Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Tin Biển Đông: “Bà con hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước”

BTV Tiếng Dân

30-11-2019

Sáng 29/11, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân có buổi tiếp xúc cử tri ở phường An Hội, quận Ninh Kiều. Trong buổi tiếp xúc, cử tri Cần Thơ lo lắng về tình hình biển Đông, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Một cử tri đặt câu hỏi: “Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam… Vậy Đảng, Nhà nước có chủ trương và biện pháp gì?”

Bản tin ngày 29-11-2019

Trước phiên xử Mobifone mua AVG

Thông tin trước phiên xử vụ AVG: Lần đầu 3 kiểm sát viên cao cấp giữ quyền công tố, theo VOV. TAND TP Hà Nội dự kiến sẽ bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ Mobifone mua cổ phần của AVG, các bị cáo chính gồm 2 cựu Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn; Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch HĐQT AVG; Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch HĐTV MobiFone; Võ Văn Mạnh, GĐ Công ty thẩm định AMAX.

Quan hệ Việt – Trung ngày càng nồng ấm, dù chủ quyền VN bị xâm phạm

BTV Tiếng Dân

29-11-2019

Thứ trưởng BNG Lê Hoài Trung dẫn phái đoàn VN sang Bắc Kinh, đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt – Trung và quan hệ song phương hai nước, với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy, từ ngày 26 đến 28/11/2019. Quan điểm hai đoàn Việt Nam – Trung Quốc: Nhất trí xử lý thỏa đáng bất đồng, góp phần vào ổn định trên Biển Đông, trang Thế Giới và Việt Nam đưa tin.

Tin nhân quyền: Hai phiên tòa xử 3 người, lãnh án 22 năm tù

BTV Tiếng Dân

29-11-2019

VOV đưa tin: Tuyên truyền chống phá Nhà nước, hai anh em lĩnh án. Sáng 28/11, TAND tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử sơ thẩm nhà hoạt động Huỳnh Minh Tâm và em gái là cây bút “lề dân” Huỳnh Thị Tố Nga, tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ông Tâm và bà Nga đã nhận “án bỏ túi” lần lượt là 9 và 5 năm tù giam.

Bản tin ngày 28-11-2019

Tin Biển Đông

Báo Một Thế Giới dẫn lời Chủ tịch Quốc hội: Kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền Biển Đông. Chiều 27/11/2019, kết thúc Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu: “Trước diễn biến trên thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, trong đó có tình hình Biển Đông, Quốc hội yêu cầu tiếp tục chủ động theo dõi sát tình hình thực tiễn để kịp thời có giải pháp ứng phó phù hợp với những vấn đề phát sinh; kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc”.

Bản tin ngày 27-11-2019

Tin Biển Đông

BBC dẫn lời ông Jake Sullivan, một chuyên gia và là cựu cố vấn về chính sách an ninh quốc gia của cựu Phó TT Mỹ Joe Biden: Không có đối thoại Mỹ – Việt về quan hệ ‘đồng minh quân sự’ thời điểm này. Ông Sullivan cho biết: “Tôi không nghĩ có bất kỳ cuộc đối thoại nghiêm túc nào về một liên minh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vào thời điểm này”.

Bản tin ngày 26-11-2019

Tin Biển Đông

VietNamNet đưa tin: Việt Nam nêu rõ vấn đề Biển Đông trong Sách Trắng quốc phòng 2019. Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 2019 được công bố chiều 25/11/2019, trong đó nhận định, “tình hình Biển Đông thời gian gần đây mặc dù đã có một số chuyển biến tích cực, nhưng có yếu tố gây mất ổn định, căng thẳng vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp đang đặt ra những thách thức mới đối với việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, bảo vệ hoà bình, ổn định của Việt Nam”.

Bản tin ngày 25-11-2019

Tin Biển Đông

RFI có bài: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc hủy diệt tài nguyên biển. Tại một hội thảo hôm 19/11/2019 ở Philippines, Kent Carpenter, nhà sinh học biển người Mỹ, nói: “Họ (Trung Quốc) tái khởi động khai thác trai tai tượng từ các rạn san hô tại nhiều khu vực khác nhau ở Biển Đông. Chúng tôi có những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy ngay từ năm 2018, những lớp trầm tích tiếp tục bị hút khỏi những hòn đảo nhân tạo này”.

Bản tin ngày 23-11-2019

Tin nhân quyền

RFA đưa tin: Thanh niên Nghệ An bị bắt giam vì “xúc phạm Hồ Chí Minh”. Thanh niên tên Phan Công Hải, sinh năm 1996, ở Nghệ An, bị cơ quan ANĐT VN bắt giữ ngày 19/11/2019 ở Hà Tĩnh, với cáo buộc “phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước” theo điều 117 Bộ luật hình sự 2015. Ông Phan Công Bình, bố của Hải, đã xác nhận với RFA: “Tôi chỉ biết là bắt Hải ở Hà Tĩnh, công an Hà Tĩnh giao cho công an Nghệ An, tôi chỉ biết vậy thôi”.

Tin Biển Đông: Lại đường lưỡi bò

BTV Tiếng Dân

23-11-2019

VTC đưa tin: Mạng xã hội Trung Quốc Wechat lại đưa ‘đường lưỡi bò’ phi pháp vào Việt Nam. Ngày 21/11, khi người dùng truy cập vào ứng dụng Wechat để chia sẻ địa điểm với bạn bè thì phát hiện bản đồ Việt Nam có “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Hình ảnh “Đường lưỡi bò” xuất hiện khi người dùng truy cập ứng dụng Wechat của Trung Quốc và thu hẹp bản đồ Việt Nam đến mức hình ảnh Biển Đông hiện ra.

Bản tin ngày 22-11-2019

Tin Biển Đông

Về tình hình tàu khảo sát Hải Dương 9, tối ngày 21/11/2019, Facebooker Phạm Thắng Nam viết: Hải Dương Địa Chất 9 đã đi vào Eo biển Malacca. Lúc 6h40 tối 21/11, tàu Hải Dương 9 đã đi được “một quãng đường khá dài trong Eo biển Malacca”. Ông Nam lưu ý, Hải Dương 9 đã tắt AIS trong khoảng thời gian đi qua Eo biển Singapore.

Trung Quốc thao túng Việt Nam như thế nào?

BTV Tiếng Dân

22-11-2019

Zing đưa tin: Go-Viet tự động ẩn từ khóa Hoàng Sa, Trường Sa. Ngày 21/11/2019, tài khoản của một quản trị viên diễn đàn xe ôm công nghệ Techbike.vn xác nhận họ đã thử đặt hai chuyến xe đến đường Hoàng Sa và Trường Sa để kiểm chứng, trong phần trò chuyện với tài xế, người này nhắn “Tôi đang đứng tại 110 Trường Sa”, thì lập tức ứng dụng chuyển đoạn tin nhắn thành “Tôi đang đứng tại 110 *********”. Từ khóa “Hoàng Sa” cũng gặp phải hiện tượng tương tự.

Bản tin ngày 21-11-2019

Tin Biển Đông

Về tàu khảo sát Hải Dương 9, Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Tàu Hải Dương Địa Chất 9 vẫn tiếp tục đi nhanh xuống phía Nam. Khoảng 9h tối 20/11, tàu Hải Dương 9 đã đi đến vị trí gần sát mép dưới của khu vực liên kết khai thác dầu khí giữa VN và Malaysia. Tàu bắt đầu đi chậm lại, di chuyển với tốc độ khoảng từ 8-11 knots, thay vì 14-16 knots như trước. 

Hồng Kông vẫn còn căng thẳng

BTV Tiếng Dân

21-11-2019

VnExpress thống kê, có khoảng 1.100 người biểu tình Hong Kong bị bắt. Thông tin về số người biểu tình bị bắt tại ĐH Bách khoa Hong Kong (PolyU) trong hai ngày 18 và 19/11, được cảnh sát trưởng Kwok Ka-chuen xác nhận. Những người biểu tình ra ngoài, ước tính vẫn còn khoảng 60-100 người vẫn ở trong khuôn viên trường, “trong đó nhiều người không phải sinh viên PolyU hoặc có thể chưa từng theo học đại học nào”.

Bản tin ngày 20-11-2019

Tin Biển Đông

Vụ tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 9, “Người anh em” của tàu Hải Dương Địa Chất 8, đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam, di chuyển từ Quảng Châu xuống Biển Đông theo lộ trình xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Tối 19/11/2019, Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Tàu Hải Dương Địa Chất 9 tiếp tục đi nhanh xuống phía Nam.

Tình hình Hồng Kông vẫn căng như dây đàn

BTV Tiếng Dân

20-11-2019

Tình hình Hồng Kông mới nhất: Nghiêm trọng và nguy hiểm chưa từng có, báo Giao Thông đưa tin. Từ sáng sớm ngày 19/11/2019, sau hơn một ngày đối đầu với cảnh sát, nhiều người biểu tình chưa bị bắt giữ vẫn cố thủ và đứng chặn ở lối vào ĐH Bách khoa Hồng Kông. Nhiều chính trị gia và giảng viên, trong đó có Lam Tai Fai, chủ tịch hội đồng ĐH này đã đồng ý cho cảnh sát đưa một số người biểu tình ra khỏi khuôn viên trường một cách an toàn.

Bản tin ngày 19-11-2019

Tin nhân quyền

Báo Người Việt có bài: Bị Mỹ trục xuất, nhà hoạt động Hà Văn Thành đối mặt với cáo buộc ‘buôn người’. Nhà hoạt động Hà Văn Thành ở Nghệ An, đã phải trốn khỏi quê hương sau sự kiện Formosa, qua Thái Lan, Cuba, Mexico, rồi vào Mỹ qua ngả biên giới Mỹ – Mexico, đã bị bắt giam và bị trục xuất về đến phi trường Nội Bài hôm 23/10/2019, hiện đang bị nhà cầm quyền CSVN cáo buộc tội “buôn người”.

Tin Biển Đông: Hải Dương Địa Chất 9 xâm phạm vùng biển Việt Nam

BTV Tiếng Dân

19-11-2019

Nhà nghiên cứu Đặng Sơn Duân đưa tin về tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 9 xâm phạm vùng biển VN. Ngày 16.11, Hải Dương Địa Chất 9 rời Quảng Châu xuống Biển Đông. Lúc 10 giờ sáng 18.11, tàu này di chuyển cách bờ biển Phú Yên khoảng 130 hải lý. Ông Duân viết: “Hiện chưa rõ đích đến nhưng dường như không có tàu hải cảnh nào hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 9. Hiện nay, một số tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn thường xuyên trú đóng tại các căn cứ phi pháp ở Trường Sa“.

Bản tin ngày 18-11-2019

Tin Biển Đông

VOV đưa tin: Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề cập vấn đề Biển Đông tại Hội nghị ASEAN. Bộ trưởng Lịch nói: “Một ví dụ dễ thấy nhất là những căng thẳng trên biển Đông vừa qua là do có những hành động đơn phương, không tôn trọng lợi ích hợp pháp và chính đáng của các nước khác, không phù hợp với luật pháp và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 đã dẫn đến nguy cơ đe doạ hòa bình ổn định khu vực và thu hút được sự quan tâm của nhiều nước ngoài khu vực”.

Bản tin ngày 16-11-2019

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Siêu thị bày bán địa cầu có ‘đường lưỡi bò’, bị phạt 1,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy. Ngày 14/11/2019, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu, đã ra quyết định xử phạt hành chính với Công ty Chí Linh 1,5 triệu đồng, hành vi “buôn bán hàng cấm”.

Tin nhân quyền: Vụ xử thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, LS Trần Vũ Hải

BTV Tiếng Dân

16-11-2019

Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh lĩnh án 11 năm tù vì tội tuyên truyền chống phá Nhà nước, Infonet đưa tin. Ngày 15/11/2019, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên sơ thẩm, xử thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh 11 năm tù giam, 5 năm quản chế, tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Bản tin ngày 15-11-2019

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Bảo vệ Biển Đông, Việt Nam sẽ kêu gọi các quốc gia tuân thủ UNCLOS. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng “yêu cầu và kêu gọi các quốc gia khác tuân thủ các nghĩa vụ của công ước, qua đó góp phần vào bảo vệ trật tự pháp lý trên biển”. Ông Dũng hứa hẹn: “Với vai trò chủ tịch ASEAN 2020 và ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc 2020-2021, Việt Nam cam kết tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp với các quốc gia để đạt được các mục tiêu nói trên”.

Phiên xử vợ chồng LS Trần Vũ Hải trong ngày thứ 2

BTV Tiếng Dân

15-11-2019

Ngày 14/11/2019, TAND TP Nha Trang tiếp tục xét xử vợ chồng LS Trần Vũ Hải và 2 “đồng phạm”. An ninh vẫn siết chặt, LS Nguyễn Duy Bình, một trong những LS bào chữa cho ông Trần Vũ Hải, cho biết: Ông đã bị đuổi ra khỏi phiên tòa.

Bản tin ngày 14-11-2019

Tin Biển Đông

Ngày 13/11/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ phát biểu của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền đối với Trường Sa, báo Người Lao Động đưa tin. Trả lời câu hỏi của PV về phát biểu của người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 8/11 vừa qua, bà Lê Thị Thu Hằng nói: “Việt Nam bác bỏ hoàn toàn mọi nội dung phát biểu liên quan đến Việt Nam của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8-11-2019 về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa”.

Vụ xử vợ chồng LS Trần Vũ Hải tội “trốn thuế”

BTV Tiếng Dân

14-11-2019

Ngày 13/11/2019, TAND TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã xét xử ông Trần Vũ Hải cùng 3 bị cáo về hành vi trốn thuế, VOV đưa tin. Ông Hải và bà Ngô Tuyết Phương (vợ ông Hải) là bên mua, còn bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và ông Ngô Văn Lắm là bên bán căn nhà tại địa chỉ 78/40 đường Tuệ Tĩnh, phường Lộc Thọ, TP Nha Trang.

Bản tin ngày 13-11-2019

Tin nhân quyền

Báo Người Việt đưa tin: Các tổ chức tôn giáo không thuộc quốc doanh vẫn thường xuyên bị CSVN đàn áp. Bản báo cáo của Hội Bảo Vệ Quyền tự Do Tôn Giáo tại VN viết về tình hình tôn giáo trong nước vào quý thứ ba của năm 2019:

Tin môi trường: Ô nhiễm ở Việt Nam ngày càng trầm trọng; cháy rừng lớn ở Australia

BTV Tiếng Dân

13-11-2019

Ô nhiễm môi trường ở các tỉnh, thành lớn trên cả nước ngày càng trầm trọng. Báo Tuổi Trẻ có bài: Hà Nội ô nhiễm ‘chưa từng thấy’, mọi người hạn chế ra đường. Sáng 12/11/2019, kết quả quan trắc chất lượng không khí ở nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc gần như chuyển sang màu tím, cho thấy chất lượng không khí vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

Tin Biển Đông: Bất luận chuyện gì xảy ra, quan hệ Việt – Trung vẫn nồng ấm!

BTV Tiếng Dân

13-11-2019

Bắc Kinh tìm đủ mọi thủ đoạn thực hiện ý đồ bá quyền của mình. Báo Kiến Thức có bài: Thủ đoạn “tàu thân trắng” Trung Quốc lợi dụng thực hiện đường lưỡi bò phi pháp. “Tàu thân trắng” là thuật ngữ để chỉ một nhóm tàu đánh cá đặc biệt của Trung Quốc: Vẻ ngoài giống tàu đánh cá nhưng hành động rất hiếu chiến, sẵn sàng đâm húc và truy đuổi tàu cá của các nước khác, thậm chí “ngư dân” của các “tàu thân trắng” còn có vũ trang và phối hợp chặt chẽ với các tàu hải cảnh của Trung Quốc.

Bản tin ngày 12-11-2019

Lại là hàng Tàu nhãn Việt?!

Ngày 11/11/2019, Đội Quản lý thị trường số 14 đã kiểm tra 5 điểm kinh doanh thương hiệu thời trang SEVEN.am trên địa bàn TP Hà Nội và tạm giữ 9.000 sản phẩm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, báo Giao Thông đưa tin. Ông Dương Ngọc Viện, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 14 Hà Nội xác nhận, đội đang tạm giữ 9.000 sản phẩm của SEVEN.am vì chưa xuất trình đủ hoá đơn.