Đảng vô thần, Quốc hội vô tâm, viết luật vô nghĩa

Phạm Trần

8-6-2017

Các Mác: Tôn giáo là thuốc phiện, ru ngủ quần chúng. Ảnh: internet

Đảng Cộng sản Việt Nam vô thần chống người hữu thần không là chuyện lạ ở Việt Nam, nhưng Quốc hội là “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” (Điều 69 Hiến pháp 2013) mà làm luật vô nghĩa, để khống chế tôn giáo theo lệnh đảng, thì có bù nhìn nào hơn?

Cũng cái Quốc hội “đảng cử dân bầu” này đã viết rõ trong Điều 24, Hiến Pháp năm 2013:

1. “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.”

Bị bắt cóc ở Bá-linh, tố tụng ở Việt Nam

Spiegel

Hùng Hà chuyển ngữ

22-1-2018

Bị bắt đi và bị kết án

Việt Nam, một trong những chế độ cộng sản cuối cùng trên thế giới, ngày càng bị đàn áp hơn. Điều này được cho thấy qua việc bắt cóc và kết án một thương gia từ Bá-linh.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại phòng xử án. Ảnh: AFP/ Vietnam News Agency

Tại tòa, Trịnh Xuân Thanh cảm ơn đám cai ngục đã giúp ông ta lấy lại được cân nặng bình thường; ông này đã bị gầy đi nhiều, là kết quả của cú sốc về những việc đã xảy ra. Vào tháng Bảy, Trịnh đã bị bắt cóc từ nơi đang lưu vong là Bá-linh. Tại Việt Nam, người này phải hầu tòa vì lý do tham nhũng; và đã phán ông ta án chung thân cấm cố.

Kể lại chuyến đi trại 5 Thanh Hóa

Nguyễn Thúy Hạnh

14-7-2019

Để đồng hành cùng gia đình Nguyễn Đặng Minh Mẫn và các TNLT trại 5, chúng tôi tổ chức đi 10 người từ Hà Nội, và thuê chiếc xe tương tự. Nhưng một ngày trước đó thì có tin kế hoạch đã bị lộ. Tôi choáng váng không biết lộ do đâu, chỉ biết ngay lập tức ra khỏi nhà, đi dạt vòm, đành bỏ lại anh em Hà Nội, chỉ còn ít người đi một chiếc xe nhỏ.

Vấn đề thời sự nóng “Thoát Trung” và Dân Chủ

Kim Chánh Tâm

27-7-2019

Bản PDF: Thoát Trung – 2019

I. Dẫn nhập

Ngày 28 tháng 07 năm 2014, một thư ngỏ được loan tải rộng rãi trong và ngoài nước có tên là Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng CSVN, do 61 đảng viên ký tên, bao gồm nhiều nhân sĩ nhiệt thành nổi tiếng như Tương Lai, Chu Hảo, Nguyễn Trọng Vĩnh, Hoàng Tuỵ, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung, Nguyễn Khắc Mai, Lữ Phương, Phạm Chi Lan, v.v… Nội dung thư ngỏ gồm có những điểm nhận định chính xác và khách quan như sau:

Câu trả lời của một sự im lặng

Nguyễn Văn Dũng

8-8-2019

Chàng thanh niên giơ cao khẩu hiệu đó đã đứng bất động trước tòa Lãnh sự Trung Quốc tại Sài Gòn ngày 5/6/2011, từ 10h45′ đến 13h30′, hướng biểu ngữ chống Tàu xâm lược Việt Nam về phía lãnh sự quán Tàu, khi công an ngăn chặn không cho đoàn biểu tình tiếp tục diễu hành tới đó.

VÀ ĐÂY LÀ THƠ CỦA MỘT THẰNG NÔNG DÂN VỀ CHÀNG THANH NIÊN:

Bạn Là Ai?

Bạn là ai, hỡi người bạn trai trẻ
Không một lời, bạn đứng thẳng hiên ngang
Mắt đăm đăm, bạn nhìn về một phía
Bóng quân thù, đang dày xéo quê hương
Mặc gió mưa, mặc nắng cháy thiêu người
Tay vươn thẳng, với lời nguyền yêu nước
Dáng đứng đó, đã đi vào ký ức
Tuổi trẻ hào hùng, của thế hệ hôm nay
Trường Sa ơi, tôi sẽ mãi cùng người
Dẫu có chết, không một lời nuối tiếc…

***

CÒN ĐÂY LÀ TÂM SỰ CỦA ANH ẤY NGÀY HÔM NAY: CÂU TRẢ LỜI CỦA MỘT SỰ IM LẶNG

Bãi Tư Chính nóng không? Rất nóng! Chủ quyền đất nước nóng không? Rất rất nóng! Tình hình biển Đông căng thẳng không? Rất rất rất căng thẳng!

Vậy tại sao tôi còn im lặng?!
Hay lòng tôi nguội lạnh rồi chăng?!
Tôi vô cảm với quê hương, tổ quốc rồi sao?!
Hay lẽ nào chí khí tôi đã bạc nhược rồi?!
Liệu tôi đã khuất phục trước kẻ thù và bạo quyền?!

KHÔNG!
KHÔNG!
KHÔNG!
Tuyệt đối KHÔNG!
Vậy tại sao tôi còn im lặng?!
Vậy tại sao tôi còn im lặng?!

Vậy tại sao tôi còn im lặng?!

“Xuống đường đi, tổ chức xuống đường đi. Dù đảng cộng sản không giữ, nhưng chúng ta nhất định phải giữ nước”. KHÔNG! “Phải biểu tình, không thể để mặc đảng cộng sản muốn làm gì thì làm được”. KHÔNG! “Im lặng sẽ mất nước, biểu tình đi, tôi theo cậu”. KHÔNG!

Mất nước. Chắc cũng sắp. Rất nghiêm trọng. Rất khủng khiếp. Rất kinh hoàng. Di họa muôn đời. Lầm than. Khổ ải. Đói rách. U tối. Chà đạp. Phỉ nhổ. Nguyền rủa. Đọa đày. Nô lệ. Nhục nhã. Khốn nạn. Dày vò…

Vậy tại sao tôi còn im lặng?!
Vậy tại sao tôi còn im lặng?!
Vậy tại sao tôi còn im lặng?!
Vậy tại sao tôi còn im lặng?!

Vì thứ tôi cần và phải chuẩn bị bây giờ, là một cuộc chiến tranh vệ quốc, là một cuộc chiến tranh khẳng định, kiến thiết, bảo vệ nền độc lập, là một cuộc chiến tranh gìn giữ chủ quyền và đòi lại lãnh thổ.

Biểu tình trong lòng một chế độ im lặng trước ngoại xâm thì được cái gì?

Quốc tế nhìn thấy và giúp đỡ ư? Suốt cuộc tranh đấu bảo vệ chủ quyền hàng chục năm nay, qua biết bao những cuộc biểu tình lớn nhỏ, bị đàn áp đến đổ máu, tù tội bao phen, quốc tế có thấy không? Có! Nhưng họ cũng chỉ giúp được đến thế thôi.

Hay còn muốn bắt họ đem quân đội đi đánh Tàu cộng cho ta? Đừng ảo tưởng viễn vông thêm nữa. Vấn đề nằm ở chính chúng ta, họ thực sự đã giúp đỡ hết khả năng có thể, chỉ là chính chúng ta không có đủ năng lực, sức mạnh, trình độ tiếp nhận và sử dụng hiệu quả sự giúp đỡ đó. Chính chúng ta kém cỏi và vô dụng, không phải là thế giới tàn nhẫn thờ ơ.

Biểu tình để tập cho quen với ý thức đòi hỏi quyền biểu đạt ư? Vô nghĩa, dân này khoe mẽ thì thích, chứ nghiêm túc, tử tế thì chưa. Tôi là một kẻ có mặt trong nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra. Tôi cũng là một trong rất ít những người trong các cuộc biểu tình ấy phải chạy đôn chạy đáo để kết nối các nhóm nhỏ luôn sẵn sàng tách rời nhau vì phấn khích, vì thiếu tập trung, vì không quan sát.

Tôi cũng là một trong rất ít những kẻ chạy tới chạy lui dẹp đường và xin lỗi người dân lưu thông vì đã cản trở và làm ảnh hưởng đến họ. Tôi cũng là một trong rất ít người đã đạp tung dải barrier chắn ngang đường Nguyễn Văn Chiêm và càn lấn vượt qua lớp bảo vệ để 2 đoàn biểu tình nhập vào làm một tiến về Nhà thờ Đức Bà.

Nhưng trong những cuộc biểu tình lên đến cả ngàn người ấy, có được bao nhiêu kẻ như tôi? Hay được bao nhiêu kẻ như những người chạy vòng quanh phát nón, phát nước cho đoàn người?

Chẳng mấy, các cuộc biểu tình đã diễn ra của chúng ta đều mang nặng tính phô diễn cá nhân, đi cho sướng chân, gào cho sướng miệng, và chụp hình đăng facebook cho sướng với nhau. Những người như tôi, chỉ khi nào tình cờ lọt vào ống kính của một ai đó, thì người ta mới biết rằng chúng tôi có xuất hiện ở đó, trong khi hầu hết người biểu tình thì điểm danh và vỗ ngực bằng những tấm hình. Để làm gì?

Biểu tình để tập luyện cho quen, để trở nên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, để chuẩn bị cho những cuộc biểu tình vô tiền khoáng hậu? Không, hoàn toàn không cần thiết. Điều cần thiết duy nhất chỉ đơn giản là mỗi người phải minh định được ta có mặt ở nơi đó, thời khắc ấy với mục đích tối thượng là gì. Tâm sáng, tự khắc sẽ thấy đường và tự khắc sẽ biết phải hành động thế nào. Không ai trở nên chuyên nghiệp cho dù có tập luyện bao nhiêu nhưng với một tâm thế nửa vời, mông lung, hờ hững. Ngược lại, hãy xác tín mục tiêu cuối cùng, thì tự khắc sẽ biết cách để đi đến đích.

Chúng ta biểu tình cũng đông đấy, cũng dữ dội đấy, cũng can trường trước đàn áp bạo lực đấy. Nhưng tiếc thay chúng ta chẳng đồng lòng, yếu tố cần thiết và quan trọng nhất. Nên chúng ta tan rã, và chúng ta nhận lãnh hậu quả. Tôi cũng từng bị đập đến vẹo cả sống mũi, những người nặng hơn thì toác đầu, sứt trán, gãy tay, gãy chân, nặng hơn cả là tù tội. Nhưng rồi chúng ta được gì sau khi đã trả một cái giá đắt như vậy?

Không, chẳng gì cả, chẳng gì ngoài một chút ảo giác tự hào, một chút hưng phấn và an ủi cho chính bản thân mình. Chứ ta có thực sự thấy tự hào không, khi mà giặc ngoại xâm vẫn ngày càng lấn sâu vào bờ cõi. Không. Ta có tự hào được không khi nhìn thấy quê hương vẫn từng ngày rệu rã, mục nát, tang hoang. Cũng không.

Chất lượng của phong trào đấu tranh quá thấp, và có xu hướng ngày càng suy giảm, thụt lùi. Đôi khi tôi tự hỏi, những người đang đối lập với nhà cầm quyền cộng sản hôm nay, có điều gì khác biệt không? Mâu thuẫn quan điểm thì có đấy, nhưng sự văn minh, tinh thần tiếp thu, cởi mở, tiến bộ thì có khác gì? Vậy thì có khác chăng chỉ là một bên có toàn bộ quyền lực, một bên thì không mà thôi?!

Chúng ta thậm chí khiếm khuyết trầm trọng tư duy tổ chức, trình độ quản lý và năng lực kiến thiết để đảm đương trọng trách phục hưng quốc gia nếu như chế độ cộng sản sụp đổ nữa kìa. Chỉ có những kẻ biết phải làm gì và biết cách thức để làm những việc ấy sau cộng sản, mới sẽ có thể kết thúc chế độ cộng sản.

Mấy ngày trước, tôi có tình cờ theo dõi vụ việc xung đột dẫn đến ẩu đả và tấn công nhau trên đất Thái giữa anh Đỗ Đức Hợp và anh Đoàn Huy Chương. Tôi từng gặp anh Hợp một lần khi cùng về An Giang dự đám cưới. Dù không trực tiếp kết nối và chưa trò chuyện riêng bao giờ, nhưng qua những gì thể hiện, tôi đánh giá anh Hợp là một người nhiệt huyết và có chiều sâu, nhưng cũng nóng tính và bộc trực.

Trước đây anh Hợp cũng từng mâu thuẫn với anh Long Trần – một người bạn của tôi, nhưng vì vốn dĩ không ưu tiên tâm sức và thời gian cho những chuyện cá nhân của người khác nên tôi cũng không theo dõi và nắm rõ. Và quan điểm của tôi rất rõ ràng, là một người đàn ông bước ra xã hội thì phải tự xử lý được những vấn đề xảy đến với mình. Nên dù có nghe phong phanh chuyện ấy nhưng tôi cũng cho qua một bên và không dùng nó để phán xét ai cả. Với những mâu thuẫn cá nhân, nếu không được nhờ thì tôi sẽ tuyệt đối không chủ động can dự hay can thiệp.

Khi Đoàn Huy Chương ra tù, tôi đã từng đến đón anh ở phòng Công Lý & Hòa Bình dòng Chúa Cứu Thế. Tôi trân trọng anh Chương vì sự tỉnh thức rất sớm của anh, và dù không được ăn học nhiều, anh đã can đảm đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động. Nói thế để hiểu rằng tôi không có ác cảm hay thiên lệch cho bất kỳ ai. Và sau vụ việc vừa xảy ra thì cảm xúc duy nhất của tôi là thất vọng. Cũng là tại tôi thôi, thất vọng bởi vì đã từng tôn trọng, tin và kỳ vọng, là tự mình chứ có ai bắt đâu.

Sau sự việc này, sau khi nghe những câu thách thức của anh Chương trên các livestream và nhìn những cú đá của anh Hợp với một người đã bị khống chế ngồi bệt bên đường thì cả hình ảnh anh Hợp và anh Chương trong tôi đều không còn nhiều giá trị và ý nghĩa. Anh Chương đã từng phải ngồi tù đến 9 năm chỉ vì đấu tranh cho quyền lợi công nhân, tôi luôn cảm kích và trân trọng điều đó. Song điều đó không có nghĩa rằng, anh không cần phải nỗ lực hơn, gia tăng thực lực và trình độ bản thân hơn.

Tôi thấy điều gì qua sự vụ, những sự cáo buộc đầy cảm tính mà thứ được gọi là bằng chứng thì chỉ là những lời qua tiếng lại vu vơ. Như thế thì làm sao mà trách tòa án VN xét xử chúng ta cũng với những bằng chứng kiểu như thế được. Rõ ràng ở đây có những nhầm lẫn nghiêm trọng giữa bản chất thực của sự việc và suy diễn về sự việc/ lời kể về sự việc/ đồn đoán về sự việc/ thông tin một chiều về sự việc. Chứng cứ mà như thế, thật chẳng khác gì tòa án cộng sản Việt Nam.

Anh Chương và những người bạn đi cùng đã tị nạn ở nước ngoài một thời gian dài, nhưng khi gặp sự cố vẫn không thể giao tiếp một cách căn bản nhất được với người khác bằng ngôn ngữ bản địa hay tiếng Anh thì thực sự là một điểm rất đáng phải nhìn lại. Phải chăng bấy lâu nay, chúng ta vẫn chiến đấu như những đứa trẻ trần truồng xông lên võ đài?! Không thực lực, không vũ khí, không giáp chắn, không võ nghệ…

Nhưng tôi không nhắc đến để tấn công hay chỉ trích cá nhân ai. Ở đây, tôi chỉ muốn dùng hình ảnh cụ thể này để nói về thực trạng đáng buồn của phong trào đấu tranh dân chủ – mà theo quan điểm riêng tôi thì gọi là phong trào đối lập thôi, chứ dân chủ hay không, dân chủ bao nhiêu thì còn chưa biết.

Chúng ta đã từng thấy những công an, dân quân, thanh niên xung phong đánh người biểu tình ôn hòa không phản kháng, hôm nay chúng ta cũng đã thấy rằng chúng ta cũng hành xử với nhau như vậy. Chúng ta đã từng lên án người cộng sản, nhà cầm quyền cáo buộc, đấu tố chúng ta không bằng chứng, không lý lẽ, hôm nay chúng ta cũng đã thấy được chính mình đối đãi với nhau như thế. Chúng ta cáo buộc ban tuyên giáo cộng sản thao túng truyền thông, dắt mũi dư luận, nhưng hôm nay chúng ta đã thấy chính chúng ta tự xỏ dây qua mũi mình rồi chạy theo sau họ.

Lại nhớ, năm 2009 tôi bị tạm giam vì in áo chống Bauxite Tây Nguyên. Thay vì bảo vệ tôi, một phe phái và bộ phận đấu tranh khi ấy lại quay sang tấn công và cho rằng tôi là mật vụ cộng sản cài cắm, rằng tôi là kẻ chỉ điểm để 2 người in áo khác ở miền Trung và miền Bắc cũng bị bắt. Trong khi, tôi thực tế còn không biết là có người khác cũng in áo giống như mình.

Năm 2011, khi tôi đứng bất động nhiều giờ trong cuộc biểu tình chống Trung cộng trước lãnh sự quán của chúng ở Sài Gòn, những kẻ đã từng vu cáo tôi tiếp tục luận điệu rằng tôi nhận nhiệm vụ của cộng sản để làm như thế, chứ không thì làm sao tôi dám… và nhiều vụ việc khác nữa, cho đến tận bây giờ, ngay lúc này thì cũng vẫn có một luồng dư luận âm ỉ sau lưng, cáo buộc tôi là gián điệp cộng sản.

Và những người đưa ra cáo buộc ấy, họ vẫn tự nhận mình là người đấu tranh cho Việt Nam tự do, dân chủ, cũng vẫn đang sinh hoạt cùng với phong trào đấu tranh dân chủ vậy. Cũng giống như vì tôi không chọn lựa cách thức khoe khoang những giấy mời, giấy triệu tập, kể lể những chuyện bị khó dễ, sách nhiễu, hành hạ thì người ta nghiễm nhiên cho rằng tôi không hề bị, và họ sẵn tiện khẳng định luôn rằng bởi tôi là an ninh cộng sản nên như thế.

Bạn biết không, khi người ta không thực sự can đảm, họ nghĩ mọi hành động họ không dám làm, không làm được thì cũng sẽ không có ai làm được. Và khi người ta không thực sự công tâm, nếu bạn chưa bị bịt miệng hay thoát nạn, họ nói bạn là tay sai của cường quyền, còn nếu bạn bị hãm hại, truy bức, trả thù, họ sẽ nói rằng đó chỉ là diễn kịch, bạn vẫn phải là tay sai của cường quyền, trong mắt họ.

Tôi chẳng minh oan hay giãi bày cho mình, nhưng tôi nói ra để nghiêm túc nhìn nhận xem nhận thức của chúng ta đang hạn chế đến mức nào, chúng ta thiển cận và cực đoan, cố chấp ra sao.
Cũng như người ta sẵn sàng lao vào sát phạt, tấn công, hủy hoại, lăng mạ, chém giết nhau khi bất đồng, xung đột hay bêu rếu, hạ bệ, triệt tiêu nhau khi cho rằng người này trục lợi ít tiền trợ giúp, người kia tiêu pha mấy đồng từ sự đóng góp của cộng đồng trong khi chính bản thân mỗi người thì vẫn hàng ngày đóng đủ các sắc thuế để nuôi dưỡng và chăm bẵm, vỗ béo cho cái chế độ mà họ vẫn cực lực lên án và chống lại. Không một chút phàn nàn.

Thanh lọc phong trào là tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là tận diệt những người túng thiếu, khổ sở đang lên tiếng cùng với mình. Những kẻ lừa đảo, trục lợi, nhân danh phong trào thì cần phải vạch mặt, tẩy chay, nhưng đôi khi có những tình huống thực sự khó khăn, chẳng đặng đừng cũng lôi nhau ra tận diệt thì thật là nhỏ nhặt.

Bản thân tôi từng có những lúc khốn đốn, cùng kiệt nên tôi rất hiểu. Cũng may là tôi chỉ nhờ cậy những người vô cùng thân thiết, gần gũi với mình và hoàn toàn trên danh nghĩa cá nhân chứ chưa ngửa tay ra xin xỏ hay đón nhận một sự giúp đỡ nào của cộng đồng nhân danh này nọ, không thì chắc cũng đã trở thành nạn nhân và bị hủy diệt bởi những vụ lùm xùm như thế.

Năm 2012, tôi bị tai nạn giao thông tưởng chết, phải nằm cấp cứu hơn tháng trời trong bệnh viện, và tưởng sẽ vĩnh viễn bị liệt cả hai chân. Bạn bè tôi đều cho rằng, đó là do an ninh cộng sản làm, nhưng tôi thì không tin như vậy. Vì kẻ thù thực sự của tôi chỉ có Trung Cộng, và vì sau những cuộc biểu tỉnh năm 2011 mà lãnh sự quán Trung cộng ở Sài Gòn phải cay cú dời đổi từ vị trí đắc địa 4 hướng tụ về ở ngã 4 Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai sang một vị trí bên đường ở Hai Bà Trưng. Không cay cú, tức tối sao được, thế nên nếu muốn giết chết tôi, thì chỉ có Trung Cộng.

Bạn bè nói tôi công khai sự việc vừa để vạch trần sự tàn ác vừa để kêu gọi sự giúp đỡ, viện trợ của cộng đồng nhưng tôi từ chối. Tôi không có chứng cứ gì, và tội thực sự hiểu cộng đồng này. Cũng như từ khi bắt đầu, thì tôi đã xác định chấp nhận. Nên tôi kiên quyết tự gánh chịu và giải quyết một mình. Người ta cùng nhau nuôi quan tham chế độ cộng sản cả ngàn tỷ mỗi ngày, nhưng không thể bao dung cho những người cùng chiến đấu với mình chỉ vài đồng lẻ. Vì thế mà người cộng sản cũng coi thường chúng ta, họ nhìn thấy và càng tin tưởng hơn rằng, chúng ta cũng chỉ là những kẻ tranh giành quyền lợi mà thôi.

Ai bao dung, tha thứ được đến đâu, thì người ấy có thể làm những việc to lớn đến đó. Ai chấp chiếm đến cỡ nào, thì kẻ ấy cũng nhỏ nhen như vậy. Tôi tin là như thế. Tiếc rằng, lòng hận thù và chấp chiếm của chúng ta dành cho nhau quá lớn, lớn hơn cả so với những kẻ thù thực sự. Thật là một nỗi oan khiên, đày đọa.

Tổ quốc là lòng biết ơn, tổ quốc là tinh thần trách nhiệm, tổ quốc là tình yêu thương, đùm bọc, tổ quốc là sự bao dung, tha thứ và cứu chuộc. Thế chúng ta có tổ quốc không? Nếu không có tổ quốc, thì lấy cái gì để mà yêu nước?!

Năm 2014, trước hiểm họa ngoại xâm đến từ Trung Cộng, tôi đã từng dự định và lên kế hoạch tự thiêu để bảo vệ tổ quốc. Tôi đã định lập một tế đàn dưới tượng Trần Hưng Đạo, đọc diễn văn tạ tội với tiền nhân, cha ông, cắt máu mình để rửa sạch mọi thù hận và nguyền rủa đã đeo bám suốt bấy lâu trong lòng dân tộc và hỏa thiêu mình, hòng thổi lên ngọn lửa đoàn kết, đồng lòng của tất cả người Việt Nam để chống ngoại xâm. Điều này những anh em thân thiết nhất với tôi biết rõ, bởi tôi đã nhờ sự hỗ trợ của họ nhằm thực hiện cho bằng được. Bởi tôi biết nhà cầm quyền, hay thậm chí là người đi đường cũng sẽ không để yên cho tôi hành động và đạt được mục đích cũng như không thể lan tỏa thông điệp nếu tiến hành chỉ một mình.

Tất cả anh em đã phản bác và từ chối hỗ trợ. Thế là tôi vẫn sống, lại tiếp tục sống để nhận ra rằng, nếu lúc đó tôi có chết như vậy, thì cái chết đó cũng sẽ hoàn toàn vô nghĩa. Bởi lòng thù hận của dân tộc này quá khủng khiếp và người ta thậm chí sẵn sàng hủy diệt nhau chỉ vì những thứ rất nhỏ nhặt, tầm thường. Có lẽ, đó là oán khí ngút trời của hàng triệu triệu những linh hồn đã ai oán nằm xuống suốt chiều dài mấy ngàn năm dựng nước, tranh đoạt, xâm lấn và giữ nước. Từ ngày đó đến nay, tôi đã chứng kiến rất rất nhiều điều. Những điều rất đáng buồn.

Tôi không xem bất kỳ người Việt Nam nào là kẻ thù. Điều này không có nghĩa rằng mọi sai trái, tội lỗi, bất công đều được thứ tha và xóa bỏ. Mà nó có nghĩa là tôi muốn tất cả mọi tội trạng được xét xử nghiêm minh trước một hệ thống luật pháp văn minh, công bằng và nhân bản. Tất cả chúng ta nợ nhau, nợ xã hội này bản khế ước ấy, vì đã quá lười nhác, mê muội, ươn hèn.

Chúng ta nợ chính những cảnh sát, những công an, dân phòng, bảo vệ đã phang dùi cui vào mình lúc biểu tình, bởi chúng ta đã quá thờ ơ để cho một lũ chính trị gia salon ngồi làm trò hề trong phòng lạnh của tòa nhà Lập Pháp. Đó chính là những kẻ tội đồ đã được tiếp tay bởi chúng ta để nguệch ngoạc, trây trét ra một cái hệ thống pháp luật kệch cỡm, xuẩn ngốc, phi lý, thiển cận, bất công đến mức cần phỉ nhổ. Chúng ta trút giận lên kẻ thừa hành mệnh lệnh mà lại bỏ qua những kẻ cầm đầu, và quên luôn bổn phận của chính mình.

Thế nên, tôi bây giờ không muốn thấy người Việt tiếp tục đánh đập nhau, bỏ tù nhau, triệt hạ nhau. Tôi muốn nhìn thấy những thiện chí, hơn là những xung đột. Tôi muốn thấy những người tù được thả, chứ không muốn thấy ai bị bắt giữ thêm. Tôi muốn thấy kẻ quyền lực phải biết nhún nhường, và kẻ mạnh phải biết dùng sức mạnh của mình để bảo vệ chứ không phải để tiêu diệt.

Tôi muốn nhìn thấy sự đồng lòng, chứ không muốn nhìn thấy sự lợi dụng và mưu tính. Bao nhiêu tù nhân chính trị được trả tự do, sẽ có bấy nhiêu triệu người xuống đường biểu tình thậm chí là cầm súng chống quân xâm lược. Chỉ khi đó, việc biểu tình mới thực sự có giá trị và ý nghĩa. Bằng không, tôi sẽ tiếp tục im lặng. Vì chiến tranh đã là điều chắc chắn phải xảy đến rồi.

Hãy lớn lên đi những con người Việt Nam, dù muộn nhưng nếu thực sự nỗ lực thì vẫn kịp. Đất nước này cần những bản lĩnh Hồng Kông, Đài Loan, Israel để kiến dựng nền độc lập, đòi lại đất đai và bảo toàn chủ quyền, lãnh thổ của mình. Điều đang thiếu và cần phải có ở nơi này, ngay bây giờ, là những con người trưởng thành có thể hóa giải được thù hận và đem thương yêu gieo rắc vào mỗi tâm hồn.

__________

* Vì người chụp ảnh, thằng nông dân, và chàng thanh niên đều không quan trọng chuyện tên tuổi nên tôi cũng không nêu tên của họ. Các bạn copy đăng lại cũng không cần ghi nguồn từ fb tôi. Chúng ta đều có tên là VIỆT NAM.

Câu chuyện cuối tuần: Chút tò mò về tuổi trẻ Hồng Kông…

Vũ Kim Hạnh

17-8-2019

Joshua Wong là người gốc Việt? Chỉ còn thiếu điều nói J.Wong là dân “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn”. Nhưng tin “động trời” đó tung ra không gặp thời. Hiện giờ ở HK, chẳng mấy ai quan tâm đến J Wong nữa, tên tuổi anh chìm lĩm rồi.

Trục lợi từ dân oan!

Nguyễn Thùy Dương

29-8-2019

Dù biết rằng “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”, nhưng quyền sử dụng đất lại là một loại tài sản có thực, là món mồi béo bở của lắm kẻ quyền lực vô nhân tính.

Camera thông minh giám sát người dân

Nguyễn Tường Phụng

14-9-2019

Vậy là Việt Nam của tôi đã được gắn hàng ngàn “camera an ninh” tại các vị trí “nhạy cảm” nâng Sài gòn, Hà nội “thông minh” như bao thành phố hiện đại khác trên hành tinh này. Nhiều bạn tỏ thái độ vui mừng vì ít nhất là tài sản và tính mạng của mình được bảo vệ tốt hơn … nhưng thưa các bạn, xin nhớ lời căn dặn của tiền nhân “… hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”, vì nếu nhìn không kỹ thế nào cũng ân hận suốt đời.

Ở các nước văn minh, hệ thống camera được gắn rộng khắp, công khai nơi công cộng cũng như nhà riêng, tất cả đều có bảng cảnh báo và được vận hành theo luật pháp. Điều này đã làm tăng hiệu quả quản lý xã hội và giảm nguồn nhân lực đáng kể. Ở các nước đó, nguồn nhân lực làm công tác an ninh, trật tự tính theo tỉ lệ dân số chỉ bằng 1/50 so với các xứ sở thần tiên như Việt Nam, Trung Quốc…

Việt Nam cũng gắn camera nhưng gắn để làm gì? Và vận hành ra sao, thì hoàn toàn khác. Trong một ngày Sài gòn có bao nhiêu vụ trộm cướp, chém giết, bức hại… người dân và có bao nhiêu vụ công an nhờ các dữ liệu thu được từ camera để tìm ra thủ phạm? Những câu hỏi này tôi để tự các bạn tìm hiểu sẽ khách quan hơn. Ngay cả khi nạn nhân cung cấp dữ liệu camera cho cơ quan chức năng mà “chung chi không đủ” thì coi như bạn đang làm diễn viên bất đắc dĩ trong phim Cướp (tập 2) mà vai chính bây giờ không nằm trong camera như trong tập 1 nữa.

Cách vận hành camera ở Việt Nam cũng sáng tạo và thông minh hơn rất nhiều so với các xứ “giãy chết”. Ví dụ, camera chỉ ghi hình những chỗ cần “thấy” như trong vụ “Linh nựng” camera không cần “thấy” bàn tay trái của “đồng chí Linh” làm gì(!). Hay gần đây nhất là trong vụ trường học Gateway, camera thông minh có thể không ghi hình những thời điểm… không cần thiết.

Ngoài hệ thống camera cố định, ở Việt Nam còn có hệ thống camera di động mà ít có nước nào trên thế giới sở hữu được. Nhân viên vận hành camera di động là những người quả cảm, năng nổ, sáng tạo. Họ có thể làm việc 24/7 trong mọi điều kiện thời tiết; có thể bí mật trong các bụi rậm hay trong hệ thống cống rãnh của Sài gòn để tác nghiệp. Cách ghi hình này gọi là cách “truyền thống” nhưng rất hiệu quả đấy thưa các bạn!

Bạn hãy tưởng tượng: Một nhà nọ có tên đầy tớ lấy tiền chủ nhà mua camera về gắn tùm lum trong nhà. Thay vì gắn ở những vị trí nhằm bảo vệ gia chủ khi có tác nhân đột nhập từ bên ngoài, thì nó lại gắn vào những chỗ bí mật, “nhạy cảm”… mà chủ nhà không hề biết. Nếu chủ nhà không chịu thì đầy tớ bảo: “Camera mua của thằng giang hồ ở đầu ngỏ, còn thiếu nó 10 tỷ, trả nợ xong mới được tháo ra”… trong khi thu nhập của chủ nhà chỉ 1 triệu/tháng.

Thật khốn nạn cho thân phận chủ nhà.

Đấy, chuyện camera ở xứ sở thần tiên nó na ná như vậy đấy, thưa các bạn!

_______

Mời đọc lại: TP.HCM lắp camera quan sát tầm xa ở nhiều nơi trọng yếu (PLTP). – TP. HCM chi 1.600 tỉ đồng lắp đặt 10.000 camera giám sát thông minh (CNMT). – Kỳ vọng từ 10.000 camera (ND). – Camera công cộng ở TP.HCM sẽ nhận dạng mặt người (DS). – California ra luật cấm cảnh sát dùng camera gắn người có nhận dạng khuôn mặt (TTVN).

Cô ấy làm thơ

LTS: Nhà văn Phạm Thị Hoài viết bài viết này sau khi cố gắng tổ chức tại Berlin buổi giới thiệu sách của nhà báo Đoan Trang, nhân dịp Đoan Trang được trao Giải Tự do Báo chí 2019 và luật gia Trịnh Hữu Long thay mặt đến Berlin nhận giải thưởng. Nhưng buổi giới thiệu sách tại Berlin đã không thành.

_____

Pro&Contra

Phạm Thị Hoài

26-9-2019

Những ngày trước khi Phạm Đoan Trang được trao Giải Tự do Báo chí 2019, tôi đã liên lạc với nhiều người trong cộng đồng Việt ở Berlin, định tổ chức một buổi giới thiệu sách của Trang. Berlin, 30 năm sau ngày bức tường bao bọc tuyến đầu xã hội chủ nghĩa ở châu Âu sụp đổ. Một cái duyên như nụ cười của lịch sử.

Khái niệm bò đỏ, bò vàng và dư luận viên

Dương Quốc Chính

14-10-2019

Thời gian qua, có 1 số độc giả thiện lành nhắn tin cho mình để thắc mắc về các khái niệm hay được dùng ở các stt của mình, đó là: Bò đỏ, bò vàng, DLV và thiện lành.

Sau khi trao đổi, thống nhất với Hội đồng biên soạn từ điển bách khoa toàn thư quốc gia, mình xin phép trả lời các anh em, bao gồm cả 3 thành phần nói trên như sau:

Lại thêm một ngày mất tự do của một kiếp nô lệ cộng sản

Phạm Đình Trọng

25-10-2019

Sau một đêm mùa thu dịu dàng, trong sự thanh thản, phấn chấn muốn được làm việc, hoạt động cho một ngày mới được thể hiện mình, được xác nhận sự có mặt của mình trong cuộc đời, tôi xuống tầng hầm lấy xe máy đi sinh hoạt định kì câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng.

Viết vì cái gì?

Mạc Văn Trang

14-11-2019

Hôm nọ cô Em của mình bảo: Anh ơi, anh già rồi, đừng viết lách làm gì nữa. Các cháu bảo, thấy bọn nó chửi bác trên mạng mà xót xa lắm… Xã hội thì đầy chuyện xấu xa, đầy bọn tham nhũng… Cứ để kệ các phe nhóm tranh quyền, đoạt lợi đấu đá với nhau, Bác dính vào làm gì cho cực thân. Bác ngoài 80 tuổi rồi, còn ham hố gì nữa đâu mà đấu tranh?

Xin đừng bắn sau lưng

Trần Trung Đạo

5-12-2019

Chiếc cầu dùng để nối hai bờ, thường là sông, nhưng cùng lúc nói lên sự xa cách giữa hai bờ đang cần được nối. Trong thơ và nhạc, chiếc cầu nói lên những cách ngăn tình cảm nhưng nhiều khi cũng là một nơi hò hẹn giữa hai người.

Từ Tha La đến Lộc Hưng

Phạm Thanh Nghiên

22-12-2019

Ảnh: FB tác giả

Vào những ngày cuối năm tiết trời Sài Gòn se se lạnh, khắp nơi trong cái thành phố ồn ào hối hả này đã phô diễn cảnh sắc rực rỡ của mùa Giáng Sinh. Các xóm đạo đã lên đèn, từng vạt sáng chiếu soi từng con ngõ tỏ rõ như ban ngày, từng ngôi nhà thờ và cả từng góc xóm nhiều hang đá đang được nhanh chóng dựng lên. Đã có những phố hang đá, những đồi hang đá, những đoàn xe hoa rước hang đá… Ở đâu đó những địa danh gắn liền với cuộc sống giản đơn chất phác, hôm nay đua chị ganh em xuất hiện trên các trang mạng xã hội khẳng định đẳng cấp của mình.

Càng ngày càng có nhiều thứ lạ, cái lạ của người đời mang đầy ước muốn “không đụng hàng”. Đấy là lý do để xuất hiện nhiều kiểu hang đá, nhiều kiểu trang trí, nhiều kiểu diễn nguyện mới mang lại nhiều màu sắc mới, nhưng cũng không ít kiểu gây tranh cãi, đề tài tranh cãi nhiều nhất vẫn là lập trường xã hội trong sắc màu tôn giáo. Ý thức xã hội là một vấn đề nhạy cảm và nóng trong hoàn cảnh sống ở Việt Nam hiện nay, nhưng dư luận xem ra khá hứng thú và mặn mà với không gian này. Ngược lại, vấn đề trang trí và làm hang đá mùa Giáng Sinh bắt nguồn từ cảm thức tôn giáo và năng lực mỹ thuật thì gần như không ai bàn tới.

Vai Diễn và Đời Thường

Nguyên Đại

6-1-2020

Nguyễn Chánh Tín vào vai Nguyễn Thành Luân trong phim Ván Bài Lật Ngữa.

Ngày 4/1/20, ca sĩ-diễn viên Nguyễn Chánh Tín (NCT) đã vĩnh viễn ra đi, để lại nhiều thương tiếc cho bạn bè và khán thính giả. Ông Tín được biết nhiều nhất trong vai Thiếu Tá quân đội VNCH Nguyễn Thành Luân (NTL) trong bộ phim nhiều tập Ván Bài Lật Ngửa khởi chiếu từ năm 1982. Trong phim, Luân cũng là một gián điệp của VC.

Tiền dân và Lòng dân

Đỗ Thành Nhân

16-1-2020

1.- Tiền dân

Sáng nay 16/01/2020, tại tang lễ cho 3 chiến sĩ công an chết tại Đồng Tâm sáng sớm ngày 09/01/2019, có Thủ tướng đến viếng.

DONALD TRUMP COI ĐỒNG XU TO HƠN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

Phạm Trần

31-5-2017

TT Mỹ Donald Trump tiếp Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng. Nguồn: Reuters.

Tổng thống Cộng hòa Donald Trump đã quay lưng với quyền con người ở Việt Nam khi ông ta nhặt được nhiều đồng xu trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 29 đến 31/05/2017.

Bằng chứng như tin Chính phủ Việt Nam phổ biến: “Chúng tôi đã ký hợp đồng gần 15 tỷ USD, chủ yếu từ nhập khẩu các thiết bị dịch vụ từ Hoa Kỳ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo với gần 300 doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Các báo Việt Nam đồng loạt đưa tin: “Tối 30/5, giờ Washington (sáng 31/5, giờ Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ và tiệc chào mừng do Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC) và Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) đồng chủ trì với sự tham dự của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN Alexander C. Feldman, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ Thomas J. Donohue và gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ.

Thảm kịch Lê Đình Kình: Thảm kịch của người dân lương thiện sống trong thể chế tồn tại bằng bạo lực và lừa dối (Kỳ 2)

Phạm Đình Trọng

21-1-2020

Tiếp theo kỳ 1

Kỳ 2

3. SỰ THẬT CUỘC THẢM SÁT ĐỒNG TÂM RẠNG SÁNG 9.1.2020

Vụ việc tranh chấp 59 ha đất cánh Đồng Sênh giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền Hà Nội là vụ việc dân sự quá đơn giản, thường tình. Vụ việc của luật pháp, chỉ một phán quyết công tâm của tòa án, vụ việc sẽ kết thúc thỏa đáng, thấu đáo và êm thấm. Chỉ có pháp luật mới giải quyết công bằng và hài hòa mọi tranh chấp quyền lợi trong xã hội dân sự.

Có nên trách báo chí “quên” Mẹ Nấm?

FB Trung Bảo

28-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Ai lại không thấy sự ngược đời trên những tờ báo qua sự so sánh phiên toà Nga-Mỹ và phiên toà Mẹ Nấm. Một đằng là sự ngập tràn thông tin, tường thuật chi tiết và hấp dẫn bằng mọi hình thức thể hiện. Phía còn lại là sự im lìm đáng sợ dù vụ xử này hội đủ điều kiện để “câu” view thậm chí có thể cao hơn vụ kia.

Có nên trách báo chí và những người làm báo? Chỉ nên buồn cho nghề báo. Buồn vì chúng tôi có những người đủ khả năng và sự chuyên nghiệp để đưa tin nhưng mãi mãi bị kiềm hãm bởi óc quản lý của những cảnh sát tư tưởng còn rơi rớt lại từ thời Stalin. Bạn có thể yêu cầu chúng tôi đấu tranh cho nghề nghiệp của mình. Đành trả lời đó phải là câu chuyện dài của cả một xã hội, không thể trút hết lên vai nhà báo dù đúng là họ có vai trò quan trọng.

Danh sách dân Đồng Tâm bị công an bắt đi biệt tăm từ ngày 9/1/2020

Mạc Văn Trang

6-2-2020

“Đồng bào ơi, anh chị em ơi!
Hỡi lương tâm tất cả loài người” … (Tố Hữu)

Hơn 30 tổ chức kêu gọi điều tra cái chết của Nguyễn Hữu Tấn

VOA

7-7-2017


Chị Huỳnh Thị Muội bên cạnh quan tài của chồng, anh Nguyễn Hữu Tấn. Ảnh chụp từ Youtube 108TV Channel.

Ân xá Quốc tế và hơn 30 tổ chức khác vừa gửi thư ngỏ cho Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm, kêu gọi Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra “độc lập, không tư vị và hiệu quả” về cái chết gây nhiều nghi vấn của ông Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, tại trại tạm giam công an Vĩnh Long hồi đầu tháng 5.

Trong thư, các tổ chức kêu gọi Việt Nam chấm dứt đe dọa và sách nhiễu đối với gia đình ông Tấn.

Ông Nguyễn Hữu Tấn bị công an bắt vào ngày 2/5 với cáo buộc “phát tán tài liệu chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”, vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Nhà hoạt động nhân quyền Hứa Chí Vĩnh bị bắt ở Trung Quốc trong bối cảnh đàn áp bất đồng chính kiến

NPR

Tác giả: Emily Feng

Dịch giả: Trúc Lam

18-2-2020

Hứa Chí Vĩnh phát biểu trong một cuộc họp ở Bắc Kinh năm 2013. Ảnh: Xiao Guozhen/ Reuters

Hứa Chí Vĩnh, nhà hoạt động pháp lý nổi tiếng của Trung Quốc và là luật sư dân quyền, đã bị câu lưu ở miền nam Trung Quốc, sau khi trải qua gần hai tháng chạy trốn khi ông chế nhạo các nhà chức trách Trung Quốc và khuyến khích những người ủng hộ ông, thông qua một dòng bình luận chính trị đăng tải trên mạng xã hội và blog cá nhân của ông.

Kỹ thuật tuyên truyền “người thật chuyện giả” dưới chế độ cộng sản

FB Trần Trung Đạo

20-7-2017

Nguyễn Văn Trỗi (trái) và Nguyễn Văn Bé. Ảnh: internet

Sau loạt bài về tẩy não, một số độc giả nêu thắc mắc chế độ độc tài nào độc ác nhất trong lịch sử loài người, Đức Quốc Xã hay Cộng Sản. Câu trả lời tùy thuộc vào người được hỏi là ai. Với người Do Thái câu trả lời sẽ là Hitler, lý do chỉ vì họ không muốn nhân loại lãng quên Holocaust. Nhưng với phần lớn nhân loại, nhất là sau khi khối Liên Xô sụp đổ và nhiều tài liệu được công khai hóa, sẽ trả lời là Cộng Sản. Trước khi bàn đến kỹ thuật tuyên truyền “người thật chuyện giả,” người viết sẽ so sánh giữa tuyên truyền Đức Quốc Xã và chính sách tẩy não của CS.

Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam

Vũ Quốc Ngữ

11-3-2020

Thông cáo báo chí của Safeguard Defenders

Ngày 11/03/2020: Việc vi phạm quyền của người bị giam giữ trước khi xét xử ở Việt Nam trở thành tâm điểm ngày nay với công bố nghiên cứu của Safeguard Defenders mang tên “Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam.” Báo cáo này là nghiên cứu đầu tiên về việc chế độ cộng sản Việt Nam thực hành ép buộc người đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc hình sự phải thú tội và sau đó phát lời thú tội này trên truyền hình. Hành động ép buộc thú tội rồi phát trên truyền hình vi phạm các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật quốc tế mà chế độ đã ký kết.

Thử tìm hướng đi mới cho vụ “đánh” GS Ngô Bảo Châu

Nguyễn Hoa Lư

29-7-2017

GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: internet

Tuần báo Văn Nghệ thành phố HCM ngày 26 tháng 7 vừa qua có bài với có tiêu đề đanh thép như một lời tuyên án “Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình”. Ngay lập tức, cả tác giả An Chiến và bổn báo đã hứng chịu một trận cuồng phong của sự giận dữ kinh miệt trong cộng đồng mạng. Một tờ văn chương sang trọng như vậy mà sao lại cho đăng một bài viết đầy những lời lẽ chửi bới, lăng nhục, hằn học, đe dọa theo cách giang hồ như vậy?

Bàn về tính chính danh (Phần 2)

Dương Quốc Chính

21-4-2020

Tiếp theo Phần 1

Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Công hàm 1958 về Biển Đông gây tranh cãi. Ảnh: internet

2. Chính danh dân chủ

Trịnh Xuân Thanh ‘tự thú’ trên VTV: ‘một kịch bản’ diễn sai luật

VOA

4-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên VTV hôm 3/8. Ảnh chụp màn hình

Các luật sư và nhà bình luận Việt Nam cho rằng hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh “tự thú” trên truyền hình nhà nước Việt Nam, sau khi bị bắt từ Đức về như báo chí quốc tế loan tin, là một màn diễn có kịch bản, nhằm phục vụ cho mục đích chính trị.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Thanh Lương nhận định rằng nếu thông tin ông Thanh bị “bắt cóc” đúng như Bộ Ngoại giao Đức và quốc tế loan thì việc tự thú của ông Trịnh Xuân Thanh là có kịch bản:

Dự án Tự do cho Blogger Lê Anh Hùng

3-5-2020

Chúng tôi những người bạn và đồng nghiệp nhớ về anh Lê Anh Hùng qua câu nói “Họ muốn bịt miệng tôi nhưng thành bại lại do ý Trời; điều đó nằm ngoài ý chí của họ”. (1). Anh Hùng bị bắt vào ngày 5 tháng 7 năm 2018 và bị giam trong 20 tháng mà không đưa ra xét xử. Anh là blogger nổi tiếng, đã viết nhiều bài chống tham nhũng, xâm phạm chủ quyền Việt Nam bởi Trung Cộng, Luật Đặc Khu và an ninh mạng. Tổ chức Ân xá Quốc tế lên án vụ bắt giữ và yêu cầu anh phải được trả tự do ngay lập tức (2).

Luật sư Võ An Đôn và giới hạn của quyền tự do biểu đạt

FB Phạm Lê Vương Các

23-8-2017

LS Võ An Đôn. Nguồn: FB LS Đôn.

Luật sư Võ An Đôn đang chuẩn bị đối mặt với án phạt kỷ luật từ Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên (Đoàn Luật sư) – nơi ông là thành viên vì Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư cho rằng LS Đôn có nhiều bài viết trên FB và các bài phỏng vấn trên báo chí có nội dung nói xấu luật sư, kích động và xuyên tạc không đúng sự thật gây ảnh hưởng xấu đến “uy tín của Đảng, Nhà nước và Luật sư Việt Nam”.

Việc làm này của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có phù hợp với luật định hay thể hiện hành vi tùy tiện, vô pháp?