Bù nhìn và tay sai

FB Võ Xuân Sơn

11-5-2018

Còng tay trẻ em được coi là vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em. Ảnh: internet

Ở bất cứ cơ quan, địa phương nào, chúng ta cũng có những đoàn thể, có thể gọi là những thiết chế được tạo ra để bảo đảm quyền lợi cho người dân. Những đoàn thể này được chăm sóc bằng tiền thuế của người dân, và bị bắt buộc phải có mặt trong mọi hoạt động liên quan đến quyền lợi của người dân.

Nhưng trên thực tế thì sao?

Trong tất cả những vụ việc, các điểm nóng về việc xâm phạm quyền lợi của người dân, không hề thấy bóng dáng của họ ở đâu cả. Công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến bình…

Rất nhiều vụ hành hung, tấn công nhân viên y tế, chưa bao giờ công đoàn ngành y tế lên tiếng bảo vệ nhân viên mình. Vụ truy tố một bác sĩ vô tội ở Hòa Bình, mặc dù rất nhiều nhân viên y tế bức xúc, thậm chí đã có người tuyên bố sẽ tự thiêu nếu BS Lương bị tuyên án tù theo khung hình phạt của tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiên trọng, nhưng công đoàn ngành y tế vẫn biệt tăm.

Cuộc chơi… Máu!

Sương Quỳnh

30-10-2017

Nhiều người nói với tôi rằng: Khá nhiều Dân VN rất láu cá và ích kỷ, nên họ sống dưới chế độ CS tuy sợ nhưng vẫn lươn lẹo để sống chứ không phải cam chịu như mọi người nghĩ. Đúng là nhà cầm quyền VN sống thọ nhờ vậy trước giờ. Nhưng cứ thử đụng đến quyền lợi cuộc sống và tính mạng bị đe dọa xem ? Liệu có yên với Dân VN ? Thà cứ để cho họ thở ô xi còn may ra..nhưng chơi ngắt hẳn e khó.

Hầu hết những người tranh đấu trong nước dùng chiến lược diễn biến hòa bình, nâng cao dân trí, nâng cao ý thức người Dân để mong mỏi Đất Nước dù thay đổi cũng không rơi vào thảm họa chém giết đẫm máu.

Nhật ký trong đồn ngày 16/6 – Phần 4: Mày có đủ tỉnh táo để làm việc không?

FB Nguyễn Tín

21-6-2018

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

Tiếng cửa phòng được mở ra Tín chợt mở mắt và ngồi bật dậy, viên CA sắc phục mang hàm đại uý tên Lực bước vào. Nhìn qua viên AN đang làm việc nhận được cái lắc đầu đáp trả như muốn nói chẳng làm việc được gì.

– Mày làm việc được không?

– Dạ được đại uý!

Lúc này tôi đang nghĩ đây là CA phường để lập biên bản vi phạm hành chính nên sẽ hợp tác để làm việc đúng lý do mà họ bắt giữ Tín về đây. Viên CA bắt đầu nói:

Phản hồi tác giả Lê Văn Bảy về thảm kịch Đồng Tâm

Nguyễn Tiến Trung

23-1-2020

Vừa qua tác giả Lê Văn Bảy có gửi BBC Tiếng Việt bài viết bày tỏ quan điểm của ông về thảm kịch Đồng Tâm với tựa đề “Cụ Kình và những mạng người đánh đổi đất ở Đồng Tâm, ai thắng, ai thua?” Trong đó ông Bảy đã bỏ công ra nghe lại những video clip, cho thấy cảnh cụ Lê Đình Kình, con của cụ là anh Lê Đình Công, và nhiều người nữa chủ trì các phiên họp của dân xã Đồng Tâm với nội dung thề hy sinh để giữ đất, trong đó có rất nhiều lời lẽ đe dọa bạo lực đã được đưa ra.

Góc nhìn khác về Trung Quốc

FB Nguyễn Lân Thắng

13-7-2017

Một nhà hoạt động kêu gọi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba. Ảnh: internet

Như các bạn đã biết, ông Lưu Hiểu Ba, người từng được giải Nobel Hoà Bình lúc trong tù vừa mới qua đời bên Trung Quốc. Có một nghịch lý là tỷ lệ dân Trung Quốc biết đến, chứ chưa nói là tiếc thương Lưu Hiểu Ba rất ít so với dân Việt Nam.

Sự khác biệt này là do Trung Quốc cấm Google, Facebook… và tự làm ra các sản phẩm tương tự rất tốt để đáp ứng nhu cầu xã hội, cũng như kiểm soát chặt chẽ các nội dung mà chế độ không mong muốn.

VNTB – Phạm Chí Dũng chống hay bảo vệ nhà nước Việt Nam?

Mai Phạm

25-2-2021

Bài viết của bà Xuân Minh, mẹ Phạm Chí Dũng. Bài viết cho thấy thái độ của gia đình ông Ba Hùng tức Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP Hồ Chí Minh – cha của Phạm Chí Dũng, đối với chính quyền hiện nay như thế nào qua các vấn đề Đồng Tâm, Vườn Rau Lộc Hưng và Thủ Thiêm.

Chính phủ Việt Nam sử dụng tin tặc trong hệ thống phản gián?

Luật Khoa

Quỳnh Vi

5-12-2017

Ảnh: veloxity.com

Tại Việt Nam, tin tặc và các cuộc tấn công mạng là trợ thủ đắc lực của nhà nước trong việc kiểm soát thông tin và giới hạn quyền tự do trên mạng của người dân, doanh nghiệp và kể cả các chính phủ nước ngoài.

Đó là lời cảnh báo được ba tổ chức quốc tế với nhiều kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực an ninh mạng (cybersecurity), là VeloxityElectronic Frontier Foundation, và FireEye, đưa ra liên tục trong ba năm vừa qua.

Nhu cầu cấp bách một cơ quan thăm dò dư luận

Blog VOA

Bùi Tín

30-5-2018

Một chính quyền dân chủ tiến bộ luôn có nhu cầu tìm hiểu, bắt mạch dư luận quần chúng rộng rãi, thăm dò nhận thức, nguyện vọng của nhân dân để điều chỉnh đường lối chính sách của mình cho phù hợp.

Nỗi buồn Võ An Đôn

Lê Ngọc Luân

28-9-2022

Tối ngày hôm qua, LS Võ An Đôn chụp tấm hình cùng người vợ thân thương và 3 đứa con yêu dấu nói lời tạm biệt quê hương Việt Nam để qua Mỹ định cư, sống một cuộc đời mới. Lời tạm biệt hết sức nhẹ nhàng, thân thương. Chỉ vài giờ đăng tải bài viết, gia đình LS Đôn nhận được hàng ngàn lời chúc rất tình cảm, một trong số ít đó là vài cái biểu tượng cười haha. Trong đó tôi có gửi lời chúc “Bình an và hạnh phúc ở miền đất mới nhé”!

Công an bắt giam Huệ Như, người mẹ đơn thân chống BOT bẩn

Hiếu Bá Linh

17-10-2019

Quang cảnh khám xét nhà: Huệ Như hiên ngang giữa bầy sói dữ. Photo Courtesy

Tối 16/10/2019 công an huyện Sóc Sơn – Hà Nội đã ập bắt chị Huệ Như ngoài đường phố và ngay sau đó đưa về khám xét nhà tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Cuộc khám xét nhà kéo dài vài tiếng đồng hồ, đến quá nửa khuya mới kết thúc.

Bản án dành cho chế độ độc tài

FB Ngô Thanh Tú

5-4-2018

Ảnh: internet

Kể từ khi Nguyễn Phú Trọng hất cẳng và đẩy Nguyễn Tấn Dũng phải về vườn làm “người tử tế”, ông đã khôn khéo đặt chân vào đảng ủy Công an Trung ương. Như vậy, với chức Bí thư Quân ủy Trung ương và là Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Nguyễn Phú Trọng là người thâu tóm cả hai lực lượng vũ trang, gồm quân đội và công an. Và cũng từ đó, người dân trong nước cũng như quốc tế thấy được chính quyền CSVN đã trả thù những người bất đồng chính kiến một cách tàn ác, thông qua những bản án nặng nề mà tòa tuyên cho họ.

Không phải chờ đến hôm nay, khi mà bản án nặng nề dành cho những người yêu nước, nhưng lại bất đồng chính kiến đối với chính quyền độc tài Cộng sản, như: Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Lê Thu Hà chúng ta mới thấy được sự tàn ác của chế độ, mà kể từ khi Nguyễn Phú Trọng đặt chân vào trong đảng ủy công an trung ương, thâu tóm mọi quyền lực, chính quyền CS đã tỏ ra căm thù những người khác chính kiến với họ. Điều này thể hiện qua bản án 10 năm dành cho người mẹ đơn thân, nuôi hai con nhỏ là cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Nha Trang, cô Trần Thị Nga, cũng bà mẹ đơn thân nuôi hai con nhỏ ở Hà Nam và rất nhiều thanh niên ở Hà Tĩnh liên quan đến việc đòi công lý sau khi thảm họa môi trường do Tập đoàn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra. Kể xá chi là phụ nữ lại nuôi con nhỏ, quan trọng chi chuyện nhân đạo, chỉ cần bất đồng chính kiến với chế độ độc tài đều sẽ bị trả thù, phải lãnh những mức án nặng. Mức án nặng được tuyên ra nó cho thấy chính quyền rất căm ghét người khác chính kiến với họ.

Luật sư Võ An Đôn và giới hạn của quyền tự do biểu đạt

FB Phạm Lê Vương Các

23-8-2017

LS Võ An Đôn. Nguồn: FB LS Đôn.

Luật sư Võ An Đôn đang chuẩn bị đối mặt với án phạt kỷ luật từ Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên (Đoàn Luật sư) – nơi ông là thành viên vì Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư cho rằng LS Đôn có nhiều bài viết trên FB và các bài phỏng vấn trên báo chí có nội dung nói xấu luật sư, kích động và xuyên tạc không đúng sự thật gây ảnh hưởng xấu đến “uy tín của Đảng, Nhà nước và Luật sư Việt Nam”.

Việc làm này của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có phù hợp với luật định hay thể hiện hành vi tùy tiện, vô pháp?

Về Nhân Văn Giai Phẩm

Nguyễn Đình Cống

22-11-2017

Phiên tòa tại Hà Nội ngày 19/01/1960, xử vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Từ trái sang phải: Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Thuỵ An, Phan Tại và Lê Nguyên Chí. Ảnh: Flickr

Nhiều bạn trẻ nghe nói NHÂN VĂN GIAI PHẨM (NVGP), mà chưa có điều kiện hiểu rõ nó là cái gì. NVGP là một nỗi đau của các trí thức và văn nghệ sĩ cách nay đã trên 60 năm, là một vết đen trong việc đàn áp tư tưởng của nền chuyên chính vô sản.

Tôi xin viết 1 bài ngắn giúp các bạn tìm hiểu qua về nó. NHÂN VĂN là tên một tờ báo tư nhân do một số văn nghệ sĩ, trí thức lập ra vào giữa năm 1956, phát hành được 5 số thì bị cấm. GIAI PHẨM (GP) là tên tạp chi, có GP mùa xuân, GP mùa Thu, GP mùa Đông, phát hành từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1956, mỗi GP có vài số. Trước đây ghép vào Nhân văn, Giai phẩm còn có thêm ĐẤT MỚI, nhưng dần dần Đất Mới bị bỏ qua. Đất Mới là tên một tạp chí của sinh viên vào cuối năm 1956, chỉ ra được 1 số. NVGP là một phong trào của văn nghệ sĩ và trí thức, nói lên nguyện vọng được tự do sáng tác, tự do thể hiện tình cảm con người, tự do tư tưởng và ngôn luận.

Thiên Hạ luận gì về Venezuela?

Blog VOA

Trân Văn

26-1-2019

Biểu tình chống tổng thống Maduro tại Caracas, Venezuela. Ảnh: Reuters

Biểu tình bùng phát trên diện rộng với sự tham dự của hàng triệu người ở Venezuela đã trở thành một trong những chủ đề chính trên mạng xã hội Việt ngữ.

Tính đạo đức của sản phẩm và ông thứ trưởng

13-10-2018

Nguyễn Phương Hoa

Ngày 10.10.2018, tại một phiên điều trần của Nghị viện Liên minh Châu Âu (EU) liên quan đến việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Quốc Khánh đã nói, nhiệm vụ của ông là thương thảo về thương mại, nên nhân quyền là một vấn đề nằm ngoài chuyên môn của ông.  Điều này có đúng hay không?

Thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

24-4-2018

Thưa Thủ tướng

Ngày 21/4/2018, chúng tôi – Nguyễn Quang A, Nguyễn Nguyên Bình, Hoàng Hà, Hoàng Hưng, Nguyễn Đăng Quang, Lê Trường Thanh, Đào Tiến Thi – về thăm bà con nông dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Sau những dữ liệu thu thập được và chứng kiến những gì đã xảy ra trong ngày hôm ấy, chúng tôi thấy cần thông tin đến Thủ tướng hai vấn đề lớn sau đây. 

Cứ nói điều mình cho là đúng

Nguyễn Thông

6-7-2020

Trong xã hội dân chủ, mỗi người đều có quyền biểu đạt suy nghĩ của mình. Không nên ép buộc nhau, bởi suy nghĩ của mỗi người mỗi khác. Thấy người khác trái ngược ý mình cũng đừng lấy làm phiền, mà nên tôn trọng cách hiểu của họ.

Về kỷ niệm thời ông Đỗ Mười của nhà báo Trần Quang Vũ

FB Nguyễn Đình Ấm

3-10-2018

Hai ông Đỗ Mười (trái) và Võ Văn Kiệt. Ảnh: DV

Vừa rồi nhà báo, nhà kinh tế Trần Quang Vũ viết STT “Nén hương kính viếng cụ Mười” nói đến ngày 5/7/1996 thủ tướng Võ Văn Kiệt có công văn cho Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), khởi tố vụ án làm lộ bí mật quốc gia tại TCT dầu khí VN và TCT Hàng không VN, liên quan đến tôi, sau nhờ ông Đỗ Mười can thiệp nên các nhà báo thoát nạn.

Luật sư Schlagenhauf yêu cầu Chính phủ Đức can thiệp, trả tự do cho Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh

28-1-2020

Từ trái qua: Nguyễn Hải Long, luật sư Schlagenhauf và Trịnh Xuân Thanh. Photo Courtesy

Hôm 28/1/2020, bà Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh tại Đức, đã ra một thông cáo báo chí, trong đó bà yêu cầu Chính phủ Đức tiếp tục can thiệp với phía Việt Nam để trả tự do cho thân chủ của bà là Trịnh Xuân Thanh.

Dịch virus corona vẫn đang diễn biến phức tạp

BTV Tiếng Dân

7-2-2020

Dịch viêm phổi do chủng mới của virus corona vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp ở Trung Quốc, Việt Nam và các nước trên thế giới. Theo trang Worldometers, tính đến 7h40 sáng 8/2/2020, số người nhiễm bệnh đã lên tới 34.875 người, tăng 3.835 người trong 24 giờ qua. Trong đó có 6.106 người trong tình trạng nguy kịch và 2.083 hồi phục. Số người tử vong là 724, tăng 89 người so với 24 giờ trước. Nhiều người nghi ngờ dữ liệu này, cho rằng dữ liệu thật phải lớn hơn gấp nhiều lần.

Sinh nhật Tiếng Dân: Đẩy lui độc tài, xua tan bóng đêm toàn trị!

Hoàng Tự Minh

4-7-2019

Thấm thoát báo Tiếng Dân đã tròn 2 tuổi. Dù chỉ mới lên hai với 730 ngày tuổi, nhưng Tiếng Dân đã cho ra đời gần một vạn bài viết!

Ai sẽ trả lời cho em Trương Thị Hà?

Kông Kông

30-6-2018

Sinh viên Trương Thị Hà xuống đường phản đối luật đặc khu. Ảnh: FB nhân vật

Làm Thầy (chưa nói đến chính học trò đang là nạn nhân ở ngay trước mặt) khi chứng kiến cảnh “công an nhân dân” bắt người vô cớ và thẳng tay đánh đập, nhục mạ hàng trăm người vô tội thuộc đủ mọi thành phần tại trại tra khảo dã chiến Tao Đàn, Tp HCM, hôm 17/6/2018 như thế mà không dám phản ứng, không dám nói thẳng được đôi lời thì có là Thầy, là Trí thức hay không?

Ông Trump bị luận tội lần thứ hai và sự trừng phạt của nền dân chủ

Joaquin Nguyễn Hòa

14-1-2021

Khoảng 4 giờ rưỡi chiều thứ Tư 13/1/2021, giờ Washington DC, Hạ viện Hoa Kỳ thông qua một nghị quyết luận tội đương kim tổng thống Donald Trump, về tội kích động bạo lực. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ có một tổng thống bị mang ra luận tội hai lần.

Nguyễn Đình Lộc và “Kiến nghị 72”

Phan Thế Hải

25-1-2021

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc. Ảnh: Nguyễn Khánh/ TT

Sáng sớm mở máy, biết tin cụ Nguyễn Đình Lộc qua đời, cụ ra đi trước khi đảng khai mạc Đại hội XIII. Ở tuổi 86, chuyện ra đi là không lạ, nhưng với cụ Nguyễn Đình Lộc lại khiến nhiều người tiếc nuối.

1-9-8-4 về Dự luật an ninh mạng

FB Trần Vũ Hải

9-6-2018

[MỘT] LUẬT AN NINH MẠNG LÀ CẦN THIẾT nếu phù hợp và bảo vệ quyền dân sự:

Thuyết minh của Ban soạn thảo đã chứng minh sự cần thiết tương đối rõ. Với sự không bó buộc bởi không gian thực và thời gian thực, những thách thức an ninh từ không gian mạng là có thực và cần được quản lý nhằm “Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

[CHÍN] ĐIỂM LỚN ĐÁNG CHÚ Ý CỦA DỰ LUẬT AN NINH MẠNG:

1. Định nghĩa được những khái niệm quan trọng trong an ninh mạng, từ đó xác định được cơ chế điều chỉnh pháp luật và các biện pháp quản lý cụ thể.

2. Tuyên bố rõ về chính sách của nhà nước đối với vấn đề an ninh mạng, để người dân có thể xác định và điều chỉnh hành vi phù hợp, hạn chế rủi ro vi phạm pháp luật do vô ý.
3. Xây dựng khung pháp lý, từ đó có những huy động nguồn lực phù hợp để quản lý không gian mạng quốc gia và hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia.

4. Xây dựng cơ sở pháp lý mạnh mẽ để phòng ngừa, xử lý những hành vi xâm phạm an ninh mạng như tuyên truyền chống nhà nước, gây rối trật tự công cộng, tấn công mạng, khủng bố v.v..

5. Xây dựng khung pháp lý để yêu cầu “toàn thể hệ thống chính trị vào cuộc” để đảm bảo an ninh mạng.

6. Xác định rõ các cơ quan quản lý nhà nước trung ương trực tiếp chịu trách nhiệm về an ninh mạng là Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, còn Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ có vai trò phối hợp.

7. Xác định rất nhiều trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng không gian mạng, cung cấp dịch vụ về không gian mạng, dịch vụ trên không gian mạng, trong đó quy định rõ phải “Kịp thời cung cấp những thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng của Bộ Công an hoặc cơ quan công an nơi gần nhất”

8. Quy định về nghĩa vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên không gian mạng như lưu trữ tại Việt Nam các thông tin về người dùng, thông tin quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, có trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

9. Xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, trong đó lực lượng này của Bộ Công an có thẩm quyền rộng nhất.

[TÁM] ĐIỀU BĂN KHOĂN VỀ DỰ LUẬT AN NINH MẠNG:

1. Không gian mạng, đúng như định nghĩa của dự luật, “là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian” thì việc yêu cầu lưu trữ thông tin và đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam liệu có khả thi? Trong trường hợp GG hay FB từ chối đặt văn phòng đại diện thì người dùng VN có thể sẽ không được sử dụng những ứng dụng này nữa. Đây không chỉ thiệt hại về quyền dân sự, mà còn cả về lợi ích kinh tế.

2. Nhiều quy định về nghĩa vụ của người sử dụng không gian mạng còn mơ hồ, dễ diễn giải ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào góc nhìn, thái độ từ cơ quan quản lý nhà nước (như tại Điều 8 và Điều 15).

3. Cả dự luật không quy định bất cứ một nghĩa vụ nào của người sử dụng không gian mạng (thật đáng nể về khâu soạn thảo), nhưng thật ra, nghĩa vụ của người sử dụng được quy định rải rác khắp nơi thông qua quy định nghiêm cấm, không được, trách nhiệm v.v.. Cả dự luật không có bất cứ điều nào quy định về QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG KHÔNG GIAN MẠNG. Khi mà nghĩa vụ không được quy định rõ nhưng thực chất ở khắp mọi nơi và còn quyền không được quy định cụ thể thì việc người dân băn khoăn là có cơ sở.

4. Dự luật chưa định nghĩa được các mức độ xâm phạm an ninh mạng như ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Nếu không phân chia được những hành vi nào ở mức độ nào rất dễ dẫn đến việc áp dụng các chế tài nặng không cần thiết và xâm phạm quá mức cần thiết đến quyền lợi của người sử dụng không gian mạng.

5. Dự luật đưa ra những chế tài ảnh hưởng lớn đến quyền của người sử dụng tại Điều 5 dự luật như ngăn chặn, xóa bỏ thông tin, thu thập dữ liệu người dùng v.v.., nhưng điều quan trọng là những chế tài này không kèm theo điều kiện phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (ví dụ quyết định xử lý, bản án của Tòa án) và cũng không nói rõ đối tượng bị áp dụng chế tài (xử lý tổ chức cung cấp dịch vụ trên không gian mạng hay xử lý người sử dụng những dịch vụ này?)

6. Việc cho phép thu thập dữ liệu là một vấn đề hết sức nhạy cảm, nhưng chỉ được đề cập thoáng qua tại Điều 5. Cần thiết phải xây dựng rõ nội dung này bằng một hoặc một số điều luật trong dự thảo.

7. Dự luật An ninh mạng có thể xung đột về ý nghĩa và nội dung điều chỉnh với một số luật khác như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 (trong đó các nguyên tắc tại Điều 4 của Luật An toàn thông tin mạng cũng khá tương tự như dự luật An ninh mạng về việc bảo đảm an ninh mạng) và các cam kết của Việt Nam liên quan đến tự do thông tin. Những nội dung này hơi dài, xin miễn phân tích ở đây.

8. Dự luật quá chú trọng đến các quy định nhằm xác lập địa vị pháp lý (mà chủ yếu là thẩm quyền) cho “lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng”, trong khi đây chỉ là một đơn vị/tổ chức trực thuộc cấp Bộ, mặc dù bị phân chia thẩm quyền giữa các Bộ với nhau nhưng thẩm quyền cụ thể lại rất rộng.

[BỐN] ĐỀ NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT AN NINH MẠNG:

1. Cơ quan soạn thảo cần thuyết minh một cách thuyết phục hơn sự cần thiết của Luật An ninh mạng và cho thấy sự khác biệt so với Luật An toàn thông tin mạng đã có, cũng như sự phù hợp với các quyền dân sự hiến định cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc gia nhập.

2. Cần quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng trong những điều luật rõ ràng.

3. Xác định rõ các mức độ vi phạm từ ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cũng như đảm bảo nguyên tắc: Chỉ vi phạm những điều cấm mới bị xử lý theo những hình thức xử lý rõ ràng, phù hợp với mức độ vi phạm.

4. Xác định trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng là thuộc thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, Ban phối hợp chứ không phải là của “lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng” vì đơn vị/tổ chức này trực thuộc Bộ, không cần thiết quy định trong một luật riêng.

P/S: Các bạn có thể xem dự thảo cuối cùng (dự thảo 7) tại đây.

Tôi đã phẫn uất

Đào Tiến Thi

19-6-2018

Ông Đào Tiến Thi biểu tình tại nhà sáng 17/6/2018. Ảnh: FB Đào Tiến Thi

Chiều nay (19/6/2018) tôi được hai em A87 (An ninh Văn hoá – Thông tin – Truyền thông) mời gặp. Cũng xin nói luôn là từ nhiều năm nay, tôi thuộc diện “quản lý” của họ, nên đã thành định kỳ, khoảng 3 – 4 tháng họ lại gặp tôi một lần, để làm gì thì tôi cũng không rõ lắm. Lần này chưa “đến kỳ” nhưng vì có cuộc biểu tình một mình của tôi hôm nọ và do “tình hình phức tạp” nên họ cần gặp.

Mở đầu tôi nói luôn: “Mọi lần anh vẫn sẵn sàng gặp các chú khi các chú mời, với cả hai tư cách: tư cách của công dân đối với cơ quan chức năng (tư cách chính) và tư cách người “quen” khi các chú mời uống nước, trò chuyện (tư cách phụ). Tuy nhiên lần này anh đang rất bức xúc và thấy không có gì để nói với Đảng này, Nhà nước này nữa, cần bắt anh lúc nào thì cứ bắt thôi, cái này anh sẵn sàng chấp nhận từ lâu rồi (tôi đọc lại câu “Quốc thổ trầm luân dân tộc tụy/ Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn” – 2 câu thơ của Phan Châu Trinh mà tôi lấy làm lòng và đã đọc cho họ nhiều lần), vậy hôm nay chỉ còn do nể mà anh tiếp các em ở tư cách thứ hai thôi”.

Người tị nạn Việt Nam khi còn là đứa trẻ, bị kết án, chiến đấu với lệnh trục xuất sau 30 năm ở Hồng Kông

AFP

Dịch giả: Trúc Lam

4-5-2020

Bức thư của Võ Văn Hùng viết cho công chúng chụp ngày 29/4/2020. Hùng là một trong những “thuyền nhân” Việt Nam cuối cùng còn lại trong thành phố, là người bốn năm trước đã xong án tù 22 năm vì tội giết người, hiện đang bị giữ tại một trung tâm nhập cư, chờ trục xuất, là điều mà anh đang chiến đấu trong các phiên tòa. Ảnh: AFP

HỒNG KÔNG (AFP): Ba thập niên sau khi đặt chân lên bờ biển Hồng Kông khi còn là một đứa trẻ tị nạn, Võ Văn Hùng đang chiến đấu với nỗ lực trục xuất anh về Việt Nam khi anh đã kết thúc án tù dài hạn – vì tội giết người.

Điểm trường và 100 cái máy giặt

Blog VOA

Trân Văn

14-7-2022

Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng. Nguồn: Tuổi Trẻ

Khi rong chơi ở Yên Bái, thấy dân chúng, đặc biệt là trẻ con địa phương phải lội qua suối để vào trường là hết sức nguy hiểm nhất là mùa mưa lũ…

Nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam

Võ Thu Phương

26-6-2019

Nguy cơ trong nước

Trong hai năm (2017 – 2018), toàn quốc xảy ra 2.643 vụ với 2.690 trẻ em bị xâm hại tình dục. Trong đó có 515 vụ dâm ô, 1.259 vụ giao cấu, 906 vụ hiếp dâm trẻ em. Tuy nhiên, đây là những trường hợp bị phát hiện, xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự, cho nên con số trên mới là phần nổi của tảng băng chìm”. Báo Pháp Luật, ngày 20/4/2019.

Cô ấy làm thơ

LTS: Nhà văn Phạm Thị Hoài viết bài viết này sau khi cố gắng tổ chức tại Berlin buổi giới thiệu sách của nhà báo Đoan Trang, nhân dịp Đoan Trang được trao Giải Tự do Báo chí 2019 và luật gia Trịnh Hữu Long thay mặt đến Berlin nhận giải thưởng. Nhưng buổi giới thiệu sách tại Berlin đã không thành.

_____

Pro&Contra

Phạm Thị Hoài

26-9-2019

Những ngày trước khi Phạm Đoan Trang được trao Giải Tự do Báo chí 2019, tôi đã liên lạc với nhiều người trong cộng đồng Việt ở Berlin, định tổ chức một buổi giới thiệu sách của Trang. Berlin, 30 năm sau ngày bức tường bao bọc tuyến đầu xã hội chủ nghĩa ở châu Âu sụp đổ. Một cái duyên như nụ cười của lịch sử.