Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 20-4-2019

Tin Biển Đông

VOV đưa tin: Mỹ và Nhật phản đối các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông và Hoa Đông. Ngày 19/4/2019, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ đã diễn ra cuộc họp Ủy ban Tham vấn An ninh Mỹ – Nhật Bản, nội dung tập trung vào sự phối hợp giữa Mỹ và Nhật Bản để ứng phó với môi trường an ninh khu vực đang biến chuyển.

Bản tin ngày 19-4-2019

Tin Biển Đông

RFA đặt câu hỏi: Việt Nam cần dè chừng Trung Quốc trong quan hệ quốc phòng với Mỹ? Trong tình hình VN tìm cách lại gần Mỹ, một số chuyên gia cảnh báo VN cần phải chú ý đến thái độ của TQ. ThS Hoàng Việt, cho rằng chuyện Trung Quốc loan tin họ sẽ chuyển giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB ra vùng trũng Quỳnh Hải ở khu vực Vịnh Bắc Bộ vào ngày 10/4 vừa qua là một cách “nắn gân” VN trước khi Tổng – Chủ Trọng đi thăm Mỹ.

Bản tin ngày 18-4-2019

Tin Biển Đông

Infonet có bài: Hé lộ về vũ khí mới Trung Quốc có thể sắp tung ra Biển Đông. Đó là tàu đổ bộ không người lái lưỡng cư “Thằn lằn biển”, có thể được TQ điều động ra Biển Đông để canh giữ các tiền đồn ở khu vực này. Theo trang Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, đây là tàu đổ bộ không người lái tàng hình có vũ trang đầu tiên trên thế giới, đã được Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Wuchang chuyển giao cho quân đội Trung Quốc vào tuần trước.

Bản tin ngày 17-4-2019

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Philippines sẽ nhờ Mỹ can thiệp nếu Biển Đông bị xâm lược. Trả lời phỏng vấn của CNN, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jr. nói, nước ông có thể quay nhờ Hoa Kỳ, đồng minh quân sự duy nhất của mình, can thiệp nếu xảy ra một “hành động xâm lược rõ rệt” ở Biển Đông. Ông Locsin nhắc lại cam kết của Hoa Kỳ đưa ra hồi tháng 3 vừa rồi, bảo đảm Washington sẽ hỗ trợ Manila nếu có bất kỳ “cuộc tấn công vũ trang” nào nhắm vào vùng biển đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông.

Bản tin ngày 16-4-2019

Tin Biển Đông

Giàn khoan nước sâu của Trung Quốc ở Biển Đông bắt đầu hoạt động, VOA đưa tin. Đây không phải là giàn khoan Dongfang 13-2 mà là Hải Dương 981, từng được Trung Quốc triển khai trong thềm lục địa của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa vào năm 2014. Bây giờ giàn khoan này hoạt động ở vùng biển phía tây Philippines, tức bên trong Biển Đông và bắt đầu khai thác dầu khí.

Bản tin ngày 15-4-2019

Tin Biển Đông

Dịch giả Phạm Nguyên Trường có bài dịch: Trung Quốc có thể triển khai các công trình trên biển làm nhiệm vụ theo dõi trên Biển Đông, từ bài viết gốc trên the Diplomat. Bộ Quốc phòng Trung Quốc “ra mắt các giàn (nhà ở) có trọng lượng không lớn, làm nhiệm vụ theo dõi từ xa trên biển, gợi ý rằng chúng có thể được triển khai cho hoạt động quân sự ở Biển Đông, nhằm hỗ trợ công tác bảo vệ các công trình xây dựng trên các hòn đảo”.

Bản tin ngày 13-4-2019

Tin Biển Đông

BBC dẫn lời ông Salvador Panelo, người phát ngôn của Tổng thống Philippines: ‘Chủ quyền lãnh thổ là điều không thể thương lượng’. Trong cuộc họp báo ngày 11/4/2019, ông Panelo nói: “Chúng tôi ân cần, có thể hiểu theo cách là chúng tôi nhã nhặn với họ. Nhưng trong vấn đề chủ quyền quốc gia thì đó lại là một câu chuyện khác. Chúng tôi phải xác quyết chủ quyền quốc gia”.

Bản tin ngày 12-4-2019

Tin Biển Đông

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 11/4, Việt Nam lên tiếng việc TQ đưa giàn khoan Đông Phương vào Vịnh Bắc Bộ, Zing đưa tin. Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn đang xác minh thông tin vụ giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB của Trung Quốc sẽ được đưa vào Vịnh Bắc Bộ.

Bản tin ngày 11-4-2019

Tin Biển Đông

BBC có bài: ‘Cần bình tĩnh’ theo dõi giàn Đông Phương 13-2. Ông Trần Đức Anh Sơn, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, cho biết: “Tôi vẫn đang theo dõi đường đi của giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB qua tin tức trên báo chí nước ngoài. Tuy nhiên khi nó đang di chuyển trên vùng biển quốc tế và trong trên vùng biển do Trung Quốc kiểm soát thì theo luật pháp quốc tế, chúng ta chưa thể phản đối hoạt động của giàn khoan này được”

Bản tin ngày 10-4-2019

Tin Biển Đông

Trung Quốc đưa giàn khoan đến sát đường phân định vịnh Bắc Bộ, theo báo Một Thế Giới. Trang offshore-technology chuyên về lĩnh vực kỹ thuật khai thác ngoài khơi, có trụ sở tại Mỹ, nhận định vụ Trung Quốc triển khai giàn sản xuất dầu Dongfang 13-2 tới cửa vịnh Bắc Bộ, liên quan đến tham vọng của Bắc Kinh nhằm khai thác các mỏ khí áp suất và nhiệt độ cao nằm dưới Biển Đông. Giàn khoan này thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc.

Bản tin ngày 9-4-2019

Tin Biển Đông

Tàu kiểm ngư Việt Nam đẩy đuổi hai tàu đánh cá nước ngoài, VnExpress đưa tin. Ông Võ Khôi Thành, Phó chi cục trưởng kiểm ngư Vùng 1 Việt Nam cho biết, khoảng 10 giờ 30 sáng 7/4/2019, đơn vị này vừa đẩy đuổi nhiều tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép trong vùng biển phía Tây Bắc đảo Bạch Long Vỹ. Khi tàu VN tới gần, các tàu đánh bắt trái phép “vội vàng tháo chạy về phía vùng biển Trung Quốc”.

Bản tin ngày 8-4-2019

Tin Biển Đông

Trung Quốc sắp đưa giàn sản xuất dầu khí vào Biển Đông, VOA đưa tin. Ngày 7/4/2019, Tân Hoa xã cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc tiết lộ, một giàn sản xuất dầu khí với quy mô lớn thứ hai của nước này sẽ được kéo vào Lưu vực Yinggehai ở Biển Đông vào ngày 10/4. Giàn sản xuất này có tên Dongfang 13-2 CEPB, vừa được đóng xong đầu tháng này tại tỉnh Quảng Đông, có trọng lượng 17.247 tấn, tương đương với 10 nghìn chiếc xe ô tô thông thường và rộng bằng một sân bóng đá.

Bản tin ngày 6-4-2019

Tin Biển Đông

Tổng thống Philippines dọa đưa quân cảm tử đến Trường Sa chống Trung Quốc, RFA đưa tin. Tổng thống Rodrigo Duterte lên tiếng kêu gọi Trung Quốc phải rời khỏi đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Phát biểu tại TP Puerto Princesa ở Palawan, Tổng thống Duterte cảnh báo Trung Quốc không được chạm vào Thị Tứ mà Philippines gọi là Pagasa. Ông cảnh báo, “nếu Trung Quốc có bất cứ hành động nào thì câu chuyện sẽ khác hẳn và Philippines sẽ gửi quân đội đến”.

Bản tin ngày 5-4-2019

Tin Biển Đông

Báo Đất Việt bàn về mục đích Mỹ đưa số F-35B kỷ lục đến Biển Đông. Theo đó, dù quan hệ Mỹ – Philippines thời Tổng thống Duterte có phát sinh một số mâu thuẫn, quan hệ quân sự giữa hai nước vẫn bền vững, hai bên đồng thuận về chuyện Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân sự ở Philippines.

Bản tin ngày 4-4-2019

Tin Biển Đông

Hoa Kỳ và Philippines thảo luận về khả năng bố trí hệ thống pháo chặn Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, RFA đưa tin. Báo South China Morning Post dẫn tin từ các chuyên gia an ninh khu vực, cho biết, Washington và Manila đang thảo luận về khả năng bố trí hệ thống pháo phản lực của Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn hoạt động quân sự hóa các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông.

Bản tin ngày 3-4-2019

Tin Biển Đông

VnExpress có bài: Chuyên gia cảnh báo sự gia tăng hiện diện [của] Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Gregory Poling, Giám đốc AMTI ở trung tâm CSIS bên Hoa Kỳ, nhận định, các hoạt động gần đây của hàng trăm tàu cá Trung Quốc gần đảo Thị Tứ là dấu hiệu cho thấy dân quân Trung Quốc đang gia tăng sự hiện diện ở Biển Đông: “Hàng chục, thậm chí hàng trăm tàu cá Trung Quốc đang được sử dụng để giám sát và hăm dọa các nước láng giềng mỗi khi họ có hoạt động gì đó mà Bắc Kinh không ưa”.

Bản tin ngày 2-4-2019

Tin Biển Đông

Tư lệnh quân đội Philippines vừa xác nhận, Trung Quốc ngang nhiên đưa 200 tàu áp sát đảo Thị Tứ, báo Dân Trí đưa tin. Tướng Benjamin Madrigal Jr, Tư lệnh quân đội Philippines, tuyên bố “các binh sĩ của nước này sẽ tiếp tục tiến hành hoạt động tuần tra tại khu vực đảo Thị Tứ”.

Bản tin ngày 1-4-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Biển Đông vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong tranh chấp chủ quyền. Phát biểu tại hội nghi đối thoại ASEAN – Mỹ lần thứ 32 diễn ra ở thủ đô Washington của Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao VN Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, Biển Đông “vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức bắt nguồn từ những tranh chấp chủ quyền, các hoạt động bồi đắp, quân sự hóa, nạn cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia, đánh bắt cá trái phép, ô nhiễm môi trường biển, thiên tai”.

Bản tin ngày 30-3-2019

Tin Biển Đông

Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ vừa tố TQ thường xuyên dọa dẫm tàu cá các nước trên Biển Đông, Zing đưa tin. Đô đốc Davidson nói với Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ hôm 27/3, rằng các tàu Trung Quốc “thường xuyên sách nhiễu và dọa dẫm tàu đánh cá của Philippines, đồng minh của chúng ta, hoạt động ở gần bãi cạn Scarborough, cũng như đội tàu cá của các nước khác trong khu vực”.

Bản tin ngày 29-3-2019

Tin Biển Đông

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 28/3/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam, VOV đưa tin. Khi được hỏi lập trường của VN trước chuyện TQ công bố “5 cảnh báo hàng hải về việc diễn tập bắn đạn thật ở khu vực quần đảo Hoàng Sa”, đồng thời công bố kế hoạch xây dựng các đảo Phú Lâm, đảo Cây và đảo Duy Mộng, thuộc quần đảo Hoàng Sa, “thành thành phố và căn cứ dịch vụ hậu cần chiến lược”, bà Lê Thị Thu Hằng phát biểu:

Bản tin ngày 28-3-2019

Tin Biển Đông

AMTI thuộc Trung Tâm CSIS ở Mỹ nhận định: Bắc Kinh có ý định mở rộng đòi hỏi chủ quyền bên ngoài đường lưỡi bò ở Biển Đông, RFA đưa tin. Theo đó, “Trung Quốc không hề che giấu ý định cuối cùng sẽ tuyên bố đường cơ sở thẳng quanh phần còn lại của những thực thể tại Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa”. AMTI lưu ý, đó là chiến lược nhất quán đã được TQ khởi sự từ cuộc xâm lược Hoàng Sa năm 1974.

Bản tin ngày 27-3-2019

Tin Biển Đông

Lưỡng đảng của Mỹ đồng thuận trong việc đối phó Trung Quốc tại Biển Đông và Đài Loan, báo Một Thế Giới đưa tin. Chuyện chính quyền Trump vừa đồng ý bán 60 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan, nhà phân tích quân sự Richard Aboulafia nhận định: “Gần như có một sự đồng thuận giữa lưỡng đảng ở Washington rằng đã đến lúc quyết đoán hơn một chút để chống lại Trung Quốc”.

Bản tin ngày 26-3-2019

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ có bài: Trung Quốc kiểm soát Biển Đông, Philippines nói chỉ có thể phản đối mạnh mẽ. Theo đó, “thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều thông tin cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc xua đuổi ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough. Ngoài ra, hồi đầu tháng 3 có thông tin nói rằng tàu Trung Quốc cũng ngăn ngư dân Philippines tiếp cận các khu vực gần đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam”.

Bản tin ngày 25-3-2019

Tin Biển Đông

Báo Dân Trí đưa tin: Trung Quốc tính xây dựng hệ thống định vị tại Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc “đang lên kế hoạch xây dựng một hệ thống định vị khu vực có độ chính xác cao, hay còn gọi là hệ thống Bắc Đẩu dưới nước, trong một chương trình thí điểm tại Biển Đông nhằm cung cấp thông tin về vị trí, định vị và liên lạc dành cho người dùng toàn cầu”.

Bản tin ngày 23-3-2019

Tin Biển Đông

Trung tâm cấp cứu 115 TP Đà Nẵng cho biết, vừa vượt biển thâu đêm cứu thuyền viên nước ngoài bị nạn ở Hoàng Sa, theo báo Người Đưa Tin. Người bị nạn là “Michael Samorin (42 tuổi). Ông là thuyền viên trên tàu Maran Taurus, đến từ Hy Lạp. Chiều 21/3, khi tàu này di chuyển đến phía nam đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ông bị đau bụng nên chủ thuyền gửi tín hiệu cầu cứu”.

Bản tin ngày 22-3-2019

Tin Biển Đông

Cục Lãnh sự trao công hàm phản đối tàu Trung Quốc xịt vòi rồng, ép tàu VN va vào đá ngầm, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Trong thông cáo ngày 21/3/2019, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, cho biết, ngày 20/3, cơ quan này đã “có buổi làm việc với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối việc tàu hải cảnh nước này dùng vòi rồng xua đuổi, khiến tàu cá Việt Nam va vào đá ngầm”.

Bản tin ngày 21-3-2019

Tin Biển Đông

Sau vụ tàu cá Quảng Ngãi bị tàu hải cảnh Trung Quốc rượt đuổi đến mức đâm vào đá ngầm và chìm ngày 6/3/2019, cả dàn lãnh đạo CSVN đều im như thóc, chỉ có Hội nghề cá đề nghị Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam “đã có ý kiến gửi Văn phòng Chính phủ, Ban đối ngoại Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao để phản đối về vấn đề này”.

Bản tin ngày 20-3-2019

Tin Biển Đông

EU sẽ “tăng cường hành động để chống Trung Quốc ở Biển Đông”, Zing đưa tin. Bên cạnh các hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ, các nước Pháp, Anh, Hà Lan và Đan Mạch “cũng sẽ tăng cường hiện diện trên Biển Đông”. Không chỉ thế, các nước châu Âu sẽ tiếp tục “thực hiện các chiến dịch trên biển, để chống lại các hoạt động gây lo ngại của Trung Quốc” trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Bản tin ngày 19-3-2019

Tin Biển Đông

BBC có bài phỏng vấn GS Nguyễn Đình Phú: Đường Lưỡi bò và cuộc chiến âm thầm của một người Việt ở Mỹ. Ông Phú cho biết: “Qua theo dõi, nghiên cứu, tôi thấy chính phủ Trung Quốc luôn có dã tâm độc chiếm Biển Đông, và Đường Lưỡi bò phi pháp là một phương tiện”. Bên cạnh các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, củng cố căn cứ trên các đảo nhân tạo, tập trận thường xuyên và ra lệnh cấm bắt cá, Trung Quốc còn tiến hành cuộc “xâm lược mềm” bằng các bản đồ, ấn phẩm chứa đựng yêu sách của Bắc Kinh.  

Bản tin ngày 18-3-2019

Tin Biển Đông

Báo Tiền Phong đưa tin: Ngư dân tàu cá gặp nạn ở Hoàng Sa đã vào bờ an toàn. Sáng 6/3, tàu cá Quảng Ngãi QNg 90819TS đang đánh bắt trong vùng biển quần đảo Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc rượt đuổi. Năm ngư dân trên tàu QNg 90819TS đã được tàu QNg 90620 giải cứu và trở về đất liền sáng 17/3/2019.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời kể của ngư dân: Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng, ép tàu Việt Nam va vào đá ngầm. Trước đó, nhiều báo “lề đảng” đưa tin, tàu Trung Quốc số hiệu 44101 đã đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi. Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Hùng, thuyền trưởng tàu QNg 90819 bị nạn, đính chính:

“Tàu Trung Quốc đuổi, ép, xịt vòi rồng rồi ép tàu tôi vô trong đá ngầm. Tôi dùng bộ đàm gọi, anh Lựu (ngư dân đánh bắt gần đó) bắt được tín hiệu rồi điện về trung tâm cứu nạn. Sau đó tàu QNg 90620 bắt được tín hiệu”. Va phải đá ngầm, tàu cá Quảng Ngãi gần như chìm hẳn, 5 ngư dân phải bám vào mũi tàu suốt 4 tiếng, trước khi được giải cứu.

5 ngư dân mệt mỏi sau chuyến đi biển kinh hoàng. Nguồn: Tuổi Trẻ

Báo Thanh Niên có bài: Thông điệp từ oanh tạc cơ B52 qua Biển Đông. Theo bài viết, chuyện Washington liên tục huy động máy bay ném bom chiến lược B52 bay qua Biển Đông trong 2 tuần qua “ẩn chứa một thông điệp phản bác các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển này. Thậm chí, thông điệp còn có ý nghĩa rằng Mỹ sẵn sàng điều thêm máy bay, tàu chiến đến vùng biển”.

Mời đọc thêm: 4 giờ đánh đu với tử thần của 5 ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc truy đuổi, phun vòi rồng (VTC). – Ngư dân bàng hoàng kể bị tàu Trung Quốc ép chìm trên biển (PLTP). – 5 ngư dân bị Trung Quốc truy đuổi gây chìm tàu cá về đất liền an toàn (TN). – Cà Mau: 21 ngư dân trú bão bị Thái Lan bắt giữ đã về nước (VOV).

Ngân sách quốc phòng mới của Mỹ tập trung kiềm tỏa Trung Quốc (MTG). – Nhiều nước chia sẻ quan ngại về phức tạp trên Biển Đông (TN). – An ninh, an toàn ở Biển Đông có những diễn biến phức tạp (TTVN). Mời đọc lại: Tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa: Các ngư dân gặp nạn giờ ra sao? (VTC).

Tàn phá đất nước

Báo Pháp Luật VN có bài: 3 cái lạ trong dự án dầu khí tỉ đô ở Venezuela. Thứ nhất, dự án này được thông qua mà không cần trình Quốc hội, yếu tố xem thường pháp luật của các lãnh đạo CSVN thời đó, đã được cả những nhà báo “lề đảng” và “lề dân” lưu ý. “Tuy chưa xin ý kiến Quốc hội nhưng từ tháng 5-2009, PVN đã cho tiến hành các hoạt động phối hợp thăm dò, đàm phán. Đến ngày 29-6-2010, PVN đã cho ký hợp đồng với phía Venezuela”.

Thứ hai, theo bài viết thống kê, dự án này để mất trắng khoảng 442 triệu Mỹ kim, không thu lại được gì. Thứ ba, Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính đều đã cảnh báo rủi ro của dự án. Trong bài có đoạn: “Trong một văn bản gửi cho thủ tướng khi đó (là ông Nguyễn Tấn Dũng) vào tháng 8-2010, Bộ KH&ĐT đã phân tích các rủi ro tại thị trường Venezuela”.

Sau gần 2 năm thực hiện chiến dịch “đốt lò”, các báo “lề đảng” cuối cùng đã nêu đích danh “đồng chí X”. Báo Người Việt có bài về hiện tượng này: Nguyễn Tấn Dũng ‘bị khui’ trong vụ PVN đầu tư ngàn tỷ ở Venezuela. Theo đó, nhà báo Hoàng Hải Vân, cựu tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, đã nêu tên 2 người cầm trịch cao nhất trong vụ “đốt tiền” ở Venezuela, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.

Báo Lao Động đặt câu hỏi: Loạt cựu lãnh đạo vướng lao lý, PVN làm ăn ra sao? Bài viết thống kê: “Từ năm 2005 đến 2017, PVN đã trải qua 4 đời Chủ tịch và cả 4 cựu lãnh đạo trên đều bị khởi tố bắt tạm giam, liên quan đến tham nhũng”. Thứ nhất là ông Đinh La Thăng (Chủ tịch PVN giai đoạn 2005-2011) bị tuyên án 18 năm tù do tổn thất 800 tỉ đồng trong vụ góp vốn vào Oceanbank và 13 năm tù trong vụ liên quan đến PVC.

Thứ hai là ông Phùng Đình Thực (2011-2014), bị khởi tố về tội: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Thứ ba là ông Nguyễn Xuân Sơn, (2014-2015), bị khởi tố và bắt giam trong vụ án OceanBank – Hà Văn Thắm. Thứ tư là ông Nguyễn Quốc Khánh (2016-2017) cũng bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái…”, người kế nhiệm  chính là ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, vừa nộp đơn xin từ chức.

Báo Người Đưa Tin có đồ họa: “Ghế nóng” PVN và những lùm xùm ngành dầu khí.

VietNamNet bàn về 10.000 tỉ “đắp chiếu” bên Lào: Đại dự án thất bại của tập đoàn Nhà nước. Đây cũng là một trong các “quả đấm thép” được đầu tư rất mạnh thời “đồng chí X”, nhưng “hiện nay do giá muối kali giảm sâu, dự án không có hiệu quả kinh tế”, theo Bộ Công thương thừa nhận. Bài viết lưu ý: “Khi xác định tổng mức đầu tư, thì Vinachem đã tính đến việc vay thương mại có bảo lãnh Chính phủ với số tiền lên tới 262 triệu USD”.

Mời đọc thêm: Bộ ngành ở đâu khi PVN ‘nướng’ hàng tỉ USD? (TT). – Bộ Công an đang xác minh dấu hiệu vi phạm của PVN tại dự án đầu tư ở Venezuela (DS). – Bóng hồng xinh đẹp trong phi vụ ăn trộm 51 tỷ của sếp lớn Dầu khí (VNN). – “Bóng hồng” duy nhất bị truy tố trong giai đoạn 2 vụ Hà Văn Thắm (DV). – Vụ Hà Văn Thắm giai đoạn 2: Đường đưa tiền tỷ vào phòng sếp (VNN). – Nền công nghiệp dầu mỏ của Venezuela đối mặt với sụp đổ (TTTG).

Bòn rút của dân

VKSND tỉnh Khánh Hòa vừa truy tố giám đốc “chống hạn trên giấy” để tham ô, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Theo đó, ông Đỗ Hồng Hải, cựu chủ tịch HĐQT kiêm GĐ Công ty Khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa, cùng 10 đồng phạm, bị truy tố về tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Cáo trạng cho biết, trong giai đoạn 2014-2015, lợi dụng chủ trương của UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Đỗ Hồng Hải “đã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ thanh quyết toán khống các công trình nạo vét chống hạn, hỗ trợ bơm dầu chống hạn, các công trình sửa chữa thường xuyên để chiếm đoạt ngân sách Nhà nước”.

Người ảo nhưng tiền thật ở Quảng Ngãi: Hàng chục thương binh “ảo” nhận chế độ hàng tỉ đồng, theo trang Kinh Tế Đô Thị. Bài báo cho biết: “Tại phường Chánh Lộ, qua đối chiếu danh sách thương binh đương chức đang sinh sống trên địa bàn do phòng LĐ-TB&XH TP Quảng Ngãi chuyển về để chi trả chế độ có đến có 7/10 trường hợp ‘ảo’, chưa từng sống tại phường”. Chỉ trong tháng 7/2019, nhóm 7 “thương binh ảo” này được trợ cấp 14 triệu.

Báo Dân Việt đặt câu hỏi: Lãnh đạo phòng nhận thay tiền chế độ thương binh “ảo” là ai? Một cán bộ phường Chánh Lộ cho biết, tháng 7/2018, người đến xin ký nhận thay tiền chế độ cho các thương binh “ảo” là một người làm ở Phòng LĐ-TB&XH TP Quảng Ngãi. “Còn từ tháng 8-12/2018, người trực tiếp xuống ký nhận thay là một nữ nhân viên công tác tại Phòng Nội vụ TP Quảng Ngãi”.

Mời đọc thêm: Truy tố cựu Giám đốc “rút ruột” công quỹ hơn 6,1 tỷ đồng cùng 10 bị can (CAND). – Truy tố giám đốc tham ô tiền chống hạn ở khung 20 năm tù đến tử hình (NLĐ). – Ai “chống lưng” vụ lập danh sách thương binh ảo lấy tiền tỉ? (DV). – Quảng Ngãi: Thanh tra vụ nghi lập danh sách thương binh “ảo” để trục lợi (SGGP).

Các vụ “ăn” đất

Báo Dân Trí đưa tin: Chính quyền bất lực để doanh nghiệp chiếm hàng trăm m2 đất hành lang đê tại Hà Tĩnh!  Bài báo cho biết: Nhiều năm qua, Doanh nghiệp Huy Thăng tại xóm Hạ Vàng, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc “đã xâm lấn hàng trăm mét vuông đất thuộc hành lang đê để xây dựng nhà xưởng”.

Ông Đặng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Thời điểm tôi lên nắm cương vị chủ tịch thì có 2 đời chủ tịch trước đã vào cuộc nhưng chưa xử lý được. Mới đây, tôi đã chỉ đạo anh em xuống tận nhà tuyên truyền vận động, nếu doanh nghiệp cương quyết không hợp tác thì sẽ báo cáo lên huyện nhờ tham mưu và có chỉ đạo”. Tuy nhiên, chính quyền địa phương chỉ lập biên bản rồi sai phạm vẫn nguyên đấy.

Mời đọc thêm: Người Việt đang ‘ăn’ vào vốn đất nông nghiệp của thế hệ trước (VNE). – Xây dựng hàng rào bảo vệ đất hợp pháp cũng bị cán bộ phường ngăn cản (NNVN). – Nghệ An: “Núp bóng” dự án chống sạt lở để múc đất đem bán? (DV). – Ôm đất vàng 22 năm vẫn “án binh bất động” (DĐBĐS). – Công an vào cuộc vụ xây không phép trên đất nông nghiệp Bình Chánh (MTG).

Bất ổn ở các dự án BĐS

Vụ hàng trăm người bao vây Bách Đạt An đòi sổ đỏ: Công an thu thập chứng cứ, làm rõ người gây rối, báo Một Thế Giới đưa tin. Một trong các khách hàng đòi sổ đỏ kể lại cuộc “giải cứu” nhân viên Công ty Bách Đạt An sáng 16/3: “Họ tổ chức làm hàng rào người rồi đưa ông H. lên xe như cách các cận vệ đón và bảo vệ chính khách hoặc chủ tịch các tập đoàn lớn trong phim hành động”.

Trước đó, vào lúc hàng trăm người tụ tập yêu cầu đối chất với lãnh đạo công ty này “thì xảy ra tình trạng xô xát, trong đó một nam thanh niên rút một bình xịt hơi cay trong túi ra định sử dụng thì bị người dân chụp lấy, trình báo với lực lượng công an làm bằng chứng cho việc có người kích động”. Công an đã thu thập vật chứng và cho biết sẽ điều tra.

Báo Người Lao Động đặt câu hỏi về vụ dân “bao vây” công ty đòi sổ đỏ: Trách nhiệm chính quyền ở đâu? Theo đó, “dự án chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý nhưng doanh nghiệp đã phân lô bán nền cho hơn 1.000 khách hàng”. Tuy nhiên, lãnh đạo UBND thị xã Điện Bàn, Quảng Nam lại đổ thừa cho dân: “Một số người vì mục đích lợi nhuận, biết là lỏng lẻo nhưng như đánh bạc vậy”.

VTC đặt câu hỏi: Địa ốc Alibaba bị tố cáo sai phạm gì ở Đồng Nai? Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, “địa ốc Alibaba đã thực hiện việc quảng cáo trên mạng sai sự thật, kéo khách hàng mua bán tại địa bàn huyện Long Thành gây mất an ninh trật tự tại địa phương”. UBND tỉnh này khẳng định chính quyền không có quyết định giao đất cho địa ốc Alibaba tại huyện Long Thành.

Chuyện ở Hà Nội: Charmvit bị “tố” cắt điện, cắt nước của khách thuê, theo trang Đời Sống và Pháp Luật. “Ngày 13/3/2019, tại Grand Plaza 117 Trần Duy Hưng đã xảy ra mâu thuẫn giữa Charmvit Hàn Quốc với khách hàng thuê Việt Nam”. Công ty IDJ cho biết, vào khoảng 9h30 phút, “Công ty Charmvit đã cắt điện của Công ty IDJ trong khi chỉ gửi công văn cắt điện trước đó 10 phút”.

Mời đọc thêm: Hàng trăm người vây trụ sở đòi sổ đỏ, Bách Đạt An tiếp tục ‘lôi’ đối tác ra tòa (VTC). – Dân vây công ty BĐS: Bên muốn tiếp tục hợp đồng, bên nhất quyết lôi ra tòa (GT). – Vụ 1.000 khách mua đất không có sổ đỏ: Cuộc đối thoại 3 bên bất thành (NĐT). – Hàng trăm người vây trụ sở công ty bất động sản đòi sổ đỏ: Xô xát đã xảy ra (DT).

UBND tỉnh Đồng Nai chưa chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất để Cty Alibaba thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Long Thành (PLVN). – Địa ốc Alibaba ‘tự vẽ’ 27 dự án để phân lô bán nền (ANTT). – Vụ IDJ tố bảo vệ đánh người: Bước đầu đã được giải quyết (TTTĐ). – Vụ khách hàng “tố” Charmvit cắt điện nước, bảo vệ đánh người: Lãnh đạo phường nói gì? (KT).

Lâm tặc phá rừng

Báo Dân Trí kể lại cảnh phá rừng ở Gia Lai: Hoang tàn cảnh tận thu gỗ, phá rừng làm rẫy ngay cách trạm quản lý bảo vệ rừng. Theo bài viết, lâm tặc ngang nhiên phá rừng: “Vượt hơn 4km đường rừng, đập vào mắt chúng tôi là cảnh ngổn ngang những cây gỗ lớn, gỗ nhỏ bị cưa hạ. Cận cảnh, những khoảng rừng bị đốt cháy đen, trơ trọi lại những cây gỗ lớn được xẻ khúc nằm la liệt”.

Vụ phá rừng xảy ra cách trạm quản lý rừng Đê Toăk chỉ khoảng 4km, nhưng ông Lê Trọng, Chủ tịch UBND huyện Mang Yang, khẳng định “vẫn chưa nghe anh em báo cáo gì về vụ việc này. Ngay sau khi báo chí thông tin, huyện đã cử lực lượng chức năng xuống”.

Mời đọc thêm: Làm rõ vụ vận chuyển lượng lớn gỗ quý ra Hà Nội tiêu thụ (TTTT). – Nhận diện nhóm lâm tặc tung hoành phá rừng vùng biên giới (MTG). – Diễn biến mới vụ phá rừng gỗ quý ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (VNN). – Quảng Bình: Lập đoàn liên ngành điều tra vụ phá rừng tại Phong Nha – Kẻ Bàng (DT). – Vụ phá rừng tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng: Trách nhiệm thuộc về Ban quản lý Vườn (GDTĐ).

Hàng trăm học sinh Bắc Ninh bị nhiễm sán lợn

Báo Thanh Niên có bài: Chỉ thẳng mặt, đặt luôn tên. Bài viết tóm tắt vụ phụ huynh các HS mầm non, tiểu học ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh phải tự bảo vệ con em họ: Trước đó, họ đã nhiều lần phản ánh “món thịt lợn nổi đầy hạch trắng, có dấu hiệu của bệnh sán gạo trong bữa ăn tại Trường mầm non Thanh Khương”.

Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực của các phụ huynh, không cơ quan chức năng nào vào cuộc, nhà trường trả lời vòng vo, đơn vị cung cấp thực phẩm khẳng định thịt lợn không có gì bất thường. “Phụ huynh phải tự kiểm tra bếp ăn của trường, rồi phải tự đưa con mình về Hà Nội xét nghiệm”.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương vừa xác nhận, chỉ trong 2 ngày 15 và 16/3/2019, trong hơn 1.500 trẻ đi khám, đã có 124 trẻ ở Bắc Ninh nhiễm sán lợn, báo Giáo Dục và Thời Đại đưa tin. GS.TS Nguyễn Văn Kính, GĐ BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cảnh báo, “đây là con số cao bất thường, bởi thông thường tỉ lệ nhiễm sán lợn rất thấp”.

Bài viết lưu ý: “Liên tiếp phát hiện 2 vụ thực phẩm nghi không đảm bảo an toàn cho trẻ trong bếp ăn nhà trường, nhiều phụ huynh lên tiếng phản ánh đến cơ quan chức năng, báo chí. Nhưng ngay sau đó, một số chị em đã bị những người lạ mặt tìm đến đe dọa”.

Trường mầm non Thanh Khương nơi có hàng trăm trẻ bị nghi nhiễm sán lợn.

Báo Lao Động dẫn lời BS Nguyễn Trọng An, cựu Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, bình luận vụ trẻ mầm non nhiễm sán lợn: Để thực phẩm bẩn vào trường học là tội ác. BS An kể: “Cuộc đời làm y khoa, tôi đã chứng kiến nhiều bệnh nhân bị di chứng do sán chui vào não làm tổ. Có người đã mất mạng vì ăn phải những thực phẩm nhiễm sán, nên cơ quan chức năng không thể thờ ơ trước sự việc này”.

Theo BS An, “đáng lẽ từ lúc phụ huynh phản ánh, cơ quan chức năng của Bắc Ninh phải vào cuộc ngay, yêu cầu đơn vị cung ứng thực phẩm và nhà trường đưa học sinh đi kiểm tra sức khỏe. Đến thời điểm này mới sốt sắng vào cuộc là quá chậm trễ”.

Phải đến lúc hơn 100 đứa trẻ được xác nhận bị nhiễm sán lợn, dư luận lên án, Bộ GD&ĐT mới vào cuộc vụ hàng loạt học sinh bị nhiễm sán lợn, theo báo Lao Động. Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất cho biết, “đã yêu cầu Sở GD&ĐT Bắc Ninh kiểm tra việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học”.

Báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi: Lợn sán gạo người lớn nhận biết được, phải chăng chỉ “tuồn” được vào trường mầm non? LS Nguyễn Thế Truyền lưu ý: “Thịt lợn nhiễm sán gạo, người lớn có thể phân biệt bằng mắt thường, vậy có đem ra chợ bán được hay không? Hay chỉ tiêu thụ được trong trường học cho đối tượng trẻ em mầm non?”

Mời đọc thêm: Bệnh viện ‘giật mình’ với 209 ca HS Bắc Ninh nhiễm sán lợn (TT). – Số trẻ dương tính với sán lợn tiếp tục tăng, 124 ca nhiễm bệnh (Zing). – Thông tin mới vụ 400 cháu học sinh nghi bị nhiễm sán lợn tại trường mầm non Thanh Khương (PL Plus). – Số trẻ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh tăng cao bất thường, BV Hà Nội “vỡ trận” vì bệnh nhi đến xét nghiệm (ĐS&PL). – Clip: Vụ trẻ nhiễm sán lợn: Phụ huynh bức xúc vì các bên “im hơi lặng tiếng” (LĐ).

Hàng trăm trẻ nhiễm sán lợn: Nhiễm chéo ký sinh trùng khác (ĐV). – Phụ huynh bật khóc nhận kết quả con mắc sán lợn (VNE). – 400 trẻ bị nghi nhiễm sán lợn: Phụ huynh sẽ kiện nếu đúng do thực phẩm ở trường bẩn (TQ). Phụ huynh phát hoảng đưa con đi xét nghiệm sán: Ai giám sát bữa ăn của trẻ? (TP).  – Bộ GD-ĐT thúc giục kiểm soát an toàn thực phẩm sau vụ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh (ANTĐ). – Vụ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Cần xử lý nghiêm hành vi vi phạm ATTP (KTĐT). – Cận cảnh thịt lợn nhiễm sán trường mầm non ở Bắc Ninh cho trẻ ăn và cách nhận biết (VTC).

Chưa thể xác định nguyên nhân hàng loạt trẻ nhiễm sán lợn (LĐ). – Vụ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Công ty cung cấp thực phẩm có nhiều vi phạm (ANTV). – Công ty nghi cung cấp thực phẩm bẩn vào trường học ở Bắc Ninh bất ngờ gỡ biển hiệu (NĐT). – Chủ tịch Bắc Ninh khẳng định “không anh em, họ hàng” với chủ DN cung cấp thịt lợn nghi bẩn như mạng xã hội đồn thổi (TTT). – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo điều tra nguồn gốc “thịt bẩn” gây rúng động dư luận (NĐT). Ai phải chịu trách nhiệm vụ 124 học sinh nhiễm sán lợn? (Zing).

Thêm một số tin về giáo dục: Sửa điểm thi ở Hòa Bình: Công khai có chọn lọc! (ĐV). – Đình chỉ nữ hiệu trưởng ở Cà Mau bị tố trốn nợ, bỏ nhiệm sở (VTC). – Phó Thủ tướng: Cần thay đổi căn bản trong giáo dục học sinh dân tộc thiểu số (TTT). – Mất trộm gần 200 bằng tốt nghiệp ở Trường Đinh Thiện Lý, Bộ GD-ĐT nói gì? (TT). – Tiếp tục hoãn phiên tòa xét xử cô giáo đứng ra tố cáo sai phạm (BVPL).

***

Thêm một số tin: Cựu Phó Thủ tướng Đức về Việt Nam làm việc (VOA). – Hàng trăm người dân bao vây doanh nghiệp khi nghe thông tin vỡ nợ (BVPL). – Một năm sau “thảm họa” vỡ hồ chứa: Công ty 6666 coi thường chỉ đạo UBND tỉnh Quảng Nam (NĐT). – Vòi tiền bệnh nhân nghèo, một bác sĩ bị rượt chém ngay trong bệnh viện truyền máu huyết học ở Sài Gòn (SS). – ‘Việc tử tế’ của VTV bị tố đưa thông tin chưa đúng sự thật (VNN).