Crédit Suisse bị xoá sổ!

Lâm Bình Duy Nhiên

19-3-2023

Họp báo khẩn cấp của chính phủ Liên bang Thuỵ Sĩ về việc “giải cứu” ngân hàng Crédit Suisse.

UBS đã mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ franc dưới sức ép của chính phủ Thụy Sĩ

Bloomberg

Cù Tuấn, dịch

20-3-2023

Một sắc lệnh khẩn cấp, sự hỗ trợ của chính phủ và các cổ đông sẽ có lợi hơn so với một số trái chủ: Thỏa thuận do chính phủ làm trung gian của UBS Group AG để mua Credit Suisse Group AG mang tính lịch sử, phức tạp và độc đáo.

Bão SVB gây chấn động khắp thế giới từ London đến Singapore

Bloomberg

Cù Tuấn, dịch

Hậu quả từ sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) đang bắt đầu lan rộng khắp thế giới.

Vì sao ngân hàng bán bảo hiểm?

Nguyễn Đức Minh

22-2-2023

Mình đồ rằng, việc các ngân hàng đua nhau bán bảo hiểm nhân thọ như hiện nay có nguyên nhân sâu sa từ chính sách room tín dụng. Đây là một giả thuyết, có thể đúng, có thể sai, có thể đúng một nửa.

Người sáng lập VinFast chưa có kế hoạch rót thêm tiền vào công ty xe điện này

Bloomberg

Tác giả: Katrina Nicholas Nguyen Kieu Giang

Cù Tuấn, dịch

14-2-2023

Ông Phạm Nhật Vượng. Ảnh: Linh Phạm/Bloomberg

Giám đốc điều hành của VinFast cho biết, tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn chưa có kế hoạch đầu tư thêm tiền vào VinFast, ngay cả khi hãng xe điện Việt Nam này bị buộc phải trì hoãn kế hoạch xây dựng nhà máy ở Mỹ và đang cắt giảm nhân sự.

Bàn về “số đẹp”

Đỗ Ngà

30-12-2022

Năm 2021, Chính quyền Cộng Sản đặt mục tiêu cho tăng trưởng kinh tế năm 2022 là từ 6-6,5%. Tuy nhiên, kết quả mới đây cho biết kinh tế Việt Nam tăng trưởng đến 8,02% trong năm nay. Như vậy là nền kinh tế Việt Nam đã phát triển thần kỳ, có thật như vậy không?

Chia buồn với “oan gia trái chủ”, tổ cha các tập đoàn bất động sản

Mai Bá Kiếm

18-11-2022

Bộ Tài chính phủi trách nhiệm cho các ngân hàng cò bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cho người mang tiền đến gửi tiết kiệm. Nhân viên tín dụng dụ dỗ “Cô ơi, lãi suất ngân hàng của cháu có 6%/năm, cô nên gửi kênh huy động lãi suất ưu đãi 8%“. Thật ra, FLC và VTP trả đến 12% và chiết khấu cho ngân hàng 4%. Thế mà ngân hàng thoát trách nhiệm, còn người gửi tiết kiệm ngu ngơ bị gán như nhà đầu tư (NĐT) tự chịu rủi ro!

Trái phiếu biến thành “Trái đắng”, trách nhiệm thuộc về ai?

Ngô Anh Tuấn

16-11-2022

Người đầu tiên chịu trách nhiệm chính là người mua trái phiếu; họ chịu trách nhiệm bằng chính tiền của họ. Khi mất tiền, họ gào thét rằng họ bị lừa đảo nhưng thực chất có phải vậy? Họ có tiền dư gửi ngân hàng, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, đừng bảo họ ngu; rồi khi tiền gửi ngân hàng lãi ít thì chuyển qua mua cổ phiếu, trái phiếu để được hưởng lãi cao hơn, cũng đừng bảo họ ngu. Nhưng, giả sử họ ngu thật hoặc họ bị mù thông tin thì nguyên nhân tới từ đâu?

Dám làm điều tốt cho dân

Huy Đức

16-11-2022

Sự kiện Novaland cắt giảm 50% nhân sự hay Hòa Phát đóng 5 lò luyện thép chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Dân chúng vừa mất những khoản tiền chắt chiu nhiều năm lại đang bắt đầu đối diện với nạn thất nhiệp, với cơ hội mưu sinh dần dần thu hẹp. Doanh nghiệp, dân chúng không chỉ “mất thanh khoản”, người dân đang mất niềm tin vào nhiều định chế.

Tại sao khủng hoảng niềm tin?

Dương Quốc Chính

27-10-2022

Ảnh trên mạng

Bài báo này TS Phạm Thế Anh đã phân tích rất kỹ về khía cạnh kinh tế, tài chính, tiền tệ và đã rất dài. Nhưng điều quan trọng nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những hiện tượng mà TS nêu ra trong bài báo thì lại không được nhắc tới, hoặc nhắc tới nhưng chỉ là phần ngọn, không phải là cái gốc của vấn đề, theo quan điểm của mình. Mọi người cứ đọc bài báo ở ảnh đính kèm hoặc link trên là thấy.

Mình muốn trình bày thêm như một sự mở rộng bài báo kia, để lý giải nguyên nhân của sự khủng hoảng niềm tin vào thị trường chứng khoán (CK) và trái phiếu doanh nghiệp (DN), tất nhiên là theo quan điểm của mình, dân tay ngang về tài chính nhưng có thể hiểu về thị trường bất động sản (BĐS) hơn dân tài chính. Người đọc cần biết bản chất của sự việc và trách nhiệm đó thuộc về ai, còn cái ngọn là dễ thấy.

Như chúng ta đã biết, những con nợ lớn nhất của các ngân hàng và nhà đầu tư thông qua thị trường trái phiếu DN chính là các DN BĐS. Có thể dễ dàng tìm thấy số liệu này trên mạng, không có các doanh nghiệp sản xuất thuần tuý mà nợ nhiều như Doanh nghiệp BĐS. Doanh nghiệp BĐS càng to thì nợ càng nhiều, tỷ lệ nợ trên vốn rất cao. Điều này rất rủi ro cho hệ thống ngân hàng, nhất là khi có biến động về tỉ giá và lạm phát.

Bài viết này có thể coi là phần nối tiếp của status cũ của mình đã dự báo về kinh tế hậu dịch, viết từ khi dịch còn ở bên Tàu, link ở comment, cho ai muốn đọc lại.

Sự khủng hoảng niềm tin hiện nay cũng là một hệ quả của dịch covid, nằm trong một chuỗi quan hệ nhân quả. Khi dịch diễn ra, nền kinh tế bị đình trệ, ngủ đông dẫn tới tiền nhàn rỗi rất nhiều, do không thể đưa vào sản xuất kinh doanh. Lượng tiền nhàn rỗi này được đổ vào các kênh sau: cờ bạc online, chứng khoán, trái phiếu DN và BĐS. Đấy là tiền nhàn rỗi trong dân và doanh nghiệp. Còn tiền nhàn rỗi của ngân sách sẽ được đổ vào đầu tư công, nhưng đầu tư công không thể (khó thể) diễn ra khi đang có dịch, vì không đầu tư online được. Phải chờ khi hết dịch.

Trong hai năm có dịch thì các kênh đầu tư online là phát triển nhất, đó là cờ bạc online, chứng khoán và trái phiếu DN. Mà ngành BĐS là ngành hút nhiều nguồn lực của xã hội và nền kinh tế nhất. Trong đó có vốn và nhân lực.

Doanh nghiệp BĐS vốn dĩ đã được nuông chiều từ nhiều năm trước do có sự cấu kết giữa DN và quan chức, giữa DN và các chủ đất nhà nước (bán đất của DN nhà nước cho tư nhân). Chính quyền các cấp cũng đồng loã với DN để thổi giá đất, để tăng thu ngân sách. Một số địa phương thu ngân sách chủ yếu từ BĐS, không có nguồn nào khả dĩ hơn. Đương nhiên ngân sách có một thì quan chức có 10, nên các bên cùng đồng lòng thổi giá.

Khi dịch Covid diễn ra thì là cơ hội lớn nhất để các Doanh nghiệp BĐS hút sạch nguồn vốn nhàn rỗi vì dù sao dường như việc người dân đầu tư chứng khoán, trái phiếu vẫn lành mạnh hơn là cờ bạc online, do lãi suất ngân hàng rất thấp. Chính vì thế, Doanh nghiệp BĐS đều đua nhau vay tiền ngân hàng và bán trái phiếu, tăng vốn để bán chứng. Tức là làm đủ cách để hút tiền. Đương nhiên khi đua nhau hút tiền thì sẽ phải dùng cả những cách phi pháp như thổi giá CK, thổi giá BĐS, bán trái phiếu phi pháp (dùng tiền không đúng mục đích, không minh bạch…).

Nói chung các DN này đều ít nhiều có vết và lượng tiền vay này trở nên nhiều hơn bao giờ hết. Hay nói cách khác là nguồn vốn của nền kinh tế bị hút hết vào cái lỗ đen BĐS. Dĩ nhiên sẽ tạo nên một quả bóng BĐS khổng lồ, phát triển không đúng với nhu cầu thực mà chỉ là dựa vào nhu cầu của giới đầu cơ. Mà nhu cầu này là vô cùng! Đây là sự nguy hiểm vô cùng lớn đối với nền kinh tế và tiềm ẩn sự đổ vỡ.

Tất nhiên Chính phủ phải nhìn thấy hệ luỵ này nên chặn trước nguy cơ đổ vỡ tự nhiên bằng cách đem một số Doanh nghiệp BĐS lớn và sai phạm lộ liễu ra để tế thần. Ví dụ như Tân Hoàng Minh và FLC, Vạn Thịnh Phát. Đừng nghĩ các DN khác chưa bị sờ là đảm bảo sạch sẽ, chẳng qua người ta chưa sờ vì còn e ngại sự sụp đổ dây chuyền, mối quan hệ này kia hoặc đang là biểu tượng của sự thịnh vượng quốc gia…

Nhưng việc tế thần này lại dẫn tới một hệ luỵ, đó là lộ ra bản chất sai phạm của DN. Công an không mò ra rồi tung lên báo thì người dân sao biết được có sai phạm, hoặc biết cũng chỉ dưới dạng tin đồn, rồi Công an bác tin đồn là xong! Đây cũng chính là mặt trái của việc đốt lò. Một mặt, việc đốt lò lấy được niềm tin của giới cần lao thiện lành và các cụ đảng viên già. Nhưng mặt khác lại làm giới đầu tư lo ngại vì nhìn đâu cũng thấy rủi ro lừa đảo ở đủ các kênh đầu tư là CK, trái phiếu và BĐS.

Vì thế phải thấy rằng không phải vì Công an bắt bớ thì nhà đầu tư mất niềm tin, mà là niềm tin lâu nay của họ bị phát hiện ra là đã bị lừa. Nhưng DN lớn, danh tiếng, là niềm tự hào của nền kinh tế, bộ mặt của chế độ, một thời được tiền hô hậu ủng hoá ra lại là bọn lừa đảo! Mà họ lừa được cũng là dựa vào cơ chế và sự cấu kết cố hữu của thể chế (không cấu kết thì công chức không sống được). Đấy là nguyên nhân sâu xa của sự khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư.

Để đối phó thì nhà đầu tư sẽ co cụm, cất tiền, rút tiền (nếu còn rút được) chuyển vào các kênh có sự tín nhiệm cao hơn (của ngân hàng nhà nước) hay mua vàng mua đô.

Trong khi đó, trên bình diện toàn cầu thì thế giới hậu dịch đương nhiên phải có lạm phát, sau mấy năm đình trệ. Việt Nam vẫn khoe là chưa lạm phát chính vì lý do bên trên. Tiền trong dân và DN bị chôn một đống, chả ai tin ai hoặc bị găm vào đống BĐS đang hình thành thì chưa lạm phát được như Tây.

Trong phạm vi chống đình trệ kinh tế bằng chi tiêu công, tiêu tiền ngân sách, thì lại cũng bị hệ luỵ từ việc đốt lò mang lại. Bác cả đốt mạnh quá dẫn tới quan chức không dám chi tiêu, triển khai các dự án công. Bởi vì nguyên tắc đã có chi tiêu công là phải có abc, không abc thì làm quan làm gì?! Đầu tư ghế để lỗ à?

Thế nên quan chức sẽ chơi bài câu giờ, tránh né phải chi tiêu, đặc biệt là ngành y tế thì đặc biệt đình trệ, đến thuốc và trang thiết bị y tế còn không dám mua. Vì mua thì dễ đi tù! Vì thế nên giải pháp đầu tư công cũng bị vô hiệu hoá. Nên kinh tế vẫn bị tắc tị, thì sao lạm phát cho được?

Tóm lại, trong thời gian qua thì cả dân (nhà đầu tư) lẫn quan đều khủng hoảng niềm tin. Dân thì sợ bị lừa, quan thì sợ đi tù, đều từ đốt lò mà ra. Nói thế không có nghĩa là đốt lò là hoàn toàn sai. Mà là đốt lò nó làm lộ ra bộ mặt thật của chế độ và nền kinh tế, dẫn tới khủng hoảng niềm tin. Không đốt thì sao biết DN lừa đảo và quan lại tham nhũng, phỏng ạ!?

Vậy là đốt hay không đốt, đi mắc núi về mắc sông và hậu quả trước mắt là sự khủng hoảng niềm tin. Đó là điều mà TS Thế Anh không nói ra, mà cũng không dễ gì nói ra trên báo đảng.

Vậy giải pháp nào để vực dậy niềm tin?

Phải thấy được bản chất thì mới thấy được giải pháp. Các giải pháp của TS là những giải pháp xử lý cái ngọn về tài chính, tiền tệ thôi chứ không xử lý được gốc rễ của vấn đề.

Muốn xử lý tận gốc là khó. Vì vướng tới thể chế rồi. Nhưng trước mắt thì việc xử lý các Doanh nghiệp BĐS và tài chính bẩn là cần thiết và cần mạnh tay. Song song với đó cũng phải xử quan lại cấu kết với họ cho công bằng. Phải nhanh chóng hạ nhiệt BĐS bằng luật Đất đai và Kinh doanh BĐS. Nhưng cái khó nhất vẫn là cải cách thể chế để việc đốt lò không còn là việc bắt cóc bỏ đĩa giống dẹp vỉa hè.

Bà Trương Mỹ Lan và con đường trở thành tỷ phú (Phần 6)

Trần Đình Triển

16-10-2022

Tiếp theo Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4 và Phần 5

Tôi trực tiếp trao đổi và kiến nghị với Cơ quan An ninh điều tra Bộ công an (BCA) và Vụ 2 Viện Kiểm sát NDTC: Nếu như nội dung tố cáo của bà Trương Mỹ Lan đối với bà Linda mà tại buổi hỏi cung tôi tham gia cùng Điều tra viên; thì nội dung không có gì mới, đã được Cơ quan CSĐT BCA và Toà Kinh tế TAND TP Hồ Chí Minh làm rõ; vì vậy tôi đề nghị Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát:

Bà Trương Mỹ Lan và con đường trở thành tỷ phú (Phần 5)

Trần Đình Triển 

15-10-2022

Tiếp theo Phần 1Phần 2Phần 3 và Phần 4

Tôi bào chữa cho bà Linda Tan Woo (Hồ Ngọc Dung) từ giai đoạn điều tra, theo quy định của pháp luật, trong giai đoạn này luật sư chưa được nghiên cứu, sao chụp hồ sơ vụ án. Do đó, tham gia buổi hỏi cung này là vô cùng quan trọng, để nắm được bà Trương Mỹ Lan tố cáo; căn cứ khởi tố vụ án và khởi tố bị can của Cơ quan điều tra đối với bà Linda nội dung gì?

Lãnh đạo ngành Công thương đổ thừa nguyên nhân thiếu xăng lãng xẹt!

Mai Bá Kiếm

14-10-2022

Ảnh chụp màn hình

Phàm những người thiếu kiến thức phổ thông hay cãi lãng xẹt, giống Bộ trưởng Bộ Công thương và PGĐ Sở Công thương TP.HCM.

Bà Trương Mỹ Lan và con đường trở thành tỷ phú (Phần 4)

Trần Đình Triển

14-10-2022

Tiếp theo Phần 1Phần 2 và Phần 3

Tôi đề nghị Liên đoàn luật sư cung cấp cho tôi bản sao đơn tố cáo của bà Trương Mỹ Lan, để tôi biết đầy đủ nội dung tố cáo, vả lại đơn tố cáo không yêu cầu giữ bí mật danh tính người tố cáo, nên theo Luật Tố cáo thì tôi được cung cấp.

Bà Trương Mỹ Lan và con đường trở thành tỷ phú (Phần 3)

Trần Đình Triển

12-10-2022

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

Nhờ có 6 triệu USD của Ông Ted-Song, Trương Muội (tức Trương Mỹ Lan) đã có khu đất vàng tại đường Trần Hưng Đạo (nguồn gốc là trụ sở Công ty dịch vụ thương mại, thuộc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh), Trung tâm thương mại An Đông và khu đất vàng tại đường Pasteur TP Hồ Chí Minh xây dựng nhà ở để bán (nguồn gốc lô đất này hình như của Tổng công ty vàng bạc đá quý thuộc Bộ Công thương).

Bà Trương Mỹ Lan và con đường trở thành tỷ phú (Phần 2)

Trần Đình Triển

12-10-2022

Tiếp theo Phần 1

Sau khi đã gửi đủ 6 triệu USD, nhưng ông Ted không nhận được giấy phép đầu tư vào Trung tâm thương mại An Đông của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của VN. Ông Ted đã nhiều lần từ Indonesia bay sang TP Hồ Chí Minh gặp bà Trương Mỹ Lan yêu cầu làm thủ tục đầu tư hoặc trả lại tiền gốc kèm theo lãi suất; bà Lan tìm mọi cách lảng tránh hoặc từ chối.

Ai chịu trách nhiệm về xăng?

Nguyễn Thuỳ Dương

11-10-2022

Trong ngày hôm qua, ngành xăng dầu thuộc Bộ Công thương đã thành công trong việc tái hiện lại cảnh tượng tem phiếu tưởng chừng như đã đi vào lịch sử, mà giới trẻ hiện nay không bao giờ được nhìn thấy. Tại thành phố lớn nhất cả nước, người dân phải xếp hàng để được đổ xăng kiểu định mức 30 ngàn đồng mỗi bình xăng.

Trách nhiệm là của liên bộ Tài chính – Công thương!

Nguyễn Tiến Tường

11-10-2022

Người dân cần hiểu vì sao không mua được xăng? Vì theo suy nghĩ của họ, cây xăng găm hàng chờ tăng giá. Nhưng cây xăng lại nói: Có xăng để bán đâu mà găm!

Việt Nam điều hành xăng dầu không giống ai trên thế giới

Mai Bá Kiếm

11-10-2022

Để nhấn mạnh sự khác biết giữa VN và thế giới, bác Nguyễn Phú Trọng đã ví von hình tượng: “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam”. Ba hôm nay, giá xăng dầu thế giới giảm thì VN thiếu xăng dầu để bán, vì cách điều hành xăng dầu không giống ai trên thế giới.

Cách quản lý đầu mối xăng dầu của hai thể chế

Mai Bá Kiếm

10-10-2022

Ảnh tư liệu

1/ TỪ THỜI PHÁP THUỘC ĐẾN 30/4/1975: MIỀN NAM CHỈ CÓ 3 ĐẦU MỐI XĂNG DẦU

Các cây xăng và bệnh viện đình công trá hình!

Mai Bá Kiếm

10-10-2022

Hôm qua, báo đăng có 54 cây xăng ở TP.HCM đồng loạt ngưng bán. Quản lý thị trường (QLTT) kiểm tra, không có cây xăng nào còn xăng mà ngưng bán. Hôm nay, ở P. Tân Thuận Đông có 3 cây xăng, tôi thấy 2 cây đóng cửa.

Đã ít tiền, còn sai lầm và phung phí

Đỗ Ngà

5-10-2022

Anh xuất phát chậm hơn người ta mà nếu anh tăng tốc nhanh hơn thì khoảng cách sẽ được rút ngắn chứ? Tuy nhiên, nếu nói về tăng trưởng kinh tế thì dường như Việt Nam đã không theo logic như thế. Nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn cao hơn Nhật – Hàn – Đài nhưng thực tế thì Việt Nam đang ngày càng bị các nước ấy nới rộng khoảng cách.

Ai đủ khả năng giải cứu thị trường bất động sản?

Mai Bá Kiếm

25-8-2022

Ảnh chụp màn hình

Nông dân đầu tư trồng dứa, mít, dưa hấu, thanh long… chủ yếu để xuất sang Trung Quốc. Khi Trung Quốc bế quan, giá các trái này rẻ mạt, nên người dân còn “giải cứu” được.

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực “khủng”, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng

22-8-2022

LGT: Bài báo “Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực ‘khủng’, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng” đã được tờ báo nhà nước DN và KT xanh, đăng trên mạng ngày 20-8-2022, nhưng chẳng bao lâu thì bị gỡ bỏ. Chúng tôi xin được đăng lại nội dung bài này, để phục vụ quý độc giả chưa kịp đọc.

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực khủng, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng. Ảnh: TT

Tại thời điểm cuối tháng 6/2022, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu.

Vay vốn ngân hàng đem chôn vô bê tông, cốt thép

Mai Bá Kiếm

18-8-2022

10 ngày trước, tôi đi du lịch Huế – Đà Nẵng thấy khắp nơi đều là công trường. Phía Đông đường từ trung tâm TP Đà Nẵng về tới Hội An là những nhà cao tầng và biệt thự đang xây chạy ra tới bờ biển. Mới đây, nhìn thấy hình “hòn non bộ” nhốt núi ở Quảng Ninh, mới giật mình, vịnh Hạ Long cũng bị lấn biển để phân lô bán nền.

Xót ruột, sốt ruột nào đủ?

Lưu Trọng Văn

1-8-2022

Ông Phạm Minh Chính làm việc tại Nhà máy gang thép Thái Nguyên hôm 31/7/2022. Ảnh: Thông tin Chính phủ

4.400 tỉ tiền của dân, mà dân lại đang rất nghèo, ở Thái Nguyên, chỉ còn là đống sắt rỉ.

Chạy theo con số và hệ quả

Đỗ Ngà

31-7-2022

Ở trong nông nghiệp, người ta có hệ thống tưới thông minh theo công nghệ Israel rất hiệu quả. Đó là “tưới nhỏ giọt”. Cách tưới này tiêu tốn ít nước mà lại cho cây phát triển tối ưu. Tất nhiên để đưa ra cách tưới như vậy, con người phải có nghiên cứu kỹ. Ngược lại, ở Việt Nam, có những nông dân thiếu hiểu biết, tưới thật nhiều nước làm cho cây ngập úng và chết nhiều, sinh ra năng suất thấp. Đó là hình mẫu về sự điều tiết nguồn sống cho một vườn cây.

Bệnh ghẻ của nền kinh tế, từ Trung Quốc đến Việt Nam

Đỗ Ngà

24-7-2022

Tập Cận Bình lên nắm Trung Quốc đã được 10 năm, từ khi ông Tâp nắm quyền giá nhà tăng vọt, phi mã gấp sáu lần trong vòng 15 năm qua sau khi tầng lớp những người dân trung lưu đổ xô rót tiền xây nhà và mua bán đất. Sự bùng nổ giá nhà đất khiến hoạt động đầu cơ bành trướng và thị trường chỉ toàn những dân buôn thích mua đi bán lại nhanh chóng làm cho bong bóng bất động sản ngày một phình to.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lỗ nặng, vậy nên bỏ đi hay làm cách nào để có lãi?

Đỗ Hùng

19-6-2022

Ảnh: FB tác giả

CẢNH BÁO: Mình không phải chuyên gia kinh tế nên những điều mình viết rất thường thức dễ hiểu nhưng được cái là không có chất chuyên môn lắm.