Tôi đã khóc… giữa trời thu Hà Nội

FB Nguyễn Thượng Long

10-9-2017

Tác giả Nguyễn Thượng Long trong một lần biểu tình tại Hà Nội. Ảnh: internet

Tôi còn nhớ vào hồi 19h 42 phút ngày 07/12/2007 trong lúc tôi đang thả bộ trên đường Lê Văn Lương thì điện thoại của tôi nhận được một tin nhắn của một số máy lạ có nội dung: “Sẽ có cuộc biểu tình trước Đại Sứ Quán Trung Quốc vào 9h ngày 9/12/2007”. Ai đã nhắn tin này cho tôi? Người thì bảo đó là nhân vật X, người khác lại bảo đó là nhân vật Y! Lại có người lí giải chẳng phải là X là Y gì hết, chính công an đã ngấm ngầm làm việc này.

Thư của tổ chức “Diễn đàn Việt Nam 21” gửi Ngoại trưởng Đức Gabriel về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Thời Báo

10-9-2017

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel. Ảnh: internet

Theo ý kiên chúng tôi, sự tham dự của Liên minh Âu châu tại Hội nghị hợp tác kinh tế Á châu-Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng vào tháng 11.2017 cũng là một câu hỏi cần được đặt ra và xét lại. 

Khi Việt Nam khinh thường chủ quyền một quốc gia hội viên của Liên minh Âu châu, chối cãi đã vi phạm luật pháp của một quốc gia hội viên Liên minh, bắt và kết án tù nhiều năm những nhà hoạt động dân chủ và đàn áp tự do báo chí, tư tưởng và tôn giáo thì việc Liên minh Âu châu không nên tham gia Hội nghị APEC không phải là môt đòi hỏi quá đáng.

Đừng đi xa, hãy nhìn quanh mình

Tuấn Khanh

9-9-2017

Ảnh: internet

Những bức ảnh gợi nhớ thật nhiều về hàng cây cao và bóng mát đã chạy suốt trung tâm Saigon, mà đã bị đốn hạ cho một ước mơ bay cao bay xa về tuyến metro hiện đại Saigon – Suối Tiên. Tôi bồi hồi tìm thấy lại những hình ảnh mà mình loanh quanh ở Sài Gòn vào những ngày đáng nhớ ấy, ngay khi được nhắc bằng những dòng tin cho hay việc hoàn thành được công trình này có lẽ còn xa, vì nợ cũ ngập ngụa mà tiền mới để thi công chẳng biết lấy đâu ra.

Việt Nam cấm, Nhật Bản hưởng lợi

NVXX/ Báo Đất Việt

8-9-2017

Ảnh: báo Đất Việt

Việt Nam cấm ngay và luôn không cần xem xét, Nhật Bản thừa cơ hốt trọn công nghệ khủng mang về nước

Ông Nakayama cho biết: Lò ông Kiên có thể đốt rác tạo ra điện ở nhiệt độ cao trên 1.400 độ C và làm chủ được nhiệt độ của lò thì sáng chế của ông là duy nhất trên thế giới mà người Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Mỹ chưa ai có thể làm được.”

Những lớp người công cụ

Phạm Đình Trọng

7-9-2017

Trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An ngày khai giảng 5/9. Nguồn: Báo Dân Trí

Từ bao giờ ngành giáo dục chỉ chăm chăm biến thế hệ trẻ thành công cụ của chính trị, không biết đến sứ mệnh cao cả và thiêng liêng của những người thầy là đánh thức những tâm hồn của lớp người đang hình thành nhân cách, gieo những hạt mần nhân văn vào những mảnh hồn được đánh thức đang khát khao cái đẹp, khát khao lí tưởng.

Từ bao giờ một ngày hội vui hồn nhiên, náo nức biến thành một ngày làm việc khô khan, tẻ nhạt, nặng nề.

Cơ quan Quản lý Dược Bộ Y tế, một lịch sử đen (phần 2)

FB Hoàng Hải Vân

7-9-2017

Tiếp theo phần 1

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trao Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Cục Quản lý Dược. Ảnh: báo SK&ĐS

Trước khi đọc tiếp kỳ 3 và kỳ 4 loạt bài “Ai tạo thế cho doanh nghiệp độc quyền tăng giá thuốc ?” đăng trên Báo Thanh Niên vào năm 2004 mà tôi dẫn dưới đây, các bạn đọc cần đặc biệt lưu ý đến “tử huyệt” trong cơ chế cấp số đăng ký thuốc (còn gọi là số visa). Trong một ma trận vô cùng rối rắm những quy định và thủ tục về cấp số visa thuốc, rất ít người ngoài ngành quan tâm đến vấn đề này.

Một lũ người vô dụng!

FB Bạch Hoàn

7-9-2017

Ảnh: Internet

Tôi đọc đi đọc lại lá đơn xin từ bỏ Tự Do của chị L., người phụ nữ bị hiếp dâm ở Long An trong tình huống kẻ ác cầm dao doạ giết hai con chị, nhưng cơ quan điều tra lại không khởi tố vụ án hình sự với kẻ hiếp dâm vì cho rằng không có hành vi phạm tội.

Mặc xác con em chúng mày

Phàm đã từng sống tại Việt Nam thì ai cũng đã từng nghe, từng thấy khẩu hiệu ‘Tất cả vì tương lai con em chúng ta’. Thế nhưng đang có nhầm lẫn lớn về đại từ ‘chúng ta’. ‘Chúng ta’ không phải là tất cả mọi người. ‘Chúng ta’ chỉ là thiểu số rất nhỏ trong khối hàng trăm triệu người đang sống tại Việt Nam“.

___

Blog VOA

Trân Văn

7-9-2017

Hình minh họa. Courtesy Photo

Trẻ con đã quay lại trường, một niên khóa mới vừa bắt đầu. Một facebooker tên là Ngọc Vinh vừa kể trên trang facebook của mình rằng đứa con trai – học sinh một trường cấp hai thuộc loại nổi tiếng tại Sài Gòn – không được dự lễ khai giảng. Facebooker này phỏng đoán, có thể vì sân trường quá nhỏ, chứa không nổi 3.000 đứa học trò cùng với đủ loại khách phải mời, thành ra Ban Giám hiệu buộc phải ra lệnh, chỉ có cán bộ các lớp mới được dự lễ khai giảng.

Cơ quan Quản lý Dược Bộ Y tế, một lịch sử đen (phần 1)

FB Hoàng Hải Vân

6-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Khều

Xin tạm gác “Những chuyện kinh hãi về vụ Năm Cam” để đề cập đến một lịch sử đen không kém phần kinh hãi của Cơ quan quản lý Dược Bộ Y tế.

Vụ VN Pharma đang gây bão trong dư luận chỉ là một phần nổi rất nhỏ trong tảng băng ngầm diễn ra từ rất lâu tại cơ quan Quản lý Dược Bộ Y tế. Cách đây 13 năm, vào năm 2004, Báo Thanh Niên đã đăng 2 loạt bài. Loạt bài thứ nhất: Ai tạo thế độc quyền cho doanh nghiệp tăng giá thuốc? gồm 6 kỳ do tôi và phóng viên Liên Châu viết. Loạt thứ hai: Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại Cơ quan quản lý Dược – Bộ Y tế, gồm 7 kỳ do tôi và phóng viên Võ Khối viết.

Hỏi và Đáp: Vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam

Luật Khoa

Quỳnh Vi

6-9-2017

Vụ kiện thế kỷ. Ảnh: internet.

Tại sao ông Trịnh Vĩnh Bình lại kiện được chính phủ Việt Nam và có thể đòi được một khoản tiền lớn? Liệu người Việt Nam có thể kiện chính phủ Việt Nam như ông Bình hay không? Bao giờ thì có kết quả vụ kiện?

Trong những tuần vừa qua, thông tin ông Trịnh Vĩnh Bình – một công dân Vương quốc Hà Lan gốc Việt Nam – đã nộp đơn kiện tại một tòa trọng tài quốc tế (international arbitration court) – yêu cầu chính phủ Việt Nam bồi thường 1,25 tỷ đô la đã khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc này.

Khi người của Bộ Y tế phát ngôn về vụ VN Pharma ‘không ai học dược’!

Một Thế Giới

Quốc Phong

5-9-2017

VN Pharma. Ảnh: MTG

Đọc trên nhiều tờ báo mấy bữa nay, tôi thấy mà tá hoả bởi những chuyện không ai dám nghĩ tới. PGS.TS.DS Phạm Khánh Phong Lan, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đại biểu Quốc hội khóa XIV cho rằng, tất cả những người trên Bộ Y tế vừa phát ngôn trên các báo này đều không ai có chuyên môn về dược. Thật vậy sao?

Dự án PPP y tế, khúc xương khó gặm

Đỗ Thành Nhân

5-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong khi dự án hợp tác công tư (PPP) giao thông siêu lợi nhuận, các nhóm lợi ích bất chấp đạo lý và pháp lý, cố đẻ ra được dự án để hút máu nền kinh tế đang chồng chất nợ nần.

Trong khi bệnh viện đang quá tải, chất lượng khám chữa bệnh, điều trị xuống cấp đến mức báo động; nhà nước mời gọi nhà đầu tư PPP vào lĩnh vực y tế, ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích phát triển xã hội hóa khám chữa bệnh (như: miễn tiền thuê đất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ lãi suất tín dụng ưu đãi đầu tư, …), thì dự án PPP vào y tế vẫn còn khá khiêm tốn. Ưu đãi đầu tư là cần thiết, nhưng chưa đủ; vậy nguyên nhân đến từ đâu?

Đất nước không của riêng ai

FB Vũ Đức Khanh

5-9-2017

Ảnh minh họa, từ trang Vũ Đức Khanh

Khoảng 3 giờ sáng ngày 5/9/1983, tôi và em trai tôi đã âm thầm, lặng lẽ rời thành phố hoa lệ Sài Gòn để đến một điểm tập kết đi “vượt biên” ở một vùng biển ngoại ô, cách Sài Gòn 100 cây số.

Đáng lẽ ra, nếu không có cái đêm định mệnh đó, chắc anh em tôi chỉ vài giờ sau đó, đã cùng hàng triệu trẻ em khác cắp sách đến trường và biết đâu đã vĩnh viễn trở thành những học sinh, cháu ngoan Bác Hồ dưới mái trường XHCN. Rồi cũng biết đâu, chúng tôi ngày nay có thể trở thành những đảng viên ưu tú của “Đảng” để tiếp tục bóc lột, đè đầu cưỡi cổ dân tôi.

Trung Quốc coi thường phản ứng của Việt Nam về tập trận

Người Việt

3-9-2017

Tàu chiến TQ đến Davao Philippines. Ảnh chụp ngày 30/4/2017. Nguồn: internet

Bắc Kinh nói Hải Quân Trung Quốc tập trận gần sát Việt Nam là theo kế hoạch huấn luyện thường xuyên hằng năm nên Việt Nam cần “bình tĩnh,” trong khi Hà Nội “bày tỏ quan ngại sâu sắc.”

Hôm Thứ Sáu, 1 Tháng Chín, Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho phát ngôn viên lên tiếng phản ứng về cuộc tập trận hải quân bắn đạn thật của Trung Quốc tiến hành phía Tây quần đảo Hoàng Sa hiện đang bị họ chiếm đóng. Khu vực Trung Quốc tập trận lại chỉ cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 75 hải lý.

Nhân cách con người!

Nguyễn Trung Dân

4-9-2017

Chân dung thi sỹ Trần Vàng Sao. Ảnh: internet

Cũng không chỉ mấy hôm nay, từ lâu, vấn đề nhân cách làm người được đặt ra cho các quan chức, cho nhiều người có tiếng tăm, học vị, học thức … trong xã hội chúng ta khá bức bách và đầy thất vọng. Trong những ngày gần đây, từ vụ thuốc giả của Pharma với bà Bộ Trưởng, các quan chức ngành Y, Dược; rồi vụ án Trịnh Xuân Thanh với những liên quan. Trịnh Vĩnh Bình với tai vạ từ thói cửa quyền độc tài … đến các thua lỗ ngàn tỷ của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước. Thậm chí đến các quan chức từ “người tử tế” đã về vui thú điền viên … Dân chúng qua các cuộc này thấy kinh hoàng cho sự thất thoát tiền bạc, cho “luật vua phép nước” không là cái gì trong một thể chế luôn cho là “sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật” v.v… Nhưng phải thấy là chưa bao giờ nhân cách con người qua sự thể hiện của các quan chức, người có chức quyền, những đại gia giàu có … gần như không có chút gì để nói.

Chính quyền Việt Nam đã làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo?

LS. TS Hoàng Ngọc Giao

2-9-2017

Lược đồ vị trí tập trận của Trung Quốc từ 29.8 – 4.9. Ảnh: Báo Thanh Niên

Quốc khánh 2/9/2017 – Trung Quốc đưa quân vào tập trận bắn đạn thật trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách Đà Nẵng 75 hải lý.

Năm 2014 – Dàn khoan 981

Ngày 1/5/2014 TQ đưa dàn khoan 981 vào vùng Đặc quyền kinh tế/ thềm lục địa của Việt Nam.

Nhân dân phẫn nộ. Nhiều người dân xuống đường phản đối. Nhiều cuộc xuống đường đã bị ngăn chặn, Một số người đã bị hành hung. Nhiều người đã bị bắt lên xe bus đưa về đồn công an.

Thảm trạng của “thế nước”

Mạnh Kim

2-9-2017

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, có chỗ lấn sâu tới khoảng 50 km (giữa 2 chữ X màu vàng trên bản đồ). Ảnh: Song Phan.

Trung Quốc đã tập trận bắn đạn thật trong vùng biển chủ quyền Việt Nam ngay thời điểm Hà Nội kỷ niệm lễ Quốc khánh lần thứ 72. Như thường lệ, Việt Nam vẫn phản đối chiếu lệ. Hà Nội không phải không xoay sở tìm kiếm ủng hộ bằng con đường ngoại giao trong vấn đề biển Đông nhưng Việt Nam ngày càng cô độc và bế tắc.

Dân Quảng Bình tố cáo, bao giờ “Kiểm điểm, xử lý nghiêm” đảng viên, cán bộ sai phạm?

Nguyễn Tuấn Bình

2-9-2017

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải phóng mặt bằng (GPMB) quốc lộ 1A (dự án năm 1997 và năm 2013) để tiêu cực, biển thủ tiền nhà nước và tước đoạt nghiêm trọng của nhân dân hàng trăm tỷ đồng, xâm hại quyền và lợi ích kinh tế chính đáng, hợp pháp của công dân nên bị tố giác, được báo chí quan tâm phản ánh mạnh mẽ. Nhờ vậy, sau gần 2 năm, vụ việc mới kết luận dân tố cáo được báo chí lên tiếng là “có căn cứ”. Vậy mà kết luận “Kiểm điểm xử lý nghiêm” đã hơn một năm hiện vẫn còn trên giấy, khiến dư luận nhân dân bức xúc, hoài nghi…

Thêm một vụ tố cáo Bộ Y tế – Hơn cả vụ thuốc trị ung thư giả

FB Mai Quốc Ấn

31-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: họa sĩ L.A.P

Ngoài câu chuyện động trời về lô thuốc 9.300 hộp H-Capita trị ung thư “không dành cho người” và các phát ngôn từ Bộ Y tế thì còn một chuyện động trời khác: Cán bộ cao cấp của Tổng công ty Dược Việt Nam và công ty con TNHH MTV Dược phẩm TW2 Codupha bị tố cáo. Sau đó là tố cáo luôn cả Bộ Y tế và Thanh tra.

Vụ kiện tỷ đô: Hy vọng mong manh của Chính phủ Việt Nam

FB Phạm Lê Vương Các

1-9-2017

Ảnh: Internet

Trong vòng tối đa 6 tháng tới, chúng ta sẽ biết ai là người chiến thắng trong vụ kiện tỷ đô tại Tòa Trọng tài ICC được khởi xướng bởi doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình đòi Chính phủ VN bồi thường cho những tài sản của ông đã bị tịch thu trái phép vào cuối thập niên 90.

Qua video ghi lại cảnh ông Trịnh Vĩnh Bình bước ra khỏi cổng Tòa với một trạng thái hân hoan và đầy phấn khích sau khi kết thúc quá trình tố tụng, dường như cho thấy Ông cảm nhận được sự chiến thắng đang rất gần kề.

Kỳ 7: Lại chuyện ông Trần Mai Hạnh và tạp chí Nhà báo và công luận

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 7) – Kỳ 7: Lại chuyện ông Trần Mai Hạnh và tạp chí Nhà báo và công luận

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

18-6-2004

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao — Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam — Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc — Kỳ 4: Người đứng đầu cơ quan tự sát — Kỳ 5: Vì sao những kẻ có tội được thoát tội?  —  Kỳ 6: Chạy tội một cách trắng trợn

Ông Trần Mai Hạnh, TBT đầu tiên của tạp chí NB&CL. Nguồn: NB&C

Giữa lúc cuộc điều tra vụ án bị kéo dài theo chiều hướng “chìm xuồng”, nhiều cán bộ chuyên viên có tâm huyết tại cơ quan quản lý dược lúc bấy giờ cũng đã không thể ngồi yên mà liên tục đứng ra viết đơn khiếu nại cơ quan điều tra gửi lên các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước… thì đột nhiên trên tạp chí Nhà báo và Công luận của Hội Nhà báo Việt Nam xuất hiện những lời lẽ được chuẩn bị công phu để tích cực bảo vệ cho những kẻ có hành vi vi phạm pháp luật tại Cơ quan Quản lý dược của Bộ Y tế, đồng thời “nã đạn” ngược lại những nhà báo đã có công phanh phui vụ tham nhũng tày đình này.

Kỳ 6: Chạy tội một cách trắng trợn

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 6) – Kỳ 6: Chạy tội một cách trắng trợn

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

17-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao — Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam — Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc — Kỳ 4: Người đứng đầu cơ quan tự sát  —  Kỳ 5: Vì sao những kẻ có tội được thoát tội?

Trong khi dược sĩ Tạ Ngọc Dũng bị khởi tố về một tội danh “rất nhẹ” và cuối cùng được “tha bổng” như chúng tôi đã nêu ở bài trước, thì dược sĩ Phan Xuân Lễ, nhân vật có đủ bằng chứng phạm tội lại hoàn toàn vô can trước một cuộc điều tra kéo dài. Nếu quyết tâm lật lại vụ án thì không cần phải mất nhiều công sức, các cơ quan có trách nhiệm vẫn có thể thấy ngay những chứng cứ không thể chối cãi của một cuộc chạy tội vô cùng trắng trợn…

Kỳ 5: Vì sao những kẻ có tội được thoát tội?

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế – Kỳ 5: Vì sao những kẻ có tội được thoát tội?

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

15-6-2004

Logo Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao — Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam — Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc  — Kỳ 4: Người đứng đầu cơ quan tự sát

Sau khi dược sĩ Phan Văn Tín – một người được coi là “hiền hành và yếu đuối” – tự sát, vụ án trở nên phức tạp. Những người có tội trong vụ án tìm mọi cách đổ tội cho ông…

Kỳ 4: Người đứng đầu cơ quan tự sát

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 4) – Kỳ 4: Người đứng đầu cơ quan tự sát

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

15-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao  — Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam  —  Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc

Chưa đầy một tháng sau khi Cơ quan điều tra của Bộ Nội vụ vào cuộc, trưa 5/3/1993, dược sĩ Phan Văn Tín, Vụ trưởng Vụ Quản lý dược đã tự sát chết tại nhà riêng. Cái chết thương tâm của dược sĩ Tín đã gây sốc trong dư luận. Đến thời điểm lúc bấy giờ đã có hàng chục bài báo phanh phui những sai phạm tại Vụ Quản lý dược. Nhưng ngay lúc đó báo chí hầu như không thông tin về cái chết này.

Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 3) – Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

14-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao và kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam

Được cấp 1 số đăng ký, loại thuốc đó có thể được nhập hàng chục, hàng trăm tấn vào thị trường Việt Nam không bị bất cứ hạn chế nào. Hàng trăm loại thuốc và nguyên liệu thuốc đã được Thanh tra Bộ Y tế phát hiện là đã được cấp số đăng ký lậu.

Tuy câu chuyện xảy ra hơn 10 năm rồi nhưng đến giờ vẫn còn mang tính thời sự. Thời sự ở chỗ, mặc dù đã có kết luận thanh tra, nhưng hàng trăm loại thuốc đó vẫn tiếp tục tràn vào Việt Nam không hạn chế số lượng và những kẻ bất chấp luật pháp, bất chấp sức khỏe của nhân dân cho đến giờ vẫn được coi là vô tội…

Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 2) – Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

13-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: Khều

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao

Thuốc chữa bệnh là một loại hàng hóa đặc biệt, vì nó liên quan đến sức khỏe của nhân dân nên được Nhà nước quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Bộ Y tế được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý thuốc, Vụ Quản lý dược là cơ quan trực tiếp giúp Bộ Y tế làm nhiệm vụ cực kỳ quan trọng này. Thế nhưng những người có trách nhiệm của cơ quan này lúc đó không những không kiểm soát được chất lượng thuốc chữa bệnh mà còn cố tình “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng nhập khẩu ào ạt vào Việt Nam…

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 1)

LTS: Nhân vụ bê bối của Công ty CP VN Pharma, bắt tay với Cục Quản lý Dược (tên gọi trước ngày 13/8/1996 là Vụ Quản lý Dược) và Bộ Y tế để trục lợi trên thân xác người bệnh, hiện đang làm rúng động công luận, Tiếng Dân xin đăng lại loạt bài phóng sự điều tra gồm 7 kỳ, của hai nhà báo Hoàng Hải Vân và Võ Khối, để độc giả có cái nhìn rõ hơn về những vụ bê bối đã và đang diễn ra bên trong cơ quan này hàng chục năm qua. Loạt bài này đã được đăng trên báo Thanh Niên từ tháng 6 năm 2004.

____

Thanh Niên

Kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

11-6-2004

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trao Huân chương Lao động Hạng Nhì cho ông Trương Quốc Cường năm 2016, khi ông Cường còn giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý dược. Hiện ông Cường là Thứ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: SK & ĐS

Hơn 10 năm trước, một số người ở Cơ quan Quản lý Dược Bộ Y tế đã có hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng: 158 loại thuốc đã được cấp số đăng ký “khống”, hàng trăm loại thuốc và nguyên liệu thuốc khác cũng được cấp số đăng ký cho các công ty dược nước ngoài mà không hề thông qua Hội đồng xét duyệt. Những loại thuốc đó, trong đó có nhiều thuốc kém chất lượng đã được nhập khẩu ào ạt vào thị trường Việt Nam gây tác hại khôn lường đến sức khỏe của nhân dân… Đây là một trong những vụ án trọng điểm lúc đó, được Thủ tướng Võ Văn Kiệt trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng kiên quyết điều tra xử lý. Tuy nhiên, vụ án đã bị “chìm xuồng”, không hề được đem ra xét xử.

Nợ công và phương cách chính phủ thu tiền dân để trả nợ công

Đặng Phước

31-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Nợ công là gì? Vì sao chính phủ mắc nợ công? Dân trả nợ công như thế nào? Đó là những vấn đề mà bài viết này đề cập tới.

Trước hết, chúng ta cần phải biết, nợ công là gì? Theo Wikipedia: “Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào đó“.

Cục Quản lý Dược đã quản lý như thế nào?

LTS: Nhân dịp nhà báo Mai Bá Kiếm nhắc lại sự kiện dược sĩ Phan Văn Tín, Vụ trưởng Vụ Quản lý dược, treo cổ tự tử chết ngày 5/3/1993, cũng như những vụ bê bối tham nhũng ở cục này từ thời Bộ trưởng Y tế Nguyễn Trọng Nhân, Tiếng Dân xin được giới thiệu lại hai bài viết cũ của ông Mai Bá Kiếm, bút danh Vương Linh, đăng trên báo Phụ Nữ, 21 năm trước, năm 1996.

____

Phụ Nữ

Cục quản lý dược đã quản lý như thế nào? – Phần 1

Vương Linh

Số 96/ năm 1996

Nguồn: Cục Quản lý Dược

Báo Phụ Nữ số ra ngày 14/4/1993 đã đăng bài vụ quản lý dược bộ y tế: “cửa ngõ” nhập thuốc tây dỏm, phản ảnh việc Vụ trưởng Vụ Quản lý dược Phan Văn Tín qua mặt hội đồng xét duyệt, cấp số đăng ký cho hàng trăm mặt hàng thuốc, mà không kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất lượng!

Vụ án này sau đó đã được khởi tố điều tra, rồi đình chỉ. Bộ Y tế đã đổi tên Vụ thành Cục Quản lý Dược, thay thế lãnh đạo cục và thành phần hội đồng xét duyệt. Và gần đây nhất, ngày 11/7/96, bộ y tế đã ban hành quy chế đăng ký thuốc thay thế quy chế cũ. Tuy nhiên, bao đổi thay về hình thức đó vẫn chưa làm cho công tác quản lý thuốc chặt chẽ và hiệu quả hơn!

Lừa dối thế đủ rồi, thưa các vị!

FB Trần Đăng Tuấn

30-8-2017

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến. Ảnh: báo NLĐ

Họ đang cố lừa gạt, không biết ngượng

Thủ tướng và Phó Thủ tướng trong phiên họp Chính phủ vừa qua kiên quyết chỉ đạo thanh tra nghiêm ngặt làm rõ trách nhiệm của Cục quản lý Dược trong vụ cho nhập lô H-Capita chữa ung thư. Nhưng ngay sau đó, như Thời sự VTV1 vừa đưa tin hôm nay, vị Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến vẫn khẳng định lô thuốc đó KHÔNG PHẢI là thuốc giả.