Có ai trong xã hội này đã đặt câu hỏi đó trong đầu một cách tự nhiên hay không? Mẹ Nấm cũng là người đàn bà, người con và người mẹ (đơn thân) như bao người phụ nữ khác. Nhưng chị quan tâm đến điều gì?
Đó là việc chị lên tiếng phản đối việc xả thải của Fomosa gây ra thảm hoạ môi trường lớn nhất trong lịch sử quốc gia nhưng chỉ phải đền bù 500 triệu đô la, còn những hậu hoạ của nó thì thật khủng khiếp mà đến nay nó còn tiếp tục tái diễn – được cấp phép vượt quy chuẩn gấp hơn 2 lần luật định về định lượng giới hạn chất thải được xả ra biển. Và nó hàng ngày cũng vẫn đang phun nhả một lượng khí thải khổng lồ ra bầu trời vốn đang ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.
Tựa không chỉ lời bài hát cũng không phải tôi hát trong đồn sau khi bị đánh, “anh là ai?” là câu nói được lặp nhiều nhất trong đoạn đối thoại giữa tôi và an ninh tỉnh Khánh Hòa ngày hôm qua.
Kỳ 1: Buổi trưa sau khi phiên tòa kết thúc
Quá phẫn uất trước bản án đối với blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tôi đã không thể nhẫn nhịn thêm. “Mẹ Nấm vô tội”, “đả đảo phiên tòa bất công”… tôi vừa đi vừa lấy hơi từ cổ họng, hô vang nhất mà tôi có thể. Tôi thấy, xung quanh tôi, một bầy bịt mặt.
Về bản án phúc thẩm đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (“Mẹ Nấm”), một Blogger nổi tiếng và nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam, hôm 30/11/2017, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, bà Bärbel Kofler đã tuyên bố như sau:
“Tôi đau buồn và phẫn nộ về bản y án tù đối với nữ blogger và là nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Bà Quỳnh bị 10 năm tù chỉ vì thực hiện quyền tự do biểu đạt ý kiến mà được Hiến pháp Việt Nam đảm bảo. Bản án này đã vi phạm các Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã cam kết.
Lúc 7 giờ 10 phút sáng nay, 30/11/2017, tôi cùng cô Trịnh Kim Tiến đến trụ sở Tòa án tỉnh Khánh Hòa để dự phiên phúc thẩm xử con gái tôi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm).
Khi vừa đến trước cổng tòa thì chúng tôi lập tức bị chặn lại bởi lực lượng đông đảo gồm công an giao thông, công an chống bạo động và quản lý đô thị…
Mặc dù đã trình bày rằng tôi là mẹ ruột của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hôm nay đến tham dự phiên tòa của con gái tôi, nhưng họ vẫn dứt khoát không cho vào. Không kìm được nỗi uất ức, tôi buộc lòng phải xô đẩy thanh chắn hàng rào và thét lớn: ”Sao nói xử công khai nhưng các ông lại không cho tôi vào? Tôi là mẹ ruột của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh”.
Trong lúc đang giằng co, lôi kéo thì một cán bộ an ninh tỉnh tên Lâm xuất hiện. Ông ta chấp thuận để tôi đi vào tham dự phiên tòa nhưng phải có sự kèm cặp chặt chẽ từ lực lượng an ninh.
Vào đến cổng tòa án, tôi bắt đầu phải trải qua những thủ tục kiểm tra an ninh nghiêm ngặt giống như phiên xử sơ thẩm hồi tháng 6. Tiếp đến, họ áp giải tôi vào đúng căn phòng mà trước đó tôi đã phải ngồi nghe họ kết án Quỳnh tại phiên sơ thẩm, nghĩa là tôi chỉ được nhìn con qua màn hình và chỉ được nghe qua chiếc loa không rõ tiếng.
Lúc 7 giờ 50 phút, phiên tòa phúc thẩm chính thức bắt đầu. Âm thanh duy nhất mà tôi có thể nghe được rõ tiếng là của chủ tọa phiên tòa, nhưng khi các luật sư, kiểm sát viên và Quỳnh phát biểu thì âm thanh trở nên lúc được, lúc không.
Khi đến phần tranh tụng, ba vị luật sư là Nguyễn Hà Luân, Nguyễn Khả Thành và Hà Huy Sơn đã thực hiện rất tốt công việc bào chữa cho Quỳnh. Các luật sư chỉ ra những vi pham tố tụng nghiêm trọng trong quá trình xét xử, đồng thời đưa ra những luận cứ khẳng định việc làm của Quỳnh đều là những quyền cơ bản của công dân và quyền con người đã được ghi rõ trong hiến pháp…
Thêm vào đó, hai luật sư nguyễn Khả Thành và Nguyễn Hà Luân đã nêu lên những vi phạm trong quá trình tố tụng, nhất là việc giám định tư tưởng và giám định văn hóa được ghi trong cáo trạng.
Các luật sư cũng yêu cầu phải được đối chất với những giám định viên này, gồm 3 người sau đây:
1. Nguyễn Thọ: Người giám định những bài viết của Quỳnh, được ban Tuyên giáo tỉnh Khánh Hòa đóng dấu chứng nhận.
2. Lê Minh Hương: Người giám định những bài viết của Quỳnh, được sở Văn hóa Thông tin tỉnh Khánh Hòa đóng dấu chứng nhận.
3. Hoàng Chi Chi: Người giám định các bài viết của Quỳnh, được báo Khánh Hòa chứng nhận.
Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm là ông Vũ Thanh Liêm đã viện lý do các giám định viên – người thì bận đi tiếp xúc cử tri, người thì bận đi công tác nên không có mặt tại tòa để tham gia đối chất.
Khi chủ tọa phiên tòa hỏi đại diện Viện kiểm sát có muốn tranh tụng với các luật sư hay không thì người này trả lời một cách lí nhí rồi lờ đi.
Được nói lời sau cùng, con gái tôi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh khẳng khái nói: “Nếu làm lại từ đầu, tôi vẫn chọn con đường này. Một đước nước nếu muốn phát triển và cường thịnh thì phải biết lắng nghe tiếng nói đa chiều…” Nói đến đây thì lập tức chủ tọa phiên tòa bèn ngắt lời và yêu cầu Quỳnh phải nói lại, Quỳnh cũng cũng lập lại những lời trên. Đến lần thứ ba, một viên thẩm phán hỏi:
– Có phải bị cáo đã làm đơn kháng cáo để xem xét lại bản án không?
Quỳnh trả lời:
– Đúng! Tôi thấy tôi không có tội nên đã làm đơn yêu cầu hội đồng xét xử xem xét lại bản án sơ thẩm.
Viên thẩm phán này liền nói “Như thế là đủ” rồi tuyên bố nghị án. Khoảng 15 phút sau, họ trở ra và tuyên bố y án sơ thẩm 10 năm tù giam đối với con gái tôi.
Lúc 11 giờ 15 phút, phiên tòa kết thúc, tôi ra về với lòng phẫn uất tột cùng. Tôi không hề hy vọng sẽ có giảm án, nhưng tôi thất vọng vì bao nhiêu công sức của gia đình, của con gái tôi và các luật sư đã không được hồi đáp bằng một cuộc tranh tụng sòng phẳng về mặt pháp lý, mà thay vào đó chỉ là những thủ đoạn quy chụp một cách vô căn cứ.
Bước ra khỏi phiên tòa trong nỗi thất vọng và uất ức tràn trề, tôi cùng Trịnh Kim Tiến và bạn bè của Quỳnh đã hô to: “Phản đối phiên tòa bất công”, “Con tôi vô tôi”, “Phản đối phiên tòa bịt miệng những người đòi công lý”…
Ngay lập tức, tất cả chúng tôi bị những người an ninh thường phục xông vào đánh đập thô bạo. Trong lúc hỗn loạn, tôi đã bị họ đánh rất mạnh vào mặt và đầu. Trịnh Kim Tiến cũng bị bọn chúng đạp mạnh từ phía sau khiến cô ngã lăn xuống đất, rồi hàng chục viên an ninh Khánh Hòa – gồm cả nam lẫn nữ – xông đến tung những cú đá rất mạnh vào đầu và sườn của Tiến.
Em trai tôi vội chạy đến đỡ đòn cho cả tôi và Tiến thì cũng bị họ đánh hội đồng không hề nương tay. Cô Trần Thị Thu Nguyệt, cháu Nguyễn Peng cũng bị đánh như kẻ thù. Sau đó, họ bắt rất nhiều người lên xe mặc cho tiếng kêu gào vô vọng của tôi.
Khi viết lại những dòng này, khắp người tôi vẫn còn cảm thấy rất đau đớn, càng đau đớn hơn khi những kẻ đánh đập tôi hôm nay cũng chỉ đáng tuổi con, cháu của mình.
Đúng như suy nghĩ của tôi là nếu chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) không nhận tội thì phiên tòa phúc thẩm sẽ giữ y án 10 năm tù. Phiên tòa chóng vánh đã xong. Chị Quỳnh đã giữ nguyên khí tiết của mình và các vị quan tòa cũng “kiên định lập trường”.
Đàn áp cả luật sư và thân chủ
Cũng cần nhắc lại là luật sư Võ An Đôn, một trong bốn luật sư bào chữa cho chị Quỳnh đã bị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên kỷ luật vắng mặt một cách vội vã vào Chủ Nhật 26/11 vừa qua.
1. Thế giới đang bước vào thời kỳ liên kết toàn cầu với những bước tiến khổng lồ của công nghệ – một mặt là nhân tố tích cực thúc đẩy tiến bộ nhân loại, nhưng ở mặt khác đồng thời lại là nhân tố đưa thách thức toàn cầu lên nấc thang mâu thuẫn mới.
2. Bởi vì, nhờ tiến bộ công nghệ mà sức mạnh của các siêu cường trở nên siêu cường hơn kèm theo tham vọng cũng càng trở nên siêu tham vọng. Hệ quả là mâu thuẫn giữa các siêu cường mỗi ngày thêm to lớn.
“Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy trả tự do cho bà Quỳnh và hàng loạt tù nhân chính trị khác, hãy tôn trọng những quyền cơ bản mà được đảm bảo theo hiến pháp và hãy tuân thủ những thủ tục tố tụng đúng theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền”.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội ra thông cáo báo chí với tuyên bố của Đại biện lâm thời Caryn McClelland, nói rằng bản án phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm) là “cáo buộc mơ hồ” trong lúc bà Quỳnh chỉ thực hiện các quyền tự do cơ bản. Bà McClelland kêu gọi Việt Nam hãy thả bà Quỳnh và các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức.
Hôm 30/11, Tòa án Nhân dân cấp cao Đà Nẵng tại Nha Trang ra phán quyết giữ nguyên mức án 10 năm tù đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Bà Hillary Clinton nói với những người ở Trung Quốc như thể bà đang đọc bài diễn văn với tư cách là một tổng thống.
Cựu đối thủ Nhà Trắng đã đưa ra một quan điểm, một sự công kích mạnh mẽ hôm thứ Ba, nhằm vào Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, là người mà lãnh đạo Hoa Kỳ cho là “hợp nhãn” nhất. Những lời phê bình của bà – từ nhân quyền cho đến biến đổi khí hậu – gây sự chú ý về sự khác biệt của họ so với Trump, là người đã đến thăm Trung Quốc chỉ vài tuần trước đó.
Tháng 10/2017, tôi chat với Châu Văn Thi, một người bạn trẻ đang lưu lạc ở xứ người để theo đuổi quyền được nói, quyền được sống theo giấc mơ tự do của minh. Và tôi đề nghị “chúng ta sẽ nói về Thi, nói về một cuộc cách mạng đời người bị ẩn giấu?”. Thoạt đầu Thi ngần ngừ, rồi sau đó đồng ý.
Tòa án Nhân dân cấp cao Đà Nẵng tại Nha Trang vừa tuyên y án 10 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm, trong phiên xử phúc thẩm hôm 30/11. Các luật sư tham gia bào chữa cho bà Quỳnh nói với VOA rằng bản án “không khách quan”, “nặng hơn cả án giết người” nhằm “răn đe để không có những người làm điều này nữa”.
Luật sư xác nhận với BBC Tòa phúc thẩm xử blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vì vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự y án sơ thẩm 10 năm tù giam.
Hồi cuối tháng Sáu, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước” trong phiên sơ thẩm.
Phỏng vấn Paulus Lê Văn Sơn, cựu tù nhân lương tâm và là hoạt động trẻ ở Việt Nam, người chọn dấn thân vì lý tưởng dân chủ và nhân quyền trên tinh thấn bất bạo động.
“Chúng ta chưa bao giờ thất bại”
Một trong các câu chuyện về những người trẻ dấn thân mà tôi muốn ghi lại, trường hợp của Lê Văn Sơn là một chứng minh rõ về nỗi đau và sự kiên định cho lý tưởng bản thân. Chuyện của Sơn khiến tôi suy nghĩ nhiều, cũng như hết sức xúc động. Paulus Lê Văn Sơn nằm trong nhóm thanh niên Công giáo và Tin Lành bị bắt vào tháng 8-2011. Chính quyền Việt Nam kết án Sơn với tội danh theo điều 79: “hoạt động lật đổ chính quyền”.
Kính gửi: Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Đồng kính gửi: Các Đại sứ quán tại Hà Nội
Kính thưa Quý vị,
Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những cáo buộc và tuyên phạt dành cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được biết đến với tên blogger Mẹ Nấm, và bà Trần Thị Nga.
Theo sự chỉ đạo của ông Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Phòng chống Tham nhũng TW “… phải tập trung, khẩn trương đưa ra xét xử vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, phạm tội ‘Tham ô tài sản’, ‘cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng’, ‘Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản’.”
Như thế, mặc dù chưa lập tòa để xử, các nghi phạm đã bị kết 3 tội lớn: “Tham ô tài sản” (thế là bên cạnh tội tham ô tài sản, còn có thể có tội tham ô chức quyền, cũng có thể có cả tội tham ô tình dục…), “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước…”, “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản…”. Nếu có ý thức luật pháp, người ta sẽ nêu các nghi phạm bị nghi, đã phạm 03 tội lớn. Nhưng thôi, vì tiếng Việt còn lôn xộn, nên chi cái ông PGS nọ đã phải mất 24 năm để nghiên cứu một đề án cách cái chữ Việt đi!
Chưa nói đến chống cộng, chỉ nói đến chống cái Ác không thôi. Trong một xã hội mà cái Ác đang lộng hành, bao trùm lên tất cả, thì cái “khôn” của người cầu an là “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Còn cái “ngu” của người chống lại là chấp nhận đương đầu dù biết chỉ là “châu chấu đá xe”!
Luật sư Võ An Đôn đã từ bỏ nơi làm việc tốt đẹp, vừa nhàn, vừa có địa vị, vừa có bổng lộc, lại vừa có nhiều cơ hội thăng quan tiến chức nhanh, là Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên, để ra ngoài làm luật sư giúp dân nghèo là một cái “ngu”! Đã thế, thay vì lo chạy án cho các vụ án dân sự hoặc các quan tham lỡ bị “vướng lưới” để làm giàu, lại “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, từng bước dám dấn thân tranh đấu để bảo vệ quyền lợi cho người thấp cổ bé miệng trong những vụ có liên quan đến công an, lại thêm một cái “ngu” nữa!
Ngày 26/11/2017, với 2 phiếu thuận, 1 phiếu chống, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên xóa tên luật sư Võ An Đôn khỏi Đoàn Luật sư tỉnh. Quyết định trên lập tức gây bức xúc mạnh mẽ công chúng trong và ngoài nước. Truyền thông quốc tế nhất loạt phản ánh dư luận hết sức bất bình.
Luật sư Võ An Đôn được công chúng biết đến như một trong những luật sư rất tâm huyết, chính trực, can đảm, cương quyết và kiên trì tranh đấu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của những người dân nghèo khổ, cô thân yếu thế, nạn nhân của giới chức hắc ám tiêu cực, đặc biệt là của tệ nạn công an bạo hành.
Tôi nghĩ yêu ghét với cá nhân nên gác qua một bên, giới luật sư nên ủng hộ, có kiến nghị xem xét lại mức kỷ luật cho LS Võ An Đôn. Đó vừa là hành xử lý tính, vừa là trách nhiệm và cả tình cảm vì mấy lẽ:
Thật lòng tôi trân quý, ngưỡng mộ bạn, tôi thấy bạn quá dũng cảm, bạn nổi lên như tấm gương anh hùng dám đơn độc chống lại bọn ác để bảo vệ nạn nhân chết oan, rất hiếm người dám làm như bạn nên từ đó tôi âm thầm theo dõi, ủng hộ bước đường bạn đi nhưng…
Thỉnh thoảng tôi quá kinh ngạc, quá lo lắng khi thấy bạn xốc nổi, thẳng thắn với những phát ngôn dễ gây hiểu lầm…, tôi chỉ biết lặng lẽ nhắc nhở bạn, mong “cái con người hiếm hoi” ấy biết khiêm cung, biết bỏ ngoài tai những lời tung hô khiến bạn ảo tưởng, biết chừng mực với lợi ích để giữ nhân phẩm, biết tự trọng để tự vệ – bảo trọng bản thân, biết giữ gìn vị thế đang có để còn có nhiều thời gian, cơ hội mà giúp đỡ được nhiều người khác, bởi con đường còn rất dài và đất nước này rất cần những người như bạn. Nhưng!!!
Luật sư bào chữa cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói cơ hội bào chữa thành công cho bà trong phiên phúc thẩm hôm 30/11 “là mong manh” và vai trò của luật sư trong các vụ thế này “thường không thành công.”
Cần hủy bỏ bản án cho ‘Mẹ Nấm’ trước cuộc đối thoại nhân quyền
(Brussels) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu Liên minh châu Âu (EU) cần gây sức ép với chính quyền Việt Nam để phóng thích tất cả những người bị giam, giữ vì lý do chính trị; chấm dứt đàn áp các quyền tự do ngôn luận, nhóm họp và lập hội; và thực hiện các bước nhằm chấm dứt nạn công an bạo hành. EU và Việt Nam sẽ tổ chức đối thoại nhân quyền lần thứ 7 tại Hà Nội vào ngày mồng 1 tháng 12 năm 2017.
(Tuyên ngôn của “Tư Bản Đỏ” trước yêu cầu về nhân quyền nếu muốn vô EVFTA)
“Bọn ta đây” nói chung là tất cả những ai còn một lòng một dạ đi theo đường lối của các ông tổ Mác -Lê, quyết tâm tiến lên Xã hội Chủ nghĩa, tương lai tươi sáng tất yếu của loài người …
“Bọn ta đây”, nói riêng là những người “nãnh đạo” 93 triệu dân VN, đang từ nhà tranh vách đất, nay vút lên trời cao cả rừng buyn-đing 30, 40 tầng!
Vào sáng ngày 27/11/2017, TNLT Nguyễn Văn Hoá bị toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế tại địa phương với cáo buộc tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88, bộ luật hình sự.
Trong phiên toà sơ thẩm hôm nay, không có người thân của em tham dự, cũng không có luật sư bào chữa để bảo vệ quyền lợi cho em Nguyễn Văn Hoá. Những người tham dự mặc áo dân sự đều là công an, an ninh mật vụ và cán bộ toà án.
Luật sư tâm huyết và can đảm, chính trực hiếm có – chuyên bảo vệ nạn nhân của bạo quyền hắc ám – Võ An Đôn vừa bị 2/3 thành viên Ban CN Đoàn LS Phú Yên tán thành ra quyết định xoá tên khỏi đoàn LS tỉnh vào chiều 26/11/2017.
Những người theo dõi vụ án thanh niên Ngô Thanh Kiều, bị C.A điều tra TP Tuy Hoà bắt giam và tra tấn đến chết, đều biết ban đầu Phó C.A Tuy Hoà là thượng tá Lê Đức Hoàn lọt lưới pháp luật. LS Võ An Đôn đã cương quyết và kiên trì đòi công lý cho nạn nhân và gia đình. Rốt cục, tên Hoàn bị cách chức, truy tố, 9 tháng tù treo.
Dù chúng ta thừa hiểu rằng, việc loại luật sư Võ An Đôn là có “chỉ đạo”, nhưng việc Ban Chủ Nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên là cơ quan ra quyết định và là người chịu trách nhiệm cuối cùng về quyết định của mình, buộc cộng đồng phải truy cứu trách nhiệm về những cá nhân trong Ban Chủ nhiệm.
“Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi“. – Đoàn Văn Toại (1945-2017)
Chiều ngày Chủ Nhật 26 tháng 11, thông tin về việc Luật sư Võ An Đôn, 1 trong 5 luật sư bào chữa cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên kỷ luật và tước giấy phép hành nghề. Đài RFA liên lạc với Luật sư Võ An Đôn vào 10g00 tối cùng ngày để tìm hiểu thêm sự việc. Trước tiên, ông cho biết về hình thức nhận được quyết định kỷ luật xoá tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên.
Luật sư Võ An Đôn: Chiều hôm nay, ngày 26 tháng 11 năm 2017, Ban Chủ nhiệm Liên đoàn Luật sư Phú Yên họp đoàn và ra quyết định kỷ luật bằng hình thức tước tôi ra khỏi danh sách luật sư Phú yên. Hiện tại tôi chưa nhận được văn bản này, chỉ nghe những người làm trong Ban CHủ nhiệm nói cho tôi biết. Vì Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư mới thông qua hồi chiều, có thể là ngày mai hoặc ngày mốt.
Buổi tưởng niệm nhân ngày sinh thứ 95 ông Sáu Dân diễn ra trong thế nước chông chênh khiến cho cái điệp khúc trên càng trở nên giục giã. Trĩu nặng nỗi lo đất nước trước nanh vuốt của kẻ thù gặm nuốt ngoài Biển Đông, gây sức ép toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, quốc phòng, trong khi trên danh nghĩa thì ta có hàng chục “đối tác chiến lược” nhưng thế nước chưa bao giờ lâm vào tình thế ngặt nghèo như hiện nay. Có lẽ chỉ có ông Trọng là hớn hở và cười tươi với ông Tập và nịnh khéo “trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc”! Chắc Tập hài lòng và trong bụng nghĩ rằng, so với Lê Chiêu Thống thời Càn Long thì chú này xem ra được hơn đấy!
Có thể nói, Trump là món quà lớn nhất cho Tập thực hiện Giấc mơ Trung Hoa. Các Tổng Thống tiền nhiệm gồm có Bush và Obama “đẻ ra” TPP nhưng lại bị Trump giết chết. Trong khi đó, Tập sẽ thúc đẩy tiến RCEP (không có Mỹ) song song với sáng kiến Đới, Lộ. Vì Trump quyết định bỏ trống sân chơi nên các nước trong khu vực không có sự lựa chọn nào khác hơn là ngã vào quỹ đạo của Trung Quốc, ít nhất là về mặt kinh tế.
___
LS Nguyễn Văn Thân
26-11-2017
Việt Nam mới tổ chức Hội Nghị APEC khá suôn sẻ và thành công tại Đà Nẵng, từ ngày 6 đến 13 tháng 11 vừa qua. Lãnh tụ của các siêu cường quốc gồm có Tổng Thống Mỹ Donald Trump, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng Thống Nga Vladimir Putin, đều có mặt tham dự. Mặc dù Tuyên Bố Đà Nẵng sau Hội Nghị không có gì gọi là đột phá nhưng cũng không có tranh chấp hoặc tranh cãi gắt gao nào trong tiến trình Hội Nghị. Nhìn chung, Hà Nội có thể hài lòng với kết quả của việc tổ chức APEC năm nay.
EVFTA là Hiệp định thương mại tự do giữa Liên mình Châu Âu (EU) và Việt Nam. Một hiệp định mà Đảng CS Việt Nam đang rất cần có để “sống sót” trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, sau khi Mỹ rút khỏi TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương). Hiệp định đang trong thời gian chờ Quốc hội hai bên phê chuẩn để đi vào thực thi sau khi Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU được ký kết năm 2012.
Theo lịch định thì ngày mồng 1/12/2017 tới đây sẽ diễn ra phiên đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Việt Nam với phái đoàn EU.