Một cơn gió bụi

Mạnh Kim

27-6-2017

Sử gia Trần Trọng Kim. Ảnh: internet

Lại thêm một quyển sử bị cấm phát hành. Lần này là “Một cơn gió bụi” của học giả Trần Trọng Kim. Không chỉ là “một cơn gió bụi”, hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim, một tượng đài văn hóa Việt Nam thế kỷ 20, thật ra là một “cơn bão” xét dưới góc độ kiểm duyệt hiện hành. Nó tiết lộ các chi tiết về “một góc đời thường” Hồ Chí Minh, về vai trò rất ít được biết của Võ Nguyên Giáp, về những ngày tranh giành quyền lực và triệt hạ nhau giữa Việt Minh với các đảng phái đối thủ mà Việt Minh có khi không ngần ngại dùng “mền trùm đầu rồi bắt đi mất tích”. Việt Minh, theo miêu tả trong “Một cơn gió bụi”, là tổ chức có thủ đoạn chính trị quỷ quyệt bậc nhất giai đoạn lịch sử thập niên 1940.

Lukashenko tuyên bố, ông đã thuyết phục Putin không giết chết Prigozhin

Washington Post

Tác giả: Robyn Dixon Mary Ilyushina

Trúc Lam, chuyển ngữ

27-6-2023

Tổng thống Nga Putin nói chuyện với Tổng thống Belarus Lukashenko tại St. Petersburg hôm 27/12/2022. Nguồn: AFP/Getty Images

Thư gửi 92 Đại Biểu Quốc Hội 13 tỉnh Miền Tây: Thủy điện Luang Prabang – Thêm một thảm họa môi sinh cho ĐBSCL Việt Nam và lưu vực

Ngô Thế Vinh

14-1-2020

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Chỉ còn hơn ba tháng nữa là hết hạn tiến trình Tham khảo Trước [10/2019 – 4/2020] cho dự án Luang Prabang. Nếu không có hành động tức thời và chuyển biến quyết liệt từ phía Việt Nam, lễ động thổ – ground breaking khởi công xây con đập Luang Prabang sẽ diễn ra vào tháng 4/2020. Đó sẽ là một ngày tang tóc cho toàn thể 20 triệu cư dân 13 tỉnh Miền Tây, mà vòng khăn tang đó lại do chính Nhà Nước Việt Nam tự quấn lên đầu người dân mình.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 3)

Nghiêm Huấn Từ

29-7-2020

Tiếp theo bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời!

Kinh nghiệm cai trị của tà quyền

Đỗ Thành Nhân

28-5-2017

Ông HCM và gia đình luật sư Loseby, là người đã bào chữa cho ông Hồ khi ông bị bắt ở Hong Kong. Nguồn: internet

Tháng giêng năm 1910 một vị quan Tri huyện của triều đình Huế say rượu đánh chết người, bị triều đình phạt 100 trượng, sa thải và bị tước hết bổng lộc.

Con của vị quan này đi “tìm đường cứu nước”; mục tiêu đạt được là thay thế một chế độ “quân chủ” bằng chế độ “đảng lãnh đạo”. Đưa đất nước từ chế độ của “một ông vua” sang chế độ cai trị “vua tập thể”.

Chế độ này rút ra bài học kinh nghiệm cai trị: không trừng phạt quan lại làm chết người ở chốn công đường và tất cả những người chết ở công đường đều có chung một lý do là “TỰ TỬ”.

Kinh nghiệm 2.

Năm 1931 ông Loseby (Francis Henry Loseby) với đạo đức nghề nghiệp của một Luật sư đã không tố cáo thân chủ tội xâm phạm an ninh và bào chữa trắng án cho một bị can trước tòa án thực dân. Người này đã làm “cách mạng” thành công và thay thế chính quyền “thực dân” bằng chính quyền “cộng sản”.

Viện Hán Nôm bị móc ruột và rao bán tài liệu quý trên mạng

Blog Tễu

Nhiều tài liệu quý của viện Nghiên cứu Hán Nôm bị bán trên thị trường

TS. Nguyễn Xuân Diện

Nguyên PGĐ Thư viện Hán Nôm

25-6-2017

Ảnh chụp tài liệu được rao bán trên mạng

Viện Nghiên cứu Hán Nôm bị móc ruột đưa đi bán khắp nơi (Trung Quốc, Đài Loan, …) trong nhiều năm qua, giờ lại bị đưa tài liệu quý hiếm lên mạng Thư viện Nhân học. Tôi chưa bao giờ liên hệ với cá nhân hoặc tổ chức của cái gọi là Thư viện Nhân học, cũng chưa bao giờ quản lý bản Scan hay bản gốc Hán Nôm (kể cả suốt 20 năm làm việc tại Thư viện), mà bọn họ viết lời cảm ơn cứ như là tôi đã tuồn tài liệu cho bọn họ! Rất lưu manh!

Mấy hôm nay, dư luận trong Viện Nghiên cứu Hán Nôm rất bức xúc khi được tin nhiều tài liệu quý, chưa  được khai thác đã bị tuồn bản scan màu ra bên ngoài và được phân phát bởi một tổ chức có tên “Thư Viện Nhân Học” được đặt tại Hàn Quốc.

Đơn tố cáo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho người theo dõi, chụp ảnh đe dọa gia đình tôi

LTS: Chúng tôi có nhận được “đơn tố cáo khẩn cấp”, của ông Nguyễn Thắng Cảnh, là một đảng viên, sĩ quan lực lượng vũ trang nhân dân, tố cáo ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương, gửi tin nhắn đe dọa.

Sáu cuốn sách đấu tranh của Phạm Đoan Trang

Trịnh Bình An

25-7-2021

Phạm Đoan Trang bị bắt ngày 6/10/2020 sau khi đã bị khủng bố hàng loạt, kể cả từng bị đánh gẫy chân. Từ một nhà báo viết cho hơn mười tờ báo chính tại Việt Nam, Đoan Trang trở thành một nhà hoạt động chống cường quyền.

Quân chúa Nguyễn xua đuổi người Âu châu xâm chiếm Côn Đảo

Hồ Bạch Thảo

2-11-2017

Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các quốc gia tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương; trong đó có 5 vùng thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay, như: Chiêm Thành, Linh Sơn [Phú Yên], Tân Đồng Long [Phan Rang, Bình Thuận], Thuỷ Chân Lạp [Nam phần], và Côn Lôn. Thời bấy giờ hầu như mọi chuyến hàng hải từ Trung Quốc xuống Đông Nam Á đều lấy núi Côn Lôn làm chuẩn; vì Côn Lôn tức Côn Sơn hiện nay với đỉnh cao 577 mét, giúp tàu thuyền có thể thấy được từ xa. Phí Tín mô tả Côn Lôn trong Tinh Tra Thắng Lãm như sau:

Bài báo đã bị gỡ “Tập đoàn Tây Giang: Cả bộ máy biến mất bí ẩn!”

LTS: Bài báo này đăng trên báo Tầm Nhìn chẳng được bao lâu thì bị gỡ bỏ. Xin được đăng lại tại đây để quý độc giả chưa được đọc từ báo Tầm Nhìn, có thêm thông tin.

Xin nhắc lại, năm 2013, tập đoàn Tây Giang đã từng làm việc với ông Phạm Duy Cường, lúc đó là Chủ tịch UBND tỉnh Bái và có tặng cho tỉnh này 5 tỷ đồng. Năm 2015, ông Phạm Duy Cường nhận chức Bí thư Tỉnh ủy, sau đó bị bắn chết ngày 18-8-2016 trong một vụ án mà cả ba lãnh đạo cao cấp của tỉnh đều bị bắn chết, gây chấn động cả nước hồi năm ngoái.

____

27-6-2017

Các bạn ấy (ý nói cán bộ Tập đoàn) đi công tác hết rồi, còn lãnh đạo thì đi Úc hoặc ở đâu đó,… Đó là câu trả lời của bà Phạm Thu Hằng – phó Giám đốc công ty TNHH Tây Giang (trực thuộc Công ty CP Tập đoàn công nghiệp Tây Giang) khi phóng viên đến liên hệ làm việc.

Cùng liên quan với vợ chồng chị Hường anh Tuấn Maritime Bank (Nguyễn Thị Nguyệt Hường cựu ĐBQH). Ảnh: internet

Tướng Phùng Quang Thanh, hai mặt của tấm huân chương

Mai Hoa Kiếm

15-9-2021

Tướng Phùng Quang Thanh được báo chí “lề đảng” công bố qua đời lúc 3h45 phút ngày 11-9-2021. Điều kỳ lạ, không giống những nhân vật cấp cao trước đó, chỉ vài giờ (sau khi chết) tất cả báo chí quốc doanh, cùng hệ thống truyền thông của đảng được phép đồng loạt đưa tin.

Vì lẽ gì Việt Nam ta không bị Hán Hoá?

Hồ Bạch Thảo

8-10-2017

Lãnh thổ Trung Quốc thời xa xưa chỉ bằng mấy tỉnh hiện nay, nhưng nhờ sức bành trướng không ngừng lan ra bốn phía, nên to lớn như hiện nay. Trước thời Tần, biên giới Trung Quốc tại phía nam chỉ đến sông Dương Tử và một phần đất tại các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, Giang Tô. Qua các thời Tần, Hán, không ngừng xâm lăng; chiếm trọn vùng đất phương nam, chiếm cả Việt Nam. Trải qua một ngàn năm đô hộ, Việt Nam dành lại nền độc lập, trong khi các vùng đất khác biến thành quận huyện của Trung Quốc. Kể từ đó Việt Nam đời nối đời chống Trung Quốc xâm lăng, lại tiếp tục mang gươm đi mở nước nên lãnh thổ tăng gấp đôi. Với địa lý liền núi, liền sông, lại sẵn đường để Trung Quốc xâm nhập thuỷ bộ; hãy tìm hiểu xem vì lẽ gì nước ta không bị Hán hoá.

Quyền sở hữu nhà đất của ông Cù Huy Hà Vũ tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội

LS Nguyễn Thị Dương Hà

29-12-2018

Trong bài “Chính quyền Hà Nội vs gia đình ông Cù Huy Hà Vũ” đăng trên Tiếng Dân ngày 25/12/2018, tôi tố cáo chính quyền Hà Nội vào ngày 23/10/2014 đã cưỡng đoạt một phần nhà đất của gia đình chúng tôi – gia đình cố Nhà thơ Xuân Diệu tại 24 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội – và hiện nay chính quyền này đang nhăm nhe cưỡng đoạt nốt nhà đất của gia đình chúng tôi.

Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong chiến tranh Đông Dương

Đỗ Kim Thêm

26-6-2023

Bối cảnh

Các diễn biến vô cùng sôi động về nội chính và bang giao quốc tế trong cuộc chiến tranh Đông Dương làm cho Hoa Kỳ thay đổi chiến lược chống Cộng sản, từ hình thức trung dung sang ủng hộ cho Pháp. Vì sao Hoa Kỳ phát triển chính sách này lên cực điểm?

Hai người bị hành hung sau khi đến thăm gia đình cô Đỗ Thị Minh Hạnh

BBT Tiếng Dân

27-6-2018

Sau khi hay tin vụ khủng bố kinh hoàng cha con Đỗ Thị Minh Hạnh đêm 26/6/2018, ngày hôm sau, anh Đinh Văn Hải, cùng một người bạn là anh Vũ Tiến Chi, từ Sài Gòn đi Di Linh, Lâm Đồng để thăm và hỗ trợ tinh thần cho cha con cô Đỗ Thị Minh Hạnh.

Vì lịch sử và công lý, chúng tôi lên tiếng

FB Vũ Thư Hiên

27-7-2017

Hàng ngồi từ trái sang: Ông Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười. Ảnh: internet

Chúng tôi, những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một vụ án không được xét xử cách nay vừa tròn 50 năm được gọi tắt là “Vụ án Xét lại chống Đảng”, một lần nữa phải lên tiếng vì sự thật và công lý, vì lương tâm và nghĩa vụ, vì một đất nước thượng tôn pháp luật.

Bối cảnh lịch sử

Năm 1956, tại Đại hội 20 Đảng cộng sản Liên Xô, Tổng bí thư Nikita Khrushev đã đọc báo cáo quan trọng về chống tệ sùng bái cá nhân Stalin và chủ trương “cùng tồn tại trong hoà bình” giữa hai hệ thống cộng sản và tư bản. Đường lối mới đã được hầu hết các đoàn đại biểu tán đồng tại Đại hội các đảng cộng sản và công nhân quốc tế họp tại Moskva với 81 thành viên tham dự năm 1960.

Ukraine – Châu chấu đá xe (Phần 3)

Dũng Vũ, lược thuật

13-11-2022

Tiếp theo phần 1phần 2

Quốc gia Ukraine độc lập

Liên Xô sụp đổ, Ukraine trở thành một quốc gia độc lập kể từ tháng 12 năm 1991.

Tại sao tôi thù ghét Putin

NTV

Tác giả: Denis Trubetskoy, từ Lviv

Vũ Ngọc Chi, dịch

3-4-2022

Trong khi rút khỏi khu vực Kyiv, binh lính Nga đã sát hại hàng trăm người. Hình được chụp trên đường cao tốc ở Bucha vào ngày 2-4. Photo: IMAGO/ ZUMA Wire

Tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Nga, tôi đến từ Krym (Crimea). Tôi là một trong những người mà Putin nói rằng ông ấy muốn bảo vệ ở Ukraine. Nhưng những gì binh lính của ông ta mang tới không phải là sự bảo vệ mà là sự hủy diệt.

Tôi không phải là anh hùng trong câu chuyện này, nhưng nó bắt đầu với tôi. Năm 1993, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, tôi sinh ra ở bán đảo Krym – ở Sevastopol, thành phố của những anh hùng. Sevastopol đã nhận được danh hiệu này sau Thế chiến Thứ hai vì thành phố đã ghi tên mình vào sử sách Nga trong cuộc chiến chống lại quân Đức, như đã từng làm trong Chiến tranh Krym giữa Nga và Đế chế Ottoman vào giữa thế kỷ 19 – mặc dù cả hai thành tựu trong việc phòng thủ thực sự là những việc làm anh hùng của người dân thành phố chứ không phải của quân đội Nga, như nhà nước Nga thường rêu rao.

Sevastopol đã và vẫn là căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen của Nga, ngay cả vào năm 1993, hai năm sau khi Ukraine độc ​​lập, một đất nước mà tôi cảm thấy thoải mái và bắt đầu sự nghiệp báo chí của mình khi còn là một thiếu niên – lúc đó là một nhà báo thể thao ham mê giải bóng đá Đức Bundesliga.

Khi Vladimir Putin sáp nhập bán đảo của tôi vào nước Nga vào tháng 3 năm 2014, với lý do được cho là cần phải bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga khỏi “cuộc đảo chính phát xít” ở Kyiv, tôi thuộc nhóm thiểu số ở Sevastopol đã chống lại hành vi vi phạm luật pháp quốc tế này. Nhưng tôi không đơn độc với thái độ này. Một trong những người, giống như tôi, đã đưa ra quyết định khó khăn khi rời Krym là thủy thủ Wladyslaw. Anh ấy đã bỏ nửa năm du hành tại các đại dương trên thế giới, nửa năm còn lại ở nhà.

Tôi biết anh ấy qua một người bạn học, con trai của một sĩ quan Nga, người sau này đóng vai trò then chốt trong việc sáp nhập Krym. Chúng tôi chỉ biết nhau nhiều hơn khi tôi đã sống ở Kyiv và anh ấy đã mua một căn hộ ở vùng ngoại ô phía tây bắc của Irpin. Đó là một khoản đầu tư, mà nhiều khoản đầu tư khác sẽ tiếp nối như vậy. Có thể thấy trước rằng Irpin cuối cùng sẽ được nhập vào thủ đô, vì vậy số tiền bỏ ra dường như là một đầu tư tốt.

Chúng tôi thường dành những ngày cuối tuần vào mùa hè năm 2020 lúc có đại dịch Corona ở con đường đi dạo mới ở Irpin, nơi có cây cầu đường sắt bắc ngang qua, hiện đã bị phá hủy, cũng như ở thị trấn Butscha lân cận ở phía bắc, ngay cạnh Irpin. Chúng tôi thường uống bia và rượu cognac. Khi đó, Wladyslaw nói với tôi lý do tại sao anh ấy lại mua các căn hộ ở Irpin: “Chúng sẽ sớm thực sự đắt đỏ, chúng có thể được cho thuê với giá cao. Và trong trường hợp xấu nhất, người Nga sẽ không đến đây – vì nó nằm phía bên trái bờ sông Dnipro”.

Wladyslaw lúc nào cũng coi mối đe dọa từ Nga nghiêm trọng hơn tôi rất nhiều. Điều duy nhất mà anh ta không bao giờ tính đến là khả năng xảy ra một cuộc tấn công từ Belarus. Anh cũng đã hoàn thành khóa huấn luyện quân sự, mặc dù lẽ ra anh không phải làm điều đó: “Một lúc nào đó họ sẽ tấn công, ví dụ như để Krym được cung cấp nước. Có rất nhiều lý do. Và sau đó tôi muốn chiến đấu”. Đó là vào tháng 8 năm 2020, các nhân viên của cơ quan nghĩa vụ quân sự ở Odessa cho là anh ta điên.

“Tôi không nhớ tôi đã làm việc đó như thế nào”

Sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, Wladyslaw sẽ là một trong những người đầu tiên được gọi ra mặt trận. Tuy nhiên, anh ta đang ở Mỹ với tư cách là một thủy thủ và sẽ không trở lại trong vài tuần tới. Nhiều người thân của anh, những người mà anh muốn tổ chức cuộc di tản ra nước ngoài, đã ở lại Irpin.

Tôi có cuốn nhật ký của Weronika, một người bạn thân của Walerija, em họ của anh, kể về cuộc chạy trốn của họ vào những ngày đầu tháng Ba, khi Butscha đã trở thành địa ngục và là khu vực nguy hiểm nhất trong toàn bộ khu vực Kyiv. Cây cầu tại Irpin đã bị phá hủy và sẽ mất quá nhiều thời gian và đơn giản là quá nguy hiểm để lái xe quanh nó. Tuy nhiên, hai người đàn ông đến từ Kyiv đã đồng ý đón Weronika, Walerija và Anastassija, một người bạn của hai người. Nhưng mà họ phải tự mình băng qua cây cầu đã bị phá hủy vì những người đàn ông không thể đến đó bằng xe hơi của họ.

Weronika viết trong nhật ký: “Chúng tôi nghe thấy hàng loạt vụ nổ và phát súng kỳ lạ từ hướng chúng tôi đang đi. Lần này chúng đang ở rất gần, tôi sợ chết khiếp”. Cô đã đảm nhận vai trò lãnh đạo trong số ba người phụ nữ, vì vậy cô không được phép tỏ ra sợ hãi. “Tôi đã cố để dành nước mắt lại cho sau này. Chúng tôi đi bộ dưới cây cầu bị phá hủy và thực sự mọi thứ xung quanh chúng tôi bị phá hủy hoàn toàn. Nó có vẻ giống như bộ phim tồi tệ nhất về ngày tận thế. Chúng tôi muốn vượt qua đống đổ nát để sang phía bên kia, và chúng tôi cùng lúc mang hàng cứu trợ nhân đạo tới đó. Chúng tôi băng qua sông qua một số ống hơi chìm trong nước. Tôi không nhớ mình đã làm như thế nào. Và tôi không biết tại sao mình không bị ngã”.

Ảnh: Irpin vào ngày 2-3-2022. Thường dân băng qua cây cầu bị phá hủy – có lẽ đây là địa điểm mà Weronika và những người bạn của cô rời thành phố. Nguồn: picture alliance/dpa/EUROPA PRESS.

Họ đã qua được phía bên kia, nhưng không rõ liệu những người đàn ông có thực sự đến hay không. Những người phụ nữ tính đến việc đi bộ đến Kyiv. Việc đó sẽ mất khoảng một tiếng rưỡi và sẽ rất nguy hiểm. Nhưng rồi thì chiếc xe đã đến và đưa họ đến Kyiv, từ đó Weronika, Walerija và Anastassija đón tàu qua Lviv đến Ba Lan. Hiện thời, họ đã tìm được chỗ cư trú ở gần München. Cha của Wladyslaw ở lại Irpin, ông chỉ chạy trốn vào khoảng ngày 10 tháng 3, khi chiến sự ở đó gia tăng. Wladyslaw viết cho tôi: “Ông ấy đã thoát được như thế nào, tôi không biết vì ở xa quá. Nhưng thật may mắn vì chúng tôi đã mua được những căn hộ rất gần Kyiv”.

Nga phải thua cuộc chiến này

Theo những gì Wladyslaw được biết, các căn hộ của anh ta vẫn chưa bị phá hủy. Anh ta không thể kiểm tra điều đó, cha anh ta muốn trở lại Irpin đã được giải phóng trong vài ngày tới. “Đó không phải là điều quan trọng nhất bây giờ”, Wladyslaw nói. Tuy nhiên, rất có thể binh lính Nga cũng đã cướp phá căn hộ của anh ta – đối với Irpin và Butscha, tiếc rằng đây là quy luật nhiều hơn là ngoại lệ.

Vào năm 2020 – 2021, tôi đã tham dự các bữa tiệc đêm giao thừa của Wladyslaw, gần đây nhất tôi đã đến thăm anh ấy vào mùa thu năm 2021. Hôm qua, khi tôi nhìn thấy những hình ảnh khủng khiếp từ Irpin và Butscha, tôi đã phải bật khóc trong giây lát – tôi biết qua những người bạn từ Borodyanka, một vùng ngoại ô Kiev khác xa hơn một chút, những gì đang xảy ra trong khu vực, nhưng tôi không thể tin được rằng, nó thật sự kinh khủng như vậy. Nhưng nó đã thật sự khủng khiếp như vậy. Tôi rất vui vì gia đình của Wladyslaw tương đối an toàn. Nhưng tôi vẫn không thể tin rằng những nơi mà chúng tôi đã cùng nhau vui đùa lại thực sự diễn ra nạn diệt chủng. Làm thế nào khác để đặt tên cho những điều quân đội Nga đã làm ở đó?

Wladyslaw và tôi cùng chung số phận. Chúng tôi đến từ một thành phố nói tiếng Nga ở Krym, nhưng chúng tôi cảm nhận mình là người Ukraine. Đó là những người như chúng tôi mà Putin tuyên bố ông ấy muốn bảo vệ lần thứ hai. Nhưng thực tế, ông ta đang phá hủy cuộc sống của chúng tôi – giống như của nhiều người khác, những người phải trải qua những điều khủng khiếp hơn nhiều so với Wladyslaw, Weronika hay tôi.

Tôi phải thừa nhận rằng: Tôi thù ghét ông ta. Nhân danh tiếng mẹ đẻ của tôi, nhân danh nền văn hóa nói tiếng Nga của tôi, nhân danh quá khứ của ông bà tôi, những người đã trải qua Thế chiến Thứ hai ở Sevastopol khi còn nhỏ, ông [Putin] đã phạm tội ác chiến tranh nghiêm trọng nhất đối với đất nước tôi. Điều đó không thể tha thứ được.

Chừng nào Putin còn nắm quyền, chừng nào nước Nga còn chưa vượt qua được chế độ này, thì thế giới văn minh không nên trở lại quan hệ bình thường với Nga. Bởi vì đây không chỉ là cuộc chiến của Putin, chủ nghĩa man rợ này có sự ủng hộ rộng rãi của người dân Nga. Nga phải thua trong cuộc chiến này để cứu Ukraine khỏi kẻ xâm lược này. Nhưng không chỉ có vậy: Nga cũng phải thua trong cuộc chiến này nếu nó muốn có một tương lai nào đó.

***

Cho đến nay 340 thi thể đã được tìm thấy ở Butscha

Theo tường thuật của các phương tiện truyền thông Ukraine, hơn 300 thi thể dân thường đã được tìm thấy sau vụ thảm sát ở thành phố Butscha gần Kyiv. Báo Ukrajinska Pravda, trích dẫn một dịch vụ tang lễ, viết: Vào tối Chủ nhật, 330 đến 340 thi thể đã được gom lại. Việc tìm kiếm thêm nạn nhân sẽ được tiếp tục vào sáng thứ Hai. Một số thi thể được tìm thẫy chôn trong các sân sau nhà.

Đơn Kêu Cứu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KÊU CỨU

(v/v UBND huyện Trảng Bom không chấp hành án)

Kính gửi:  – Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng.

–   Ban Dân Nguyện Của Quốc Hội.

–   Ủy Ban Tư Pháp Của Quốc Hội.

–   Ủy Ban Pháp Luật Của Quốc Hội.

–   Lãnh Đạo Tổng Cục Thi Hành Án Dân Sự- Bộ Tư Pháp.

–   Bí Thư Tỉnh Ủy Đồng Nai.

–   Chủ Tịch UBND Tỉnh Đồng Nai.

–  VKSND Tỉnh Đồng Nai.

–  Ban Biên Tập Báo Tiếng Dân

Tôi tên là: Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1983

Trú tại: số 04, đường Tổ Pháo 3, ấp Thái Hoà,  xã Hố Nai 3, Trảng Bom, Đồng Nai.

Điện thoại: 0918 072 918

Là người được thi hành án với người phải thi hành án là: UBND huyện Trảng Bom theo quyết định thi hành án số 159, ngày 9-5-2017  của Chi Cục Thi Hành Án Huyện Trảng Bom, Đồng Nai.

Tám luận điểm dối trá của tuyên truyền Nga

Svoboda

Phan Phương Đạt, dịch

26-2-2023

Một năm trước, quân đội Nga đã tiến hành cuộc xâm lược vào Ukraina từ nhiều hướng: Phía bắc – từ lãnh thổ Belarus, phía đông – từ cái gọi là “LPR” và “DPR” và phía nam – từ Crimea đã bị sáp nhập. Vladimir Putin gọi đây là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, nhiệm vụ chính là “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraina. Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã ghi nhận 18.657 thương vong trong dân thường Ukraine: 7.110 người chết và 11.547 người bị thương. Đây chỉ là những con số được xác nhận, thiệt hại thực tế chắc hẳn là lớn hơn nhiều.

PMC Wagner – Một dấu hỏi lớn

Kim Văn Chính

1-6-2023

Nước Nga như một thực thể rất quái vật ẩn sâu trong rừng Taigar và tuyết lạnh. Nó sinh ra những con người, những thực thể, cách tổ chức và đạo lý cũng rất quái vật mà nhân vật Demon (ác quỷ ) trong văn học và hội họa Nga đã khái quát rất tài tình.

Thoát khỏi địa ngục (Phần 3)

The Times

Tác giả: Damian Whitworth

Trần Quốc Việt dịch

27-6-2021

Tiếp theo phần 1phần 2

‘Bị nhốt trong quan tài bằng bê tông’: Một ngày trong trại tập trung

Từ 7-9 giờ sáng: Dạy học cho những tử thi biết đi

Tôi vừa đặt chân vào phòng thì 56 học viên của tôi đứng lên, những xiềng chân ở mắt cá chân họ kêu chói tai và họ hô to: “Chúng tôi sẵn sàng!” Tất cả họ đều mặc áo quần màu xanh. Đầu họ bị cạo trọc, da họ trắng bệch như da xác chết.

TNLT Trần Thị Nga bị kỷ luật sau khi tòa xử án vì không nhận tội

Paulus Lê Sơn

28-7-2017

Bà Trần Thị Nga vừa bị nhà cầm quyền kết án 9 năm tù giam hôm 25 tháng Bảy năm 2017 theo điều 88 Bộ luật hình sự. Sáng 27 tháng Bảy gia đình của bà Nga tổ chức thăm gặp nhưng trại tạm giam Hà Nam từ chối và đưa ra lý do “Bà Nga đã CỨNG ĐẦU, QUYẾT TÂM CHỐNG ĐỐI ĐẾN CÙNG, Vì thế Trại đang phải thi hành KỶ LUẬT“.

Thời gian vẫn ghi dấu những chặng đường của bác sĩ mũ đỏ Đoàn Văn Bá

Ngô Thế Vinh

6-10-2020

Trung uý Bá đã biểu lộ lòng can đảm phi thường, bất chấp nguy hiểm cho sinh mạng mình và chỉ quan tâm tới những người bệnh, với kết quả là ông đã cứu được nhiều mạng sống. Những hành động dũng cảm của Trung uý Bá phản ánh phẩm chất lớn lao của bản thân ông và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

VOA gỡ bài viết làm Thủ tướng Việt Nam xấu hổ

Washington Post

Tác giả: Paul Farhi

Dịch giả: Dương Lệ Chi

15-11-2022

Một bài viết về những lời bình luận không mang tính ngoại giao của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính bị thu được khi ông nói chuyện qua micro đã lan truyền nhanh chóng — trước khi hãng tin [VOA] do Hoa Kỳ tài trợ, đã bị gỡ bỏ sau khi có khiếu nại từ đại sứ quán của ông ta.

Vụ Đồng Tâm: Thư ngỏ gửi thanh tra và công an Hà Nội

Nguyễn Đình Ấm

14-11-2017

Kính gửi: Thanh tra, công an thành phố Hà Nội

Tôi là Nguyễn Đình Ấm, trú tại phường Gia Thụy, quân Long Biên Hà Nội. Điện thoại: 0913364940. Xin có mấy ý kiến gửi lãnh đạo và hai cơ quan thanh tra, công an Hà Nội như sau:

Thưa các vị, trong vụ Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức Hà Nội) tôi đã theo dõi thông tin từ nhiều phía, khảo sát thực địa, trao đổi rộng rãi với dân Đồng Tâm nên có hiểu biết cơ bản về vụ việc, nay xin chân thành gửi tới các vị mấy ý kiến mong mang lại tác dụng tốt nào đó cho các phía.

Đảng Mácxít – Lêninnít Đức mua tượng Lê nin cũ trên ebay, đặt ngay trước trụ sở của họ

Hiếu Bá Linh

21-6-2020

Hôm qua ngày 20/6/2020, một bức tượng Lê-nin đã được đặt ngay trước trụ sở chính của đảng Mácxít – Lêninnít Đức (MLPD) tại thành phố Gelsenkirchen, miền Tây nước Đức.

Kêu gọi phản đối dự thảo luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc)

Đợt 1

(Có tham khảo các tuyên bố, thư ngỏ… liên quan trên mạng internet)

– Kính gửi toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước

– Kính gửi các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV tại Hà Nội

Đi tìm chân dung y sĩ tiền tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn với thông điệp mùa Xuân

Ngô Thế Vinh

5-1-2022

Dẫn nhập – Chiến tranh, không phải là chấp nhận hiểm nguy, không phải là chấp nhận giao tranh. Ở một thời khắc nào đó, với người chiến binh, là sự chấp nhận thuần túy và giản đơn cái chết. La guerre, ce n’est pas l’acceptation du risque, ce n’est pas l’acceptation du combat. C’est, à certaines heures, pour le combattant, l’acceptation pure et simple de la mort. A. de Saint-Exupéry (Pilote de guerre)

Hình 1: trái, Di ảnh Y sĩ Trung úy Nghiêm Sỹ Tuấn, Y sĩ trưởng Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù tử trận tại chiến trường Khe Sanh ngày 11/4/1968; phải, Chân dung Nghiêm Sỹ Tuấn qua nét vẽ của Y sĩ Đại úy Lê Văn Công, Quân Y Hiện Dịch khóa 15 YKSG, Virginia, USA 2018. Size 6 x 20” acrylic on canvas. Sưu tập: Ngô Thế Vinh

TS Chu Hảo tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam

29-10-2018

TUYÊN BỐ TỪ BỎ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. 45 năm về trước, tôi cũng như nhiều bạn bè và đồng nghiệp cùng thế hệ, đã tự nguyện gia nhập đảng Lao động Việt Nam (nay là đảng Cộng sản Việt Nam) với lý tưởng cao quý là đấu tranh vì Độc lập dân tộc, vì Dân chủ và Phát triển đất nước. Nhưng càng ngày tôi càng nhận thức rõ hơn rẳng tổ chức chính trị mà mình tham gia không có tính chính danh, hoạt động không chính đáng, có nhiều khuất tất, ngày càng thoái hoá, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại. Tôi đã hết sức cố gắng tận dụng tư cách hợp pháp của mình trong nội bộ tổ chức đảng cầm quyền để góp phần đấu tranh xây dựng. Rất may là, trong trường hợp liên quan đến các hoạt động của tôi, các tổ chức đảng, từ Đảng đoàn, Đảng uỷ và nhất là Chi bộ ở LHH VN*, hầu hết đều tỏ ra là những người khoan dung, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, nên những cố gắng của tôi đã được ghi nhận. Nhưng đến nay tôi đã có đơn xin từ nhiệm và đã có được người thay thế ở NXB Tri Thức, vì vậy tôi có thêm lý do để có quyết định mới.