Quảng Bình: “Danh sách đợi tuổi nghỉ hưu”, người lao động bị “giam, hành” đến bao giờ?

Luận Văn, Trần Thị Bảo Linh

16-11-2017

Đấy là nỗi bức xúc của người lao động (NLĐ) trong việc đề nghị giải quyết chính sách khi đã đến tuổi 67 xế chiều mà vẫn chưa được nghỉ chế độ hưu trí. Ông Nguyễn Minh Mẫn, trú ở thôn 16, xã Lộc Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, là một trong những ví dụ điển hình như thế, khiến dư luận xã hội bất bình, hoài nghi…

NLĐ và dư luận lên tiếng

Ông Mẫn và những NLĐ có tên trong “Danh sách đợi hưu” nói trên cho biết với những tài liệu, minh chứng cụ thể:

Một thế kỷ tội ác!

Ban Biên Tập

BNS Tự do Ngôn luận số 279

16-11-2017

Trong diễn văn tại lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Nga ngày 5-11-2017 tại Hà Nội, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lên giọng hùng hồn trước đồng đảng: “Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga thực sự đã sáng tạo ra một kỷ nguyên mới của nước Nga, đồng thời đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại. Nó đã vượt khỏi không gian và thời gian, trở thành biểu tượng vĩ đại của thời đại. Nhân dân Việt Nam cùng loài người tiến bộ mãi mãi ghi nhớ công ơn của lãnh tụ vĩ đại V. I. Lê-nin, của những người Bôn-sê-vích và nhân dân các dân tộc trong Liên bang Xô-viết đã phấn đấu, hy sinh làm nên sự kiện lịch sử có một không hai này!

Jack Ma ở Hà Nội – Truyền lửa hay phun khói thuốc phiện?

Thạch Đạt Lang

16-11-2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Jack Ma là niềm tự hào của châu Á. Ảnh: internet

Tỉ phú Jack Ma, nhân vật giầu nhất nhì ở Trung Cộng đã đến Việt Nam theo lời mời của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để có một buổi giao lưu, trực tiếp nói chuyện tại Trung Tâm Hội Nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, với mục đích là truyền cảm hứng, khát vọng khởi nghiệp cho giới trẻ Viêt Nam. Có khoảng 3.000 thanh niên, sinh viên – thành phầu ưu tú, tinh hoa của đất nước – được chọn lọc, đề cử tham dự.

Buổi nói chuyện dài hơn 1 tiếng đồng hồ của Jack Ma đã khơi nguồn sáng tạo cho những người trẻ tuổi tham dự về tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm, những người trong tay không có gì ngoài môt niềm ước ao cháy bỏng: “Làm giầu nhanh chóng, cấp kỳ, đạt được danh vọng, nổi tiếng trong nước và thế giới”.

Sáng kiến Vành đai Con đường: cạm bẫy hay cơ hội cho Việt Nam?

Trung Nguyễn

15-11-2017

Giấu đầu lòi đuôi

Mới đây, theo đài VOA tiếng Việt tường thuật, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, cố vấn của Hội Hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn của tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cho biết: “bài học rút ra là cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều có nhượng bộ lẫn nhau trong vấn đề biên giới trên bộ mà công chúng hai nước đều không được biết (để tránh ảnh hưởng tiêu cực từ tinh thần dân tộc).”

Theo tôi biết, đây là lần đầu tiên một học giả của nhà nước Việt Nam đã công khai chuyện nhà cầm quyền giấu hiệp định biên giới vì sợ … tinh thần dân tộc của người dân.

Trump đến châu Á: bàn thương mại, quên nhân quyền

BBC

Jonathan Head, phóng viên khu vực Đông Nam Á, viết từ Manila

15-11-2017

Mối bận tâm lớn nhất của ông Trump trong chuyến thăm châu Á của ông là thương mại, không phải nhân quyền. Ảnh: EPA

Khi một vị tổng thống tự mãn cho rằng ông ta có thể bắn bất kỳ người nào ở giữa trung tâm New York mà vẫn được bầu làm Tổng thống gặp một vị tổng thống khác, tự hào không kém vì chiến dịch đẫm máu nhưng vẫn được yêu mến, bạn biết là chẳng thể mong đợi gì nhiều về nhân quyền.

Và điều này đã được chứng minh trong cuộc hội đàm rất được mong đợi giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Học giả Việt Nam trấn an Trung Quốc về quan hệ với Mỹ

VOA

Ngọc Lễ

15-11-2017

Việt Nam đã bắn 21 phát đại bác hôm 12/11/2017 để chào đón ông Tập Cận Bình. Ảnh: AP

Việt Nam không ngả về phía Mỹ để làm khó cho Trung Quốc, một học giả về quan hệ Việt-Trung nói với tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc, trong khi tờ báo này cảnh báo phương Tây rằng họ không thể nào chia rẽ quan hệ Trung-Việt.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ – Phần 7: Cục trưởng Cục Hàng hải

David Trần Hiếu

15-11-2017

Lời mở đầu: Chủ đề loạt bài “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ”, với 6 phần đã qua, Phần 1: về bổ nhiệm Nguyễn Đình Việt làm Cục phó Cục Hàng hải khi không có bằng đại học, Phần 2 là câu chuyện bổ nhiệm thần tốc Thái tử đỏ Nguyễn Xuân Anh làm Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ; Phần 3 về Vũ Anh Minh – Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp với những lùm xùm trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp GTVT; Phần 4 là câu chuyện buồn về cố Cục trưởng Cục Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng; Phần 5 gợi nhớ về Vũ Đức Thuận, nguyên Chánh văn phòng Bộ GTVT, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây lắp Dầu khí, hiện đang đợi ngày hầu tòa; Phần 6 liên quan đến cái mẹo của Tư lệnh Đinh La Thăng lựa chọn binh tướng của mình bằng “những cuộc thi kỳ ảo”…

Việt – Trung: Trong là thủ thế, ngoài là anh em

Blog VOA

Lê Anh Hùng

15-11-2017

Ông Trọng tiếp ông Tập tại Hà Nội. Ảnh: Reuters

Không ai chọn được láng giềng, nhưng ai cũng có quyền chọn cách chơi với láng giềng của mình.

“Quan hệ hữu nghị” Toracanxi – Hopantomola

Những ai hâm mộ Aziz Nesin, nhà văn trào phúng nổi tiếng thế giới người Thổ Nhĩ Kỳ, hẳn đều biết đến câu chuyện “Quan hệ hữu nghị” của ông. Nội dung câu chuyện là về mối quan hệ giữa Toracanxi và Hopantomola, hai quốc gia láng giềng có mối thâm thù với nhau và luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến tranh.

Không thể xem thường Hiến pháp lâu đến thế

Blog VOA

Bùi Tín

15-11-2017

Hiến pháp 1946.

Đất nước Việt Nam thực hiện « đổi mới » từ năm 1963, hơn 50 năm rồi mà thật sự không đổi mới được bao nhiêu, có người nói họ chỉ « đổi » mà không « mới », đổi mới mà vẫn như cũ, có khi không được như cũ!

Có những việc lẽ ra phải thay đổi từ rất lâu mà vẫn cứ để nguyên.

Đó là việc tôn trọng và thi hành triệt để Hiến pháp.

Hiến Pháp là văn kiện pháp lý cơ bản, hệ trọng nhất của đất nước. Hiến Pháp là Luật Mẹ. Tất cả các đạo luật thông qua sau khi có Hiến pháp là để hướng dẫn thi hành, cụ thể hóa những điều đã có trong Hiến pháp, không được trái, không được sai dù là nhỏ với Hiến pháp.

Chiến tranh Việt Nam: Tất cả những điều đáng tiếc về nó

The NY Books

Tác giả: Frances FitzGerald

Dịch giả: Song Phan

23-11-2017

Chiến tranh Việt Nam, phim tài liệu của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick.

Điểm sách: Chiến tranh Việt Nam: lịch sử sâu xa, của Geoffrey C. Ward, với lời giới thiệu của Ken Burns và Lynn Novick. Nhà xuất bản: Knopf. Sách dày 612 trang, giá 60 Mỹ kim.

Thủy quân lục chiến Mỹ với một đồng đội bị thương tại trạm cấp cứu, rặng núi Mutter, Núi Cây Tri, Nam Việt Nam, tháng 10 năm 1966. Ảnh: PBS

Theo Tàu hay theo Mỹ?

FB Trương Nhân Tuấn

14-11-2017

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng/ Dẫu lìa ý ngó còn vương tơ lòng…

Hai câu Kiều này khá “thông dụng” ở VN, dùng mô tả hoàn cảnh hai bên (bồ bịch) đã chia tay từ lâu nhưng “đôi lòng” vẫn còn “bịn rịn”. Câu hai là câu “điển hình”, cái cảnh đóa hoa sen đã ngắt đi rồi nhưng “hoa sen” và “ngó sen” như không muốn lìa hẵn (mà “bịn rịn” ráng nối lại với nhau bằng những sợi tơ mỏng manh). Thật là tâm trạng (ý niệm) não nùng “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”. Tâm trạng này có thể xem gần như là “con mắt có đuôi” của Phan Khôi trong bài thơ “Tình già – bước đi rồi con mắt có đuôi”.

Vỹ thanh sau bài viết: Từ nhà mượn, cho thuê… đến mất nhà

FB Nguyễn Trung Dân

14-11-2017

Tiếp theo bài: Từ nhà mượn, cho thuê đến hiến tặng… và mất nhà!

Sau khi đăng bài viết trên, tôi nhận được nhiều comment, đa số đều lên án việc dối trá, lừa lọc của bên thắng trận để cướp, chiếm đoạt tài sản của Dân. Đúng vậy, nhưng không đúng với suy nghĩ và mong muốn của tôi khi nói lại câu chuyện này! Chuyện mất nhà, lấy lại được không là chuyện nhỏ của một vài người nhưng điều đáng nói là chúng ta đang có quan chức như thế nào mới là chuyện phải luận bàn.

Từ nhà mượn, cho thuê đến hiến tặng… và mất nhà!

FB Nguyễn Trung Dân

13-11-2017

Gia đình tôi có một ngôi nhà, từ đời ông cố tôi xây dựng, những người có gốc gác lâu đời ở Đà Nẵng có lẽ đều biết, trên đường Trưng Nữ Vương, Đà Nẵng có một rạp hát cổ tên Xuân Quang. Đó là tên của ông cố nội tôi, người đã làm ăn lương thiện, bòn mua từng miếng đất ghép thành thửa đất khá rộng lớn, thoạt đầu với hơn 3000 m2. Ông đã xây ở đây hai ngôi nhà, một làm rạp hát cho các đoàn hát bội làm trú sở, biểu diễn lâu dài; và một làm nhà ở, là ngôi nhà chúng tôi đang ở hiện tại vẫn còn.

Donald Trump đổi nhân quyền lấy bạc cắc

Phạm Trần

14-11-2017

Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump đã tạt gáo nước lạnh vào mặt các Tổ chức đấu tranh dân chủ, nhân quyền và các nạn nhân của chế độ Cộng sản Việt Nam đang bị giam cầm chỉ vì muốn được sống tự do và dân chủ.

Hành động của ông Trump không những chỉ diễn ra trong diễn văn trước 20 Nhà lãnh đạo các nền kinh tế của khối Á châu – Thái Bình Dương (APEC) dự hội nghị tại Đà Nẵng ngày 10/11/2017, mà còn trong Tuyên bố chung Việt-Mỹ, đưa ra tại Hà Nội ngày 12/11/2017 sau chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam.

Vụ Đồng Tâm: Thư ngỏ gửi thanh tra và công an Hà Nội

Nguyễn Đình Ấm

14-11-2017

Kính gửi: Thanh tra, công an thành phố Hà Nội

Tôi là Nguyễn Đình Ấm, trú tại phường Gia Thụy, quân Long Biên Hà Nội. Điện thoại: 0913364940. Xin có mấy ý kiến gửi lãnh đạo và hai cơ quan thanh tra, công an Hà Nội như sau:

Thưa các vị, trong vụ Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức Hà Nội) tôi đã theo dõi thông tin từ nhiều phía, khảo sát thực địa, trao đổi rộng rãi với dân Đồng Tâm nên có hiểu biết cơ bản về vụ việc, nay xin chân thành gửi tới các vị mấy ý kiến mong mang lại tác dụng tốt nào đó cho các phía.

Đừng thêm dầu vào lửa, để dân tôi yên

Nguyễn Tiến Dân

14-11-2017

1-  Chiều ngày 8-11-2017, bà con Đồng tâm có cuộc gặp mặt thường kì. Khác với mọi khi, lần này, hết sức sôi nổi và hấp dẫn. Nội dung chính của nó: mổ xẻ và phản bác “những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch và phản động”, à quên, của ông nghị Đào Thanh Hải. Mình ngồi xem truyền hình trực tiếp, từ đầu đến cuối. Đồng tình với bà con, mình gửi đến họ, dòng phản hồi ngắn: Vàng thật, không sợ lửa.

Bà con, hãy viết kiến nghị, gửi đích danh đến Chủ tịch Quốc hội. Yêu cầu:

Tình nghĩa cộng sản

Blog VOA

Trân Văn

13-11-2017

Ông bà Trịnh Văn Bô thời còn trẻ. Ảnh: internet

Hai sự kiện: Bà quả phụ Trịnh Văn Bô – nhũ danh Hoàng Thị Minh Hồ – qua đời hôm 5 tháng 11 và tướng Sùng Thìn Cò – Phó Tư lệnh Quân khu 2 – đề nghị chi tiền để tìm kiếm, an táng hài cốt của 2.500 người lính tử trận cách nay ba thập niên tại Hà Giang… là những ví dụ mới nhất minh họa cho tình nghĩa của những người cộng sản.

***

Trên số ra ngày 7 tháng 11, tờ Thanh Niên vừa lược thuật thêm một lần nữa về “nỗi buồn nhân đôi” của gia tộc cụ Trịnh Văn Bô.

Thế lực nào ngăn cản trả nhà ông, bà Trịnh Văn Bô?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

13-11-2017

Từ trái sang phải: nhà tư sản Hòa Tường, ông Trịnh Văn Bô, bà Hoàng Thị Minh Hồ, mẹ ông Trịnh Văn Bô, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trước thềm Nhà hát Lớn tại Tuần lễ vàng 1945. Ảnh: internet

Ông bà Trịnh Văn Bô – Hoàng Thị Minh Hồ là cặp vợ chồng doanh nhân nổi tiếng Việt Nam từ thời nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà còn chưa ra đời.

Từ “Bộ trưởng Tài chính” của Việt Minh…

Hội đồng Liên tôn Việt Nam: Tuyên bố về tôn giáo vận của Cộng Sản

13-11-2017

1- Xét theo bản chất duy vật vô thần và độc tài toàn trị của đảng, nhà nước và chế độ Cộng sản, Tôn giáo luôn luôn bị xem như kẻ thù không đội trời chung và các Giáo hội phải bị làm cho tuyệt diệt, bởi lẽ mọi đức tin đều chống lại bản chất nói trên. Để có thể rảnh tay xây dựng “xã hội xã hội chủ nghĩa” sạch bóng mọi giá trị tâm linh, người Cộng sản quyết dẹp bỏ các chướng ngại vật đó.

Ảnh minh họa. Nguồn: Hội đồng Liên tôn.

Cảm nghĩ về một lá đơn phản ánh cán bộ ủng hộ quan điểm của Trung Quốc gây ảnh hưởng đến lợi ích của dân

Nguyễn Thiên Hà

9-11-2017

Liên quan đến sự việc một số công dân khiếu nại văn bản ban hành bởi Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) TPHCM không cho họ nhập khẩu sách học Pháp Luân Công, trong khi các đơn khiếu nại của người dân là anh Trần Minh Phát và chị Nguyễn Thị Ngọc Hiền chưa nhận được phản hồi từ Sở TTTT TPHCM thì vào ngày 09/11/2017, chị Nguyễn Thị Ngọc Hiền tiếp tục chia sẻ trên mạng Đơn phản ánh người cán bộ tên là Trịnh Hữu Anh hiện đang giữ chức danh Phó phòng Xuất bản, In và Phát hành của Sở TTTT TPHCM.

Hoàng Cầm – Một Đời “Nhớ Tiếc”, Một Đời “Níu Xuân Xanh”

Hoàng Hưng

13-11-2017

Là nhà thơ được yêu mến bậc nhất trong đời sống thơ đương đại, gần một năm sau khi lìa trần, Hoàng Cầm vẫn là một hồ sơ chưa được bạch hóa. Cả về đời lẫn về thơ.

Nhà thơ Hoàng Cầm. Ảnh: Hoàng Hưng.

Nước mắt Nguyễn Bảo Nguyên không chảy qua sông Potomac

FB Trần Trung Đạo

10-11-2017

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và con gái (bé Nấm) chụp hồi 2011. Hình: Uyên Vũ/ Người Việt.

Hôm 26 tháng 10, 2017, từ Nha Trang, cháu Bảo Nguyên, con gái của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh viết lá thư gởi bà Melania Trump, trong đó những đoạn đầy cảm động:

Con có đọc trên mạng và biết gia đình Bà sẽ tới thăm Việt Nam để dự đại hội APEC. Chỉ còn vài ngày nữa là đã tới ngày sinh nhật con và em con là Gấu, thế là một lần sinh nhật nữa mà không có mẹ bên cạnh chúng con. Chúng con yêu mẹ nhiều lắm và chỉ mong muốn mẹ về với chúng con. Xin Bà hãy giúp gia đình con được đoàn tụ vì con biết mẹ con chẳng làm gì sai cả và vì chính Bà cũng đã trao tặng giải thưởng “Phụ nữ can đảm” cho mẹ con, con và gia đình con xin thay mẹ cảm ơn Bà lần nữa…”

Quyền đòi đái vào mặt Trump

FB Ngô Thanh Tú

12-11-2017

Chiều tối ngày 11/11/2017, khi đoàn xe của Tổng thống Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ đi ngang qua Hồ Tây, nữ ca sĩ Mai Khôi có mặt tại đó liền giăng biểu ngữ “Piss on you Trump” lên để bày tỏ sự phản đối của mình. Theo tìm hiểu của tôi, Mai Khôi phản đối vì ông Trump bất nhất trong lời nói và hành động. Nhất là khi ông này đến Việt Nam nhưng không hề nhắc gì Dân chủ-Nhân quyền và số phận của blogger Mẹ Nấm-người mẹ của hai đứa bé nhỏ không được ông Trump lưu tâm.

Ca sĩ Mai Khôi giương biểu ngữ phản đối TT Trump đêm 11/11 ở Hà Nội. Nguồn: Facebook

Những tưởng việc làm của Mai Khôi sẽ được ủng hộ, nào ngờ nó lại dấy lên làn sóng chỉ trích, phản đối ca sĩ này.

Chịu thua dân ư, chịu sao thấu!

Tương Lai

12-11-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 21

Nhưng đó là chuyện nhãn tiền.

Chiều 8.11.2017 dân Đồng Tâm tổ chức cuộc họp trực tuyến phản bác lại lời của Đại tá Đào Thanh Hải, Phó giám đốc Công an Hà Nội phát biểu trước Quốc Hội hôm 7.11.2011:

Khi cơ quan điều tra tiến hành bắt giữ ông Lê Đình Kình, gia đình nhà ông Lê Đình Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và đã xảy ra cái việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân…Không có vấn đề gì liên quan đến quá trình lực lượng thực thi nhiệm vụ đánh gây thương tích ông Kình. Ở đây hoàn toàn trong quá trình giằng co giữa lực lượng thực thi nhiệm vụ, và gia đình ông Kình đã xông vào cản trở cơ quan điều tra, dẫn đến việc đáng tiếc như vậy“. Đài BBC đưa ngay tin này và tường thuật tỉ mỉ như sau:

Việt Nam bị kẹt giữa hai cường quốc, cố gắng tìm một con đường giữa Mỹ và Trung Quốc

New York Times

Tác giả: Hannah Beech

Dịch giả: Trung Nguyễn

11-11-2017

Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến Đà Nẵng hôm thứ Sáu để tham dự Hội nghị APEC. Ảnh: Ye Aung Thu/ AFP — Getty Images

Hà Nội, Việt Nam – Cuộc chiến tổng lực của Việt Nam với Hoa Kỳ đã diễn ra trong một thập kỷ. Căng thẳng với người láng giềng phương Bắc, Trung Quốc, đã kéo dài hàng ngàn năm – từ một ngàn năm bị đô hộ bởi Trung Quốc và một cuộc chiến biên giới đẫm máu vào năm 1979 cho đến những cuộc đối đầu gần đây trên biển Đông.

Nhà báo Quốc Phong, cựu Phó tổng Biên tập báo Thanh Niên: Vụ nhà 34 Hoàng Diệu, cần nói lại cho rõ

Việc cụ bà Trịnh Văn Bô vừa qua đời, nay cần phải nói cho rõ một số thông tin nhiễu trên mạng

Quốc Phong

12-11-2017

Tổng bí thư Đỗ Mười thăm cụ bà Trịnh Văn Bô năm 1994 – cái năm có quyết định trả nhà bằng hình thức QUÀ TẶNG. (Tư liệu gia đình cụ Trịnh Văn Bô). Nguồn: Quốc Phong

Sau khi báo Thanh niên đăng bài “Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông Trịnh Văn Bô” mới đây của tôi, bên cạnh sự chia sẻ và cảm thương cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ vừa qua đời, cũng có ý nói trái chiều cho rằng điều tôi viết không có cơ sở. Nay buộc tôi phải nói kỹ hơn để bạn đọc hiểu cho đúng vì nếu không nói, e rằng lại nghĩ tôi không biết.

Những người làm báo chúng tôi luôn phải thận trọng và hiểu rằng nếu mình có biết đến mười thì cũng chỉ nên viết vài ba phần là cùng, phòng khi thật cần mới viết thêm hoặc báo cáo cơ quan có trách nhiệm khi họ hỏi đến.

Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm: Giải quyết khiếu nại bằng cách cấm ra khỏi nhà

Dân Oan Thủ Thiêm

11-11-2017

Dân oan Thủ Thiêm ra Hà Nội để khiếu nại, tố cáo, đã 3 tuần nay, Chính phủ yêu cầu trở về nhà. Dân oan yêu cầu khi nào có Quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên ngành, mới trở về. Sau đó họ cho công an thuyết phục, vận động, hù dọa…buộc trở về nhà, không được. Hôm nay ngày 11/11/2017, họ cho công an, an ninh, dân quân, quần chúng tự phát, đến bao vây: Cấm không cho ra khỏi nhà trọ. Nếu không sẽ bị hành hung và không đảm bảo tính mạng.

Bão sắp về…

Trung Nguyễn

12-11-2017

Luật bảo hiểm xã hội 2014 sẽ điều chỉnh giảm lương hưu của người lao động, bắt đầu từ năm 2018, để tiến tới cân đối quỹ. Vậy là những người lao động sẽ về hưu từ năm sau sẽ chỉ biết … thở dài hoặc cố gắng đi làm tiếp để đóng bảo hiểm tiếp, hy vọng khi về hưu sẽ có lương hưu cao hơn. Còn với những ai không đủ sức khỏe để đi làm tiếp, thì có lẽ phải sống những ngày cuối đời trong túng thiếu, bệnh tật.

Cán bộ Việt Nam mang luật Trung Quốc áp dụng với người Việt Nam

LTS: Đơn phản ánh của bà Nguyễn Thị Ngọc Hiền, về việc ông Trịnh Hữu Anh, cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh, không cho bà nhận một kiện sách về Pháp Luân Công từ Đài Loan, với lý do “Trung Quốc không ủng hộ Pháp Luân Công” nên Sở 4T TPHCM không cho phép nhập sách, có thể thấy, ông Trịnh Hữu Anh, dù là quan chức Việt Nam, hưởng lương từ người dân Việt Nam, nhưng ông ta phục vụ cho chính quyền Trung Quốc!

Facebooker Linh Phan đặt câu hỏi: “Chúng ta có nên liên hệ Sở TT&TT, làm một bài phỏng vấn ông Anh như thế này: Động cơ nào khiến anh tích cực mẫn cán thực hiện đường lối chủ trương của… Nhà nước Trung Quốc trên một quốc gia độc lập có chủ quyền là Việt Nam đến như vậy?

____

FB Nguyễn Hiền

08-11-2017

Đơn Phản Ánh

V/v: Ông Trịnh Hữu Anh – Phó phòng Xuất bản, In và Phát hành thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh – có thái độ quan liêu, gây phiền hà, không tôn trọng người dân; yếu kém trong năng lực làm việc; gây ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; phân biệt đối xử đối với người dân học Pháp Luân Công.

Tôi tên: Nguyễn Thị Ngọc Hiền (đã lược thông tin cá nhân khi đăng lại trên Ghi chú này)

Giải Nhân quyền năm 2017 của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

11-11-2017

Những cá nhân và tổ chức được giải Nhân Quyền năm nay gồm: ông Nguyễn Hữu Vinh (blogger Anh Ba Sàm), bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), Mục sư Y Yích, và Hội Anh Em Dân Chủ, là ba cá nhân và một tổ chức đã được tuyển chọn từ một danh sách 14 người / tổ chức được đề cử.

Thông cáo báo chí của Mạng Lưới Nhân Quyền

Little Saigon, CA. USA – Trong cuộc gặp gỡ giới truyền thông vào ngày 10 tháng 11, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cho biết, Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2017 được trao cho ông Nguyễn Hữu Vinh, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Mục Sư Y Yích và Hội Anh Em Dân Chủ. Họ được tuyển chọn từ danh sách 14 đơn đề cử từ Việt Nam và hải ngoại.