Lê Văn Thành, ngài Phó Thủ tướng “phiên bản” Nguyễn Bá Thanh (Phần 2)

Thu Hà

24-12-2021

Tiếp theo phần 1

Tháng 7/2005 xảy ra vụ việc chấn động cả nước, đến nỗi Thủ tướng Phan Văn Khải, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng yêu cầu điều tra xử lý và báo cáo. Ông Lê Văn Toàn, một kỹ sư xây dựng, phó giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng An Thái, gửi đơn thư tố cáo, cùng hồ sơ, tài liệu, chứng cứ tới Thanh tra và Công an TP Hải Phòng.

Scandal Việt Á và… trận chiến dưới… gầm bàn

Blog VOA

Trân Văn

22-12-2021

Những thông tin, diễn biến mới nhất liên quan đến scandal Việt Á chính là chuỗi bằng chứng khẳng định: Chống tham nhũng tại Việt Nam chỉ là các trận đấu giữa băng này với nhóm kia trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền.

Câu hỏi “xách mé”

Nguyễn Đình Cống

21-12-2021

Tôi thường gặp câu hỏi xách mé của một số dư luận viên rằng: “Ông (hoặc mày) đã làm được gì cho Tổ quốc mà dám phản biện việc này việc kia của Nhà nước và Chủ nghĩa Mác Lê”?

Lê Văn Thành, ngài Phó Thủ tướng “phiên bản” Nguyễn Bá Thanh (Phần 1)

Thu Hà

18-12-2021

Tại đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam, khi Trịnh Đình Dũng hết tuổi tái cử phải dừng cuộc chơi, đã có thông tin rằng người thay thế vị trí Phó Thủ tướng mà Trịnh Đình Dũng để lại sẽ là một cái tên không nổi đình nổi đám, nhưng chẳng kém phần gian hùng đó là Lê Văn Thành.

Tính mạng công dân, sức khỏe cộng đồng không thể so với công an

Blog VOA

Trân Văn

8-12-2021

Báo Pháp France24 đăng tin rằng chính phủ Việt Nam “xin” công chúng đóng góp tiền cho quỹ vắc-xin COVID-19, 8/6/2021. Hình minh họa.

Hỗ trợ… 2.000 đồng để… khắc phục hậu quả thiên tai vẫn… đúng!

Blog VOA

Trân Văn

30-11-2021

Dù khó tin nhưng sự kiện bà Nguyễn Thị Kim Truyện ngụ ở xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam được… hỗ trợ2.000 đồng để bù đắp… một số thiệt hại mà hai trận bão số 6 và số 9 hồi năm ngoái gây ra là… thật!

Vài điều về chấn hưng văn hóa

Nguyễn Đình Cống

28-11-2021

Qua theo dõi hội nghị Diên Hồng về văn hóa ngày 24 tháng 11, tôi vừa phấn khởi vừa lo ngại. Phấn khởi vì thấy rằng một số cán bộ có trách nhiệm ở cấp cao đã thấy được tầm quan trọng của văn hóa, lãnh đạo Đảng đã công khai nói về yêu cầu chấn hưng văn hóa, từ đó  có hy vọng đất nước sẽ phát triển đúng hướng. Lo ngại vì thấy rằng nhận thức của một số cán bộ và nhân dân về văn hóa có phần lệch lạc, họ có thể làm chệch hướng của sự phát triển hoặc phạm vào lỗi ‘đánh trống bỏ dùi’.

‘Lễ’ không đơn thuần là… lễ

Blog VOA

Trân Văn

26-11-2021

Tuần này, đề nghị của ông Trần Ngọc Thêm (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM) tại Hội thảo Giáo dục 2021 về “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội Việt Nam tổ chức: Không nên sử dụng quan điểm “Trồng người” cũng như “Tiên học lễ, hậu học văn” vì làm giáo dục trở thành thụ động, kiềm chế sáng tạo (1)… là một trong những vấn đề gây tranh cãi kịch liệt cả trên hệ thống truyền thông chính thức (2) lẫn mạng xã hội…

Những kẻ mù dẫn đường (Phần 1)

Nguyễn Thông

11-11-2021

Cũng không hẳn là mù mắt, nhưng mù đầu mù óc, mù tư duy suy nghĩ thì quá rõ. Như các cụ xưa bảo, đường quang chẳng đi lại đâm quàng bụi rậm. Quờ quạng cây gậy lý luận khua khoắng dò đường, chỉ đâm vào ngõ cụt.

Vũ Minh Khương, viên “quan văn” ở nước ngoài của triều đình đỏ

Jackhammer Nguyễn

5-11-2021

Đây là bài thứ tư tôi đề cập tới ông Vũ Minh Khương trên Tiếng Dân, bởi viết về ông nhiều quá tôi đâm ngại. Dù không muốn viết gì về ông, nhưng tôi buộc phải lên tiếng.

Tổ chức bộ máy nhà nước và những sai lầm phải trả giá

Ngô Huy Cương

3-11-2021

Bất kể đảng chính trị nào cũng thế, đều mong muốn nắm được quyền lực nhà nước (bởi quyền lực nhà nước là động lực và mục đích của họ) và đều muốn quan điểm chính trị, chủ trương, chính sách hay đường lối của họ đi vào xã hội một cách nhanh nhất và được thi hành rốt ráo nhất.

Đặt chỉ tiêu: Lợi ít, hại nhiều

Nguyễn Đình Cống

25-10-2021

Đảng và Chính phủ vẫn đặt chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm, 5 năm cho GDP, cho các ngành nghề, các công việc. Rồi còn đặt mục tiêu đến năm nào đó đạt mức bao nhiêu để “sánh vai” cùng các cường quốc năm châu.

Thư ngỏ thách đố Chủ tịch nước

Nguyễn Đình Cống

7-10-2021

Phi lộ

Thư này vốn là kín, gửi riêng cho ông Chủ tịch. Tôi đã hai lần gửi thư chuyển phát nhanh qua Bưu điện, biên nhận. Ngày 22 tháng 9 gửi trực tiếp cho Chủ tịch. Ngày 24 gửi cho ông Chủ nhiệm Văn phòng, nhờ chuyến cho Chủ tịch. Thư gửi đến Văn phòng chủ tịch nước, số 2 Hùng Vương, Hà Nội. Chắc rằng ngày 27 tháng 9, khi Chủ tịch từ Mỹ về thì thư tôi đã có sẵn trên bàn của ông, và vài ngày sau tôi sẽ nhận được hồi âm. Nếu Chủ tịch không thể trả lời thì nhờ thư ký gọi điện thoại hoặc gửi email cho tôi biết.

Nhưng cho đến ngày 7 tháng 10 vẫn bặt vô âm tín. Phải chăng thư đã bị chặn hay là thất lạc đâu đó, chưa đến tay Chủ tịch, hoặc đã đến tay nhưng ông không xem. Vì vậy buộc tôi phải chuyển thành thư ngỏ, may ra có thể đến với ông. Ngoài ra thư ngỏ cũng để cho những ai quan tâm biết được.

Kính thưa ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Trong lúc làm thủ tướng ông đã có được nhận xét tốt của nhiều người là năng động, xông xáo, có thể ứng khẩu, nói ra những điều đang suy nghĩ chứ ít khi cặm cụi đọc những điều được viết sẵn. Tuy vậy ông cũng nổi danh Phúc Nổ vì đi đâu ông cũng có những câu bốc đồng làm người nghe giật mình, rồi còn có những câu nói thiếu thận trọng.

Nay ông làm Chủ tịch nước. Tôi đã nghe và xem kỹ lời tuyên thệ và bài phát biểu nhậm chức của ông trước Quốc hội. Tôi hơi thất vọng vì một chủ tịch nước không tự nghĩ ra được một lời thề đặc sắc, mang dấu ấn cá nhân mà đành chấp nhận đọc “một bài văn mẫu”, dài 76 chữ, dùng chung cho nhiều người.

Bài phát biểu nhậm chức của ông chưa đến hai ngàn chữ thì khoảng hai phần ba là những câu thưa gửi, chào hỏi, ca tụng, chúc mừng, cám ơn, kể thành tích. Những điều đó chẳng mấy ai muốn nghe vì nhàm chán, chẳng có gì mới. Phần còn lại của bài đề cập đến những việc mà Chủ tịch cần làm thì cũng chỉ là những việc chung chung về đối nội, đối ngoại.

Tôi định góp với ông vài ý kiến, nhưng nghĩ rằng chúng sẽ chẳng tác dụng gì nên chuyển sang thách đố. Mà chỉ thách đố làm được việc do chính ông vạch ra.

Ông hứa hẹn: “Chủ tịch nước sẽ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đội ngũ trí thức trong và ngoài nước. Ông cam kết: “Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn hay thuận lợi, Chủ tịch nước sẽ luôn gìn giữ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Trong thư gửi nhân dân TP HCM ông còn viết: “Gia tài lớn nhất của chính quyền là niềm tin của nhân dân. Vì vậy, cần có nhiều kênh, nhiều cách để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân, đáp ứng ở mức cao nhất”.

Tôi thách đố ông làm sao để gìn giữ và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc và nghe được những ý kiến mà dân muốn nói chứ không phải những điều lãnh đạo muốn nghe.

Xin ông cứ làm bình thường những công việc sự vụ hàng ngày của Chủ tịch như đã ghi trong Hiến pháp. Ngoài ra ông nên tập trung trí tuệ và tình cảm để thực hiện lời cam kết trên. Làm được việc đó có kết quả (chứ không phải vì hình thức, cho qua chuyện) sẽ là một đóng góp của Chủ tịch cho dân tộc.

Trước hết xin hỏi : Ông đánh giá thế nào về tình hình đại đoàn kết dân tộc hiện nay. Tôi cho rằng ông đang có những đánh giá sai. Tại sao vậy?. Tại vì ông và nhiều lãnh đạo đang bị khống chế về thông tin, đang bị tính chủ quan bịt tai, che mắt.

Để đánh giá đúng sự thật của xã hội VN hiện tại không hề dễ chút nào vì gian dối và ngụy biện lan tràn sâu rộng khắp nơi, nó đầy rẫy trong các văn kiện chính thống, trên báo chí và cả trong học thuyết Mác Lê. Khi chưa nắm được sự thật về tình cảnh nghi kỵ, mất lòng tin và chia rẽ của người Việt hiện nay mà nói đến đại đoàn kết thì chỉ là hô khẩu hiệu một cách vụng về.

Ca dao có câu : Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước hãy thương nhau cùng. Và câu : Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn. Một số người hiểu và giải thích hai câu trên như là thể hiện tình yêu thương, đùm bọc nhau của đồng bào và là điều tốt, đáng ca ngợi. Nhưng nhiều người giải thích theo cách khác, ngược lại, cho đó là những lời khuyên răn khi nhận thấy đồng bào chưa thật sự yêu thương nhau, lời khuyên mang tâm sự than thở, trách móc. Xin hỏi, Chủ tịch hiểu hai câu đó như thế nào?

Ông đưa ra việc gìn giữ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đội ngũ trí thức. Nếu đó chỉ là nói cho qua chuyện thì chằng cần bàn đến làm gì. Tôi thách đố là vì nghĩ rằng ông có chút thật lòng nào đó.

Xin hỏi, theo ông hiện nay nhân dân có mấy tầng lớp, ý kiến và nguyện vọng của các tầng lớp khác nhau như thế nào và ông định nghe tầng lớp nào là chủ yếu, nghe bằng cách nào để biết được sự thật. Tôi cho rằng đối với chính quyền thì dân có ba tầng lớp với nhu cầu, quyền lợi rất khác nhau, vì vậy ý kiến cũng rất khác nhau.

Đội ngũ trí thức gồm trí thức lề đảng và trí thức lề dân, mà trong mỗi lề lại gồm nhiều loại. Xin hỏi, ông biết gì và đánh giá thế nào về các trí thức lề đảng và trí thức phản biện thuộc lề dân. Tôi xin nói rằng phần lớn trí thức lề đảng là hữu danh vô thực, không đáng tin cậy và đại đa số trí thức phản biện là những người yêu nước thương dân chứ không phải thế lực thù địch.

Xin khẳng định rằng nếu ông chỉ biết nghe dân được chọn lựa ở các buổi tiếp xúc cử tri và trí thức lề đảng thì chỉ nhận được một phần nhỏ sự thật mà thôi, còn phần lớn sự thật đã bị che giấu và thay vào đó là những lời của tuyên giáo. Dựa vào thông tin như vậy để hoạch định chính sách, đường lối thì rất khó tránh sai lầm.

Trong hoàn cảnh chưa có tự do ngôn luận, chưa có tự do báo chí mà lại có nhiều tin giả như hiện nay thì một trong những cách tốt để biết sự thật là tổ chức đối thoại. Hãy nhân danh Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức đối thoại về vấn đề Đại đoàn kết dân tộc, về tự do dân chủ. Rồi nhân danh Chủ tịch nước xúc tiến nhanh việc ra luật về quyền tự do của công dân đã ghi trong Hiến pháp như tự do ngôn luận và báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình.

Tổ chức đối thoại chứ không phải là Hội thảo để mời người đến đọc báo cáo hoặc thuyết trình. Đối thoại nhằm đấu lý giữa những nhận thức và quan điểm khác nhau. Quan trọng là người dự. Ngoài một số rất ít bắt buộc đến nghe, còn chủ yếu đến là để trình bày quan điểm và nếu cần thì tranh luận. Họ được mời không phải dựa vào chức danh mà mỗi cá nhân muốn dự phải đăng ký và nộp tóm tắt các ý kiến. Nên tổ chức đối thoại công khai, nhưng trước mắt có thể chỉ công khai về việc tổ chức còn chưa công khai nội dung cũng được. Nếu chưa thể tổ chức đối thoại thì Chủ tịch có thể mời riêng một số trí thức phản biện để nghe trực tiếp ý kiến của họ. Cách mời là thông báo công khai để những trí thức phản biện tự đăng ký đến dự và trình bày.

Có nhiều khả năng là qua đối thoại và những con đường khác mà Chủ tịch biết được nhiều sự thật trước đây bị che giấu, nó có thể làm ông và nhiều người bị sốc. Nhưng biết được chỉ là điều kiện cần. Còn phải có điều kiện đủ mới giải quyết được vấn đề. Đó là trí tuệ và đức tính mà nhiều cán bộ lãnh đạo còn thiếu, trong đó có thể bao gồm cả Chủ tịch.

Trí tuệ gì, đức tính gì? Trí tuệ khoa học về thu thập và đánh giá thông tin. Điều này đối với những cán bộ cao cấp như ông là việc quá khó vì đầu óc đã bị chật cứng những giáo điều, tai đã quen nghe những lời ca tụng, mắt đã bị che, chỉ còn có thể nhìn về một hướng. Đức tính trung thực, chân thành, khiêm tốn và dũng cảm, là lòng nhân ái, bao dung, là từ bỏ thói kiêu ngạo cộng sản, là tránh xa sự huênh hoang của người chiến thắng.

Giả thử khi nhận ra những sai lầm trong đánh giá bản chất cuộc chiến tranh, trong đường lối đối với những người bên bại trận thì liệu các ông có đủ trung thực và dũng cảm để công nhận hay không, có đủ chân thành, khiêm tốn để sửa sai hay không, có nhân ái và bao dung đối với những con người bất hạnh bên bại trận hay không.

Xin hỏi ông chủ tịch. Đã bao giờ ông tìm hiểu kỹ về cuộc chiến Bắc Nam của Hoa kỳ chưa và đặc biệt là cách đối xử của bên thắng đối với bên thua. Nếu chưa thì rất nên chân thành tìm hiểu.

Trong phát biểu nhậm chức ông hứa trước Quốc hội và đồng bào, sẽ luôn tu dưỡng đạo đức, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; thượng tôn pháp luật và tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp. Không nghe ông nói đến trung thực, chân thành, khiêm tốn, nhân ái, bao dung. Phải chăng đó là những đức tính xa lạ đối với người cộng sản.

Lãnh đạo đã nói rất nhiều đến củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nhưng đã làm được rất ít, thậm chí còn làm sai một số việc dẫn đến chia rẽ, nghi kỵ và thù hận nhau. Hy vọng ông sẽ làm được nhiều điều có hiệu quả chứ không dừng lại ở lời nói suông. Nhân Quốc khánh vừa rồi Chủ tịch có đặc xá trên ba ngàn tù nhân. Đó là nhân đạo, nhưng có rất ít tác dụng trong việc củng cố khối đại đoàn kết vì rất nhiều tù nhân lương tâm vẫn bị đối xử tàn ác, nhiều vụ án oan sai thấu tận Trời mà không được cứu xét.

Thưa ông Chủ tịch. Tôi là một giáo sư, thuộc loại trí thức phản biện, thế hệ U90, nghĩa là thời gian sống trên đời này còn rất ít. Con chim sắp chết cất tiếng hót hay. Người già sắp chết thường nói sự thật. Tôi thách đố ông và sẵn sàng dâng hiến sức lực cùng trí tuệ cho công cuộc phục hưng đất nước, trong đó có việc củng cố đại đoàn kết và dân chủ hóa đất nước. Ông có thể tin lời tôi.

Cuối cùng, xin gửi đến ông lời chào kính trọng và lời chúc chân thành. Chúc ông có sức khỏe, có cuộc sống hạnh phúc, làm được những việc tốt cho dân cho nước, được nhắc đến như một vị Chủ tịch nước nhân từ.

Người viết: Nguyễn Đình Cống, Sinh năm 1937.

Số ĐT: 0389 578 620. Email : ndcong37@gmail.com

Thủ tướng lại chuyển bại thành… ‘thắng’!

Blog VOA

Trân Văn

4-10-2021

Hôm 2/10/2021, báo điện tử của chính phủ Việt Nam khởi đăng loạt bài COVID-19: Những quyết định mang tầm chiến lược vì tính mạng và sức khỏe nhân dân (1) để ca ngợi Thủ tướng nói riêng và chính phủ nói chung đã… đáp ứng một cách linh hoạt với đợt dịch COVID-thứ tư, xoay chuyển được tình thế! Chưa rõ loạt bài này sẽ có bao nhiêu… kỳ vì hôm nay (4/10/2021), mới chỉ thấy… kỳ 2!

Hết ngược Bắc, lại xuôi Nam…

Đinh Phương

4-10-2021

Hết ngược bắc, lại xuôi nam

Tội này ông Chính không làm thì ai?

“Lò” ông Trọng và những tên … cướp biển!

Thu Hà

2-10-2021

Lực lượng Cảnh Sát biển Việt Nam được thành lập năm 1998, ban đầu là Cục Cảnh Sát biển, trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân. Năm 2008, Cục Cảnh Sát biển (CSB) được chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng. Năm 2013, Cục CSB đổi tên thành Bộ Tư lệnh Cảnh Sát biển, theo Nghị định số 96/2013 của Chính phủ.

Nên tin Chính quyền hay không?

Nguyễn Đình Cống

26-9-2021

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Nguồn: VP CTN

Vừa qua Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc viết thư gửi đồng bào TP Hồ Chí Minh, trong đó có đoạn: “Gia tài lớn nhất của chính quyền là niềm tin của nhân dân. Vì vậy, cần có nhiều kênh, nhiều cách để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân”.

Kinh tế, dân sinh có tồi tệ thế nào thì cũng… huề!

Blog VOA

Trân Văn

23-9-2021

Dân chúng đã kiệt sức, doanh nhân cũng kiệt quệ. Theo Tổng cục Thống kê của Việt Nam, từ đầu năm nay đến hết tháng 7, có khoảng 79.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể (1). Một tháng sau (tháng 8/2021), con số vừa kể tăng thêm 5.800, thành 85.500 doanh nghiệp (2). Đến cuối tháng này, số liệu về các doanh nghiệp đã chết hoặc đang hấp hối trong tháng 9/2021 chắc chắn sẽ tệ hơn!

Công an nhân dân – dân nuôi cho tội phạm dùng!

Blog VOA

Trân Văn

22-9-2021

Đại tá Phùng Anh Lê vừa mất ghế trưởng Phòng Cảnh Sát Kinh Tế, Công An thành phố Hà Nội. Nguồn: Dân Việt

Kiến nghị về tượng đài Đức thánh Trần

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

oOo

Kiến nghị gởi HĐND và UBND thành phố Hồ Chí Minh

Ngân sách, hay ngân sách dự phòng, ‘gần như không còn đồng nào’?

Blog VOA

Trân Văn

17-9-2021

Nhiều người bàng hoàng khi nghe ông Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng Tài chính báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Ngân sách Trung ương gần như không còn đồng nào!

Dự đoán phương án “Đổi mới” của Đảng và Nhà nước ta trong thời đại Covid-19 (Phần 1)

Nguyễn Anh Tuấn

5-9-2021

Ai cũng đã thấy Đảng và Nhà nước ta từ đầu 2020 tới nay, đã kiên tâm chống dịch bằng công an, bằng nghị quyết.

Phải chăng như thế là đu dây?

Nguyễn Đình Cống

27-8-2021

Lâu nay, nhiều người cho rằng lãnh đạo nhà nước Việt Nam đang chọn cách đu dây giữa các cường quốc. Họ nghĩ rằng chọn cách đó là khôn ngoan. Tôi lại nghĩ hơi khác, rằng chỉ nên xem đu dây là giải pháp tình thế, tạm thời, vì đó là sự khôn ngoan của kẻ yếu thế mà láu cá, chứ không phải cách hành xử lâu dài của người thông minh.

Từ chuyện ông Nguyễn Thành Phong bị điều chuyển giữa dịch, bàn về những cái “nếu như” của thể chế

Luật Khoa

Võ Văn Quản

24-8-2021

Nếu người dân có quyền lựa chọn lãnh đạo, và nếu lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với dân.

Thủ tướng lại… lên đồng!

Blog VOA

Trân Văn

23-8-2021

Hôm nay – 23 tháng 8 – ngày đầu tiên TP.HCM thực thi phong tỏa nghiêm ngặt theo phương châm mọi người phải ở yên một chỗ. Để thực thi cách ly triệt để giữa người với người, gia đình với gia đình, xã phường với xã phường, hệ thống công quyền đã điều động thêm công an, sử dụng cả quân đội.

Trận đánh lớn của Thủ tướng theo lý luận Mác – Lenin

Lê Quang

23-8-2021

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chính thức áp dụng biện pháp phong tỏa mạnh tay hơn với TP. HCM, trong đó, cho công an, quân đội vào cuộc quyết liệt. Chính phủ xem đây là trận đánh quyết định, là trận đánh lớn, nói theo cách của họ là “chống dịch như chống giặc”, với mục tiêu là bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và đưa cuộc sống trở lại bình thường sau mốc thời gian 15/9/2021.

Dân nào thì nhà nước ấy

Thái Hạo

22-8-2021

Những ngày này làm nghĩ nhiều hơn đến cái câu chuyện “con gà – quả trứng”, và nhận ra sự ngụy biện tai quái của lối so sánh này.

Phòng chống dịch Covid-9: Phải bảo đảm sinh mạng và sinh kế của dân bằng tự do lưu thông hàng hóa

Lê Thân Vũ Trọng Khải

21-8-2021

Nguyên tắc tối thiểu và căn bản của văn bản pháp luật là chỉ quy định những hành vi, hoạt động bị cấm đối với mọi cá nhân và tổ chức, tuyệt đối không được quy định những hành vi và hoạt động được phép.

Đằng sau vụ Trần Hùng, cựu Cục phó Cục Quản lý Thị trường, bị bắt giam…

Thu Hà

21-8-2021

Ngày 17-8-2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, bắt giam ông Trần Hùng, cựu Cục phó Cục Quản lý trị trường (QLTT), thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Điều 356, Bộ luật Hình sự.

Sa thải cô Trần Thị Thơ: Công an mới là chính phạm!

Blog VOA

Trân Văn

18-8-2021

Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) vừa yêu cầu Đại học Duy Tân báo cáo chi tiết về việc sa thải cô Trần Thị Thơ, giảng viên Khoa Ngoại ngữ trước ngày 23/8/2021, sau khi nhận được một số thông tin phản ánh và kiến nghị về vụ sa thải này (1).