Bia tri ân tại Ba Tư, một năm qua

Nguyễn Đăng Hưng

6-11-2019

Ảnh lưu niệm toàn đoàn ngày khánh thành

Hôm nay là ngày giỗ thứ 359 của Đức cha Alexandre de Rhodes, người có công to lớn trong công trình tập thể tác tạo ra chữ quốc ngữ.

Thông cáo báo chí của nhóm Văn Lang qua chuyến thăm Cộng hòa Séc của Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc

27-4-2019

Chiều ngày 17/04/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi nói chuyện với cộng đồng người Việt tại Trung tâm thương mại Sapa – Praha 4. Ông đã kêu gọi cộng đồng giáo dục và làm gương cho một số kẻ xấu phản động đã từng gắn bó với quê hương đất nước, nay quay lại chống chế độ.

Sáu cuốn sách đấu tranh của Phạm Đoan Trang

Trịnh Bình An

25-7-2021

Phạm Đoan Trang bị bắt ngày 6/10/2020 sau khi đã bị khủng bố hàng loạt, kể cả từng bị đánh gẫy chân. Từ một nhà báo viết cho hơn mười tờ báo chính tại Việt Nam, Đoan Trang trở thành một nhà hoạt động chống cường quyền.

Dự báo các sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm 2023

Đỗ Kim Thêm

1-1-2023

Ngày 1 tháng 1: Thụy Điển đảm nhận chức chủ tịch Liên Âu, Croatia lưu hành đồng Euro

Ngày 1 tháng 1, Thụy Điển đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu, một chức vụ luân phiên sáu tháng một lần giữa các quốc gia thành viên. Trong sáu tháng này, Thụy Điển chủ trì các cuộc họp và điều phối công việc của Hội đồng là tăng cường vai trò Liên Âu trong bối cảnh toàn cầu, an ninh của dân chúng và cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức. Ngày 1 tháng 7 năm 2023, Thụy Điển sẽ bàn giao chức vụ này cho Tây Ban Nha.

Ngày 1 tháng 1, Croatia là thành viên của Thỏa thuận Schengen, có nghĩa là không còn kiểm soát biên giới giữa Croatia và Slovenia và Hungary, hai quốc gia lân cận thành viên của Thoả thuận Schengen. Ngoài ra, Croatia đã trở thành quốc gia thứ 20 sử dụng đồng Euro làm phương tiện thanh toán chính thức.

Ngày 13 và 14 tháng 1: Bầu cử tại Séc

Ngày 13 và 14 tháng 1 sẽ diễn ra vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống Cộng hòa Séc. Nếu không ứng cử viên nào được đa số tuyệt đối thì sẽ bầu vòng hai trong ngày 27 và 28 tháng 1. Miloš Zeman, Tổng thống đương nhiệm được bầu vào năm 2013, nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào ngày 8 tháng 3 năm 2023 và không thể tái tranh cử. Cựu thủ tướng Andrej Babiš, cựu tướng Petr Pavel và Viện trưởng Đại học Danuše Nerudová là những ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc bầu cử này.

Ngày 24 tháng 2: Kỷ niệm một năm ngày Nga xâm chiếm Ukraine

Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố quyết định một “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, mà thực ra là một cuộc chiến xâm lược.

Đầu tiên, Nga đưa 200 ngàn quân từ Belarus, bán đảo Crimea và vùng Donbas tấn công vào lãnh thổ Ukraine và thành công trong việc xâm nhập các vùng ngoại ô của Kiev. Ngày 2 tháng 3, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã ra Nghị Quyết lên án Nga với kết quả 141 phiếu thuận, 5 phiếu chống và 35 phiếu trắng (trong số này có Việt Nam).

Cuối tháng 3, Nga tập trung vào miền đông Ukraine. Với sự yểm trợ vũ khí của quốc tế, Hoa Kỳ và NATO, nhất là hệ thống tên lửa HIMARS, Ukraine đã phản công dữ dội và giành lại nhiều khu vực ở phía đông và nam, chiếm ưu thế trên chiến trường, làm cho Nga phải động viên thêm 300.000 tân binh quân dịch để đáp ứng tình thế.

Theo ước tính hiện nay, Nga còn chiếm giữ khoảng 20% lãnh thổ của Ukraine, khoảng 100.000 binh sĩ Nga thiệt mạng; đến tháng 12, hơn 6.300 thường dân Ukraine đã thiệt mạng, hơn 13,7 triệu người Ukraine đã rời khỏi đất nước. Cuộc chiến còn kéo dài và mọi nỗ lực đàm phán đều bế tắc.

Các chủ đề thương thuyết cần đuợc Nga khai thông là tôn trọng quyền toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, trao trả các vùng đã chiếm đóng, rút quân và bồi thường cho việc tái thiết hậu chiến. Liệu Liên Hiệp Quốc có thể triệu tập một hội nghị quốc tế hay không, là một vấn đề chưa rõ.

Đang hưởng lợi trong việc mua năng lượng với giá rẻ của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không hỗ trợ cho một giải pháp bất lợi cho Nga. Nga là một đồng minh cung cấp vũ khí, Việt Nam không quan tâm đến việc Nga tái lập hoà bình cho Ukraine. Cho đến nay, Việt Nam đã bốn lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống đối với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Ukraine của Nga.

Nhiều giải pháp ngoại giao cực đoan đã được thảo luận, thí dụ như trục xuất Nga ra khỏi Hội đồng Bảo an LHQ hay truất quyền phủ quyết tại Hội đồng. Giới tình báo quân sự cũng nghĩ đến các biện pháp thay thế cho Putin bằng cách đảo chính hay đưa đi an trú. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, tất cả giải pháp đều không thể thực hiện.

Thiếu vũ khí hiện đại là một trở ngại cho Ukraine sớm chiến thắng. Với tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng, hiện nay 93% dân chúng Ukraine tin rằng Nga sẽ hoàn toàn đại bại.

Ngày 5 tháng 3: Estonia bầu quốc hội

Ngày 5 tháng 3, Estonia bầu quốc hội mới. Cùng với Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Isamaa Bảo thủ, Đảng Cải cách Kinh doanh Tự do Thủ tướng Kaja Kallas lãnh đạo chính phủ. Kallas đã thắng trong một cuộc bầu cử năm 2019. Vào đầu tháng 6, sau khi liên minh sụp đổ, Kallas thành lập chính phủ mới.

Ngày 2 tháng 4: Bầu cử tại Phần Lan

Ngày 2 tháng 4, Phần Lan bầu cử quốc hội. Một liên minh gồm năm đảng lãnh đạo chính phủ. Ngoài Đảng Dân chủ Xã hội, còn có Đảng Trung tâm, Đảng Xanh, Cánh tả và Đảng Nhân dân Thụy Điển, tất cả đều có phụ nữ đứng đầu. Bà Sanna Marins nhậm chức ở tuổi 34, điều hành đất nước từ năm 2019 và trở thành thủ tướng trẻ nhất thế giới.

Ngày 19 tháng 4: Warsaw kỷ niệm 80 năm ngày người dân nổi dậy

Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức xâm lược Ba Lan. Bốn tuần sau, thủ đô Warsaw bị chiếm đóng. Vào thời điểm này, Warsaw có khoảng 380.000 người Do Thái sống, chiếm khoảng một phần ba dân số và là một cộng đồng đông nhất tại châu Âu. Tháng 10 năm 1940, Đức ra lệnh thành lập khu Ghetto để phong toả cộng đồng. Cư dân lâm cảnh đói khát và khốn khổ, vì SS (Schutzstaffel, một tổ chức thuộc Đảng Quốc xã thời Hitler) dùng bạo lực và khủng bố để trấn áp.

Tháng 7 năm 1942, nhiều người Do Thái đầu tiên bị trục xuất ra khỏi khu cư trú và đưa đến lò sát sinh ở Treblinka. Đến cuối tháng 9 năm 1949, có khoảng 280.000 bị trục xuất.

Các tổ chức kháng chiến của người Do Thái ở Ba Lan đã thành hình để chống lại việc tiếp tục trục xuất. Lực lượng Kháng chiến Ba Lan Armia Krajowa đã viện trợ một số súng lục và chất nổ cho các chiến binh. Cuộc nổi dậy bắt đầu vào ngày 19 tháng 4 năm 1943 và kéo dài cho đến ngày 16 tháng 5 năm 1943.

Vì kém trang bị, nên 800 kháng chiến quân thua SS, nhưng đa số cư dân đã cầm cự được gần bốn tuần. Ngày 16 tháng 5 năm 1943, SS dập tắt cuộc nổi dậy, tuyên bố giải tán khugiế, t hơn 56.000 người và chuyển cư dân đến các lò sát sinh.

Ngày 14 tháng 5: Israel kỷ niệm 75 năm ngày thành lập quốc gia

Thế chiến thứ hai, thảm họa tàn sát người Do Thái và trách nhiệm quốc tế dẫn đến một bước ngoặt cho cấu trúc chính trị toàn cầu.

Israel trở thành một lãnh thổ do Anh được Liên Hiệp Quốc ủy trị. Nhưng cả hai phong trào Phục quốc Do Thái và phong trào quốc gia Ả Rập cùng tuyên bố là lãnh thổ này thuộc về mình, cả hai đều nổi lên để chống lại Anh và chống nhau.

Ngày 29 tháng 11 năm 1947, với 2/3 số phiếu thuận và các nước Ả Rập chống lại, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu quy định việc phân chia Palestine thành một quốc gia Ả Rập và một quốc gia Do Thái qua Nghị quyết 181. Kết quả này làm nổ ra các cuộc giao tranh giữa Do Thái và Ả Rập, gây cho nhiều thường dân của hai phía thiệt mạng.

Theo quy định của Liên Hiệp Quốc, chế độ Ủy trị của Anh đối với Palestine kết thúc ngày 14 tháng 5 năm 1948. Chiều cùng ngày, David Ben Gurion đã long trọng tuyên bố thành lập nhà nước Israel. Chỉ vài giờ sau, Hoa Kỳ và Liên Xô công nhận Israel về mặt ngoại giao. Ngay trong đêm, các nước Ai Cập, Iraq, Lebanon, Transjordan và Syria cùng tấn công Israel. Đối với họ, ngày thành lập Israel là thảm họa lịch sử.

Tháng 1 năm 1949, chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất kết thúc với chiến thắng của Israel. Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1949, các phe đã ký 4 hiệp định đình chiến. Israel chiếm các phần lãnh thổ được dành cho Palestine. Bờ Tây Jordan và Đông Jerusalem được sáp nhập vào Vương quốc Jordan vào năm 1950 và Dải Gaza được đặt dưới sự quản lý của Ai Cập.

Năm 2023 đánh dấu 30 năm bắt đầu tiến trình hòa bình Oslo. Ngày 13 tháng 9 năm 1993, Trưởng đoàn đàm phán của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), Mahmoud Abbas và Bộ trưởng Ngoại giao Israel Shimon Peres đã ký thỏa thuận đầu tiên “Hiệp định Oslo” tại Washington D.C. Hai bên đã đồng ý về việc chung sống hòa bình và công nhận lẫn nhau, bao gồm cả quyền tồn tại của Israel. Mục đích của thỏa thuận là chuẩn bị cho “Giải pháp hai nhà nước“, Palestine tự trị trong một thời gian tạm thời ở Dải Gaza và Bờ Tây Jordan và Israel rút quân.

Tuy nhiên, vì các điểm tranh chấp chính vẫn chưa được giải quyết, mối xung đột vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Mùa hè bầu cử tại Hy Lạp

Hy Lạp dự kiến sẽ bầu quốc hội mới trong mùa hè năm 2023. Trong cuộc bầu cử năm 2019, Nea Dimokratia, đảng bảo thủ đã thắng với đa số tuyệt đối. Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis ngày càng bị cáo buộc có những hành vi độc đoán. Theo Bảng Xếp hạng của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, tự do báo chí của Hy Lạp đã đứng vào hạng chót trong số các nước của Liên Âu.

Ngày 17 tháng 6: Kỷ niệm 70 năm ngày nổi dậy của quần chúng CHDC Đức.

Ngày 17 tháng 6 năm 1953 khoảng một triệu người dân CHDC Đức đã biểu tình tại hơn 700 thành phố và địa phương. Cuộc nổi dậy được châm ngòi khi chế độ SED quyết định việc Xô Viết hóa nhanh chóng và tăng giờ làm việc (tăng định mức). Các nhân viên của khoảng 600 doanh nghiệp đã bỏ việc, yêu cầu cho bầu cử tự do và lãnh đạo Walter Ulbricht phải từ chức. Ở một số nơi đã xảy ra bạo loạn và đụng độ với Công an Nhân dân và Quân đội Liên Xô. Đảng SED và Liên Xô đã phản ứng sắt máu. Xe tăng Liên Xô giết chết 55 người và làm bị thương nhiều người biểu tình.

Sau khi đánh bại phe đối lập, chế độ SED tiếp tục đàn áp người dân. Cho đến sáng ngày 6 tháng 7 năm 1953, khoảng 10.000 người đã bị bắt giữ.

Cuộc nổi dậy là một chấn thương cho Đảng SED, nhưng định hình nền chính trị độc tài của chế độ cho đến khi kết thúc.

Tháng 6: Bầu cử quốc hội và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Tháng 6 năm 2023, ngày chính xác vẫn chưa được ấn định, người Thổ sẽ bầu tổng thống và 600 đại biểu của quốc hội. Recep Tayyip Erdoğan, lãnh đạo của Đảng Công lý và Phát triển Hồi giáo và Bảo thủ cánh hữu (Adalet ve Kalkınma Partisi, AKP), đã nắm quyền trong hai thập niên, với tư cách là thủ tướng từ năm 2003 và tổng thống từ năm 2014.

Do kết quả của tu chỉnh hiến pháp năm 2017, chức vụ thủ tướng bị bãi bỏ, Erdoğan kết hợp các chức vụ tổng thống và thủ tướng kể từ năm 2018, trong khi quyền hạn của quốc hội bị giảm bớt. Cơ quan Liên Âu chỉ trích gắt gao những thoái bộ liên quan đến pháp quyền, tự do và dân chủ của đất nước.

Năm 2023 cũng là tròn 100 năm Cộng hòa Thổ được thành lập. Sau khi Đế chế Ottoman sụp đổ, Mustafa Kemal Pasha, sau này được gọi là Kemal Atatürk, đã tuyên bố bãi bỏ Vương quốc Hồi giáo vào ngày 29 tháng 10 năm 1923. Kemal Atatürk trở thành tổng thống đầu tiên và Ankara là thủ đô mới.

Ngày 3 tháng 7: Kỷ niệm 50 năm Hội nghị CSCE Helsinki

Ngày 3 tháng 7 năm 1973, “Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở Châu Âu” (CSCE) được khai mạc tại Helsinki. Được thành lập như một diễn đàn đối thoại giữa các cường quốc phương Đông và Tây, hội nghị nhằm mục đích thực hiện các dự án chung trong các lĩnh vực văn hóa, giải trừ quân bị và an ninh. Hầu hết tất cả các nước châu Âu, các quốc gia của Hiệp ước Warsaw, Liên Xô, Hoa Kỳ và Canada đã tham gia hội nghị và tạo động lực mới cho an ninh châu Âu.

Ngày 1 tháng 8 năm 1975, CSCE kết thúc với Đạo luật chung quyết Helsinki mang nội dung cam kết từ bỏ bạo lực, bất khả xâm phạm biên giới và tôn trọng nhân quyền.

Ngày 28 tháng 8: Kỷ niệm 60 năm bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ”

Ngày 28 tháng 8 năm 1963, hơn 200.000 người đã biểu tình đòi nhân quyền, chống phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc trong một cuộc tuần hành ở Washington D.C.

Trong dịp này, nhà hoạt động cho dân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King đã có bài phát biểu nổi tiếng: “Tôi có một giấc mơ, một ngày nào đó bốn đứa con nhỏ của tôi sẽ sống trong một quốc gia, nơi mà chúng được đánh giá không phải bởi màu da mà do bản chất của tính cách”.

Bài phát biểu đã trở thành lý tưởng chung cho phong trào đấu tranh về quyền bình đẳng ở Hoa Kỳ.

Mùa thu: Bầu cử ở Thụy Sĩ, Ba Lan và Ukraine

Ngày 22 tháng 10, Thụy Sĩ sẽ bầu quốc hội mới. Thành phần nhân sự của hai viện cũng sẽ được tổ chức lại. Ngoài ra, Thụy Sĩ đang có kế hoạch tổ chức nhiều cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2023. Thủ tướng Liên bang Walter Thurnherr của Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của Thụy Sĩ là lãnh đạo Thượng viện.

Ba Lan sẽ bầu quốc hội mới vào mùa thu. Kể từ năm 2015, đảng bảo thủ quốc gia PiS (“Luật pháp và Công lý”) đã lãnh đạo Ba Lan với đa số tuyệt đối. Mateusz Morawiecki làm thủ tướng vào năm 2017.

Ba Lan đã nhiều lần bị Liên Âu chỉ trích về các cải cách tư pháp. Nhiều tranh cãi khiến cho công việc của Tòa Bảo Hiến gặp trở ngại và là mối đe dọa đối với pháp quyền, dân chủ và nhân quyền. Từ năm 2016 Liên Âu phong toả các ngân khoản viện trợ. Sau khi Ba Lan tích cực tham gia yểm trợ trong chiến cuộc Ukraine, các căng thẳng giữa Liên Âu và Ba Lan đã được xoa dịu.

Ngày 29 tháng 10 năm 2023 Ukraine bầu một quốc hội mới (“Verkhova Radna”, Hội đồng tối cao). Vẫn chưa rõ liệu cuộc bầu cử có được tiến hành trong bối cảnh cuộc chiến tranh xâm lược của Nga còn đang tiếp diễn hay không.

Đảng Sluha narodu (tiếng Ukraina: Слуга народу, Người phục vụ nhân dân), chủ trương theo tự do kinh tế và ủng hộ châu Âu, đảng của đương kim Tổng thống Volodymyr Zelensky, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua.

Tháng 12 năm 2023 Tây Ban Nha bầu quốc hội

Pedro Sánchez và Đảng Xã hội thắng cử năm 2019, nhưng do không có đa số, nên đã thành lập một chính phủ thiểu số với Unidas Podemos, Đảng tương ứng với cánh tả và Đảng Công nhân Xã hội. Tháng 6 năm ngoái, thủ tướng đã cải tổ việc trẻ trung hoá guồng máy và chính phủ có nhiều phụ nữ tham gia hơn.

30/11–12/12: Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ 28

Từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12 Hội nghị Khí hậu Thế giới của Liên Hiệp  Quốc (COP28) sẽ diễn ra tại Dubai. Các hội nghị về khí hậu đã diễn ra được gần ba thập thập niên.

Năm 1992, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, cộng đồng quốc tế đã thoả thuận Công ước khung về Biến đổi khí hậu. 154 quốc gia cam kết thực hiện mục tiêu giảm lượng khí thải với hiệu ứng nhà kính.

Sau nhiều thảo luận tại COP27 năm 2022, các thách thức vẫn còn tồn đọng. Cộng đồng quốc tế hy vọng là COP 28 2023 Dubai sẽ mang lại nhiều đột biến thuận lợi cho việc giải quyết.

Ngày 10 tháng 12: Kỷ niệm 75 năm Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Liên Hiệp Quốc thông qua Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền gồm 30 điều xác định các quyền chính trị, kinh tế, xã hội văn hóa và dân sự. Quyền tự do quan điểm, thông tin và hội họp cũng được tôn trọng. Điều quan trọng nhất là:

 “Tất cả mọi người được sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền, không phân biệt chủng tộc, giới tính hay tôn giáo”.

Mặc dù Bản Tuyên ngôn không ràng buộc theo luật pháp quốc tế, nhiều nội dung đã được đưa vào hiến pháp các quốc gia, trong số này có Việt Nam.

Năm 2023 đánh đấu một sự hãnh diện cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 10 năm 2022 các quốc gia Đông Nam Á ủng hộ đặc biệt cho Việt Nam trở thành đại diện khu vực Á Châu của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.

Tuy nhiên, còn quá sớm để hy vọng Việt Nam sẽ hân hoan chào mừng lễ Kỷ niệm 75 năm này bằng cách cải thiện tình trạng tôn trọng nhân quyền. Thực tế đang cho thấy ngược lại.

Theo ba tổ chức theo dõi nhân quyền UN Watch, Human Rights Foundation và The Raoul Wallenberg Centre for Human Rights cho biết hôm 4 tháng 10 năm 2022, Việt Nam hiện đang thụ lý 56 vụ giết người tùy tiện; nhiều vụ bắt giữ, tra tấn nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, có nhiều vụ tù nhân chính trị chịu những bản án tù dài hạn không thể kiểm chứng.

Theo Bảng Xếp hạng trong năm 2022 của Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới, trong 5 năm qua, Việt Nam gia tăng các vụ đàn áp báo chí, cụ thể là Việt Nam hiện đang giam 39 nhà báo và được liệt vào hạng 4 trong số 10 nước đứng chót về đàn áp báo chí.

Bài liên quan: HAPPY NEW YEAR 2023

Vụ án Đồng Tâm: Hãy thực nghiệm hiện trường, bị cáo Lê Đình Chức đã đâm 3 công an như thế nào?

Hiếu Bá Linh

13-9-2020

Ảnh hiện trường nhà Lê Đình Hợi, Lê Đình Kình và Lê Đình Chức, nơi 3 công an bị cho là chết cháy dưới hố. Photo Courtesy

Bản Kết luận điều tra số 210/PC1 (Đ3) ký ngày 12/6/2020 (bản Cáo trạng là dưạ trên Kết luận điều tra nên nội dung hầu như giống nhau) đã mô tả rõ Nguyễn Đình Chức ”ở trên mái tầng 2 nhà Lê Đình Hợi (ngay phía trên cửa sổ) sử dụng tuýp gắn dao phóng lợn chọc nhiều lần từ trên xuống“.

Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm: Giải quyết khiếu nại bằng cách cấm ra khỏi nhà

Dân Oan Thủ Thiêm

11-11-2017

Dân oan Thủ Thiêm ra Hà Nội để khiếu nại, tố cáo, đã 3 tuần nay, Chính phủ yêu cầu trở về nhà. Dân oan yêu cầu khi nào có Quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên ngành, mới trở về. Sau đó họ cho công an thuyết phục, vận động, hù dọa…buộc trở về nhà, không được. Hôm nay ngày 11/11/2017, họ cho công an, an ninh, dân quân, quần chúng tự phát, đến bao vây: Cấm không cho ra khỏi nhà trọ. Nếu không sẽ bị hành hung và không đảm bảo tính mạng.

Kinh nghiệm cai trị của tà quyền

Đỗ Thành Nhân

28-5-2017

Ông HCM và gia đình luật sư Loseby, là người đã bào chữa cho ông Hồ khi ông bị bắt ở Hong Kong. Nguồn: internet

Tháng giêng năm 1910 một vị quan Tri huyện của triều đình Huế say rượu đánh chết người, bị triều đình phạt 100 trượng, sa thải và bị tước hết bổng lộc.

Con của vị quan này đi “tìm đường cứu nước”; mục tiêu đạt được là thay thế một chế độ “quân chủ” bằng chế độ “đảng lãnh đạo”. Đưa đất nước từ chế độ của “một ông vua” sang chế độ cai trị “vua tập thể”.

Chế độ này rút ra bài học kinh nghiệm cai trị: không trừng phạt quan lại làm chết người ở chốn công đường và tất cả những người chết ở công đường đều có chung một lý do là “TỰ TỬ”.

Kinh nghiệm 2.

Năm 1931 ông Loseby (Francis Henry Loseby) với đạo đức nghề nghiệp của một Luật sư đã không tố cáo thân chủ tội xâm phạm an ninh và bào chữa trắng án cho một bị can trước tòa án thực dân. Người này đã làm “cách mạng” thành công và thay thế chính quyền “thực dân” bằng chính quyền “cộng sản”.

Chiến lợi phẩm bất ngờ và quan trọng nhất ở Ukraine

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

28-3-2022

Lính Nga đang thiết lập hệ thống Krasucha-4. Nguồn: Donat Sorokin/ imago images

Ukraine tìm thấy hệ thống tác chiến điện tử của Nga. Tại sao đây lại là mỏ vàng cho tình báo nước ngoài?

Họa sĩ Nguyễn Nhân bị kỷ luật vì tác phẩm “Biển chết”

28-6-2017

Nhà báo Võ Đắc Danh vừa đăng trên Facebook quyết định của Hội Văn học Nghệ thuật Trà Vinh, kỷ luật họa sĩ Nguyễn Nhân vì ông đã cho ra đời bức ảnh “Biển chết”.

Tác phẩm “Biển chết” của họa sĩ Nguyễn Nhân. Ảnh: FB Võ Đắc Danh

Georgia, cáo trạng cho MAGA

Nhã Duy

27-8-2023

Cuối cùng rồi nước Mỹ và cả thế giới cũng đã thấy được những khuôn mặt của một thời quyền lực trong thế giới MAGA là những phạm nhân. Những tấm ảnh được chụp từ nhà tù quận hạt Fulton, thuộc tiểu bang Georgia, đã đánh dấu một cột mốc lịch sử trong cuộc chiến bảo vệ nền dân chủ và hiến pháp của nước Mỹ cùng hệ thống tư pháp Hoa Kỳ nói riêng, về một giai đoạn đầy thử thách của quốc gia kể từ ngày lập quốc.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang lại đi Nhật chữa bệnh

Ngọc Thu

10-9-2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Cuba, Herminio Lopez Diaz, hôm 28/8/2017. Nguồn: báo Tuổi Trẻ.

Một nguồn tin khả tín từ Nhật, báo cho Tiếng Dân biết: Tối thứ Năm 7/9 vừa qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã bay qua Nhật chữa bệnh. Chuyến đi này dự định kéo dài khoảng một tuần, đến ngày 14/9 ông Quang sẽ trở về Việt Nam, nhưng không rõ lần này ông Quang có về được không.

Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán (Phần 1)

Dương Tự Lập

13-1-2023

Theo lời nhắn, buổi sáng hôm ấy tôi tới số 49 Trần Hưng Đạo gặp Giám đốc Nhà xuất bản Văn học Lữ Huy Nguyên. Ngồi đó có Phó Giám đốc, dịch giả Thúy Toàn và bác nhà thơ Tế Hanh. Bác Hanh đang là Chủ tịch Hội đồng thơ Việt Nam khi ấy vừa mới nghỉ hưu.

VinFast VF8 đơn giản là chưa sẵn sàng cho thị trường Mỹ (Phần 1)

Jalopnik

Tác giả: Kevin Williams

Dương Lệ Chi, dịch

14-12-2022

Công ty khởi nghiệp xe hơi điện đã đưa tôi đến trụ sở chính ở Việt Nam để lái chiếc xe điện đầu tiên dành cho thị trường Hoa Kỳ. Đó là trải nghiệm kỳ lạ nhất trong đời tôi.

Hỏi đáp xung quanh cuộc chiến tranh Nga – Ukraine (Phần 2)

Đào Tiến Thi

14-5-2022

Tiếp theo phần 1

Câu hỏi 6: Có phải chính phủ của Tổng thống Zelensky không khôn khéo, đã dại dột “hướng Tây” chứ không chịu “hướng Đông” (theo Nga), nên rước chiến tranh về?

Những tiết lộ mới nhất về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)

7-12-2017

Tối hôm qua thứ Năm ngày 06.12.2017 đài ARD, đài truyền hình có tầm vóc liên bang lớn nhất nước Đức đã tường thuật về vụ Trịnh Xuân Thanh trong chương trình Tagesthemen – chương trình thời sự đứng đầu nước Đức. Phim thời sự dài độ 4 phút, trong đó có những tiết lộ mới về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi 23.07.2017. Ngoài ra, tối cùng ngày trên trang web của đài ARD có đăng một bài viết về vụ Trịnh Xuân Thanh. Sau đây là những tiết lộ mới được tổng hợp từ phim thời sự và bài viết của đài ARD.

ĐỐI THOẠI VỚI AI VÀ ĐỐI THOẠI CÁI GÌ?

Phạm Trần

26-5-2017

Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đòi “đối thoại”. Ảnh: internet.

Một cuộc bàn luận mới vừa bung ra giữa người Việt trong và ngoài nước quanh đề xướng đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang nghiên cứu mở ra đối thoại “với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước”.

Tác giả của tuyên bố này là ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Người cầm đầu ngành tuyên truyền đã tiết lộ tin mới tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, sáng 18-5-2017 tại Hà Nội.

Hai câu nói gây ấn tượng của ông Thưởng chung quanh vấn đề này là: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”.

Nếu Việt Nam từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri Tôn…

Trương Nhân Tuấn

7-7-2017

Đảo Tri Tôn nằm về phía Nam của nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc Hoàng Sa. Ảnh: VCG/Getty Images

Đôi điều về lịch sử, pháp lý và hệ quả kinh tế chiến lược nếu VN từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri tôn, nhân đọc bài báo “Đảo Tri tôn và năm điều cần biết” trên BBC Việt ngữ.

Sự việc tàu khu trục Mỹ đi qua hải phận 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thể hiện chiến dịch “freedom-of-navigation operation” gọi tắt là FONOP, ngày 2 tháng bảy vừa qua, phản ảnh trên thực tế điều 17 của Luật Biển quốc tế. Theo đó “quyền qua lại không gây hại của tàu bè trong vùng lãnh hải” được nhìn nhận.

Chuyến bay mang số SSG004 của chính phủ Slovakia đã đưa chui Trịnh Xuân Thanh ra khỏi EU?

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

7-5-2018

Ảnh chụp bài báo TAZ ra ngày 04/05/2018 với hình lưu trữ của không lưu

Một sự nghi ngờ khủng khiếp: Có phải Slovakia, một nước thành viên EU, đã giúp đưa một nạn nhân bị bắt cóc ra khỏi EU? Cuộc họp ở Bratislava giữa Slovakia và Việt Nam kéo dài bao lâu? Tại sao Slovakia nói dối? Nhân vật Lê Hồng Quang là ai và giữ vai trò gì trong cuộc họp ở Brastilava?

ĐBQH Phạm Phú Quốc nói dối hay đài Al Jazeera đưa tin sai?

BTV Tiếng Dân

25-8-2020

Đơn vị điều tra của đài Al Jazeera đã công bố tài liệu rò rỉ “Hồ sơ Cypruss” hôm qua, tiết lộ rằng, từ năm 2017 đến năm 2019, có gần 2.500 người đã trả tiền để trở thành công dân đảo Síp (Cyprus).

Sai lầm, nửa sự thật và sự dối trá hoàn toàn của Putin

Spiegel

Tác giả: Anika Zeller, Muriel Kalisch và Johannes Eltzschig

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

23-2-2022

Bài phát biểu của Vladimir Putin tối 21-2, công nhận các “nước cộng hòa nhân dân” Luhansk và Donetsk, cho thấy, thế giới quan thô thiển của nhà cầm quyền Điện Kremlin. Nó đã gây ra nỗi kinh hoàng trên khắp thế giới – bởi vì nó chứa vô số thông tin sai lệch.

Cù Huy Hà Vũ: Kiến nghị không thông qua Dự luật Đặc khu

Virginia, ngày 05 tháng 6 năm 2018

KIẾN NGHỊ

KHÔNG THÔNG QUA DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC

Kính gửi: Quốc Hội, Chủ tịch Quốc Hội và các Đại Biểu Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam

Đồng kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam

Tôi, Cù Huy Hà Vũ, công dân Việt Nam, Tiến sĩ Luật, xin gửi đến Quí Vị lời chào trân trọng nhất.

Đức có quyền phủ quyết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU)

Hiếu Bá Linh

18-9-2017

Khủng hoảng ngoại giao giữa Việt Nam và Đức do vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc sẽ có ảnh hưởng đến quá trình phê chuẩn Hiệp định hay không? Chỉ cần Quốc hội CHLB Đức không đồng ý thì chắc chắn Hiệp định sẽ không được phê chuẩn.

Nghị sĩ CHLB Đức Bernd Lange (ngồi giữa) trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội ngày 15.09.2017. Nguồn: internet

Trong chuyến sang Việt Nam công tác về Hiệp định Tự do Thương mại EU – Việt Nam, Nghị sĩ CHLB Đức Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu, đã mở một cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội ngày 15.09.2017 vừa qua.

Ai bảo kê cho Hà Văn Phúc, giám đốc Sở Y tế Kiên Giang?

Thu Hà

16-3-2023

Đại án test kit Việt Á với số tiền đưa hối lộ khủng, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố 29 vụ với 102 bị can, phong toả được 1670 tỷ đồng. Tuy nhiên, còn một số “sâu bự” ăn không chừa bất cứ thứ gì, vì được nhiều thế lực bảo kê, vẫn chưa bị khởi tố điều tra, như Ngô Thị Kim Yến, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cựu giám đốc Sở Y tế hoặc Hà Văn Phúc, giám đốc Sở Y tế Kiên Giang.

Kịch bản tồi của công an

Hiếu Bá Linh

25-6-2020

Ngày 24-6-2020 Trịnh Bá Tư đã bị công an bắt giam với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán và tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống nhà nước Việt Nam”.

Ukraine và vấn đề tái thiết hậu chiến

Đỗ Kim Thêm

2-6-2022

Phí tổn tái thiết Ukraine sẽ mất khoảng 600 tỷ euro và nhiều thập niên. Nguồn: (DPA/ Information Internationale/ Benjamin Thuau)

Bối cảnh

Không có một dấu hiệu sự sống nào của Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, biên dịch

16-10-2017

Không những gia đình ông mà cả 4 luật sư được gia đình ủy nhiệm cũng không được tiếp cận với ông, bà Petra Schlagenhauf luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin cho biết.

Trên tờ nhật báo TAZ của Đức, số ra hôm nay ngày 16.10.2017 có đăng một bài báo về Trịnh Xuân Thanh với tựa đề “Con tốt trong ván cờ quyền lực ở Việt Nam” của nữ ký giả Marina Mai. Sau đây là bản dịch bài báo:

Ông Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị rút lui khỏi chính trường?

Lê Văn Đoành

2-3-2022

Còn chưa đầy hai tháng nữa Hội nghị Trung ương 5, khoá 13 của đảng Cộng sản sẽ khai mạc, tuy nhiên vấn đề thay đổi nhân sự chóp bu đã râm ran trong chính giới, lan ra tới các quán cafe, trà đá vỉa hè Hà Nội. Chủ đề duy nhất, nóng hổi nhất là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chấp nhận chuyển giao quyền lực, rút lui khỏi chính trường, và người được chọn kế vị ông là ai?

Vụ án Hoàng Công Lương: Ngụy tạo chứng cứ buộc tội bằng cách “bôi xóa, sửa đổi, viết thêm” vào văn bản

Nguyễn Ngọc Lanh

11-5-2019

I. Không ngẫu nhiên mà vụ án bị đổi tên

Ngay từ đầu, khi thấy tên BS Hoàng Công Lương chính thức có trong danh sách ba bị cáo, các ý kiến phản đối từ ngành y tế đã loang nhanh ra xã hội. Dư luận chung cho rằng nhân vật này bị oan, bị ức. Do vậy, không phải bỗng dưng mà giới báo chí gọi vụ án này là “vụ án Hoàng Công Lương” mặc dù ngoài BS Lương còn có tới 6 bị cáo khác. Cũng không phải tình cờ mà trong thời gian ngắn có mấy chục ngàn chữ ký đòi xử “vô tội” cho nhân vật này. Và cũng không phải ngẫu nhiên nốt, khi ông trở thành “nhân vật nổi tiếng“…

Từ nhóm lợi ích du lịch

“Người dân không có quyền con người, không có quyền công dân. Đất nước không còn sức mạnh vô tận của dân và xã hội không còn sức đề kháng. Đất nước chìm trong bạo lực và tội ác. Tội ác tàn phá thiên nhiên gấm vóc của dải đất Việt Nam không phải chỉ diễn ra ở Sơn Trà mà đang ào ạt diễn ra trên khắp đất nước thương yêu của chúng ta”.

Phạm Đình Trọng

9-6-2017

Một góc Sơn Trà tan hoang vì thi công hàng chục móng biệt thự trái phép. Ảnh: VNN

Con người có nhu cầu khám phá và soi mình vào cái đẹp. Cái đẹp ở những kì quan. Kì quan của thiên nhiên và kì quan do con người sáng tạo ra. Cái đẹp ở những nền văn hóa của loài người và những nét văn hóa của cuộc sống. Vì vậy con người đã rời bỏ nếp sống yên ổn, đầy đủ, nề nếp và cũng nhàm chán hàng ngày, khoác ba lô lên đường đến những miền đất lạ. Những chuyến đi đó được gọi là du lịch.

Làm du lịch là đáp ứng nhu cầu được khám phá, được soi mình vào cái đẹp của khách du lịch. Khám phá sự phong phú, đa dạng, độc đáo của thiên nhiên, khám phá tài năng sáng tạo của con người ở những miền đất lạ và khám phá bản sắc văn hóa của những cộng đồng dân cư sống trên những miền đất lạ đó.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy: “Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chứ không phải ‘xung đột biên giới’ như người ta nói”

Vũ Thạch

22-6-2018

Kính mời quý độc giả nghe bài phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, cựu Tham Mưu trưởng mặt trận Vị xuyên, tỉnh Hà Giang giai đoạn năm 1985-1989, để biết giá máu của người Việt đã đổ xuống để bảo vệ biên giới phía Bắc cao tới mức nào:

Clip Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy phát biểu. Nguồn: FB Văn Đoàn

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nói: “Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chứ không phải ‘xung đột biên giới’ như người ta nói“.