Thế tất thắng của Hội Anh Em Dân Chủ

Kông Kông

910-4-2018

Lại thêm một vụ xử án tù phi lý và man rợ vừa xảy ra với 6 người trong Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) vì họ không những vô tội mà còn là người yêu nước. Vì, nếu gọi là Tòa án, thì ở đó phải là nơi được tôn nghiêm. Công lý phải được sáng tỏ. Phía công tố, nhân danh chính phủ, có bổn phận bảo vệ việc thực thi pháp luật, tối cao là Hiến pháp. Phía bị cáo bào chữa cũng trên căn bản luật pháp. Hai bên đều dùng luật để tranh cãi quyết liệt rồi chánh án cùng bồi thẩm đoàn sẽ thảo luận để đưa ra bản án. Như thế thì việc xử vừa rồi không phải là phiên Tòa, không phải là xét/xử. Họ chỉ xử theo lệnh với bản án có sẵn. Xử phi pháp!

Lịch sử lá cờ vàng

Trần Gia Phụng

9-4-2018

Chiều thứ Ba 27-3-2018, tại Hội đồng Thành phố Toronto, 100% nghị viên hiện diện (38/38) đã bỏ phiếu chấp thuận đề nghị thượng kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại Kỳ đài quảng trường Nathan Phillips ở City Hall Toronto ngày thứ Bảy 28-4-2018 nhân dịp Tưởng niệm Quốc hận 30-04 từ năm nay.

Dân ghét cán bộ – Bi kịch từ đâu?

Hoàng Dân

9-4-2018

Nhà báo Lê Thanh Phong viết trên trang cá nhân của mình rằng, bi kịch lớn nhất của quan chức thời nay là không được dân yêu. Không làm thì bị chửi vô tích sự, làm thì bảo mị dân hoặc làm để kiếm ăn. Không có bằng cấp thì bảo ngu dốt, có bằng cấp thì bảo lãnh đạo không cần giáo sư tiến sĩ.

Dự án của DonaCoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn – Kỳ 7: Những kẻ chủ mưu giấu mặt trong đêm 680 nông dân bị bắt

PLVN

Nhóm PV

9-4-2018

Tiếp theo Kỳ 1: Cuộc cưỡng chế “thí điểm” khủng bố tinh thần toàn xã  —  Kỳ 2: Túp lều dập dềnh bên dự án tỷ đô  —  Kỳ 3: “Mưu hèn, kế bẩn” ức hiếp cả người chết  —  Kỳ 4: “Kỷ lục” thu 562m2 đất, bồi thường… 327 ngàn đồng  —  Kỳ 5: Bước đường cùng của bà lão đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế  —  Kỳ 6: “Giọt nước tràn ly” khi mộ phần tiên tổ bị xâm hại

Phiên tòa kết tội 46 nông dân. Ảnh: PLVN

(PLO) – Kể từ buổi chiều 18/2/2009 xuất hiện nhóm người lạ xuất hiện ném đá vào trụ sở xã, kích động đám đông đang phản đối “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop làm chủ đầu tư), điểm nóng đất đai tại Long Hưng đã bị lái đi sang một hướng khác: Từ bản chất việc nông dân phản đối dự án trái luật, đền bù rẻ mạt; chủ đầu tư xâm hại mồ mả; đòi chính quyền địa phương bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân; lại chuyển thành vụ nông dân “đối đầu” chính quyền.

Hồ sơ vụ án không nhắc đến mâu thuẫn giữa nông dân với chủ đầu tư lấy đất giá rẻ mạt, mà đẩy sự việc sang hướng cáo buộc nông dân “làm tê liệt hoạt động toàn bộ hệ thống chính trị xã” từ 13h – 23h ngày 18/2/2009, làm số tài sản trị giá hơn 650 triệu bị thiệt hại. Hồ sơ vụ án không nhắc đến những bức xúc chính đáng của nông dân mất đất, mà chỉ thấy mô tả những nông dân “manh động, hung hăng”. Cái đêm kinh hoàng ấy, công an từ khắp nơi đổ về đông nghẹt lùng bắt người.

Xã có khoảng 1.000 hộ dân, nhưng có tới hơn 600 người bị bắt. 46 người sau đó bị tuyên tổng mức án tù gần 140 năm. Những dự định khiếu nại phản đối của dân với dự án Dona.Coop lúc đó bị nỗi sợ bắt bớ tù đày làm tê liệt. Đó cũng là lúc Dona.Coop “thôn tính” nơi hàng ngàn người chết yên nghỉ mà gần như không vấp phải một sự phản đối đáng kể nào nữa. Dự án từ chỗ chỉ hơn 300ha, mở rộng thành hơn 1.000ha, xóa trắng xã Long Hưng.

Thế nhưng sự thật dù chín năm đã trôi qua, nỗi uất ức trước bất công vẫn chưa bao giờ nguôi. Long Hưng vẫn là điểm nóng bậc nhất cả nước về đất đai, lòng dân vẫn phẫn nộ như ngọn lửa âm ỉ. Như lời anh Trần Văn Tám (SN 1974, ngụ ấp An Xuân), người cho rằng bị ngồi tù oan 18 tháng, thẳng thắn: “Xin các anh cứ cho lên báo. Tôi ngồi tù oan không được giảm ngày nào. Trước khi hết hạn tù, họ còn buộc tôi cam kết về “phải nói dự án Khu đô thị Long Hưng tốt”. “Tốt” mà đẩy chúng tôi vào tù như vậy sao”.

Những kẻ giấu mặt kích động đám đông

Bản kết luận điều tra (KLĐT) về vụ việc của Công an Đồng Nai miêu tả lại vụ án như sau: “Khoảng 19h15, 24 cảnh sát cơ động đến giải tán giải vây đưa Bí thư, Chủ tịch và số cán bộ xã ra ngoài trụ sở. Các đối tượng sau khi dạt ra khỏi cổng trụ sở xã khoảng 20m đã quay lại tấn công. Cảnh sát dùng lá chắn để chống đỡ. Bị can Lường bị đám đông phía sau ném gạch đá trúng bị thương nhẹ và ngã xuống. Trong đám đông có tên hô lên vu là công an đánh chết người… Trước áp lực tấn công của quá đông đối tượng gây rối, sau khoảng 30 phút chống đỡ, cảnh sát rút vào UBND xã…

Đến khoảng 21h, sau khi cảnh sát và cán bộ địa phương rút khỏi trụ sở, các đối tượng gây rối làm chủ toàn bộ trụ sở và tiếp tục la hét, reo hò cổ vũ nhau thực hiện các hành vi quá khích. Khoảng 23h phần lớn các đối tượng giải tán. Đến 23h20 các lực lượng chức năng mới giải tán được hoàn toàn đám đông và vãn hồi trật tự”.

Trái ngược với cáo buộc đó, ông Lý Văn Hiệp (SN 1958), một nông dân bị chín tháng tù vì “tham gia gây rối” cho rằng: “Người dân từ một ngày trước đó đã đến trụ sở, yêu cầu xã xử lý nhóm người Dona.Coop xâm hại mồ mả. Lãnh đạo xã không ra đối thoại trò chuyện nên dân mới bức xúc kéo đến ngày càng đông”.

“Đám đông la ó thì có nhưng quậy phá, rượt đuổi cán bộ thì không. Chiều 18/2/2009, sự việc diễn ra đỉnh điểm là do có một nhóm người lạ mặt, không phải người địa phương, đến kích động người dân. Đây chính là tử huyệt khi người dân không kiềm chế được cảm xúc của mình đã hùa theo mà vi phạm pháp luật. Những người đó là ai, không thấy công an tìm kiếm”.

Ông Nguyễn Thanh Long (SN 1944), một người chứng kiến sự việc, chung quan điểm: “Cuối giờ chiều, bất ngờ xuất hiện một chiếc xe chở một nhóm đối tượng lạ ập đến, hòa vào đám đông, kích động bằng cách ném gạch đá vào trụ sở xã. Việc này ngay khi đó tôi đã báo lại cảnh sát”.

Ông Lê Đình Hạnh, một người khi đó thuộc lực lượng dân phòng xã xác nhận: “Trong đám đông có một số người lạ. Tôi thấy một phụ nữ mặc áo đỏ không rõ là ai xông vào trụ sở ném một máy tính từ trên lầu xuống và rất nhiều hồ sơ giấy tờ khác”.

Bản KLĐT cũng xác nhận những nông dân Long Hưng không có dự tính, bàn mưu trong vụ án này: “Các bị can, đối tượng không bàn bạc, phân công, mà bộc phát từng bị can tự thực hiện hành vi…”; “Một số bị can đối tượng trước khi tham gia gây rối đã hoặc đang uống rượu, nhưng không phải do tổ chức uống rượu để đi gây rối mà là như thường vẫn diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày, khi nghe tin về vụ việc đã tự động đến xem”…

Rất nhiều “đối tượng bí ẩn” nắm vai trò xúi giục, đưa hung khí cho các bị can cũng được nêu trong KLĐT: Như đối tượng đưa cây sắt cho bị can Đỗ Phước Hậu, đối tượng la lớn “công an đánh chết người”, đối tượng ném chai xăng gây bỏng một người dân, đối tượng “một người con gái không biết tên” lấy hồ sơ trong phòng công an xã… Bản KLĐT không kết luận những “đối tượng” đó là ai.

Đám đông “manh động, hung hăng” là thế nhưng số hung khí tang vật công an thu được chỉ là: 3 cây gỗ tròn; 2 ống sắt; 2 vỏ chai màu xanh; 1 vỏ bình kim loại nghi bình ga mini; 5kg xà bần gạch đá, mảnh vỡ, giấy tờ…

Cuộc “gây rối” tận nửa đêm mới chấm dứt, khi lực lượng công an từ khắp nơi kéo đến. “Lúc đó khoảng 23h30, khi thấy đông công an, người dân kéo nhau ra về. Nhưng thời khắc đó, người dân xã Long Hưng chứng kiến cảnh bắt bớ chưa từng có từ thuở khai thiên lập địa”, anh Tám kể lại.

Một số nhân chứng cho hay có nhóm người lạ kích động nông dân xã Long Hưng gây ra vụ gây rối. Ảnh: PLVN

Lọt vào ống kính thu hình là bị bắt

Trước đó, tất cả những người dân tụ tập tại UBND xã đều đã bị quay phim. Người quay phim này được KLĐT xác định là “cán bộ công an tên Châu”. Những người lọt vào ống kính thu hình được chỉ điểm tên họ, nơi ở. Ông Hiệp kể: “Nửa đêm cho đến sáng, cuộc bắt bớ diễn ra trong sự hoang mang tột cùng của người dân. Lực lượng công an, chó nghiệp vụ đi đến từng nhà. Từng người lần lượt cúi đầu, hai tay còng sau lưng, bị giải ra xe rồi chạy thẳng về trại giam B5 Biên Hòa”.

Đêm ấy và những ngày sau đó, có tới 680 người bị bắt, trong khi cả xã chỉ có hơn 1.000 hộ dân. Đêm ấy xã Long Hưng sống trong tột cùng hoảng loạn, người người không ngủ. Chó nhà gặp chó nghiệp vụ sủa váng từ đầu ấp đến cuối ấp. Tiếng bước chân lùng sục  rầm rập khắp các đường quê. Công an rảo khắp xóm làng, tìm bắt người.

Đêm ấy người ta nơm nớp lo sợ tiếng gõ cửa. Người đóng cửa thật chặt, nín thở ở trong nhà. Người hoảng loạn bơi sang sông qua xã khác. Người sợ hãi lật đật tự tìm đến công an xã. “Thời bình mà bị “bố ráp” quá thời Mỹ – Ngụy bắt dân. Nông dân bị bắt nhiều không kể xiết. Tất cả là do cái dự án Khu đô thị Long Hưng. Nó lái mâu thuẫn giữa người dân và Dona.Coop thành mâu thuẫn người dân với chính quyền. Nó tích tụ uất ức khiến nông dân thiếu hiểu biết không còn giữ mình được trong một phút chốc và có hành vi trái pháp luật”, ông Hiệp trầm ngâm.

Nhiều ngày sau đó, cuộc bắt người vẫn chưa dừng lại. “Hễ ai có mặt đều bị quay phim, chụp hình, đều bị cho là có tội, bị phạt tù hoặc phạt tiền”, ông Hiệp nói. Chín tháng sau, tòa Đồng Nai đưa ra xét xử 12 ngày, kết án 46 nông dân, tuyên phạt gần 140 năm tù. 27 bị cáo kháng án, cấp phúc thẩm y án. Gông cùm đã đeo vào tay, án tích đã đeo bám cuộc đời những nông dân lương thiện.

Donacoop không thấy bị nhắc tên. Chỉ Doãn Văn Hợp, tổ trưởng tổ đo vẽ Trung tâm kỹ thuật địa chính nhà đất tỉnh Đồng Nai, người được Dona.Coop thuê đo vẽ hiện trạng nghĩa địa, bị… xử lý kỷ luật cảnh cáo.

Bà lão mẹ của bị cáo Đỗ Phước Hậu (SN 1981, ngụ ấp Phước Hội), người bị tuyên án hơn sáu năm tù, sau này bị cho là “thắt cổ chết trong trại giam” kể lại: “Đêm ấy công an ập đến khi con tôi đang ôm đứa con trai nằm ngủ. Thằng nhỏ mới hơn hai tuổi bị gỡ khỏi tay cha, khóc lặng người. Công an còng tay con tôi đi không giải thích gì. Ngày tòa xử, chúng tôi có lên nhưng không được vào, có biết gì đâu”.

Vụ án không được công luận biết nhiều, chỉ một vài tờ báo đưa tin ngắn “xét xử 46 bị cáo gây rối đốt trụ sở xã”. Vụ án đã không trả lời được nguyên cớ sâu xa nhất: Ai là những kẻ chủ mưu kích động nông dân “gây rối”? Tại sao những nông dân hiền lành, chân chất, quanh năm “chân lấm tay bùn” với đồng ruộng, ao cá lại hành động như vậy? Tại sao dự án được mỹ miều gọi là “mang lại lợi ích về kinh tế, chính trị cho người dân xã Long Hưng” lại bị chính người dân xã này phản đối như vậy. Ai đã đẩy những nông dân lương thiện vào tù?

Vụ án không chỉ có những khúc mắc trên mà còn có dấu hiệu rất nhiều nông dân chịu án tù oan. Như trường hợp ông Trương Văn Công (SN 1962, ngụ ấp An Xuân). Bản KLĐT nêu nguyên văn hành vi của ông: “Tụ tập hô hào và đuổi đánh nhau tại UBND xã trong thời gian vụ án xảy ra”. Ông Công cho hay sự thật thì chỉ hiếu kỳ đến xem, thấy ngạc nhiên nên la “ớ ớ…” khi thấy bà chủ tịch xã bị người dân khiêng từ phòng làm việc ra ngoài do được dân yêu cầu ra ngoài đối thoại nhưng bà không chịu.

“Hôm 18/2/2009, tôi đang nằm ngủ thì nghe ầm ĩ mọi người đang tập trung ở trụ sở xã phản đối quẹt sơn lên mộ. Tôi chạy ra, đứng ngoài cổng, thấy bà chủ tịch bị khiêng ra. Nghe người la “ớ ớ” quá trời, lại thấy lạ quá, tôi cũng “ớ ớ” la lên. Đến rạng sáng 19/2/2009, tôi bị bắt giam. Người ta đổ tôi đuổi đánh cán bộ, công an, tuyên tôi một năm tù. Tôi không đánh ai cả, tôi chỉ la theo người dân”.

Thế nhưng nỗi oan như của ông Công vẫn chỉ là chuyện nhỏ so với bi kịch oan trái của một số khác trong 46 nông dân bị kết tội.

Bắt, bắt nữa, bàn tay không phút nghỉ (!)

Lò Văn Củi

8-4-2018

Anh Bảy Thọt cảm thán:

– Lại bắt bớ, lại đặt bản án ra mà xử, lại bỏ tù!

Anh Năm Ba gác đồng tình:

– Ừ, cứ bắt mãi. Ý chú Bảy là vừa đưa ra xử án ‘Hội Anh em dân chủ’ chứ gì, một bản án vô nhơn đạo, vô nhơn tính.

Luật sư nhân quyền, và cách hành xử của nhà nước độc tài

Blog RFA

Tuấn Khanh

8-4-2018

Mới đây, vợ của một người luật sư nhân quyền tại Trung Quốc đã đi bộ trên con đường dài 100 km đòi câu trả lời về việc chồng bà bị mất tích. Sự kiện này lại dấy lên mối quan tâm về câu chuyện nhân quyền, và thảm trạng của cả những người bảo vệ nhân quyền ở các nước độc tài.

Vợ của luật sư nhân quyền Wang Quanzhang, đang bị giam giữ và Lin Ermin, vợ của nhà hoạt động nhân quyền Zhai Yanmin, người đã bị kết án 3 năm tù vào tháng 8 năm 2016, ở Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 4 năm 2018. Li đang đi bộ 100 km từ Bắc kinh đến Thiên Tân, nơi cô tin rằng chồng cô đang bị giam giữ, đòi hỏi những câu trả lời về số phận của ông. Greg Baker / AFP

CSVN Đang Dần Chuyển Giao Quyền Lực

Quốc Phùng

8-4-2018

CSVN đang dần dần chuyển giao quyền lực. Chuyển giao cho ai? Sao lại có chuyện ly kỳ hấp dẫn như vậy? Xin nói nhanh kẻo mọi người sốt ruột. Có hai sự kiện hoàn toàn thực tế và có thể minh chứng được.

Nhà cầm quyền CSVN đang tự nhổ vào mặt mình

FB J.B Nguyễn Hữu Vinh

8-4-2018

LS Nguyễn Văn Đài. Ảnh: internet

Ngày 5/4/2018, nhà cầm quyền CSVN diễn trò “xét xử công khai” tại cái gọi là “Tòa án Nhân dân” Thành phố Hà Nội. Những nạn nhân của kỳ xét xử này là những người thuộc Hội Anh em dân chủ, đứng đầu là Luật sư Nguyễn Văn Đài.

Một “lễ tế” của thói độc tài – kẻ thù của dân chủ và tự do.

Có thể nói rằng: Đây là một “lễ tế” như muôn ngàn “lễ tế” vẫn diễn ra trên đất nước được gọi là “Thiên đường XHCN” Việt Nam với một “Nhà nước pháp quyền” nhưng gắn theo cái đuôi quái vật “XHCN” với những đặc thù riêng của nó.

Cựu đại sứ Ted Osius: Nói thẳng

American Foreign Service Association

Tác giả: Ted Osius

Dịch giả: Trúc Lam

2-4-2018

Đại sứ Ted Osius tuyên thệ làm đại sứ Mỹ ở Việt Nam. Ảnh: BNG Mỹ

Khi John Kerry chứng kiến tôi tuyên thệ làm đại sứ Mỹ ở Việt Nam hồi năm 2014, tôi nói rằng đó là một “giấc mơ đã trở thành sự thật” để có thể phục vụ như một đại diện của nước Mỹ tại một đất nước mà tôi yêu thích hơn hai thập kỷ qua.

Để lại đây cho đời sau suy ngẫm

7-4-2018

Đây là lời nói sau cùng của các bị cáo trong phiên toà hôm 5/4/2018, xét xử luật sư Nguyễn Văn Đài, mục sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, bà Lê Thị Thu Hà, mà luật sư Ngô Anh Tuấn, người tham gia bào chữa cho 2 bị cáo trong vụ án này, đã chép lại gần như trọn vẹn. Riêng bà Lê Thu Hà nói chung chung, không mang ý nghĩa gì, nên luật sư Tuấn không nêu ra đây.

Bản lên tiếng của những người vợ sau phiên tòa

FB Vũ Minh Khánh

7-3-2018

Ngồi dự phiên toà từ đầu tới cuối chúng tôi rút ra kết luận: Đây không phải phiên tòa, mà là buổi công bố án bỏ túi.

Nếu không phải án bỏ túi thì là hội đồng xét xử quá vô lý, áp đặt và cố tình làm trái, vì rõ ràng Viện Kiểm sát cứng lưỡi không đưa ra được một bằng chứng nào nhưng vẫn cố tình kết án. Cái gọi là “phiên toà” hôm qua, ngày 5/4/2018, chỉ là cái cớ để công bố án bỏ túi. Sự sắp xếp của phiên toà ngay từ đầu để cố tình làm trái.

Công lý chỉ là diễn viên hài

Trung Nguyễn

7-4-2018

Thế là phiên tòa xét xử vụ án Hội Anh em dân chủ cũng đã chấm dứt, với mức án tổng cộng là 66 năm tù và 17 năm quản chế cho 6 người. Mức án trên thật ra cũng đã có thể dự đoán được sau những bản án tàn nhẫn với chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (10 năm), chị Trần Thị Nga (9 năm), anh Hoàng Bình (14 năm)… Đảng cộng sản luôn ra những bản án nặng với những ai biết liên kết lại với nhau để tạo sức mạnh. Rõ ràng một cá nhân không bao giờ có thể làm nên chuyện gì lớn lao. 

Bất chợt nhớ lại “Người tù được tha” của Vũ Trọng Phụng!

FB Nguyễn Vân Khanh

6-4-2018

Người tù trong truyện, một viên chức “làm cho Tây”, có học, có cuộc sống ổn định, đã vì lòng yêu nước dấn thân vào một hội kín. Việc vỡ lỡ, anh bị tù, đày ra Côn Đảo – địa ngục trần gian khi ấy. Gần mãn hạn, anh được giao cho việc thu nhặt trứng vích, trứng rùa – hồi đó còn đầy trên các đảo – cùng với một người bạn.

Dân biểu Marie-Luise Dött đòi trả tự do cho luật sư Việt Nam Nguyễn Văn Đài

Thông cáo báo chí

6-4-2018

Nữ Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức Marie-Luise Dött đưa ra tuyên bố sau đây về việc kết án luật sư Nguyễn Văn Đài cùng năm nhà hoạt động nhân quyền khác vào ngày 06 tháng Tư năm 2018 * tại Hà Nội, Việt Nam:

Dự án “tỷ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn – Kỳ 6: “Giọt nước tràn ly” khi mộ phần tiên tổ bị xâm hại

PLVN

Nhóm PV

7-4-2018

Tiếp theo Kỳ 1: Cuộc cưỡng chế “thí điểm” khủng bố tinh thần toàn xã  —  Kỳ 2: Túp lều dập dềnh bên dự án tỷ đô  —  Kỳ 3: “Mưu hèn, kế bẩn” ức hiếp cả người chết  —  Kỳ 4: “Kỷ lục” thu 562m2 đất, bồi thường… 327 ngàn đồng  —  Kỳ 5: Bước đường cùng của bà lão đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế

Một căn nhà còn trụ lại, chủ nhà kẻ vẽ số nhà và địa chỉ rất lớn, gắng gỏi minh chứng xã Long Hưng không thể bị dự án sai phạm của Donacoop “xóa sổ”. Ảnh: PLTP

(PLO) – Bản kết luận điều tra vụ án 46 người dân xã Long Hưng bị phạt tù vì phản đối dự án Dona.Coop chỉ vỏn vẹn 42 trang, trong đó 3/4 số trang nêu nhân thân, họ tên, năm sinh, quê quán các bị can và đề nghị tội danh. Nguyên nhân nghiệt ngã khiến nông dân oan khuất đang đường cùng mất đất, lại bị “gài bẫy” kích động, dẫn đến gây rối, chưa có kết luận nào của cơ quan chức năng nói đến.

Giam Dân, Bán Nước

Lê Minh Nguyên

7-3-2018

Ngày 5/4/2018 Chính quyền CSVN đã kết án nặng nề 6 nhà tranh đấu ôn hoà của Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) theo Điều 79 Bộ luật hình sự của họ về tội lật đổ: Ls Nguyễn Văn Đài 15 năm tù, 5 năm quản chế; Ký giả Trương Minh Đức 12 năm tù, 3 năm quản chế; Mục sư Nguyễn Trung Tôn 12 năm tù, 3 năm quản chế; Anh Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù, 3 năm quản chế; Cô Lê Thị Thu Hà 9 năm tù, 2 năm quản chế và Anh Phạm Văn Trội 7 năm tù, 1 năm quản chế.

Khía cạnh pháp lý của vụ án ‘Hội Anh em Dân chủ’

TS Luật Cù Huy Hà Vũ

6-4-2018

Ngày 5/4/2015, trong phiên xử sơ thẩm Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Lê Thu Hà là thành viên Hội Anh em Dân chủ (gọi tắt HAEDC) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo Khoản 1, Điều 79 của Bộ luật Hình sự năm 1999, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã kết án những người này từ 7 đến 15 năm tù giam.

Hãy tìm cách khác

Thạch Đạt Lang

6-4-2018

Phiên tòa xử luật sư Nguyễn Văn Đài, mục sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Nguyễn Bắc Truyền, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, bà Lê Thị Thu Hà, đã kết thúc nhanh chóng, chỉ nội trong ngày 05.04.2018, trong khi được dự kiến sẽ kéo dài qua đến hết ngày 06.04.2018.

Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền CHLB Đức, về việc kết án 6 nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam

Hiếu Bá Linh

6-4-2018

Hôm qua Tòa án Nhân dân Hà Nội kết án 6 nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền tổng cộng 66 năm tù và 17 năm quản chế với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”. Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bản án cao nhất với 15 năm tù và 5 năm quản chế.

Dự án “tỷ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn – Kỳ 5: Bước đường cùng của bà lão đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế

PLVN

Nhóm PV

6-4-2018

Tiếp theo Kỳ 1: Cuộc cưỡng chế “thí điểm” khủng bố tinh thần toàn xã  —  Kỳ 2: Túp lều dập dềnh bên dự án tỷ đô  —  Kỳ 3: “Mưu hèn, kế bẩn” ức hiếp cả người chết  —  Kỳ 4: “Kỷ lục” thu 562m2 đất, bồi thường… 327 ngàn đồng

(PLO) – Những người nông dân xã Long Hưng, dù 10 năm nay đã là “nông dân không ruộng”, vẫn giữ nguyên đặc trưng nông dân Nam bộ: Hiền hậu, nhưng khi đã bị áp bức đẩy vào tình cảnh “con giun xéo mãi cũng quằn” thì sẽ phản kháng đến “còn cái lai quần cũng đánh”. Bà Lê Thị Sáng (SN 1954, ngụ ấp Phước Hội), một người bị dự án của Dona.Coop lấy đất, là trường hợp điển hình như vậy.

Biên bản phiên tòa xét xử cựu luật sư Nguyễn Văn Đài và đồng phạm bị truy tố về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 BLHS 1999

FB Ngô Anh Tuấn

6-4-2018

Gia đình MS Nguyễn Trung Tôn. Ảnh: internet

(Ghi chép chưa đầy đủ của luật sư Ngô Anh Tuấn, người tham gia bào chữa cho 2/6 bị cáo trong vụ án này)

KHAI MẠC

Phiên toà bắt đầu lúc 8h00 ngày 05/4/2018

Các bị cáo được mặc trang phục, áo vest lịch sự;

Các bị cáo được cung cấp giấy bút, tài liệu phục vụ việc bào chữa;

Làm gì khi không thể đấu tranh ôn hòa công khai?

Vũ Thạch

6-4-2018

Lần lượt các bản án càng lúc càng vô lý, vô nhân bủa xuống Mẹ Nấm, Chị Trần Thị Nga, Anh Hoàng Bình, và đặc biệt 6 anh chị Đài – Đức – Tôn – Truyển – Hà – Trội; và lần lượt các đòn phép trấn áp của nhà cầm quyền CSVN đối với Hội Anh Em Dân Chủ, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, nhóm Giáo Chức Chu Văn An, nhóm vận động Văn Đoàn Độc Lập, nhóm nạn nhân Formosa, v.v. đã dẫn chúng ta đến một kết luận khó chối cãi: CÁCH ĐẤU TRANH ÔN HÒA VÀ CÔNG KHAI CHƯA ÁP DỤNG ĐƯỢC LÚC NÀY TẠI VN.

Kịch liệt phản đối bản án bất công với một tòa án bù nhìn xét xử

Hội Những người Cầm bút Can đảm

6-4-2018

Ảnh phiên tòa ngày 5/4/2018. Nguồn: internet

Chúng tôi, Hội Những Người Cầm Bút Can Đảm, kịch liệt phản đối bản án bất công, vô pháp, vô đạo lý, rừng rú, ngày 5 tháng 4 năm 2018, của một hội đồng xét xử bù nhìn, phán quyết theo sự áp đặt trước của Đảng Cộng sản Việt Nam, dành cho 6 công dân Việt Nam yêu nước, chỉ vì họ dám mở miệng cất lên tiếng nói của mình:

Hơn 60 năm tù cho 6 nhà hoạt động vì dân chủ

RFA

5-4-2018

Các nhà hoạt động tại phiên tòa hôm 5/4/2018. Ảnh: AP

Tòa án Nhân dân Hà Nội vào tối ngày 5 tháng 4 tuyên án 6 nhà hoạt động dân chủ- nhân quyền với những bản án cao nhất 15 năm tù, 5 năm quản chế và thấp nhất là 7 năm tù và 1 năm quản chế.

Bùi Văn Bồng – Áng cỏ Bồng lẻ loi đã muôn dặm xa rồi

Chú Tễu

Anh em Hà Nội về xứ Thanh tiễn biệt Bùi Văn Bồng

Lâm Khang chủ nhân

5-4-2018

Sáng nay, 5/4/2018, một nhóm thân hữu Hà Nội khởi hành từ sớm về Xứ Thanh để tiễn biệt Đại tá, Nhà văn, Nhà báo, Thi sĩ Bùi Văn Bồng đi vào cuộc viễn du mới, và là cuộc viễn du cuối cùng của ông.

Mặt dày như Đảng Cộng sản

FB Phạm Đoan Trang

5-4-2018

Trong giai đoạn trước 1945, các báo cáo liên lạc giữa đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi của đảng CSVN thời kỳ đó) và Quốc tế Cộng sản thường xuyên đề cập đến việc tiền nong. Trong khoảng thời gian hoạt động của mình trước khi bị giải thể vào năm 1943, Quốc tế Cộng sản đã tài trợ nhiều khoản tiền cho hoạt động của đảng.

Dân chủ không phải là tội

FB Nguyễn Trung Trọng Nghĩa

5-4-2018

Ảnh: Getty images

Nhiều người nói rằng bố tôi và các bác trông rất hiên ngang và oai hùng. Tôi đồng ý, nhưng nếu các bạn nhìn kỹ hơn các bạn sẽ thấy:

– Bố tôi, mục sư Nguyễn Trung Tôn, bộ dạng hết sức thô kệch bởi vì đơn giản ông xuất thân là một người nông dân. Đằng sau ông là cả một gia đình nghèo khó gồm một mẹ già mù loà, một người vợ ốm đau tần tảo và hai người con thơ thiếu vắng sự che chở dậy dỗ của cha.

Án 15 năm tù cho luật sư Nguyễn Văn Đài

BBC

5-4-2018

Luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài (trái), tại phiên tòa 5/4/2018 . Ông và 5 nhà đấu tranh dân chủ khác bị cáo buộc âm mưu lật đổ chính phủ VN. Ảnh: Getty Images

Phiên tòa xử các ông Nguyễn Văn Đài và năm người đã kết thúc chỉ trong một ngày xử vào hôm 5/4.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969, bị tòa ở Hà Nội tuyên án nặng nhất: 15 năm tù, 5 năm quản chế.

Bản án dành cho chế độ độc tài

FB Ngô Thanh Tú

5-4-2018

Ảnh: internet

Kể từ khi Nguyễn Phú Trọng hất cẳng và đẩy Nguyễn Tấn Dũng phải về vườn làm “người tử tế”, ông đã khôn khéo đặt chân vào đảng ủy Công an Trung ương. Như vậy, với chức Bí thư Quân ủy Trung ương và là Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Nguyễn Phú Trọng là người thâu tóm cả hai lực lượng vũ trang, gồm quân đội và công an. Và cũng từ đó, người dân trong nước cũng như quốc tế thấy được chính quyền CSVN đã trả thù những người bất đồng chính kiến một cách tàn ác, thông qua những bản án nặng nề mà tòa tuyên cho họ.

Không phải chờ đến hôm nay, khi mà bản án nặng nề dành cho những người yêu nước, nhưng lại bất đồng chính kiến đối với chính quyền độc tài Cộng sản, như: Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Lê Thu Hà chúng ta mới thấy được sự tàn ác của chế độ, mà kể từ khi Nguyễn Phú Trọng đặt chân vào trong đảng ủy công an trung ương, thâu tóm mọi quyền lực, chính quyền CS đã tỏ ra căm thù những người khác chính kiến với họ. Điều này thể hiện qua bản án 10 năm dành cho người mẹ đơn thân, nuôi hai con nhỏ là cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Nha Trang, cô Trần Thị Nga, cũng bà mẹ đơn thân nuôi hai con nhỏ ở Hà Nam và rất nhiều thanh niên ở Hà Tĩnh liên quan đến việc đòi công lý sau khi thảm họa môi trường do Tập đoàn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra. Kể xá chi là phụ nữ lại nuôi con nhỏ, quan trọng chi chuyện nhân đạo, chỉ cần bất đồng chính kiến với chế độ độc tài đều sẽ bị trả thù, phải lãnh những mức án nặng. Mức án nặng được tuyên ra nó cho thấy chính quyền rất căm ghét người khác chính kiến với họ.