ có thể cho thuê dài hạn, mang thế chấp, bán bớt, bán dần, làm hư hỏng, làm tàn hại, và họ tỏ ra bất lực trước sự việc bị ngoại bang đe dọa và xâm chiếm, mà họ không chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với chúng tôi.
“Nông dân, công nhân hôm nay bị bóc lột còn tàn tệ hơn trước kia vì sự cấu kết công khai giữa chế độ với tư bản hoang dã. Bản án tử hình nông dân Đặng Văn Hiến ở Đắk Nông mới đây nói lên tất cả! Chống tư bản để phe nhóm kết thành hệ thống tư bản đỏ, càng tàn độc hơn. ‘Cách mạng’ vỡ nhanh như bong bóng xà phòng. Biến một xã hội có nền tảng văn hóa lâu đời thành một xã hội mông muội. Một cái vòng lẩn quẩn oan nghiệt!“
____
Hồ Phú Bông
20-1-2018
Cuối năm thường nghĩ về, còn đầu năm không mấy ai muốn nói chuyện ra đi, dù chỉ mới nghĩ đến thì tâm trạng đã rối bời. Đã bâng khuâng, xao xuyến. Ra đi như vậy là sẽ quay về. Quay về vì tình quê hương là sợi dây vô hình ràng buộc đã thấm đẫm trong máu, trong tim. Về, để hồi sinh vùng ký ức nhạt nhòa. Về, để thăm chốn cũ. Cuốn rún vẫn chưa lìa.
Thời gian vừa qua, nhiều người quan tâm đã thắc mắc: Vụ án doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình đã đi đến đâu rồi? Sao thời gian xử án đã qua lâu rồi mà vẫn không thấy công bố kết quả?
Để có thể giải đáp một số câu hỏi chung quanh kết quả vụ án. Xin được chia sẻ một vài thông tin có thể tiết lộ được sau khi tham khảo với các luật sư.
Theo nguyên tắc bảo mật của quy chế UNCITRAL (United Nations Commission On International Trade Law) thì Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế đã yêu cầu cả hai phía: “bên ông Trịnh Vĩnh Bình cũng như phía Việt Nam phải giữ bí mật trong khi Tòa đang nghị án” do đó trong thời gian này, ông Trịnh Vĩnh Bình giữ tư thế im lặng để tuân thủ quy chế này.
Khi Trump chuyển qua trừng phạt các nước không nhận những người bị trục xuất, các nhà phân tích cảnh báo rằng, những cư dân Mỹ gốc Việt không còn được bảo vệ như nhau.
Những người ủng hộ quyền của người nhập cư cảnh báo rằng, hàng ngàn cư dân Mỹ gốc Việt có nguy cơ bị trục xuất cao hơn, đặc biệt khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị chuyến thăm ngoại giao tới Việt Nam, nơi ông có thể áp lực lên chính quyền – như ông ta đã làm ở Đông Nam Á và Châu Phi – để nhiều người bị trục xuất hơn.
LTS: Ngày 1/9 vừa qua, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, có gửi thư chiêu dụ nhà văn Phan Nhật Nam về Việt Nam tham dự cuộc gặp mặt, sẽ diễn ra ở Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc, từ ngày 20 đến 25 tháng 10 năm 2017. Ngày 9/9, nhà văn Phan Nhật Nam đã có thư trả lời ông Hữu Thỉnh. Dưới đây là nội dung thư trao đổi giữ hai người.
_____
THƯ CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Thư gửi: Nhà văn Phan Nhật Nam
Thưa anh,
1- Để đỡ đường đột, xin giới thiệu. Tôi là Hữu Thỉnh, người từng đọc anh đã lâu, hiện nay đang làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi mới gặp Thụy Kha vừa ở bên ấy về, cho biết có gặp anh và hai người đã từng cùng nhau uống bia vui vẻ. Đấy quả là một sự kiện bất ngờ thú vị. Với dư âm của các cuộc gặp ấy, tôi viết thư này thăm anh và bày tỏ nguyện vọng “tái bản” cuộc gặp ấy, và di chuyển nó về quê nhà với quy mô rộng hơn, thời gian dài hơn trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài. Đây là một cuộc hội ngộ mà chúng tôi mong mỏi từ lâu, nay mới có thể thực hiện được. Với ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc, xứng đáng để chúng ta vượt qua mọi xa cách và trở ngại, cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp. Tôi chờ đợi được anh chia sẻ điều đó và chân thành mời anh tham gia sự kiện nói trên.
Tại sao ông Trịnh Vĩnh Bình lại kiện được chính phủ Việt Nam và có thể đòi được một khoản tiền lớn? Liệu người Việt Nam có thể kiện chính phủ Việt Nam như ông Bình hay không? Bao giờ thì có kết quả vụ kiện?
Trong những tuần vừa qua, thông tin ông Trịnh Vĩnh Bình – một công dân Vương quốc Hà Lan gốc Việt Nam – đã nộp đơn kiện tại một tòa trọng tài quốc tế (international arbitration court) – yêu cầu chính phủ Việt Nam bồi thường 1,25 tỷ đô la đã khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc này.
Khoảng 3 giờ sáng ngày 5/9/1983, tôi và em trai tôi đã âm thầm, lặng lẽ rời thành phố hoa lệ Sài Gòn để đến một điểm tập kết đi “vượt biên” ở một vùng biển ngoại ô, cách Sài Gòn 100 cây số.
Đáng lẽ ra, nếu không có cái đêm định mệnh đó, chắc anh em tôi chỉ vài giờ sau đó, đã cùng hàng triệu trẻ em khác cắp sách đến trường và biết đâu đã vĩnh viễn trở thành những học sinh, cháu ngoan Bác Hồ dưới mái trường XHCN. Rồi cũng biết đâu, chúng tôi ngày nay có thể trở thành những đảng viên ưu tú của “Đảng” để tiếp tục bóc lột, đè đầu cưỡi cổ dân tôi.
Tôi thường cầm lòng không đặng mỗi lần coi lại những thước phim vượt biên của người Việt mình. Những đôi mắt của trẻ thơ trên những chuyến tàu trôi nổi, nụ cười của mẹ cha khi ôm trên tay đứa con nhỏ lúc được tàu lớn cứu vớt hay vừa đến bến bờ, hay nỗi đau không lời của những sinh mạng đã bị vùi dưới biển sâu… thường khiến tôi cay sống mũi.
Trong vòng tối đa 6 tháng tới, chúng ta sẽ biết ai là người chiến thắng trong vụ kiện tỷ đô tại Tòa Trọng tài ICC được khởi xướng bởi doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình đòi Chính phủ VN bồi thường cho những tài sản của ông đã bị tịch thu trái phép vào cuối thập niên 90.
Qua video ghi lại cảnh ông Trịnh Vĩnh Bình bước ra khỏi cổng Tòa với một trạng thái hân hoan và đầy phấn khích sau khi kết thúc quá trình tố tụng, dường như cho thấy Ông cảm nhận được sự chiến thắng đang rất gần kề.
Với hình ảnh phấn kích giơ hai cánh tay lên và IM LẶNG không tiết lộ nội dung xét xử sau khi rời khỏi Tòa Trọng Tài Quốc tế tại Paris, dường như cho thấy đã có một chiến thắng đang nghiêng về phía ông Trịnh Vĩnh Bình vào hôm 27/8.
Sự im lặng không tiết lộ nội dung vụ việc như là một phần nghĩa vụ theo thông lệ dành cho bên thắng kiện khi xử ở Tòa Trọng Tài để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến uy tín của bên thua kiện. Thủ tục xét xử của Tòa Trọng Tài rất khác với Tòa án truyền thống, nó luôn đảm bảo được đến yếu tố bí mật vụ việc, những người không liên quan vụ việc sẽ không được phép tham dự, trong suốt thời gian xét xử bên nguyên lẫn bên bị không được phép tiết lộ, cung cấp thông tin vụ việc cho báo chí. Thậm chí là phải giữ bí mật về bản án thi hành sau đó. Đó là lý do suốt một tuần qua khi vụ kiện bắt đầu, cộng đồng rất quan tâm đến vụ kiện nhưng báo chí cũng không thể có được một thông tin về diễn biến phiên tòa.
Đó là ông TBT Nguyễn Phú Trọng và ông TT Nguyễn Xuân Phúc. Còn hai ông kia là doanh nhân Việt Kiều yêu nước Trịnh Vĩnh Bình và doanh nhân nhà nước tham nhũng Trịnh Xuân Thanh.
Ông Nguyễn Phú Trọng đương nhiên là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong vụ đưa Trịnh Xuân Thanh về nước để “đầu thú”. Còn ông Nguyễn Xuân Phúc là người đứng đầu chính phủ kế thừa hậu quả để lại của các tiền nhiệm, nên phải đối mặt trực tiếp với vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ VN.
Ngày 24/8, tại hãng đóng tàu Newport News Shipbuilding đặt ở bang Virginia, Mỹ, dự kiến diễn ra lễ khởi công đóng tàu sân bay USS Enterprise, còn gọi là CVN-80. Trước đó, hôm 21/7, Tổng thống Trump đã thực hiện nghi lễ chính thức đưa vào sử dụng tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Đồng thời, đến cuối tháng 8, quá trình đóng tàu sân bay USS Kennedy đã đạt hơn 30%.
Cả ba con tàu kể trên đều là hàng không mẫu hạm lớp Ford, lớp tàu hiện đại nhất của Mỹ và trên thế giới hiện nay.
Tháng tám mang chút gió mát về tựa như một muỗng kem lạnh giữa ngày hè, khi mặt trời khép những tia nắng vàng cam giấu trong đám mây đen cuối ngày. Trên bãi cỏ rất xanh có hai hàng thông đã bắt đầu rơi trên lối đi những trái thông khô mà vào đầu mùa thu tôi thường nhặt đầy túi mang về nhà, bỏ vào giỏ như gởi một tín hiệu là mùa mới đang đến để có cảm nhận về thời gian đang trôi thật nhanh, khi mà chúng ta nhìn thấy sự thay đổi của chính mình và thời gian như chậm lại khi phải mang tâm trạng chờ đợi một ai đó, hay một điều nào đó trong mong mỏi khôn cùng.
VOA – Vụ án Trịnh Vĩnh Bình, từ vụ việc mang tính địa phương tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đã mau chóng lên đến trung ương, cả Bộ Chính trị. Người biết chuyện lúc ấy nhận định, “Việt Nam có câu ‘đục nước béo cò’ có lẽ khá đúng trong trường hợp này. Mà ‘cò’ ở đây lại là những con cò lớn và nhiều khi không xuất đầu lộ diện.” Ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan thời ấy, trong cuộc trả lời phỏng vấn VOA ngày 18 tháng Tám, cũng nói “vấn đề là từ các cá nhân. Đó là một vụ tham nhũng nhằm chiếm đoạt tài sản của ông Bình ở Việt Nam.” Sau khi ký thỏa thuận ngoài tòa tại Singapore, ông Bình nói rằng mình bị lừa trong một tiêu chí của một điều khoản liên quan đến việc trả lại tài sản của mình tại Việt Nam. Chính điều này đưa đến vụ kiện lần thứ hai, tại Paris vào ngày 21 tháng Tám, với số tiền bồi thường ông Bình đòi “ít nhất 1,25 tỷ đô la.” Xin theo dõi phần cuối dưới đây.
Chỉ trong 6 năm, qua hàng loạt lãnh vực kinh doanh và đầu tư sắc bén, giá trị số vốn ban đầu ông Trịnh Vĩnh Bình đưa về Việt Nam được nhân lên hơn 8 lần. Sự thành công của ông tạo ra “sức cuốn hút không bình thường,” đưa đến con đường lao lý, dẫn “Vụ án Trịnh Vĩnh Bình” lên đến Bộ Chính Trị. Cựu Đại Sứ Việt Nam tại Hà Lan thời điểm ấy nhận định: “Việt Nam có câu ‘đục nước béo cò’ có lẽ khá đúng trong trường hợp này. Mà ‘cò’ ở đây lại là những con cò lớn và nhiều khi không xuất đầu lộ diện.” Vụ án này đã ảnh hưởng quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hà Lan ra sao? Việt Nam và ông Bình “đáo tụng đình” như thế nào? Mời độc giả theo dõi dưới đây.
Với số tiền gần 2,5 triệu đô la và 96 kg vàng mang về Việt Nam đầu tư, ông Trịnh Vĩnh Bình kinh doanh ở mọi lãnh vực: khách sạn, thủy sản, hải sản, xuất khẩu, nông sản, rau quả, trồng rừng… Nhưng chiến lược nhất, có lẽ là lãnh vực đất đai, vì theo như lời ông, “tôi có những bài toán lâu dài chứ không phải như Việt Nam nói là kinh doanh địa ốc.”
Trịnh Vĩnh Bình, “Vua Chả Giò” tại Hà Lan, vào năm 1990 quyết định về Việt Nam “khảo sát thị trường” sau khi được giới chức ngoại giao Việt Nam tại Châu Âu khuyến khích. Sau gần 60 lần nhập cảnh, ông mang về nước gần 2,5 triệu đô la và 96 ký vàng, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán, Tổng cục hải quan Việt Nam và Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất. Từ đây, ông bắt đầu sự nghiệp bằng cách đầu tư vào nhiều lãnh vực khác nhau, thành công rất nhanh, theo như nhận định của cựu Đại Sứ Việt Nam tại Hà Lan thời đó, tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng: “Nhờ tính năng động và chủ động như vậy mà giai đoạn đầu, ông Bình trở nên thành công và khá nổi tiếng ở Việt Nam.” Và cũng chính sự thành công vượt bậc này đặt ông Bình vào thế rủi ro. Mời độc giả theo dõi sau đây.
Buổi sáng thức dậy trễ, nghe tiếng điện thoại reo từ một người bạn với âm thanh có chút ngậm ngùi: “Nhớ gì không? chúng ta đã trải qua gần bẩy tháng với ông Tổng Thống Donald Trump rồi đó!”. Và cũng với người bạn ấy, cũng giọng nói khi vào lúc nửa đêm thức chờ nghe kết quả bầu cử ở năm trước. Cô bạn của tôi đã gọi và chia sẻ tin tức ấy với sự phấn khích và vui mừng. Lúc đó tôi cũng hơi ngỡ ngàng với sự chiến thắng của đảng Cộng Hòa là Hành pháp và lưỡng viện thuộc về họ. Bây giờ cô ấy đã là một trong số 67% của những người không ủng hộ Tổng Thống Trump nữa.
Trước năm 1975, gia đình ông Trịnh Vĩnh Bình có một cửa hàng bán sỉ vải ở Thương xá Châu Hải Thành, quận 6, Sài Gòn. Gia đình ông còn làm thêm nghề nuôi tằm, dệt vải.
Năm 1976, ông cùng vợ, 3 con và vài anh em vượt biên ra nước ngoài. Sống tại trại tạm cư Songkhla, Thái Lan, hơn 4 tháng thì gia đình được sắp xếp đi định cư theo diện tị nạn tại Hà Lan.
Cộng hòa liên bang Đức có 82 triệu dân, trong số đó người ngoại quốc với 17 triệu chiếm trên 20% tổng số dân. Người Việt ở Đức ước chừng 130.000 với 90.000 chưa nhập tịch và 40.000 đã nhận quốc tịch Đức mà đa số là những thuyền nhân tị nạn cộng sản đã thành công hội nhập xã hội. Nhiều năm qua vấn đề di dân đã được đưa vào các chương trình chính trị của chính quyền và các chính đảng. Đặc biệt thành phần cử tri Đức gốc di dân khoảng 9,3 triệu người được mời gọi tham gia vào các cuộc bầu cử ở mọi cấp. Trong các nghị viện thành phố, tiểu bang, liên bang và Âu châu đã có nhiều đại biểu dân cử gốc di dân. Người Đức gốc Việt thành danh trong lãnh vực chính trị là cựu phó thủ thướng liên bang Philipp Rössler.