Định hướng “Xã hội chủ nghĩa” nào?

Huy Đức

3-11-2022

Tôi không hề định kiến với “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nhưng tôi muốn biết, nhà nước ta đang định hướng “kinh tế thị trường” theo loại xã hội chủ nghĩa nào.

Ý thức hệ của chế độ và xã hội Việt Nam hiện nay

Jackhammer Nguyễn

30-10-2022

Việt Nam, Nga, Trung Quốc đều là hữu khuynh

Báo chí nhà nước Việt Nam lờ đi một điểm quan trọng trong bài diễn văn của ông Putin về chính sách đối ngoại của Nga, ngày 27/10/2022.

Ai chịu trách nhiệm về xăng?

Nguyễn Thuỳ Dương

11-10-2022

Trong ngày hôm qua, ngành xăng dầu thuộc Bộ Công thương đã thành công trong việc tái hiện lại cảnh tượng tem phiếu tưởng chừng như đã đi vào lịch sử, mà giới trẻ hiện nay không bao giờ được nhìn thấy. Tại thành phố lớn nhất cả nước, người dân phải xếp hàng để được đổ xăng kiểu định mức 30 ngàn đồng mỗi bình xăng.

Dân biểu Julian Pahlke yểm trợ nhà hoạt động Hoàng Đức Bình

Bản dịch của VETO!

11-8-2022

Phóng viên trang mạng của Quốc hội liên bang Đức đã phỏng vấn Dân biểu Julian Pahlke về việc bảo trợ cho tù nhân chính trị Hoàng Đức Bình. Trong tuần đầu tiên sau ngày 27/08/2022 một bài phỏng vấn viết dưới dạng tường thuật đã xuất hiện trên trang chính của Quốc hội Liên bang Đức và sau đó có thể tìm thấy nơi trang của Uỷ Ban Nhân quyềntrang lưu trữ của Quốc hội.

Dân biểu Julian Pahlke. Nguồn: bundestag.de

Dân biểu Julian Pahlke yểm trợ một nhà hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Dân biểu Julian Pahlke, 30 tuổi, thuộc khối Liên Minh 90 / Đảng Xanh là một trong những gương mặt mới trong Quốc Hội Liên Bang Đức. Điều được ông xem là đương nhiên đối với một dân biểu là việc dấn thân cho bảo vệ khí hậu và bảo vệ nhân quyền ở khắp nơi trên thế giới, cũng như cho những ai đang tranh đấu trong những lãnh vực này và vì thế đang phải gánh chịu nhiều khó khăn cho chính bản thân. Khi nhận nhiệm vụ đại diện cử tri, ông ý thức rất rõ rằng mình cần phải tham gia chương trình “Dân Biểu Bảo Vệ Dân Biểu”. Ông đã nhận bảo trợ cho nhà hoạt động bảo vệ môi trường và bảo vệ nhân quyền Hoàng Đức Bình tại Việt Nam.

Ông Hoàng Đức Bình bị bắt vào tháng 5/2017 vì đã tường trình về thảm họa môi trường do một nhà máy luyện gang thép gây ra dọc bờ biển Việt Nam và chính thức bị cáo buộc các tội danh “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”. Đến tháng 8 cùng năm, bản cáo trạng được bổ túc thêm tội danh “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” và ông Bình bị kết án 14 năm tù giam, chủ yếu vì ông đã phát trực tuyến trên mạng cuộc tuần hành phản đối nhà máy luyện gang thép Formosa của Đài Loan. Các tổ chức nhân quyền đã tường thuật về sự kiện này. Trong nhiệm khóa quốc hội trước, ông Hoàng Đức Bình đã được bà dân biểu Margarete Bause thuộc khối Liên Minh 90 / Đảng Xanh đưa vào chương trình bảo trợ.

“Bảo vệ môi trường không phải là một tội phạm”

Đảm nhận sự bảo trợ, dân biểu Julian Pahlke cũng đã kế thừa những mục tiêu dấn thân của dân biểu Margarete Bause. Ông nói: “Là người bảo trợ, tôi sẽ yểm trợ ông Bình cho đến khi ông ấy được trao trả tự do và phục hồi danh dự”. Vị dân biểu yêu cầu chính phủ Việt Nam hãy “trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện” cho ông Hoàng Đức Bình. Dân biểu Pahlke cũng bày tỏ mối quan ngại rằng nhà hoạt động Bình đã bị giam giữ suốt 5 năm nay và đó là “một thời gian dài mà khó ai có thể dễ dàng vượt qua được”.

“Bảo vệ môi trường không phải là một tội phạm”, dân biểu Pahlke nhấn mạnh lại phương châm của vị tiền nhiệm. Ông có nhiều thiện cảm với sự dấn thân của ông Bình. Đối với ông, những nhà hoạt động vì môi trường có vai trò rất quan trọng. Cho dù chỉ là một thảm họa môi trường tại Việt Nam ở cách nước Đức thật xa, nhưng: “Rốt cuộc mọi thứ đều có liên quan và có trách nhiệm liên đới với nhau. Cuộc khủng hoảng về khí hậu và những vấn đề về môi trường đều không bị giới hạn trong biên giới của mỗi nước”.

Dân biểu Pahlke giải thích về sự giúp đỡ mà mình dành cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình trên một bình diện rộng hơn: “Nếu muốn thay đổi những vấn đề về khí hậu và môi trường, chúng ta phải yểm trợ sự dấn thân của những người hoạt động trên khắp thế giới và cần hỗ trợ cho sự lớn mạnh của một xã hội dân sự ở mọi quốc gia. Tôi thấy mình có bổn phận phải theo dõi sát và yểm trợ cho một trường hợp như vậy”.

Không quên những nhà hoạt động đang bị giam giữ

Theo ông, Hoàng Đức Bình là một trong số rất nhiều tù nhân chính trị ở Việt Nam bị truy tố với các lý do ngụy tạo và bị giam giữ trong những điều kiện vô nhân đạo. Pahlke nhắc nhở không nên bỏ quên những nhà hoạt động bảo vệ môi trường và bảo vệ nhân quyền khác đang chịu sự truy bức gắt gao và không dung thứ, như trường hợp ông Bình.

Do đó Chương trình “Dân Biểu Bảo Vệ Dân Biểu” không chỉ muốn khuyến khích người được bảo trợ giữ vững niềm tin mà còn là một công cụ tạo sự quan tâm và là một phương tiện để áp lực lên những người có trách nhiệm tại chỗ. Chương trình này có mục đích bênh vực các nạn nhân trước những kẻ đàn áp. Dân biểu Pahlke kể: “Tôi đang cố gắng kể về số phận của ông Bình với công luận Việt Nam và vận động giới truyền thông tường thuật để phơi bày trường hợp này”. Qua cuộc vận động, ông nhận thấy có một sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía báo chí. “Hiện có một luồng dư luận công khai về trường hợp này và những trường hợp tương tự như vậy tại Việt Nam”.

Liên Hiệp Quốc khiển trách án quyết độc đoán

Nhằm mục đích vận động chính phủ Hà Nội phải suy xét lại, cũng như để thông báo cho Việt Nam biết về quyết định bảo trợ của mình, dân biểu Pahlke viết thư cho Đại sứ quán Việt Nam. “Tôi đã yêu cầu Chính phủ Việt Nam hãy trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho ông Bình, cũng như tôn trọng những quy ước tối thiểu của Liên Hiệp Quốc về việc đối xử với tù nhân hay còn gọi là Quy Ước Nelson Mandela”.

Không phải chỉ có dân biểu Pahlke nhận định rằng, án quyết đối với ông Bình hoàn toàn xuất phát từ động cơ chính trị mà những tổ chức nhân quyền cũng đã lên án toàn bộ quá trình tố tụng, từ cáo trạng cho đến tuyên án và điều kiện giam giữ đã vi phạm những công ước của Liên Hiệp Quốc. Và chính Liên Hiệp Quốc, được đại diện bởi Nhóm Công Tác Chống Giam Giữ Độc Đoán (Working Group on Arbitrary Detention), cũng đã khiển trách việc giam giữ nhà hoạt động Hoàng Đức Bình là độc đoán.

Dân biểu Pahlke yêu cầu Việt Nam phải thực thi những cam kết của mình về nhân quyền, trong đó có sự tôn trọng các quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp như được qui định trong Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Trong vai trò là thành viên chính thức của các Ủy Ban Âu Châu, Uỷ Ban Nội Vụ và Quê Hương, và thành viên dự khuyết của Ủy Ban Nhân Quyền của Quốc Hội Liên Bang Đức, dân biểu Pahlke nhấn mạnh rằng bản án dành cho ông Bình không đáp ứng được những yêu cầu vừa nêu.

Dân biểu Julian Pahlke yêu cầu cải thiện điều kiện giam giữ

Ngoài yêu cầu chủ yếu về việc trao trả tự do vô điều kiện, dân biểu Pahlke còn ưu tiên chú ý đến việc cải thiện điều kiện giam giữ. Theo ông, nhà hoạt động Hoàng Đức Bình cũng như nhiều tù nhân chính trị khác tại Việt Nam đang bị giam giữ tại những nơi cách gia đình thật xa; sự liên lạc giữa họ và người thân bị giới hạn gắt gao. Vì từ chối không mặc quần áo tù theo quy định (của trại giam) nên ông Bình còn chịu thêm nhiều sự đàn áp khác nữa. Mặc dù sức khỏe đã có vấn đề từ lâu, nhưng ông vẫn không được điều trị y tế đúng mức. Cách giam giữ ông phải được xem như là một sự cô lập hoàn toàn.

Gia đình ông Bình rất buồn bực về tình trạng này. Dân biểu Pahlke khẳng định: “Cách đối xử với ông Bình vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc căn bản của một nhà nước pháp quyền”. Bằng thái độ rõ ràng dứt khoát, ông phê phán hệ thống nhà nước Việt Nam luôn dùng mọi cách để đàn áp những người đối lập và hoạt động bảo vệ nhân quyền, cũng như lợi dụng những năm tháng tù để loại bỏ họ (ra khỏi xã hội).

Liên lạc khó khăn

Dân biểu Pahlke cho biết ông rất khó liên lạc với các nhà hoạt động tại Việt Nam. “Việc trao đổi với ông Bình cực kỳ khó khăn và chỉ có thể thực hiện bằng cách gián tiếp”. Ông giải thích thêm rằng các cuộc điện thoại hiếm khi xảy ra và thời gian nói chuyện cũng vô cùng bị giới hạn. Thư từ thường xuyên bị chặn lại. Qua tổ chức nhân quyền Veto!, dân biểu Pahlke có thể liên lạc với gia đình của nhà hoạt động Hoàng Đức Bình và đều đặn nhận được tin tức về tình trạng của ông ấy. Ông cũng nói rằng, hiện nay ông Bình đã biết đến sự bảo trợ của ông. Ngoài ra, ông cũng được bộ Ngoại Giao và Đại Sứ Quán Đức tại Việt Nam cập nhật thông tin.

Vị dân biểu xuất thân từ miền ven biển phía Bắc nước Đức, là người từng có mặt trong những hoạt động dân sự nhằm cứu người tị nạn trên biển Địa Trung Hải trong những năm vừa qua, quả quyết rằng, ông sẽ kiên trì theo sát vụ này. Đối với những trường hợp như vậy, theo ông, người ta cần phải bền chí như khi phải khoan thủng những tấm gỗ dày cứng.

Dân biểu Pahlke xem nhiệm vụ đương nhiên của một đại diện cử tri là tận dụng “vị trí ưu đãi được hưởng tự do và bảo vệ của một dân biểu Quốc Hội Liên Bang Đức” để lên tiếng về những đề tài và cho những trường hợp như vậy, cũng như để yểm trợ những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền như ông Bình.

__________

Nguyên bản tiếng Đức: Julian Pahlke hilft vietnamesischem Umwelt­aktivisten – https://www.bundestag.de/dokumente/textarchiv/2022/kw30-psp-julian-pahlke-903132

Hộ chiếu mới – nỗ lực dạy cộng đồng quốc tế ‘quy chuẩn’ mới?

Blog VOA

Trân Văn

28-7-2022

Mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam. Đức không công nhận hộ chiếu của công dân Việt Nam theo mẫu mới (bìa màu xanh tím) vì thiếu mục “nơi sinh” khiến các cơ quan hữu trách của Đức không thể xác định và phân biệt các yếu tố nhân thân của đương sự. Nguồn: Báo Tin Tức

Dân (Phần 2)

Nguyễn Thông

16-7-2022

Tiếp theo Phần 1

Một nước không thể không có dân. Hồi nẳm, cụ Sào Nam Phan Bội Châu viết “Dân là dân nước, nước là nước dân”. Sau này, để nịnh dân, nhà cai trị xứ ta mưu mẹo đối với bất cứ thứ gì (chỉ trừ kho bạc) đều gắn dân vào, tất tật quân đội, công an, tòa án, kiểm sát, hội đồng, nhà hát, thậm chí cả cái hiệu sách. Hồi những năm 60 – 80 thế kỷ trước, đi bất cứ đâu cũng thấy “hiệu sách nhân dân”, chả hiểu yếu tố dân trong cái tên gọi công thức máy móc đó nhằm mục đích gì. Cũng về sau, nhà cai trị còn láu cá hơn, luôn hô trên báo chí, đài, tivi, nào là của dân, do dân, vì dân, dân làm chủ, dân là gốc… Chỉ có điều, dân được trọng về hình thức như thế, nhưng thực chất chả xơ múi lợi lộc gì.

Tâm “bao lô”, cựu thư ký riêng của Nguyễn Bá Thanh và giấc mơ quyền lực

Nông Văn Tiềm

26-6-2022

Phan Văn Tâm, sinh năm 1970, ở Đại Lộc, Quảng Nam. Học hết cấp 2, Tâm xin vào Trường Trung cấp nông lâm nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng để học kỹ thuật chăm sóc cây trồng. Ra trường, Tâm về Phòng Nông nghiệp huyện Đại Lộc một thời gian.

Phản biện câu trả lời của bà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước Quốc hội

Đỗ Ngà

10-6-2022

Trong buổi chất vấn ngày 9/6, ông Trần Văn Lâm, đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi với bà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rằng: “Hai năm qua kinh tế tăng trưởng thấp kỷ lục, nhiều doanh nghiệp đổ vỡ, phá sản rút khỏi thị trường; người dân lao đao vì dịch dã. Nhiều khoản nợ ngân hàng đến hạn không trả được. Nhưng hầu hết nhà băng vẫn lợi nhuận cao, chia lãi khủng?

Sự phối hợp nhịp nhàng trong hành động trục lợi

Đỗ Ngà

5-6-2022

Một bộ test kit giá nhập chỉ 21.560 đồng/bộ nhưng bán ra gấp chục lần. Tổng giá trị nhập khẩu bộ test kit của Công ty Việt Á là 65 tỷ đồng nhưng bán ra được 4000 tỷ đồng. Có như vậy mới dám ngắt 800 tỷ đồng chỉ để … bôi trơn.

Đức vừa bắt giam một nghi can người Việt trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

3-6-2022

Trịnh Xuân Thanh (trái) và Trung tướng Đường Minh Hưng. Ảnh trên mạng

Nghi can Lê Tú Anh được cho là người lái chiếc xe bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Gần 5 năm sau khi gây án, Lê Tú Anh, người hiện đã bị bắt, có lẽ cảm thấy tình hình đã an toàn nên anh ta tự ý quay trở lại Praha, nơi sinh sống trước khi gây án.

Thôi Trữ giết vua và chuyện lựa chọn hay bắt buộc học môn sử

Đông Sa

1-6-2022

Bài “Lịch Sử Truyền Đời” của TS Nguyễn Ngọc Chu kể cũng đã… chu lắm rồi. Chủ đề chính trong bài có lẽ nhân chuyện có dư luận phản biện về việc “Môn sử là lựa chọn hay bắt buộc” ở ba năm cuối trung học, mà bàn rộng ra về chương trình giáo khoa, nội dung môn học, và cách thức dạy học môn sử ở 3 bậc học 12 năm, nhiều hơn, chính hơn là nêu chủ kiến về Lựa Chọn hay Bắt Buộc.

Bằng cấp 3 hệ Bổ túc và… qui trình bổ nhiệm cán bộ

Blog VOA

Trân Văn

31-5-2022

Xem kết luận của UBND TP.HCM về các tố cáo liên quan đến ông Lê Minh Tấn, có thể thấy, chuyện ông Tấn chỉ đạo chia 461 triệu đồng mà Sở LĐTBXH TP.HCM tổ chức vận động để hỗ trợ Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá và Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc…

Đảng quên mất “khúc ruột ngàn dặm” Lê Thị Trang Đài

Jackhammer Nguyễn

29-5-2022

Tân dân biểu Lê Thị Trang Đài. Nguồn: Website nhân vật

Tháng 5 này, tin vui đến với cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại và có thể ở trong nước nữa, là bà Lê Thị Trang Đài, một người Úc gốc Việt đắc cử, trở thành dân biểu liên bang Úc. Bà là người Việt đầu tiên ở Úc đắc cử vào vị trí này.

Thành công và phản ứng từ chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phạm Minh Chính

BBC

Joaquin Nguyễn Hòa

19-5-2022

Tối ngày 17/5/2022, Thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, cùng đoàn tùy tùng, rời San Francisco trở về Việt Nam, kết thúc chuyến làm việc tại Mỹ kéo dài từ ngày 11/5/2022.

‘Bọn xấu’ lại… đúng!

Blog VOA

Trân Văn

18-5-2022

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc AIC. Nguồn: Thanh Niên

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn vừa bị khởi tố và có lệnh bắt giam, là ai?

BTV Tiếng Dân

29-4-2022

LGT: Nhân sự kiện bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC, vừa bị khởi tố và có lệnh bắt giam (cùng với ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai); để bạn đọc có thêm thông tin về nhân vật này, chúng tôi xin được giới thiệu lại bài viết của tác giả Thu Hà, đăng trên Tiếng Dân ngày 15-11-2020: Nguyễn Thị Thanh Nhàn, người gây sóng gió chính trường trước đại hội XIII (Phần 1) và Phần 2:

“Thần tốc xét nghiệm trên diện rộng” không thể vô can

Blog VOA

Trân Văn

18-4-2022

Hoạt động sản xuất và phân phối bộ xét nghiệm COVID 19 dán nhãn Công ty Việt Á không thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không có chủ trương… “thần tốc xét nghiệm trên diện rộng”. Nguồn: Báo Thanh Niên

TBT Nguyễn Phú Trọng không phải là người nêu vấn đề

Blog VOA

Trần Đông A

4-4-2022

Ngày 31/3 vừa qua, TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng chỉ gọi xung đột Nga – Ukraine hiện nay là “tình hình căng thẳng” và có ý thanh minh, ông không phải là người chủ động nêu vấn đề ra, mà chính “Thủ tướng Scholz mới là người đề cập trước chủ đề này”.

Xã hội Việt Nam qua sự kiện Nguyễn Phương Hằng

Jackhammer Nguyễn

29-3-2022

Bà Nguyễn Phương Hằng bắt tạm giam hôm 24/3/2022. Nguồn: Báo Chính Phủ

Nhân vật nổi tiếng Nguyễn Phương Hằng bị bắt. Công an nói rằng, bà ta bị bắt theo điều 331 Bộ luật Hình sự của nước Việt Nam Cộng sản, “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân”. Nhà chức trách chiếu điều luật này vào bà Hằng, nói rằng bà lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm quyền và lợi ích của người khác.

Không phải lúc nào trung thành và chung thủy cũng… tốt!

Blog VOA

Trân Văn

18-3-2022

Khung cảnh chiến tranh gần phi trường Lviv, ngày 18/3/2022. Nguồn: Reuters

Sao Tham Nhũng Vẫn Cứ Trơ Trơ!

Viet-studies

Trần Văn Chánh

25-1-2022

Hôm 20.1.1922 tại phiên họp thứ 21 của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng tiêu cực, người chủ trì phiên họp đặt câu hỏi: “Vì sao chống tham nhũng mạnh mẽ như thế, xử lý nghiêm nhiều hành vi vi phạm như thế, nhưng tham nhũng tiêu cực vẫn cứ trơ. Sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra. Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không?”.

Hồi kết của đại án test kit Việt Á và ai là “trùm cuối”?

Phạm Vũ Hiệp

23-1-2022

Đại án Việt Á nâng khống kit xét nghiệm Covid-19 đang đi đến hồi kết. Việc Phan Quốc Việt nhập hàng từ Trung Quốc về với đơn giá 21.500 VNĐ/ bộ, sau đó bán cho các bệnh viện và CDC các tỉnh thành với giá từ 367.000 VNĐ/ bộ đến 509.000 VNĐ/ bộ, gây choáng cả một số lãnh đạo cấp cao.

Họ từ đâu mà ra và vì sao mà trở thành như thế?

Blog VOA

Trân Văn

14-1-2022

Tuần này, hai sự kiện liên quan tới hai doanh nhân nổi tiếng giàu có và năng động tại Việt Nam: Ông Đỗ Anh Dũng – chủ Tân Hoàng Minh gửi “Tâm thư” cho các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam xin buông lô 3/12 ở Thủ Thiêm sau khi thông qua đấu giá, đẩy giá đất tại đó lên mức chưa từng có và ông Trịnh Văn Quyết – chủ FLC, tiếp tục “bán chui” khoảng 75 triệu cổ phiếu, kiếm thêm khoản lợi hàng ngàn tỉ nhưng khiến vài chục ngàn người xất bất xang bang, đã khiến “doanh nhân” trở thành chủ đề để nhiều người sử dụng mạng xã hội luận bàn…

‘Ta’ đang… vã mồ hôi vì… ‘tăng trưởng’?

Blog VOA

Trân Văn

14-1-2022

Lần này, phản ứng của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đối với hai scandal:

Việt Nam hiện có một nhà nước yếu và một đảng chính trị quá mạnh

Nguyễn Trường Sơn

11-1-2022

Điều này khiến việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế, và đặc biệt là cải tổ chính trị, bị ngăn cản.

Vụ test kit Việt Á qua lăng kính của học thuyết Res ipsa loquitur

Phan Khôi

7-1-2022

Res Ipsa Loquitur là gì? Đó là một nguyên tắc, cũng có thể gọi là một học thuyết, thường được dùng để cáo buộc trách nhiệm cho những sai trái về dân sự (TORTS). Đơn giản ta có thể hiểu Res Ipsa Loquitur là “Sự Viêc Nói Lên Chính Nó”.

Văn hóa của người có quyền

Nguyễn Đình Cống

3-1-2022

Gần đây, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 14/12/2021, khắp nơi rộ lên nhiều hy vọng. Để góp thêm tiếng nói, tôi xin bàn về thói quen vô văn hóa thể hiện bởi sự khinh người của rất đông cán bộ có quyền hành ở Việt Nam ngày nay. Đó là việc không thèm trả lời thư, kiến nghị của cá nhân hoặc tập thể, trong đó kể cả thư của những người nổi tiếng, những lãnh đạo cao cấp nghỉ hưu.

Vinfast: Chiến lược liều lĩnh

Lê Minh Nguyên

29-12-2021

Ted Turner, người sáng lập CNN, từng nói “business is a war” (thương trường là chiến trận), nhưng là chiến tranh không đổ máu mà thị trường là nơi giành dân chiếm đất.

Scandal Việt Á và khinh dân đến thế là cùng!

Blog VOA

Trân Văn

28-12-2021

Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN) vừa đính chính về thông tin liên quan đến que thử COVID 19 do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu, chế tạo mà bộ này từng công bố năm ngoái và nhiều người tin rằng đó chính là một trong những bằng chứng để truy cứu trách nhiệm một số viên chức ở Bộ KHCN.

Theo đính chính, thông tin mà Bộ KHCN – cơ quan thay mặt chính phủ giám sát, quản lý những vấn đề liên quan đến khoa học cũng như công nghệ trên toàn Việt Nam – loan báo hồi hạ tuần tháng 4 năm 2020 về sản phẩm vừa đề cập là… sai sự thật: Que thử COVID 19 do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu, chế tạo chưa bao giờ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận chất lượng. Còn nguyên nhân dẫn tới nhầm lẫn nghiêm trọng như thế do Bộ KHCN đã… tổng hợp thông tin từ báo chí (1).

Nhiều người theo dõi sát các diễn biến liên quan đến scandal Việt Á gọi lối biện giải của Bộ KHCN là… ngu ngốc, nhiều người khác thì bảo đó là kiều xử sự… lưu manh! Những nhận xét như thế cho dù hữu lý song chưa đầy đủ. Chắc chắn Bộ KHCN không dám chọn hướng biện giải như vừa chứng kiến nếu giới lãnh đạo Việt Nam trọng dân.

Nếu không khinh dân, không xem đối tượng mà họ phải phục vụ rất… ngu, chắc chắn Bộ KHCN không dám táo tợn đến mức mạo nhận danh nghĩa WHO để đưa hàng triệu người Việt vào… tròng… “tự hào”! Sau khi sự việc vỡ lở thì giải thích đó là… “sơ suất” (2), rồi bây giờ xác định… báo chí phải chịu trách nhiệm.

Tương tự, nếu không khinh dân, không cho rằng dân rất… hèn, Thủ tướng không dám chủ quan đến mức bất chấp các khuyến cáo, thản nhiên ra lệnh cho hệ thống công quyền tiếp tục thực hiện… “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tương”, biến các phường, xã thành… “pháo đài”, đốc thúc “thần tốc xét nghiệm diện rộng” phải… “thần tốc hơn nữa”.

Bởi đinh ninh có quyền khinh dân, đội ngũ thừa hành mới thô bạo như đã biết khi “truy vết, cách ly, cô lập”, cưỡng bức xét nghiệm, tống giam, phạt tù những người dám từ chối. Nếu tin dân có hiểu biết, sẵn sàng sử dụng tất cả các quyền hiến định để bảo vệ những lợi ích hợp pháp, Bộ Y tế sẽ không thản nhiên phủi sạch trách nhiệm như đang thấy (3)…

Trên thực tế, chẳng có hệ thống chính trị, hệ thống công quyền nào thực sự trọng dân dám phớt lờ trách nhiệm trước những scandal có tính chất và mức độ sỉ nhục công chúng nghiêm trọng như scandal Việt Á. Cho dù các tình tiết trong scandal này cho thấy, các viên chức hữu trách xem sức khỏe, thậm chí tính mạng của công dân như không có nhưng Thủ tướng Việt Nam chỉ yêu cầu “mở rộng điều tra để… “thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và thất thoát(4).

Đến giờ, đòi hòi “sớm” thực thi công lý (xét xử) vẫn chỉ nhắm vào những cá nhân mua bán que thử COVID 19 do Viêt Á cung cấp chứ không đụng đến bất kỳ viên chức hữu trách nào hoặc cố tình hay vô ý dính líu tới vở kịch bẩn thỉu, bất nhân này. Nếu trọng dân – truy cứu trách nhiệm một cách sòng phẳng, chắc chắn sẽ không có kẻ nào dám bi bô kiểu như vừa thấy. Phải rất khinh dân mới dám thản nhiên ra sức chứng tỏ, trách nhiệm với sức khỏe, tính mạng đồng bào là rác, chỉ cần tìm được chỗ là… đổ ở đâu cũng được!

***

Ngày 27/12/2021, nhiều Ủy viên của Đoàn Chủ tịch (ĐCT) Ủy ban Trung ương (UBTƯ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) khóa 9, đã “đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ KHCN, Bộ Y tế trong scandal Việt Á”“làm rõ trách nhiệm của những cá nhân, tập thể liên quan đến tình trạng quá nhiều ứng dụng chống dịch gây lãng phí” (5).

Về lý thuyết, MTTQ VN là tập hợp các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp và những cá nhân đại diện cho các giới, các dân tộc, các tôn giáo tại Việt Nam để tạo thành… cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thành nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Tuy nhiên những Ủy viên của ĐCT UBTƯ MTTQ VN chỉ… “đề nghị” chứ không dám… “yêu cầu”. Dù sao, việc… dám nêu “đề nghị” đã là… sự kiện, bởi Thủ tướng đồng thời là Ủy viên Bộ Chính trị – đối tượng mà theo lý thuyết cần được ĐCT UBTƯ MTTQ VN giám sát – chưa đả động gì đến trách nhiệm các bộ KHCN, Y tế,… nói gì đến trách nhiệm của các bộ Nội vụ, Thông tin Truyền thông… Cứ đem vị trí của MTTQ VN trên giấy, so với vai trò của MTTQ VN trong thực tế sẽ hiểu hơn dân ở đâu dưới mắt lãnh đạo đảng!

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-thong-tin-sai-who-chap-thuan-kit-xet-nghiem-cua-viet-a-la-do-bao-chi-20211227223707109.htm

(2) https://danviet.vn/bo-khcn-giai-thich-gi-khi-cong-bo-who-chap-thuan-kit-test-cua-cong-ty-viet-a-20211220205327297.htm

(3) https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1020585/bo-y-te-viec-nang-khong-gia-xet-nghiem-cua-cong-ty-viet-a-la-rat-nghiem-trong-can-xu-ly-nghiem

(4) https://laodong.vn/thoi-su/thu-tuong-yeu-cau-dieu-tra-mo-rong-vu-an-xay-ra-tai-cong-ty-viet-a-987420.ldo

(5) https://tuoitre.vn/de-nghi-lam-ro-trach-nhiem-ca-nhan-tap-the-lien-quan-cac-app-chong-dich-gay-lang-phi-20211227120209195.htm

Lê Văn Thành, ngài Phó Thủ tướng “phiên bản” Nguyễn Bá Thanh (Phần 2)

Thu Hà

24-12-2021

Tiếp theo phần 1

Tháng 7/2005 xảy ra vụ việc chấn động cả nước, đến nỗi Thủ tướng Phan Văn Khải, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng yêu cầu điều tra xử lý và báo cáo. Ông Lê Văn Toàn, một kỹ sư xây dựng, phó giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng An Thái, gửi đơn thư tố cáo, cùng hồ sơ, tài liệu, chứng cứ tới Thanh tra và Công an TP Hải Phòng.