Vụ bê bối của Helmut Kohl

Chuyển ngữ: Lê Quang Ngọ Lê Quí Trọng

25-11-2017

Lời người dịch: Những người lãnh đạo trong thể chế đảng toàn trị luôn luôn được ca ngợi bằng những mỹ từ đẹp nhất. Những vầng hào quang do hệ thống tuyên truyền của chế độ dệt kín xung quanh họ, khiến cho nhiều người không thể nhìn thấy những sai lầm của họ đã gây ra bao tổn thất đau thương cho đất nước và dân tộc. Trong nhà nước pháp quyền thì hoàn toàn ngược lại, nếu chính khách nào đó dính bê bối thì dù đã về vườn “ráng làm người tử tế”, người đó cũng không thể được hạ cánh an toàn bởi luật pháp không chiếu cố đến việc “có nhân thân tốt”. Đó chính là trường hợp của Helmut Kohl (1930-2017).

Cố Thủ tướng Đức Helmut Kohl. Ảnh: Getty

Trong những ngày nước Đức để tang ông tạp chí Ngôi sao – Tạp chí lề phải có uy tín ở Đức – số 26 ra ngày 22.06.2017 có 40 trang đặc biệt viết về cuộc đời và di sản của ông. Vào những ngày chớm lạnh buổi đầu đông trong khi chờ tài đốt lò của ông Trọng, chúng tôi xin gửi đến độc giả bài viết của Andreas-Hoidn-Borchers. Tiêu đề của bài được chỉnh lại cho phù hợp khi đã tách ra khỏi loạt bài của tạp chí này.

Tất cả người Việt yêu nước mình đều là ‘Mẹ Nấm’

Blog VOA

Bùi Tín

25-11-2017

Mẹ Nấm cùng hai con phản đối Trung Quốc đem giàn khoan HD-891 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: VOA

Tòa án tỉnh Khánh Hòa ngày 29/6/2017 kết án cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Mẹ Nấm – 10 năm tù giam vì « tội » âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Ai cũng biết cô Mẹ Nấm chỉ có mỗi một « tội » là yêu nước thật lòng, thương dân thật bụng, bênh dân oan và chống giặc bành trướng và giặc nội xâm tham nhũng một cách kiên cường nhất.

Để đừng ai phải bỏ nước ra đi

Trung Nguyễn

24-11-2017

Có hai hình ảnh trên thế giới khiến tôi rất xúc động trong những ngày qua. Thứ nhất là đoạn video clip một người lính Bắc Hàn bỏ trốn sang Nam Hàn và bị bắn trọng thương. Thứ hai là hình ảnh người dân Zimbabwe đổ ra đường hò reo ăn mừng việc cựu Tổng thống Robert Mugabe từ chức.

Chế độ độc tài đảng trị hủ bại ở Bắc Hàn

Đã qua thế kỷ 21 được gần 20 năm rồi nhưng vẫn còn những người phải liều chết để trốn chạy các chế độ độc tài, ở đây là chế độ cộng sản Bắc Hàn. Người lính Bắc Hàn đó đã bị chính các đồng đội bắn trọng thương nhằm ngăn cản anh bỏ trốn.

“Quyền im lặng” hiệu lực từ ngày 01/01/2018

LS Đặng Đình Mạnh

24-11-2017

01/07/2016, lẽ ra đã là ngày Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự tu chính có hiệu lực, nhưng đột ngột bị trì hoãn đến ngày 01/01/2018 tới đây. Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử pháp chế hình sự Việt Nam thì “Quyền Im Lặng” chính thức được công nhận và thi hành.

Quyền im lặng không được quy định thành một điều khoản riêng biệt mà nằm rải rác ở nhiều điều khoản trong bộ luật. Rõ nhất là ở các điều 58, 59, 60 và 61 đối với người bị giữ, bị tạm giữ, bị bắt, bị can, bị cáo thì tất cả họ đều “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế đặt vấn đề với nhà cầm quyền Việt Nam: Tự do tức khắc cho Nguyễn Bắc Truyển

Thục Quyên

24-11-2017

Logo của 15 tổ chức.

Một tuần lễ trước cuộc Đối thoại nhân quyền Việt Nam-EU, 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế đang sẵn sàng hành động nếu không được nhà cầm quyền Việt Nam phúc đáp thỏa đáng thư chung của họ gửi tới Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc ngày 8/11/2017 đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho luật gia Nguyễn Bắc Truyển, một nhà bảo vệ nhân quyền đang bị giam giữ cách ly và độc đoán.

Bài học sống động về tự diễn biến, tự chuyển hóa

Bùi Tín

22-11-2017

Người dân Zimbabwe xuống đường reo hò khi tổng thống Mugabe bị lật đổ. Ảnh: ABC

Tình hình Zimbabwe mấy ngày này thật đáng vui, đáng mừng. Một chế độ cực thân với nước Trung Hoa cộng sản – không mang tên cộng sản, lại luôn tự nhận theo chủ nghĩa Marx – vừa sụp đổ, không được báo trước.

Ngày 21/11, Mugabe tuyên bố từ nhiệm chức tổng thống và tuyên bố này có giá trị ngay, chấm dứt 37 năm cầm quyền, một “kỷ lục” cực hiếm xưa nay. Dân thủ đô Harare mở hội ca múa, kèn trống thâu đêm ăn mừng sự ra đi của nhà độc tài mác xít.

Về Nhân Văn Giai Phẩm

Nguyễn Đình Cống

22-11-2017

Phiên tòa tại Hà Nội ngày 19/01/1960, xử vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Từ trái sang phải: Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Thuỵ An, Phan Tại và Lê Nguyên Chí. Ảnh: Flickr

Nhiều bạn trẻ nghe nói NHÂN VĂN GIAI PHẨM (NVGP), mà chưa có điều kiện hiểu rõ nó là cái gì. NVGP là một nỗi đau của các trí thức và văn nghệ sĩ cách nay đã trên 60 năm, là một vết đen trong việc đàn áp tư tưởng của nền chuyên chính vô sản.

Tôi xin viết 1 bài ngắn giúp các bạn tìm hiểu qua về nó. NHÂN VĂN là tên một tờ báo tư nhân do một số văn nghệ sĩ, trí thức lập ra vào giữa năm 1956, phát hành được 5 số thì bị cấm. GIAI PHẨM (GP) là tên tạp chi, có GP mùa xuân, GP mùa Thu, GP mùa Đông, phát hành từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1956, mỗi GP có vài số. Trước đây ghép vào Nhân văn, Giai phẩm còn có thêm ĐẤT MỚI, nhưng dần dần Đất Mới bị bỏ qua. Đất Mới là tên một tạp chí của sinh viên vào cuối năm 1956, chỉ ra được 1 số. NVGP là một phong trào của văn nghệ sĩ và trí thức, nói lên nguyện vọng được tự do sáng tác, tự do thể hiện tình cảm con người, tự do tư tưởng và ngôn luận.

Thái Nguyên – Rì rầm trong cổ tích

Nguyệt Quỳnh

22-11-2017

Một bà mẹ và đứa con nhỏ trong chiến tranh VN. Ảnh: Jones Griffiths

Thanksgiving 2017, Nguyệt Quỳnh xin dành bài viết này thay lời tạ ơn đến sinh viên Phan Kim Khánh và ông bà Phan văn Dung.

Bản án sáu năm tù giam và 4 năm quản chế mà Tòa án tỉnh Thái Nguyên tuyên cho sinh viên Phan Kim Khánh dẫn tôi đến một bài viết của anh “Nghĩ về chiến tranh”. Tim tôi chợt chùng xuống khi bắt gặp đôi mắt của bé trai và gương mặt của người mẹ trong tấm ảnh Khánh ­­­­­đăng cùng bài viết. Tấm ảnh là một minh họa sinh động về chiến tranh và người Mẹ. Riêng với tôi, nó minh họa nỗi đau của những người mẹ ngày hôm nay. Mẹ của Khánh, của Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Mai Trung Tuấn, …

Phỏng vấn nhà báo Đoan Trang sau khi bị công an câu lưu hôm 16-11-2017

LTS: Sau cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn Liên minh châu Âu với các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam sáng 16/11/2017, nhà báo Đoan Trang đã bị an ninh bắt cóc, đưa vào đồn công an phường Cống Vị “làm việc” và câu lưu suốt nhiều tiếng đồng hồ. Blogger Đinh Thảo có cuộc phỏng vấn nhà báo Đoan Trang sau cuộc bắt bớ này, kính mời quý độc giả lắng nghe audio phỏng vấn:

Đinh Thảo: Chị có thể nói ngắn gọn về cái cuộc bắt bớ ngày hôm qua được không ạ?

Đoan Trang: Cuộc bắt bớ ngày hôm qua diễn ra sau khi tôi ở trong cuộc họp với EU, với phái đoàn EU ra. Ra ngoài thì CA thường phục họ cứ xô vào rồi bắt đi thôi. Họ đẩy vào ô tô và đi thôi. Nó chỉ đơn giản là vậy, họ đưa vào đồn. Họ nói là, làm việc.

‘Đồng chí Mugabe’ ngã ngựa

Blog VOA

Bùi Tín

21-11-2017

Sinh viên đại học Zimbabwe giương hình của phó tổng thống từng thất sủng, biểu thị sự ủng hộ, và kêu gọi bãi chức bà Mugabe. Ảnh: AFP

Tình hình Zimbabwe (Zim), nước nằm giữa châu Phi, đang đột biến trong một tuần lễ qua. Bắt đầu bằng sự kiện Chủ tịch kiêm Tổng bí thư đảng Zanu-FP – Liên minh thống nhất Phi-Zimbabwe – Mặt trận Tổ quốc, kiêm tổng thống Zimbabwe giữa tháng 11, ép Bộ chính trị đảng này phế truất phó chủ tịch đảng kiêm phó tổng thống Emmerson Mnangagwa (mang cấp tướng trong quân đội) vì lý do chung chung là có tội lớn gây chia rẽ bất hòa trong đảng.

Đảng Zanu-FP họat động theo mô hình của một đảng Cộng sản, do ảnh hưởng nặng nề của Trung Cộng về cả chính trị, văn hóa và kinh tế, suốt 37 năm nay.

Hãy nghe và hãy nhìn vào người dân trên đường phố

Tương Lai

19-11-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 22

Không thể chuyển dịch bán đảo hình chữ S nằm ở rìa đông nam lục địa châu Á nhìn ra Biển Đông ra xa khỏi cái “lục địa khổng lồ” này, chứ nếu được thì ông cha ta đã tính đến kế đó từ lâu! Để gì? Để tránh xa ông láng giềng khó chơi vì mộng bành trướng của các vương triều Trung Quốc chưa bao giờ nguôi, mà nước ta lại là đối tượng trực tiếp và thường xuyên nhất. Có lẽ chỉ có sự vận động của vũ trụ nói chung, của quả đất nói riêng, mới làm được việc đó, nhưng lúc ấy thì tất, tất cả chúng ta đã là tro bụi trầm tích dưới nhiều tầng địa chất ở đâu đó rồi! Thì chẳng thế sao?

Tuyên bố của các tổ chức XHDS về việc bắt cóc và câu lưu Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A và Bùi Thị Minh Hằng

19-11-2017

Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam ký tên dưới đây cực lực lên án việc an ninh Việt Nam bắt cóc và câu lưu các nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A, và Bùi Thị Minh Hằng ngày 16/11/2017 vừa qua.

Từ trái sang: Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A, Bùi Thị Minh Hằng. Ảnh: internet

Các nhà hoạt động nêu trên bị công an bắt cóc ngay sau khi kết thúc một cuộc họp với phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) ở toà nhà Lotte, Hà Nội. Đây là cuộc họp trước phiên Đối thoại Nhân quyền thường niên giữa EU và Việt Nam, được EU tổ chức với mục đích tham vấn các nhà hoạt động và các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam. Trước đó, vào tháng Hai, phái đoàn Uỷ ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu cũng đã có cuộc tiếp xúc tương tự với các nhà hoạt động trên. 

Thư của cô Madeleine Thien viết cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

15-11-2017

Blogger Mẹ Nấm và cô Madeleine Thien. Ảnh: Pen International

Kính gửi chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,

Đã gần 5 tháng kể từ phiên tòa xử chị, phiên tòa chỉ kéo dài một ngày đã kết án chị 10 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của luật hình sự Việt Nam, một bộ luật được sử dụng một cách tùy tiện và tàn bạo để bịt miệng giới đối kháng.

Chuyện dâm ô và chiếc thẻ đảng

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

18-11-2017

Ông Nguyễn Khắc Thủy. Ảnh: internet

Phiên tòa xét xử Nguyễn Khắc Thủy, 77 tuổi nguyên Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu phạm tội dâm ô với nhiều em bé gái cuối cùng cũng được thực hiện. Điều này đáp ứng một phần bức xúc của dư luận bấy lâu nay về việc đã không được đưa ra xét xử nghiêm túc và khẩn trương nhằm làm gương cho những con người mà thú tính đã chiếm trọn tâm hồn họ.

Một cuộc điều tra kiểu… ngâm tôm

Đã từ rất lâu, mẹ một trong những nạn nhân đã kêu cứu khắp nơi cho con gái bé bỏng của mình, dư luận xã hội lên án nặng nề và những lời trách cứ, đòi hỏi công lý đã làm nóng mạng xã hội. Thế nhưng, cơ quan CSĐT chậm rãi làm việc và sau gần 3 năm, vụ án mới được đưa ra xét xử.

Nền văn minh thịt chó rực rỡ

FB Trương Nhân Tuấn

18-11-2017

Một người đàn ông bán da chó ở Việt Nam. Nguồn: Chiangrai Times.

Hội nghị APEC đã qua, báo chí đăng nhiều bài nói rằng VN tổ chức “thành công trọn vẹn”, vị thế VN được “nâng cao”. Vấn đề là không thấy bài báo nào nói VN thành công ở cái gì, VN được “nâng” lên cao đến đâu? Tôi thì hơi bị “bi quan”. Thấy là kỳ này chưa chắc VN đã lấy lại “vốn”.

Tới nay vẫn không thấy nhà nước trình làng những hợp đồng đầu tư của nước ngoài. Đại diện FMI là bà Christine Lagarde thấy có trong danh sách tham dự nhưng không thấy bà lên tiếng gì cả. Đại diện World Bank cũng hà tiện tiếng nói. Trong khi lời nói của quí vị này là “vàng”, là “ngọc”. Nghe nói VN chi ra khoảng trên 300 triệu đô la để tổ chức Hội nghị. So với kỳ tổ chức năm 2006, đánh dấu VN bước vào “sân khấu quốc tế”, thì kỳ này chắc là “vãn tuồng”. Điệu bộ ốm o bịnh hoạn của ông chủ tịch nước, thấy hình trên TV lúc tiếp đón khách quốc tế, phản ảnh “vị thế được nâng cao” của VN. Rõ ràng là chủ nhà sắp “rửa chưn lên bàn thờ”.

Mạng Xã Hội

FB Huy Đức

18-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Dữ liệu rất quan trọng cho công tác nghiên cứu và hoạch định chính sách. Nhưng sử dụng các số liệu từ Đức, Hàn Quốc… thậm chí từ Trung Quốc để so sánh với Việt Nam cũng giống như so sánh hai số hạng không cùng đại lượng (mét so với kg).

Người Đức, người Mỹ… sử dụng MXH đôi khi chỉ để đáp ứng những nhu cầu bạn bè trong từng group nhỏ. Người Việt Nam sử dụng MXH ngoài những nhu cầu thông thường, còn là để thực hiện các quyền Hiến định – quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến; quyền làm công tác từ thiện, giúp đỡ người yếu thế. Những quyền mà báo chí nhà nước và không gian chính trị của Việt Nam không có khả năng cung cấp.

Kể chuyện “làm việc” trong đồn công an: Lời thoại như phim!

FB Đoan Trang

18-11-2017

Dưới đây là trích lược một vài đoạn đối thoại giữa tôi và các nhân viên an ninh điều tra của Bộ Công an Việt Nam vào ngày 16/11/2017, tại đồn công an phường Cống Vị, sau cuộc gặp gỡ giữa Phái đoàn Liên minh Châu Âu và các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam buổi sáng hôm đó.

Tôi ghi lại, bởi thấy chúng… như lời thoại trong phim vậy, và biết đâu chúng có ích cho ai đó khi rơi vào hoàn cảnh tương tự ở đồn công an.

– Chị đến tòa nhà Lotte hôm nay gặp ai, có việc gì?

EU tham vấn giới hoạt động XHDS trước thềm Đối thoại Nhân quyền thường niên với VN

Luật Khoa

Đoan Trang

17-11-2017

Các bản báo cáo nhân quyền và môi trường được phái đoàn XHDS nộp cho EU. Ảnh: Đoan Trang

Vào 9h30 sáng thứ Năm, 16/11, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU Delegation) ở Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ tham vấn một số đại diện của xã hội dân sự, để nghe các ý kiến đánh giá của họ về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trước kỳ Đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Việt Nam và EU.

Tham dự ở phía EU là quan chức của đại sứ quán một số nước thành viên EU, như Đức, Pháp, Thụy Điển, Bỉ… Phía Việt Nam là vài nhà hoạt động vẫn còn… trụ lại được, chưa bị bắt hoặc chưa buộc phải chạy trốn ra nước ngoài, sau những đợt đàn áp, bắt bớ của công an trong suốt hai năm 2016-2017.

Giới trẻ thách lãnh đạo đảng CSVN: những câu hỏi cần được trả lời

17-11-2017

Trên Facebook của mình, cô Lynn Nguyễn đã đăng tâm thư gửi giới lãnh đạo đảng CSVN. Trong thư, cô nêu lên những câu hỏi mà cô và giới trẻ Việt Nam đang trăn trở, quan tâm và thách thức giới lãnh đạo đảng CSVN hay một ai đó vẫn luôn mở miệng ra là “cộng sản muôn năm, nhờ cộng sản mà mới có Việt Nam ngày hôm nay”, dám đứng lên để giải thích những điều thắc mắc này cho lớp trẻ.

Tâm thư của cô Lynn Nguyễn được sự quan tâm và ủng hộ của đông đảo cư dân mạng. Chỉ trong môt thời gian rất ngắn, đã có hàng ngàn người chia sẻ và bình luận. Không chỉ có lớp trẻ, mà cả những bậc làm cha, làm mẹ cũng lên tiếng khích lệ, cổ vũ.

Trương Dũng kể chuyện bị an ninh bắt cóc

FB Dũng Trương

17-11-2017

Sáng hôm qua, 15/11, tôi có hẹn với Tường Thuỵ, Hà Thanh đi thăm TNLT Nguyễn Văn Điển tại trại giam số 1.

7h30 tôi rời khỏi hàng nước gần nhà, đi được 3 bước thì lực lượng an ninh quận và thành phố ập đến xông vào đánh và bắt tôi lên xe ô tô 7 chỗ, đi thẳng về CQANĐT thành phố, 89 Trần Hưng Đạo.

Tại phòng làm việc có viên trung tá Phạm Hồng Hải Ninh và nữ đại uý Lê Phương Hồ Lưu Ly tươi cười chào tôi và tự giới thiệu tên tuổi và bảo sẽ trực tiếp làm việc với tôi. Vừa lúc đó có tên AN mặc thường phục đi vào ngồi chễm chệ trước mặt tôi.

“Đừng bắt người cầm bút phải im tiếng”

Tuấn Khanh

17-11-2017

Những người được Văn bút Quốc tế vinh danh năm nay. Nguồn: Pen International

Nhân ngày các nhà văn, người cầm bút bị tù đày 2017, tổ chức Văn bút Quốc tế (PEN) phát đi lời kêu gọi đến các chính phủ trên toàn thế giới, qua khẩu hiệu như trên.

PEN International cho biết, các nhà văn đang ngày càng trở thành mục tiêu và bị buộc phải im lặng bởi các chính phủ của họ, do môi trường tự do ngôn luận đang xấu đi trên toàn cầu. Tuyên bố này được phát đi nhân ngày người cầm bút bị tù đày.

Tổng thống Trump, vị thế nước Mỹ và nhân quyền ở Việt Nam

Blog RFA

Nguyễn Tường Thụy

15-11-2017

Người dân Mỹ biểu tình chống Donald Trump. Ảnh: NY Daily News

Vậy là Hội nghị APEC 2017 họp tại Đà Nẵng đã bế mạc không một chữ nhân quyền nào được nhắc tới. Ngoại trừ một mẩu tin Thủ tướng Canada Justin Trudeau có đề cập vấn đề nhân quyền nhưng là trong cuộc gặp riêng với Thủ tướng Việt Nam (VN) mà lại là ở Hà Nội chứ không phải Đà Nẵng, nơi đang diễn ra Hội nghị.

Trước thềm Hội nghị

Ngày 7/11/2017, 17 hội nhóm Xã hội Dân sự và đảng phái chính trị trong và ngoài nước đã ký tên vào một bức thư gửi các nhà lãnh đạo APEC đề nghị lưu tâm đến tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ của quốc gia chủ nhà (VN), thúc đẩy VN ngưng ngay đàn áp đối với giới đấu tranh ôn hòa.

Hãy ngưng đàn áp Việt Nam: Các nhóm toàn cầu kêu gọi bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam

Global Voices

Tác giả: Mong Palatino

Dịch giả: Trúc Lam

15-11-2017

Các nhóm nhân quyền đang kêu gọi trả tự do cho 165 tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

Các tổ chức xã hội dân sự toàn cầu (CSOs) đã đưa ra một loạt khởi xướng ​​để nêu bật tình trạng nhân quyền đáng báo động ở Việt Nam.

Bắc Việt ơi, đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh…

Trung Nguyễn

17-11-2017

Nhân dịp Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ muốn lập dự án đào tạo 9.000 tiến sỹ với số tiền 12.000 tỷ đồng, tôi khẩn thiết đề nghị trao ngay cho đại biểu quốc hội – Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Ninh Thuận – Nguyễn Bắc Việt một bằng tiến sỹ danh dự ngành luật.

Quyền được chơi tennis, đánh golf của cán bộ

Chả là nhân dịp quốc hội của đảng cộng sản họp bàn về luật Thể dục Thể thao, ngày 15/11, ông Bắc Việt đã phát biểu:

Trump đến châu Á: bàn thương mại, quên nhân quyền

BBC

Jonathan Head, phóng viên khu vực Đông Nam Á, viết từ Manila

15-11-2017

Mối bận tâm lớn nhất của ông Trump trong chuyến thăm châu Á của ông là thương mại, không phải nhân quyền. Ảnh: EPA

Khi một vị tổng thống tự mãn cho rằng ông ta có thể bắn bất kỳ người nào ở giữa trung tâm New York mà vẫn được bầu làm Tổng thống gặp một vị tổng thống khác, tự hào không kém vì chiến dịch đẫm máu nhưng vẫn được yêu mến, bạn biết là chẳng thể mong đợi gì nhiều về nhân quyền.

Và điều này đã được chứng minh trong cuộc hội đàm rất được mong đợi giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Donald Trump đổi nhân quyền lấy bạc cắc

Phạm Trần

14-11-2017

Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump đã tạt gáo nước lạnh vào mặt các Tổ chức đấu tranh dân chủ, nhân quyền và các nạn nhân của chế độ Cộng sản Việt Nam đang bị giam cầm chỉ vì muốn được sống tự do và dân chủ.

Hành động của ông Trump không những chỉ diễn ra trong diễn văn trước 20 Nhà lãnh đạo các nền kinh tế của khối Á châu – Thái Bình Dương (APEC) dự hội nghị tại Đà Nẵng ngày 10/11/2017, mà còn trong Tuyên bố chung Việt-Mỹ, đưa ra tại Hà Nội ngày 12/11/2017 sau chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam.

Vụ ca sĩ Mai Khôi, một hiện tượng xã hội

Kông Kông

14-11-2017

Câu chữ ca sĩ Mai Khôi căng ra giữa đường phố Hà Nội khi đoàn xe của Tổng Thống Trump chạy qua là “Peace on you Trump” màu đỏ, nhưng 4 chữ eace bị gạch chéo thay vào đó là 3 chữ iss màu đen, nên trở thành “Piss on you Trump”. Cho dù chữ piss có thể hiểu theo vài nghĩa khác nhưng chính Mai Khôi không đính chính việc cho là “đái” thì mặc nhiên đó đúng là dụng ý của cô. “Đái lên Trump”!

Đừng thêm dầu vào lửa, để dân tôi yên

Nguyễn Tiến Dân

14-11-2017

1-  Chiều ngày 8-11-2017, bà con Đồng tâm có cuộc gặp mặt thường kì. Khác với mọi khi, lần này, hết sức sôi nổi và hấp dẫn. Nội dung chính của nó: mổ xẻ và phản bác “những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch và phản động”, à quên, của ông nghị Đào Thanh Hải. Mình ngồi xem truyền hình trực tiếp, từ đầu đến cuối. Đồng tình với bà con, mình gửi đến họ, dòng phản hồi ngắn: Vàng thật, không sợ lửa.

Bà con, hãy viết kiến nghị, gửi đích danh đến Chủ tịch Quốc hội. Yêu cầu:

Chúng ta đều có quyền chỉ trích tổng thống Mỹ khi họ im lặng trước vi phạm nhân quyền

Luật Khoa

Đoàn Nhã An

13-11-2017

Thượng nghị sỹ John McCain, một đảng viên kỳ cựu của đảng Cộng hòa và là một chính khách Hoa Kỳ hết sức quen thuộc với người Việt, đã thẳng thừng phê phán Tổng thống Trump khi ông này không lên tiếng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong suốt chuyên công du APEC 2017 vừa qua.

Theo tôi, McCain chỉ trích Trump không chỉ với tư cách của một thành viên Quốc hội hay công dân Mỹ, mà ông còn có thể dùng tư cách một công dân toàn cầu để chỉ trích người đang nhận nhiệm vụ lãnh đạo thế giới tự do. Bất kỳ một người nào trong số chúng ta, nếu cũng tin vào các giá trị phổ quát của nhân quyền và dân chủ, thì đều có quyền phê phán, chỉ trích Trump như McCain đã làm, cho dù chúng ta không phải là công dân Hoa Kỳ.

Chuyện ca sĩ Mai Khôi: “Giá như”

Tuấn Khanh

13-11-2017

Ca sĩ Mai Khôi đã tạo nên một cuộc tranh luận thật lớn trên các trang mạng, khi thực hiện cuộc biểu tình đơn độc của mình trước tổng thống Donald Trump, nhân lúc ông ta đến VN.

Khôi là người chủ động tạo ra câu chuyện và dấy lên dư luận, nên chắc không khó để cô đối diện với những ngôn luận đang ập tới, bao gồm ủng hộ lẫn phản bác. Thậm chí có cả những kiểu phản bác rất thấp kém.