Bạo lực học đường, trách nhiệm của ai?

FB Hoàng Hải Vân

31-3-2019

Bạo lực học đường, cũng như bạo lực trong xã hội, không phải bây giờ mới có, mà là tình trạng vốn có từ rất lâu, nay do thành tựu của công nghệ thông tin và sự phổ cập của mạng xã hội mà phơi bày ra rõ hơn mà thôi. Đổ lỗi cho Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ về tình trạng này là không thỏa đáng. Bất kỳ nhà chánh trị nào, dù đức cao vọng trọng tới đâu, làm Bộ trưởng Giáo dục trong một thể chế giáo dục như thế này thì tình hình vẫn như vậy.

Sau 44 năm: Nhìn lại thời vàng son của giáo dục VNCH trước năm 1975

GSTS Phạm Cao Dương

6-5-2019

Lời giới thiệu của Phạm Trần: Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lịch sử Phạm Cao Dương đã có nhã ý gửi cho bài nghiên cứu không những chỉ có giá trị về lịch sử, mà còn ghi lại những giá trị văn hóa truyền thống không thay thế được của nền Giáo dục thời Việt Nam Cộng hòa.

Sự thật về cái gọi là lấy phiếu tín nhiệm tại trường Đại học Luật TPHCM và “di sản” của bà Mai Hồng Quỳ

Công Lý

17-6-2019

Mai Bá Kiếm: Sau bài “Đế chế Mai Hồng Quỳ ở trường ĐH Luật TPHCM“, hàng chục facebooker là giảng viên và cựu giảng viên của trường đã cung cấp nhiều thông tin dưới nhiều giác độ khác nhau. Xin giới thiệu bài viết của Công Lý, một giảng viên của Trường:

Chuyến xe giáo dục và khoảng trống con người

Tâm Chánh

11-8-2019

Những gì chân tình, ấm áp của con người dường như không có mặt trong không gian nhỏ bé của chiếc xe bus đưa đón học sinh ấy. Cũng không có bên trong lớp học của chúng.

Ghế phi công, lỗi của tính “trung bình” và nền giáo dục Việt Nam đang ở đâu?

Đoàn Bảo Châu

5-11-2019

Ông Ngô Hoàng Long, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Báo VNN

1. Vào cuối những năm 40 của thế kỉ trước, không quân Hoa Kỳ đã gặp phải một vấn đề nghiêm trọng khi các phi công không thể kiểm soát máy bay của họ. Mặc dù đây là buổi bình minh của máy bay phản lực và các máy bay bay nhanh hơn và hiện đại hơn trước, nhưng các vấn đề xảy ra rất thường xuyên. Đó là một thời gian khó khủng hoảng nặng, tại thời điểm tồi tệ nhất, 17 chiếc máy bay đã bị rơi trong một ngày mà không phải do kĩ năng của phi công hay trục trặc về máy móc.

Mãi về sau, người ta mới tìm ra nguyên nhân là bởi thiết kế của cabin, đặc biệt của chiếc ghế của phi công. Những hãng sản xuất đã làm ra chiếc ghế với những kích cỡ trung bình của các phi công, kết quả là đa phần các phi công đều cảm thấy rất khó khăn khi điều khiển.

Thực lục về lời nói phải của một người con gái, có tác dụng thay đổi cả hệ thống pháp luật hà khắc

Hồ Bạch Thảo

23-1-2020

Hán Thư là một bộ sử nỗi tiếng trong Nhị Thập Tứ Sử Trung Quốc, gồm 100 thiên, do ba cha con nhà họ Ban; bố là Ban Bưu, con trai Ban Cố, con gái Ban Chiêu, cùng một cộng tác viên là Mã Tục; tất cả 4 sử gia bỏ ra 40 năm trời để soạn ra.

Bộ trưởng Bộ giáo dục có biết?

Ngô Huy Cương

13-4-2020

Mọi người mỉa mai nhau: “Đã đủ ngu để viết bài báo quốc tế chưa?”

Tôi giật mình tự hỏi tại sao lại có kiểu nói bạo miệng đến thế. Lân la trò chuyện tôi mới biết: Hiện nay có một phong trào ngầm đăng các bài báo quốc tế chuẩn về hình thức nhưng cực tệ về nội dung, có nghĩa là tạp chí hay kỷ yếu mà họ đăng bài có tên trong hệ thống Scopus nhưng thực ra nội dung của nó thua xa một số tạp chí chuyên ngành của Việt Nam. Đó là những tạp chí “bán bài” hay “bán chỗ trong tạp chí”.

Chúng tôi vừa điều tra ra một tạp chí có tên trong hệ thống Scorpus đăng tới khoảng 100 (một trăm) bài viết của các tay viết Việt Nam từ năm 2018 tới nay. Tạp chí “e3s Web of Conferences” có địa chỉ ở Pháp nhưng không gắn với bất kỳ trường đại học hay tổ chức nghiên cứu hay nhà xuất bản có uy tín nào, và đặc biệt là đã bị bán cho người Trung Quốc.

Kể từ khi tạp chí này bị bán cho Trung Quốc vào năm 2018, mỗi năm đăng tới khoảng vài nghìn bài. Riêng năm 2019, tạp chí này cho ra đời khoảng gần 100 số tạp chí. Những người đăng bài trong tạp chí này chủ yếu là người Nga, người Tầu và người Việt. Tạp chí này chuyên đăng lại các kỷ yếu hội thảo do bất kỳ ai tổ chức với ba điều kiện: (1) đăng ký với tạp chí; (2) nộp tiền theo thỏa thuận giữa người tổ chức hội thảo và tạp chí; và (3) gửi kèm theo một bản cam kết của ban tổ chức hội thảo là đã tự bình duyệt (peer review) các bài viết. Tạp chí không đứng ra phản biện, xem xét hay bình duyệt bài viết.

Mặc dù tạp chí tuyên bố là tạp chí chuyên về môi trường, năng lượng và khoa học trái đất nhưng đăng hổ lốn đủ các loại chuyên môn, kể cả các bài viết về khoa học xã hội và nhân văn không lẫn vào đâu được, thậm chí tên hội thảo một đằng nhưng đăng bài một nẻo khác. Tôi xin lấy một ví dụ: Trong Volume 157 (2020) của tạp chí này, đăng các bài trong một hội thảo của Nga có chủ đề tạm dịch tiếng Việt là “Các xu hướng chủ yếu trong đổi mới vận tải” (nguyên văn tiếng Anh là “Key Trends in Transportation Innovation (KTTI-2019)”.

Thế nhưng trong đó có ba bài viết của bốn tác giả Việt Nam về khoa học xã hội không liên quan như sau: (1) Bài thứ nhất của Phạm Văn Đức (Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm khoa học xã hội) dài chưa đầy 05 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch ra tiếng Việt là “Vấn đề sinh kế của nhân dân trong chính sách xây dựng xã hội hài hòa của Trung Quốc và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (nguyên văn tiếng Anh là “The issue of people’s livelihood in China’s policy of building a harmonious society and Vietnam’s strategy of sustainable development”).

Tôi rất phân vân không biết tác giả này có phải là GS.TS. Phạm Văn Đức – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội lại còn “kiêm nhiệm” Giám đốc Học viện khoa học xã hội (tôi không hiểu), hay không? (2) Bài thứ hai của Nguyễn Thị Lan Hương (Viện Hàn lâm khoa học xã hội) dài chưa đầy 09 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch ra tiếng Việt là “Tư pháp môi trường và việc thi hành tư pháp môi trường ở Việt Nam hiện nay” (nguyên văn tiếng Anh là “Environmental justice and implementation of environmental justice in Vietnam today”). Tôi rất phân vân không biết tác giả này có phải là ứng viên GS hay PGS triết học hay không? (3)

Bài thứ ba của Nguyễn Đức Hạnh và Đinh Thị Mai (Đại học Kiểm sát Hà Nội, Học viện Khoa học xã hội) dài 12 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch tiếng Việt là “Ảnh hưởng của mua bán động vật hoang dã và phát triển bền vững ở Việt Nam” (nguyên văn tiếng Anh là “Impacts of wildlife trade and sustainable development in Vietnam”). Tôi rất phân vân không biết hai tác giả này có phải là NCS của Học viện khoa học xã hội hay không? Mỗi người tham dự hội thảo này phải nộp cho ban tổ chức 300 euro. Và hội thảo này có tới cả trăm bài viết.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục có biết tình hình như vậy không và có đối sách gì? Bộ trưởng nghĩ gì về tiêu chuẩn của nước ta đối với GS, PGS và NCS quá cao so với thế giới mà bản thân Bộ trưởng cũng không làm nổi dù đã là giáo sư, để dẫn đến tình trạng này? Bộ trưởng có cách gì để kiểm soát hết các tạp chí chuyên môn trong hệ thống ISI và Scorpus? Bộ trưởng có biết đến các tạp chí chuyên môn luật học có truyền thống và uy tín trên thế giới mà không đếm xỉa gì đến các hệ thống trên không? Bộ trưởng đã có đánh giá công khai nào đối với các tạp chí chuyên môn ở trong nước? Và Bộ trưởng làm thế nào để bảo đảm công bằng cho những ứng viên GS, PGS và NCS?

Tôi xin gửi kèm theo đây một số đường dẫn để minh chứng:

Đường dẫn tới tạp chí.

Đường dẫn tới bài của Phạm Văn Đức.

e3s-conferences.org/articles/e3sconf/pdf/2020/17/e3sconf_ktti2020_03019.pdf?

Đường dẫn tới bài của Nguyễn Thị Lan Hương.

Đường dẫn tới bài của Nguyễn Đức Hạnh và Đinh Thị Mai.

Đường dẫn tới chương trình hội thảo.

Đường dẫn tới trang thông tin chính thức của Viện Hàn lâm khoa học xã hội.

Đất nước của nhân dân

Thái Hạo

9-8-2020

Nhà báo Huy Đức viết về quá trình đàm phán biên giới với TQ thời ông Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư đảng CSVN. Ảnh: FB Trần Triết

Sáng nay, môn văn đã thi xong. Xin không bàn về chất lượng của đề, chỉ muốn viết đôi dòng nhân câu Nghị luận văn học (xin xem hình) đề cập đến tư tưởng “Đất nước của nhân dân” trong 1 đoạn trích thuộc trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (NKĐ).

Tác phẩm này ra đời năm 1971, giữa lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang diễn ra ác liệt, tác giả đã nói lên những suy tư chiêm nghiệm của mình nhằm thức tỉnh thế hệ trẻ về cội nguồn thiêng liêng của đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước thân yêu của mình. Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được ông tổng kết trong 2 câu thơ:

Nhìn lại giá trị nhân bản, dân tộc, khai phóng

Nguyễn Văn Tuấn

9-10-2020

Một ví dụ về gieo vào học trò tình yêu thiên nhiên, đất nước. Ảnh: internet

Mấy hôm nay, báo chí ồn ào chung quanh cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt dành cho lớp 1. Có người cho rằng đây là một cuốn sách thảm hoạ, và tôi cũng đồng ý. Bây giờ đọc lại những cuốn sách giáo khoa thời xa xưa (1960, 1970) sao mà thấy tiếc cho một nền giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng.

Việt Nam – nơi… ‘uy tín’ ngang hàng với… giả?

Blog VOA

Trân Văn

27-11-2020

Kết luận Điều tra (KLĐT) về vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra ở Đại học Đông Đô (ĐHĐĐ) – Hà Nội, tiếp tục khuấy động dư luận, không phải vì các tình tiết liên quan đến vụ án mà vì cách đánh giá, nhận định của công an Việt Nam đối với những cá nhân lẽ ra phải xem là đồng phạm với các bị can…

Bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Bài 2

Chu Mộng Long

5-3-2021

Tiếp theo bài 1

Bài 2: Chương trình và tài liệu dạy học

Từ năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hàng loạt các Quyết định ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Theo đó, các trường sư phạm được giao trách nhiệm thực hiện, chỉ trong một thời gian cực ngắn. Cuối tháng 6 họp triển khai, đến tháng 9 thì chào hàng, tuyển sinh và mở lớp.

Vì sao các ông bà dạy đại học chôm chỉa khắp nơi mà không bị phát hiện?

Nguyễn Đình Bổn

24-4-2021

Sách của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM bị thu hồi vì đạo văn. Ảnh: VTC

Hiện nay vấn đề chôm các bài báo, sách đã in, công trình nghiên cứu từ nước ngoài… của các… tiên sư giáo sĩ dạy đại học tại VN không hiếm. Nhưng tại sao ít bị phát hiện cho đến khi tới tai tác giả thực của nó và họ lên tiếng thì mới… sửa sai?

Hoàn cảnh có lỗi hay không?

Chu Mộng Long

8-6-2021

Những cách hiểu nông cạn, dù đó có là giáo sư tuổi thất thập, thì mới tin một câu ngạn ngữ hay một lời phán của nhà văn là luôn luôn đúng.

Hạ chuẩn Tiến sĩ và những tác hại

Nguyễn Ngọc Chu

23-7-2021

1. ĐỘ KHÓ CÔNG BỐ QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÀNH

Khoa học không có biên giới. Một cách tổng quát, không thể so sánh độ khó công bố quốc tế của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Lĩnh vực nào cũng khó công quốc tế vì chuẩn quốc tế thường cao hơn chuẩn quốc gia. Ở các tạp chí đòi hỏi hàm lượng khoa học cao thì càng khó công bố. Cũng không thể nhận định là quốc gia này dễ công bố quốc tế hơn quốc gia khác.

Vì sao lãnh đạo ngành Giáo dục và Y tế đều bị bắt cùng tội danh?

Mai Bá Kiếm

23-9-2021

Ngày 23/9/2021, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên Nguyễn Văn Kiên bị bắt về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo đó, ông Kiên thông đồng với Công ty CP thẩm định giá BTCVALUE… để cho Công ty CP Sách và thiết bị trường học Điện Biên trúng 2 gói thầu cung cấp thiết bị dạy học, gây thiệt hại tài sản nhà nước.

“Tiên học lễ, hậu học văn”, đạo lý hay tiêu cực?

29-11-2021

Mấy hôm nay đọc báo trên các mạng lưới trực tuyến xã hội tiếng Việt, người Việt khắp nơi trong cũng như ngoài nước, được nghe một nguồn dư luận mới xôn xao về việc nên giữ hay bỏ một câu khẩu hiệu đã trở thành quá quen thuộc trong tất cả các hệ thống trường học Việt Nam từ xưa tới nay. Đó là câu châm ngôn “tiên học lễ, hậu học văn” thường được dán ngay trên tường trước mặt học sinh trong lớp học.

Tại sao Việt Nam không dạy lịch sử chiến tranh Trung-Việt?

The Diplomat 

Dự án ĐSKBĐ

Biên dịch: Đoàn Thị Hằng Ni

Hiệu đính: Phạm Huệ Việt

9-2-2022

Việt Nam không sẵn sàng đưa cuộc xung đột năm 1979 vào sách giáo khoa lịch sử, tiếp tục sự im lặng kéo dài hàng thập kỷ.

Tôi bị cấm dự Hội thảo Võ Hồng

Phạm Xuân Nguyên

24-4-2022

Hội thảo “Hoài cố nhân – kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Hồng” do Đại học Phú Yên phối hợp cùng mấy cơ quan đã được tổ chức hôm qua (24/4/2022) tại Tuy Hoà (Phú Yên). Tôi được ban tổ chức mời tham dự và đã gửi tới hội thảo bản tham luận “Những bức thư của tình thương” viết về những bức thư nhà văn Võ Hồng gửi cho tôi trong thập niên 1990. Ban tổ chức hội thảo cho biết tôi có trong danh sách những người phát biểu tham luận. Và tôi đã mua vé máy bay Hà Nội – Tuy Hoà (các diễn giả tự túc đi lại) và Tuy Hoà – TPHCM (kết hợp công việc cá nhân). Chuẩn bị cho hội thảo tôi còn mua hai tập truyện của nhà văn Võ Hồng do Nxb Kim Đồng in năm 2021 để mang đi.

“Cầm tù” tuổi thơ, tước đoạt quyền “được là chính mình” của con em mình đến bao giờ?

Cù Mai Công

9-7-2022

Một nhóm học trò Ông Tạ “được là chính mình” với bạn bè sau một buổi học. Ảnh: CMC

Ngay buổi cuối kỳ thi tốt nghiệp THPT, Tùng Chi, nhà thơ nhí khá nổi tiếng xưa, chỉ sau chị mình, Khánh Chi, lộ nỗi lòng và bí mật xưa của mình:

Ngược đời: Chuyên viên thanh kiểm tra chuyên môn giáo viên

Chu Mộng Long

30-9-2022

Khi đi dạy đại học tại chức, tôi vẫn thường nghe các giáo viên phổ thông kêu ca: “Chỉ cần một chuyên viên của Phòng hoặc Sở xuống thanh kiểm tra là giáo viên khóc với nó”.

Giáo dục: Đứa con bị bỏ rơi

Chu Mộng Long

18-11-2022

Khi tôi học lớp năm thì Mỹ quay trở lại bắn phá miền Bắc lần thứ hai. Do nằm trong vành đai bảo vệ Hà Nội, nên quê tôi rất dễ là mục tiêu oanh kích. Để an toàn, chúng tôi không đến lớp mà học tại nhà.

Tôi còn nhớ cô giáo chủ nhiệm tên là Hương, người Thạch Thất, ở trọ trong một gia đình nông dân, ngày nào cũng phải đi bộ hàng chục ki-lô-mét, đến tất cả các nhóm học ở các làng để giao bài cho học trò và kiểm tra xem chúng tôi học hành ra sao. Cô ăn mặc như một phụ nữ nông thôn, nghĩa là rất mộc mạc.

Thử nhìn thẳng vào các phong trào khuyến đọc trong thời gian qua

Thái Hạo

21-3-2023

Tôi từng tâm huyết và bắt tay xây dựng thư viện cho trường. Sách tôi có thể mua hay kêu gọi được, chỉ sợ không có chỗ chứa! Tổ chức thuyết trình, trao đổi về từng cuốn sách cũng có thể làm, không khó. Nói thật hay về những cuốn sách giá trị, cũng ok. Tất cả những cái đó, dù không thể phủ nhận ý nghĩa của chúng, nhưng phải thú nhận rằng, chỉ là “chống cháy”, là vá víu, vì thiếu một “cơ chế” để vận hành mang tính đồng bộ và hệ thống.

Không chỉ học viên tại chức…

Chu Mộng Long

20-5-2023

Nhiều bạn đọc bài “Sao không hỏi Bộ trưởng” ở status trước chắc chắn đang chê cười học viên tại chức. Trong khi tôi chỉ xem họ là sản phẩm của giáo dục, trong đó có trách nhiệm của chính mình, mặc dù tôi đã nỗ lực khai phóng hết cỡ. Thầy sao thì đẻ ra trò vậy.

Chuyện học văn làm văn (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

30-6-2023

Tiếp theo kỳ 1

Tôi gắn bó với môn văn của chế độ này đã lẩu lầu lâu nên quá rành về nó. Kể từ khi học cấp 2 rồi cấp 3 (hệ 10 năm), tiếp đó mài đũng quần ở khoa văn 4 năm rưỡi, rồi dính ngay nghề dạy học gần 20 năm nữa, còn gì mà chẳng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”.

Giáo sư, Tiến sĩ theo kịp chương trình chưa?

Chu Mộng Long

4-7-2023

Nghe PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ phán: “Trình độ giáo viên chưa theo kịp chương trình mới“, tôi phải đặt câu hỏi: “Vậy trình độ Giáo sư, Tiến sĩ, kể cả tác giả của Sách giáo khoa ‘tích hợp liên môn’, trong đó có ông Rỹ, đã theo kịp chương trình mới chưa?

Thưa quý vị phụ huynh!

Thái Hạo

18-9-2023

Vì tôi từng là một giáo viên, mới nghỉ việc, lại có con nhỏ đang đi học, nên tôi phần nào hiểu được giáo dục từ cả hai đầu: Bên trong và bên ngoài.

“Đều là chăm lo cho các con cả”!

Thái Hạo

6-10-2023

Đó là lập luận mà đa số trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng vẫn thường dùng mỗi khi đưa ra nhằm thuyết phục và gây áp lực để phụ huynh đóng tiền.

Phong trào…

Thái Hạo

25-10-2023

Đêm qua, lúc 22h15, VTV1 phát chương trình ‘Vấn đề hôm nay’ với chủ đề “Nỗi khổ hoạt động ngoại khóa”, khách mời là PGS Trần Thành Nam (Phó hiệu trường trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội).

Giáo dục thành cái chợ lừa đảo

Chu Mộng Long

28-11-2023

Khi các giáo sư, tiến sĩ bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với hành vi bán bài báo của PGS. Đinh Công Hướng cho các trường hạng bét nâng hạng lên top đầu đại học thì có một giảng viên từng là thầy tôi cũng nhảy vào bình luận với sự đồng cảm, chia sẻ thống thiết. Nội dung như sau:

Bất bình đẳng và bất bình đẳng trong giáo dục

Dương Quốc Chính

4-1-2023

Hôm trước mình có nghe một podcast của Vietcetera, bạn host Thùy Minh nói chuyện với bạn Chi Nguyễn, tiến sĩ về giáo dục đang dạy đại học gì đó bên Mỹ (BTV Tiếng Dân: Đại học Arizona – The University of Arizona), bạn ấy đang nghiên cứu về bất bình đẳng trong giáo dục.