Hãy nhớ và phải nhớ thật kỹ!!!

FB Mai Quốc Ấn

5-12-2018

Chẳng phải tôi muốn bảo vệ Đảng hay Chính phủ mà cảnh báo câu chuyện “nhân rộng Vĩnh Tân” bằng san lấp tro xỉ sẽ là nguy cơ lớn nhất chấm dứt chế độ đâu; mà vì nỗi lo bệnh tật tích tụ từ ô nhiễm và thoái hóa giống nòi dân mình mà thôi.

Ai đã giết chết Đà Lạt?

FB Đỗ Cao Cường

3-12-2018

Đà Lạt không chỉ là thành phố mù sương, thành phố ngàn hoa mà hiện nay Đà Lạt còn được biết đến là thành phố ngàn thông đã bị chặt hạ một cách không thương tiếc, không ít danh thắng và di tích rơi vào tình trạng hoang tàn, đổ nát.

Diễn từ của Ngài David Attenborough, tại buổi họp các quốc gia thành viên về biến đổi khí hậu

LTS: Tiếp theo Hiệp định Paris, lần này Liên Hiệp quốc tổ chức hội thảo COP24 về Biến đổi khí hậu tại Katowice, Ba Lan. LHQ cho nhân dân thế giới góp ý kiến cho hội thảo trên một chiếc ghế ảo.

Nhà truyền thanh Anh quốc, Sir David David Attenborough đã thay mặt nhân dân thế giới, yêu cầu lãnh tụ các quốc gia hành động trước khi nền văn minh nhân loại bị suy tàn và thiên nhiên cho nhân loại tồn tại bị phá vỡ.

Liên Hiệp quốc còn lập trang mạng chỉ dẫn cho chúng ta biết mình có thể làm gì giúp nhân loại tránh thảm họa này. David Attenborough là nhà nghiên cứu sử học theo trường phái bảo tồn thiên nhiên. Sau đây là diễn từ của ông chia sẻ cùng bạn đọc.

_____

The People Seat

COP24, Katowice, Poland

Ngày 3, tháng 12, 2018

Ông David Attenborough phát biểu tại Hội thảo Biến đổi Khí hậu. Ảnh: Newshub

Kính thưa quý vị lãnh đạo, quý bà và quý ông,

‘Chúng tôi nhân dân các nước của Liên Hiệp Quốc’. Đó là dòng chữ đầu tiên trong hiến chương LHQ. Một hiến chương đặt nhân dân là tâm điểm. Một cam kết cho tất cả mọi người trên thế giới có tiếng nói về tương lai. Một lời hứa bảo vệ kẻ yếu nhất và mạnh nhất trước mọi nhân hoạ.

Những sự thật đằng sau luận điểm nhiệt điện than giá rẻ

LTS: Trong bài “Môi trường – Phần 4: Rừng Việt Nam và Năng lượng địa nhiệt“, tác giả Nguyễn Thọ có trích dẫn bài viết của anh Trần Hải, trong đó có đoạn: “Vấn đề ở chỗ than là cách rẻ nhất, dồi dào nhất, và kinh tế nhất trong việc làm ra điện. Hiện tại các năng lương sạch không có loại nào có đầy đủ năng lực để cạnh tranh với than, về giá cũng như về quy mô đầu tư. 1 kw điện than chỉ vào khoảng 0,3-0,6 USD kw“.

Môi trường – Phần 4: Rừng Việt Nam và Năng lượng địa nhiệt

FB Thọ Nguyễn

3-12-2018

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

Loạt bài “Môi trường” của tôi không ngờ nhận được sự quan tâm rộng rãi của bạn đọc. Trong 5 ngày, đã có thêm 2300 người vào xem phim “Việt Nam vẻ đẹp dễ vỡ trên” youtube. Video trên FB đã được hơn 600 chia sẻ và thêm 25.000 người xem.

Môi trường – Những thủ phạm (Phần 3)

FB Nguyễn Thọ

28-11-2018

Tiếp theo phần 1 Phần 2

Cách đây gần một năm, nhóm chúng tôi đã dịch và phụ đề bộ phim tài liệu mà đài Truyền hình Đức ZDF làm về thiên nhiên Việt Nam – “Việt Nam – Vẻ đẹp dễ vỡ“.

Usagi, rồi Sài Gòn thê thảm lắm em ơi!

Blog VOA

Trân Văn

26-11-2018

Usagi – trận bão thứ 9 trong năm nay – đã tan nhưng ở nhiều nơi tại Sài Gòn, dân chúng không bì bõm di chuyển trong nước thì cũng đang hì hục dọn dẹp nhà cửa. Sài Gòn lại bị dìm trong biển nước.

Sự trừng phạt của thiên nhiên

FB Nguyễn Đạt An

25-11-2018

Một báo cáo khoa học quan trọng vừa được công bố cách đây 2 ngày (ngày thứ Sáu 23/11/2018) bởi 13 cơ quan liên bang của Hoa Kỳ, trong đó nêu ra những cảnh báo ảm đạm nhất về hậu quả của thảm họa Biến đối Khí hậu gây ra cho nước Mỹ. Họ dự báo rằng nếu chính quyền không có bất cứ hành động nào để giải quyết tình hình, nền kinh tế Mỹ sẽ bị đánh sập 10% giá trị vào cuối thế kỷ này.

Giá của im lặng

FB Mai Quốc Ấn

24-11-2018

Rồi các ngươi sẽ chết
Như những con cừu ngoan
Hiện thực đang xẻ thịt
Vẫn coi như thiên đàng

Môi trường – Những thủ phạm (Phần 2)

FB Thọ Nguyễn

23-11-2018

Tiếp theo phần 1

Vốn chỉ là thợ điện tử nên tôi không dám coi các bài viết của mình là công trình khoa học. Tôi chỉ chia sẻ những gì tôi cảm nhận qua cuộc sống hoặc đọc được ở nơi khác. Mong các bạn bỏ qua các lỗi nhỏ kiểu như nhầm cò với sếu.Dù sao thì việc loài chim không còn phải về Bắc Phi tránh mùa đông là một thảm họa sinh thái không thể chối cãi.

Quốc đảo 50.000 người lãnh đạo khối CVF – Việt Nam đang chờ gì?

Hoàng Mai

24-11-2018

Không phải ngẫu nhiên mà cuộc họp thượng đỉnh của Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (CVF) –– một trong những cuộc họp quan trọng nhất trước thềm Hội nghị Biến Đổi Khí Hậu (BĐKH) của Liên Hiệp Quốc (COP24) –– lại diễn ra trực tuyến. Đúng theo cam kết làm mọi cách để hạn chế lượng khí thải carbon, bà Hilda Heine, Tổng Thống Cộng hòa Quốc đảo Marshall, Chủ Tịch CVF năm nay, bạo dạn đưa ra ý tưởng mới để “mọi người sẽ không phải bay từ nơi này qua nơi khác, góp phần hạn chế phát thải cacbon”, theo lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ.

Xương và Máu Carbon

FB Nguyễn Đạt An

20-11-2018

Nhà quan thì khảm gỗ. Nhà dân thì bàn ghế gỗ. Nhà thờ, nhà chùa cũng đầy nội thất gỗ.

Bây giờ chỉ cần vào nhà một người dân bình thường – đặc biệt là dân Bắc và dân Trung, thì đã thấy các bộ salon gỗ hoành tráng không khác gì thứ để trong dinh vua chúa quan lại ngày xưa.

Cháy rừng California và biến đổi khí hậu

BBC

Thắng Đỗ

21-11-2018

Các nhà khoa học từ đại học UC Irvine, UC Davis, và UCLA, cũng như Cục Kiểm Lâm và Phòng Thí Nghiệm Phản Lực, đã cho xuất bản một nghiên cứu chứng minh rằng hiện tượng biến đổi khí hậu là nguyên do chính của các vụ cháy rừng dồn dập.

Không thể chấp nhận bài học ngăn mặn thất bại tại Ba Lai tái diễn tại Cái Lớn – Cái Bé

LTS: Theo bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn: “Những hệ lụy từ việc chặn dòng sông Ba Lai“, dự án cổng ngăn mặn Ba Lai 66 tỉ đồng do trung ương áp đặt xuống, không thuận lòng dân vì không ai muốn ngăn mặn do họ nuôi tôm hưởng lợi hơn trồng dừa đến tám lần.

Môi trường – Ăn cắp của con cháu (Phần 1)

FB Thọ Nguyễn

18-11-2018

Suốt mấy tuần qua, giá xăng dầu ở Đức tăng vọt, không phải vì dầu thô đắt, mà vì các con sông đều cạn đến sát đáy, mọi xà lan chở xăng dầu bó tay. Mùa hè qua châu Âu khô nóng, hạn hán nhất kể từ khi con người biết thống kê thời tiết. Mùa đông đã đến mà mưa vẫn quá ít. Chuyển bằng xe bồn làm cho mỗi lít xăng tăng thêm 12 cents, mỗi lít dầu sưởi tăng 18 cents. (May mà tiều phu đã thôi sưởi dầu từ 2014).

Giải pháp nào hạn chế ô nhiễm

FB Mai Quốc Ấn

12-11-2018

Tôi viết khá nhiều bài về phương pháp giải quyết tro xỉ kiểu san lấp của các bộ ngành sẽ gây hại cho môi trường. Về mặt nguyên tắc, tất cả các văn bản cho phép san lấp đều là văn bản dưới luật nên việc san lấp được tiến hành bất kỳ đâu tại Việt Nam đều có thể lập biên bản hành chính. Nếu sau vài năm mà lấy mẫu phát hiện gây nguy hại hoàn toàn có thể khởi tố.

Trao đổi về bài “Hãy cứu thiên nhiên”

Nguyễn Đình Cống

11-11-2018

Ngày 10/11 trang Bauxite đăng bài “Hãy cứu lấy thiên nhiên Việt Nam!của Mai An Nguyễn Anh Tuấn (NAT).

Đem tro xỉ đi san lấp: Nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì ai chịu trách niệm?

FB Mai Quốc Ấn

9-11-2018

Thủ tướng giao việc xử lý tro xỉ nhiệt điện cho 6 bộ gồm: Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải. Giải pháp được đưa ra là đem đi SAN LẤP như lời tuyên bố của Bộ trưởng Trần Hồng Hà trước Quốc hội mới đây.

Vậy nếu việc đem tro xỉ đi SAN LẤP mà GÂY HẬU QUẢ ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG thì ai sẽ CHỊU TRÁCH NHIỆM???

Sẽ còn lại gì?

FB Đỗ Cao Cường

8-11-2018

Mặc dù thấy mình cũng chẳng giỏi giang gì nhưng tôi vẫn được một luật sư tài năng của Hoa Kỳ thúc giục nộp hồ sơ xin học bổng du học thạc sĩ vì đã sắp hết hạn.

“Ngưỡng” của quốc gia

FB Mai Quốc Ấn

29-10-2018

“Ngưỡng” nợ công được công bố đưa vào Luật quản lý nợ công vào giữa tháng 12/2018. Nợ công hiện nay đã ở mức rất cao, gần 35 triệu đồng/người, từ ông già sắp xuống lỗ đến đứa bé mới sinh. Các cải cách kinh tế của Chính phủ để hạ nhiệt lạm phát đang có vẻ đi đúng hướng khi dòng vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam. Các ý kiến ủng hộ tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp trong nước và các cải cách thủ tục hành chính cho thấy việc lắng nghe và thực hiện là có.

Bức tranh ô nhiễm sơ lược

FB Mai Quốc Ấn

15-10-2018

Các nguồn thải tại Việt Nam gây ô nhiễm và nhiễm độc trực tiếp hay phơi nhiễm đủ thời gian để nhiễm độc tích tụ tại Việt Nam không hiếm. Đa số chúng không phải “thiên tai” mà do “nhân họa”.

Một đại cục khốc liệt

FB Mai Quốc Ấn

10-10-2018

Tôi đã viết khá nhiều về vấn đề ô nhiễm tại Việt Nam và ô nhiễm nhiệt điện nói riêng. Các học phiệt bảo vệ nhiệt điện và các quan chức đã báo cáo láo với những người có thẩm quyền, bao gồm cả Quốc hội, Chính phủ và Đảng cầm quyền về sự nguy hại của nhiệt điện. Với trách nhiệm công dân của mình, không thể im lặng để người dân bị đầu độc diện rộng mãi được.

Đầu ngõ có lò ung thư

Blog RFA

VietTuSaiGon

4-10-2018

Theo thống kê của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, ước tính Việt Nam có khoảng 94.000 người chết vì ung thư/năm, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam đứng thứ 78/172 quốc gia được điều tra. Bên cạnh đó vấn đề đáng lo ngại là số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh.

Hãy ngừng gieo đau thương lên người Phan Rí!

FB Nguyễn Thúy Hạnh

4-10-2018

Kể từ sau cuộc biểu tình 10/6 phản đối luật đặc khu giao đất cho Trung Quốc 99 năm, nhiều người Phan Rí đã bị bắt, bị bỏ tù án nhiều năm, nhiều gia đình lâm vào cảnh bần hàn, tan tác.

Nói không với dự án Cái Lớn, Cái Bé – Đi tìm các giải pháp phi công trình cho Đồng bằng Sông Cửu Long

Ngô Thế Vinh

3-10-2018

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

và 18 triệu Cư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long  

“Bây giờ chính sách phát triển thủy lợi của Việt Nam phải được chuyển đổi theo sự chuyển hướng của nông nghiệp, không thể theo mục tiêu cũ để tiếp tục tăng sản lượng lúa thông qua thâm canh nông nghiệp mà phải theo mục tiêu cải thiện sinh kế của nông dân thông qua đa dạng hóa cây trồng và canh tác tổng hợp. Nhưng rất tiếc các nhóm lợi ích vẫn bám mục tiêu đầu tiên đòi hỏi phải xây dựng hệ thống thủy lợi quy mô lớn, xây dựng cống đập ngăn mặn, đào kênh dẫn nước ngọt quí hiếm từ Sông Hậu xa tít để tiếp tục bắt dân trồng lúa, như Dự án Sông Cái Lớn – Cái Bé (CLCB). Nhóm lợi ích luôn có thế lực mạnh, để được duyệt dự án thì họ mới có ăn, mặc kệ dân trồng lúa cứ nghèo.[Trao đổi cá nhân giữa GS Võ Tòng Xuân và Ngô Thế Vinh, qua một eMail ngày 16.09.2018]

Ông Phúc nói như thế, xem ra lời nói ông Thiệu luôn luôn đúng!

Trần Thảo

1-10-2018

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại LHQ chiều 27/9. Ảnh: Internet

Tại phiên họp thường niên lần thứ 73 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc của nước CHXHCN Việt Nam đã cầm giấy đọc cho hết bài diễn văn của mình. Đó là bổn phận của ông ta, nhưng lắng nghe bài diễn văn của ông Phúc, dù từ góc độ nào, chúng ta cũng thấy nó đầy những mâu thuẫn, không đúng với hoàn cảnh thực tế của đất nước Việt Nam. Hay nói kiểu bình dân thì toàn bài diễn văn của ông Phúc cũng giống như 10 voi không được 1 bát nước xáo!

Cái họ sợ nhất chính là sự thật

FB Đỗ Cao Cường

1-10-2018

Mặc dù dành phần lớn thời gian cho việc ôn luyện Ielts cũng như cãi lộn với cô bạn gái người Mỹ hay quy chụp, ghen tuông vô cớ, nhưng tôi vẫn không quên việc kết nối với những người dân oan mà bản thân vẫn hay làm.

Nhóm lợi ích Bộ tài nguyên môi trường bất chấp luật lệ để giấu diếm ĐTM ra sao?

FB Nguyễn Anh Tuấn

27-9-2018

Formosa Hà Tĩnh một chiều tháng 9/2018. Ảnh: FB Nguyễn Anh Tuấn

Năm 2014 Quốc Hội thông qua Luật Bảo vệ Môi trường quy định rất rõ một trong những loại thông tin môi trường PHẢI ĐƯỢC CÔNG KHAI là báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). [1]

Nếu làm theo luật này, chẳng hạn đối với Formosa Hà Tĩnh, công chúng và báo chí sẽ biết rõ nhiều thông tin quan trọng sau:

Cơ sở nào để nhà máy điện Lee & Man chuyển sang công nghệ đốt than?

LTS: Theo bài tường thuật trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 25/9/2018, có hai dự án năng lượng đang đứng trước quyết định chuyển hướng. Dự án phát điện 125 MW của Lee & Man, theo quy hoạch sẽ dùng năng lượng sinh khối, là loại năng lượng tái tạo ít ô nhiễm, thế nhưng nó lại được cho phép dùng than, dù sẽ thải ra môi trường nhiều chất thải hơn, gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn. Trong khi đó, hai dự án nhiệt điện than 2.800 MW ở Long An lại không được phép chuyển sang khí đốt lỏng, dù ít gây ô nhiễm hơn.

Khí thải Formosa: Khi nào công khai kết quả quan trắc?

FB Nguyễn Anh Tuấn

20-9-2018

Đầu năm nay, Formosa Hà Tĩnh tuyên bố sẽ tăng gấp đôi công suất [1], hàng quán phục vụ khách Trung Quốc ở phố thị Kỳ Anh theo ghi nhận đã nhộn nhịp trở lại. Cùng lúc đó, một số hộ dân sống xung quanh nhà máy bắt đầu lo lắng cho sức khoẻ của gia đình nên đã dần chuyển đi.