Đã chính thức lộ ra tại sao “trăm nơi đua giá, trăm nhà đua test” vô tội vạ?

Cù Mai Công

20-12-2021

Việc cơ quan điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Quốc Việt, tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á, để điều tra về những sai phạm trong việc nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19 với nhiều người có lẽ cũng không ngạc nhiên lắm. Nó như một tất yếu sau bao nhiêu nghi ngờ trong dư luận, bà con mình từ hồi đầu dịch về “phong trào” test Covid rộ lên khắp nơi, “trăm nơi đua giá, trăm nhà đua test”.

Thấy gì qua vụ Việt Á?

Dương Quốc Chính

19-12-2021

Việc Công an bắt, hay Tòa xử một vụ nào đó, vào thời điểm nào thường không phải ngẫu nhiên, mà đều phải chọn thời điểm.

Bộ test Covid-19 đầu tiên của Việt Nam: Chất lượng kém và bị nâng giá kiếm tiền

Huỳnh Wynn Trần

20-12-2021

Mấy hôm nay, câu chuyện giám đốc của Cty Việt Á, là cty sản xuất bộ test kit nhanh Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam, bị bắt vì nâng khống giá bán làm dậy sóng cộng đồng vì người dân không thể chấp nhận cách làm ăn bất lương này.

Sống chết mặc bây, miễn sao chúng tao thu vào tiền tỷ

Đỗ Duy Ngọc

19-12-2021

Tàn nhẫn, vô lương và kinh tởm là những từ mà mấy hôm nay rất nhiều người thốt lên khi nghe tin Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt vừa bị bắt giam với tội nâng khống giá kít test Covid-19 trong cơn đại dịch đầy bi thương vừa qua.

Mười năm tù của Giám đốc CDC Hà Nội không có tác dụng răn đe

Mái Bá Kiếm

19-12-2021

Ngay từ đầu dịch, tháng 2/2020, Nguyễn Nhật Cảm – GĐ CDC Hà Nội, đã biết máy test Realtime PCR là thiết bị chủ lực trong trận chiến chống Covid về sau, nên đồng ý với Công ty MST nâng giá gói thầu máy test này từ 4,1 tỷ lên 9,5 tỷ đồng, gây thiệt hại ngân sách 5,4 tỷ đồng.

Vì sao anh Chung vào lò?

Dương Quốc Chính

12-12-2021

Anh Chung con là người có tài với chuyên môn công an, điều đó không thể phủ nhận được. Anh là thiếu tướng năm 46 tuổi, trẻ nhất toàn ngành, coi như là ông sao sáng trong ngành công an. Lẽ ra anh cứ leo tiếp lên bộ, thì có lẽ cũng phải thứ, bộ trưởng chứ chả đùa. Nhưng anh lại rẽ sang Chủ tịch HN. Bước ngoặt đó làm thay đổi cuộc đời anh.

Đất, tội lỗi, và sự khốn cùng

Nguyễn Thông

6-12-2021

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Nguyệt Nhi/PLTP

Hôm nay 6.12, Sài Gòn mở phiên tòa xử đám quan chức ăn đất. Nhân vật chính là phó chủ tịch thành phố Trần Vĩnh Tuyến, cùng đám quan tham Lê Tấn Hùng em cựu bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải…

Có phải ông Thưởng đang ám chỉ về phương thức… ‘xử lý’ Tô Lâm?

Blog VOA

Trân Văn

24-11-2021

Hôm qua (23/11/2021) khi gặp gỡ đại diện dân chúng Đà Nẵng trong vai đại biểu của họ tại Quốc hội khóa 15, ông Võ Văn Thưởng – Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trường trực Ban Bí thư của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN – bảo rằng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đang… “hướng tới xây dựng cơ chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng.

Ông Thưởng nói ngoa như thế sau khi một số cử tri tại Đà Nẵng bất bình về thực trạng tham nhũng và hiệu quả phòng – chống tham nhũng: Lửa vẫn cháy, lò vẫn nóng nhưng củi ướt, khói nhiều, sức nóng không đủ để củi cháy hết. Luật phòng chống tham nhũng không đủ chế tài, sức răn đe nên hạn chế kết quả. Phòng – chống nhưng tham nhũng vẫn trầm trọng, chẳng hạn phải xử lý một… tiểu đội… tướng lĩnh của Cảnh sát biển

Giống như nhiều viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam, ông Thưởng tiếp tục nhấn mạnh: Phòng – chống tiêu cực, tham nhũng là vấn đề đảng rất quan tâm bởi đó là chuyện có tính sống còn với vận mệnh của đảng, nhà nước và chế độ! Để chứng minh, ông dẫn chứng đảng của ông… đã xử lý nghiêm nhiều cán bộ vừa được bầu vào BCH TƯ đảng khóa này, nhiều tướng lĩnh cao cấp

Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng khẳng định: Những quy định sau Đại hội 13 của đảng CSVN đã đổi mới, rất chặt chẽ, rõ ràng, có tính khả thi và phòng ngừa rất cao. Nếu cán bộ có khuyết điểm, sai lầm, uy tín giảm sút thì trước hết là khuyến khích từ chức. Đồng thời cũng phải tạo ra áp lực chính trị của tổ chức đảng và cơ quan để cán bộ từ chức khi uy tín giảm sút, không chờ hết nhiệm kỳ (1)...

***

Từ thực tế như đã biết và đang thấy, rõ ràng ông Thưởng thiếu kiến thức và thiếu suy nghĩ. Ủy viên Bộ Chính trị mà không biết đối tượng nào chọn “nhiều cán bộ vừa được bầu vào BCH TƯ đảng khóa này” để sau đó phải… “xử lý nghiêm” vì từng đục khoét của công! Thường trực Ban Bí thư mà không rõ đối tượng nào phong tướng cho những sĩ quan biến chất, đối tượng nào từng mặc kệ những viên tướng đó khi chúng câu kết nhũng lạm?

Vì sao… “đã đổi mới, rất chặt chẽ, rõ ràng, có tính khả thi và phòng ngừa rất caomà lại như thế? Thực tế đã như thế lại còn khẳng định như thế thì bao nhiêu người tin? Đến giờ, ông Thưởng vẫn không nhận ra tiếp tục nói ngoa như thế vừa hủy hoại uy tín cá nhân, vừa khiến thiên hạ thêm chán ngán bởi ông và đảng của ông đã gian lại còn dại, mãi luẩn quẩn, loanh quanh với thói nói lấy được!

Giống như các đồng chí của ông, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tiếp tục quảng bá… nghiêm minh. Trong lịch sử nhân loại, có thời nào, ở xứ nào mà… nghiêm minh là… “khuyến khíchcán bộ có khuyết điểm, sai lầm, uy tín giảm sút… từ chức”, nếu không thì… “tổ chức đảng và cơ quan tạo ra áp lực chính trị để cán bộ từ chức chứ không chờ hết nhiệm kỳ”? Còn gì khôi hài hơn thế?

Hay là ông Thưởng nói xa, nói gần về trường hợp ông Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng Bộ trưởng Công an – điển hình cao nhất, mới nhất về việc… “có khuyết điểm, sai lầm, uy tín giảm sút”? 17 thành viên còn lại của Bộ Chính trị đang… tạo ra áp lực chính trị để ông Tô Lâm… “từ chức khi uy tín giảm sút, không chờ hết nhiệm kỳ”? Nếu điều đó đúng thì cũng không thể xếp loại… áp lực chính này vào diện… nghiêm minh!

***

Trong vài năm gần đây, sau khi nghe thiên hạ kháo với nhau về phương thức phòng – chống tham nhũng của Singapore khiến các viên chức của họ “không dám, không thể, không cần, không muốn” tham nhũng, các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam bắt đầu bi bô về “bốn không” như sáng kiến riêng của đảng CSVN quang vinh!

Singapore phòng – chống tham nhũng có hiệu quả vì phương thức quản trị – điều hành tại đó buộc các viên chức của họ nhận thức, tham nhũng đồng nghĩa với mất lớn hơn được. Thậm chí nếu vẫn muốn, các viên chức ở Singapore cũng không thể tham nhũng vì việc kiểm soát tài sản, thu nhập của họ được thực hiện rất chặt chẽ. Tham nhũng ở Singapore đồng nghĩa đối diện với đủ thứ phiền toái, chưa kể thiệt đơn, thiệt kép…

Cho dù đã nói ngoa và nói điêu từ lâu, nói ngoa nhiều lần về “bốn không” nhưng các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đều giống như ông Thưởng, chỉ cho biết đang… “hướng tới xây dựng cơ chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng! Tự thân hai từ… “hướng tới” có lẽ là đủ để xác định sự trâng tráo của những kẻ lập ngôn ở mức nào.

Chú thích

(*) https://tuoitre.vn/lam-sao-de-can-bo-khong-dam-khong-the-khong-can-khong-muon-tham-nhung-20211123141221495.htm

“Nghĩ mình phương diện quốc gia”

Chu Mộng Long

21-11-2021

Ngày 18.11, họp Ban CĐTW phòng chống tham nhũng, cụ Tổng thể hiện quyết tâm đẩy mạnh chống tham nhũng và khuyên các thành viên phải luôn nhớ: “Quan trên trông xuống người ta trông vào”. Ý cụ nói các thành viên muốn chống tham nhũng phải liêm chính, bàn tay bẩn không thể có tư cách chống ai.

Giả ngây, giả dại để chối tội?

Lê Thiếu Nhơn

18-11-2021

Phiên tòa xét xử vụ lừa đảo chiếm dụng công sản liên quan đến nữ đại gia Diệp Bạch Dương, có nhiều tình tiết khá thú vị. Trái ngược với phản ứng gay gắt của nữ đại gia Diệp Bạch Dương nhằm phủ nhận tội danh, thì bị cáo khác là Nguyễn Thành Rum – nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch TP.HCM lại chối tội bằng cách giả ngây giả dại.

Ăn thịt bò nhớ Mác

Trần Trung Đạo

17-11-2021

Trước ngày ăn miếng bò bít-tếch với giá cắt cổ của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe hay còn gọi Salt Bae (Thánh rắc muối), Tô Lâm hướng dẫn một phái đoàn đến viếng mộ Karl Marx ở nghĩa trang Highgate thuộc vùng ngoại ô London. Theo phiên bản tiếng Anh của báo Công An, hành động của Tô Lâm thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Chuyện tài sản bất minh ở xứ ta

Đỗ Duy Ngọc

15-11-2021

Đọc trên báo thấy có tin: “Sau 3 kỳ thảo luận, các ĐBQH vẫn chưa nhất trí việc tịch thu hay đánh thuế, hay đưa ra tòa với tài sản không chứng minh được nguồn gốc. Thậm chí, qua phát phiếu lấy ý kiến, vẫn không quyết được ‘số phận’ tài sản này“.

Khi “minh quân” không còn tỉnh táo!

Lê Huyền Ái Mỹ

8-11-2021

Ông Nguyễn Minh Quân (trái). Ảnh trên mạng

Bắt giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức Nguyễn Minh Quân. Bản tin đập vào mắt. Giáng liền hai suy nghĩ: Thành phố mới ra đời, sao đã vậy? Thêm một bác sĩ nữa nhúng chàm, mà lại là một “hiện tượng lạ” của ngành y tế thành phố, sao lại đến nông nổi này?

Thực chất cuộc chống tham nhũng tiêu cực của ông Trọng

Nguyễn Thông

6-11-2021

Sáng nay 6.11, tòa của các ông ấy tuyên phạt tù thằng phó tổng cục trưởng tình báo ăn hối lộ (mà tội thằng này chắc không phải chỉ đớp tiền đâu). Rồi cũng giơ cao đánh khẽ thôi, không hẳn bởi tội nhẹ hay có tình tiết giảm nhẹ, mà do nếu làm căng với nó, nó phun ra thì chết cả lũ (cha con nó thiếu gì bài ngửa).

Tận cùng bất lương, tận cùng giả dối

Phạm Đình Trọng

5-11-2021

Năm 2016, người đứng đầu nước Mỹ giầu nhất thế giới, tổng thống Barack Obama thăm chính thức Việt Nam. Sau những lễ nghi và thăm viếng ngoại giao ở Hà Nội, đến bữa, Tổng thống Mỹ ra quán bún chả bình dân phố Huế ăn trưa cùng dân thường Hà Nội. Một bát nước chấm, chả nướng. Một đĩa bún. Một đĩa rau sống. Một chai bia Hà Nội. Bữa ăn của Tổng thống Mỹ khi công cán ở Hà Nội chỉ vài chục ngàn đồng tiền Việt, chỉ hai, ba đô la Mỹ.

Cao Minh Quang ký Thông tư 47, chừa lỗ hổng để nhập thuốc giả

Mai Bá Kiếm

5-11-2021

Ngày 12/9/2007, Thủ tướng ban hành Quyết định 151/2007/QĐ-TTg quy định “về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại VN”. Điều 12 giao Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại VN.

Ăn trên xương máu đồng bào

Phạm Minh Vũ

5-11-2021

Đây là Tô Lâm, Tô Ân Xô và đàn em ngày hôm qua gây phẫn nộ dư luận khi một đoạn clip trên tiktok do chủ nhà hàng “thánh rắc muối” đăng tải cho thấy cả đám hí hửng, mặt đỏ khi uống rượu và đợi thịt bò dát vàng ra xắt miếng, mõm Tô Lâm há ra đợi để táp một miếng, rồi đàn em vỗ tay.

Tô Lâm với Thánh Rắc Muối

Hoàng Dũng

4-11-2021

Video trên tài khoản tiktok của nusr_et cho thấy Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đang dùng bữa tối trong một nhà hàng của Thánh Rắc Muối Nusret Gökçe, người Thổ Nhĩ Kỳ.

Chốn quan trường

Lê Huyền Ái Mỹ

4-11-2021

Giờ mới chứng nghiệm con virus SARS-CoV2 có sức công phá ghê gớm, ngay cả khi những tưởng đã “âm tính” mà giờ chót vẫn cứ “hai vạch” đỏ au, thậm chí hậu quả để lại nặng nề nào viêm cơ tim, nào tổn thương gan mề đủ cả; đã hoàn thành nhiệm vụ trở về, coi như “đoái công” mà vẫn cứ bị “buộc tội”.

Hỏi nhỏ: “Trương Quốc Cường có quốc tịch nước ngoài chưa?”

Mai Bá Kiếm

4-11-2021

Ngày 3/11/2021, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can đối với Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng vẫn chưa bị tạm giam, và không biết thứ trưởng Cường có quốc tịch nước ngoài như thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chưa?

Đường đi của tham nhũng

Thái Hạo

1-11-2021

Có thể nhiều bạn chưa hình dung được cơ chế của tham nhũng, xin ví dụ thế này cho dễ hiểu. Hồi còn đi dạy, tôi làm tổ trưởng chuyên môn của tổ Văn, do đặc thù trường chuyên nên một số “môn chính” quyền tuyển dụng giáo viên sẽ do tổ trưởng quyết.

Quy định 37 nghiêm hơn Luật phòng chống tham nhũng?

Mai Bá Kiếm

28-10-2021

Tổng Bí thư vừa ký ban hành Quy định 37 về những điều đảng viên không được làm, trong đó có mấy điều cấm mới: Không được nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định, không can thiệp để con cái du học bằng tiền tài trợ.

Cấm riêng đảng viên mà dân vẫn khó thoát?

Lưu Trọng Văn

28-10-2021

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Quy định 37 của Ban chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, thay thế Quy định 47 năm 2011.

Trận so găng giữa Nguyễn Phú Trọng với “bố già” Nguyễn Văn Hưởng, ai sẽ thắng?

Phạm Vũ Hiệp

27-10-2021

Nếu không có gì thay đổi thì ngày 5/11/2021, Toà án TP Hà Nội sẽ mở phiên sơ thẩm, xét xử đại tá Nguyễn Duy Linh, cựu Thường vụ Đảng uỷ, Phó Tổng cục Tình báo (trước tháng 10/2018), Cục trưởng Cục B05 Bộ Công an (sau tháng 10/2018) về tội nhận hối lộ và Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” về tội đưa hối lộ; cùng Hồ Hữu Hòa, tức Hoà “thầy bói” về tội môi giới hối lộ.

“Thần tượng Đà Nẵng” hay là Thánh “cạp đất”?

Đan Thanh

25-10-2021

Báo Tiếng Dân đã đăng nhiều bài về chân dung các ông trùm “cạp đất” ở Đà Nẵng. Họ là ai? Xin nói nhanh, đó là các quan chức lãnh đạo đảng và chính quyền Đà Nẵng.

Từ vụ Nguyễn Quang Tuấn: Thể chế chuyên biến giả thành thật và ngược lại!

Blog VOA

Trân Văn

25-10-2021

Tuy sự kiện Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội bị khởi tố vì “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (1) không làm thiên hạ ngạc nhiên nhưng cảm xúc về sự kiện này trên mạng xã hội vẫn phức tạp, đó là sự đan xen lẫn lộn giữa buồn, tiếc và ngán ngẩm…

Đáng tiếc và cách dùng người

Mạc Văn Trang

24-10-2021

1. ĐÁNG TIẾC

Những quan chức như ông Lê Minh Tấn Giám đốc Sở LĐTBXH TP.HCM thì một lúc bỏ tù vài trăm anh cũng chả sao, nhưng nghe tin ông Nguyễn Quang Tuấn một bác sĩ tài năng, vì tham nhũng, bị bắt vào tù, cứ thấy xót xa, tiếc nuối …

“Chiều 21-10, Trung tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an – xác nhận với Tuổi Trẻ Online thông tin Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Quang Tuấn về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 222 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Các quyết định và lệnh trên cũng đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn”.

Ông Nguyễn Quang Tuấn sinh năm 1967, 54 tuổi, là một bác sĩ tim mạch hàng đầu của Việt Nam.

Năm 1994, Nguyễn Quang Tuấn tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội ngành bác sĩ đa khoa. Sau đó ông tiếp tục học Bác sĩ nội trú chuyên ngành tim mạch.

Năm 1996, Nguyễn Quang Tuấn đi tu nghiệp chương trình 2 năm tại Đại học Toulouse, Pháp học về ngành Tim mạch can thiệp.

Năm 1997, ông tốt nghiệp Trường Đại học Toulouse loại xuất sắc và nhận được lời mời của giáo sư ở lại làm việc nhưng ông đã quyết định quay về Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu hành nghề y, ông được sự hướng dẫn của giáo sư Phạm Gia Khải và Nguyễn Lân Việt.

Năm 2005, Nguyễn Quang Tuấn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Y Hà Nội. Năm 2010, nhóm của Nguyễn Quang Tuấn và tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng được trao giải nhất Giải thưởng “Nhân tài đất Việt” trong lĩnh vực y tế cho đề tài “Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)”.

Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội. Ông hiện là Giảng viên cao cấp Bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Năm 2017, ông là Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, Thành viên Ban cố vấn Hội Tim mạch học can thiệp châu Á-Thái Bình Dương (FAPSIC), Thành viên Hội Tim mạch học can thiệp Hoa Kỳ (FSCAI).

Ông được công nhận đạt chuẩn Chức danh Giáo sư ngành Y năm 2017. Ngày 18 tháng 3 năm 2020, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế”… (Wikipedia).

Riêng cái việc “Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)” đã cứu được biết bao người. Ông anh tôi đã mấy lần nguy kịch và được đặt 3 stent nên qua khỏi.

2. DO CÁCH DÙNG NGƯỜI

Tôi nhớ năm 1967 một lần được nghe GS Tôn Thất Tùng nói chuyện về làm khoa học. Cuộc nói chuyện của ông chỉ chừng 30 phút, nhưng rất ấn tượng. Ông nói đại ý, làm khoa học, làm chuyên môn thì phải tập trung vào công việc mà mình theo đuổi, kệ mẹ mọi cái diễn ra xung quanh. Có tập trung theo đuổi mới phát hiện ra vấn đề, rồi suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề; phải chú ý quan sát, tập trung cao độ vào công việc mới mong tìm ra cái gì đó, cứ nhấp nha nhấp nhổm thì chẳng làm được gì…

Ông chia sẻ, họ bảo tôi làm Thứ trưởng Bộ Y tế, nhưng tôi nói, cái đó thằng nào chả làm được! Để yên cho tôi làm chuyên môn. Rồi ông bảo, tôi làm Giám đốc Bệnh viện cũng chỉ làm chuyên môn thôi. Mọi việc về nhân sự, tài chính, hội họp, báo cáo… thì ông Phó kiêm bí thư Đảng uỷ làm hết. Nếu bảo tôi ký giấy, thì tôi nói, ông ký trước đi, ông chịu trách nhiệm nhé, tôi không chịu trách nhiệm đâu!

Ông nói đi nói lại, phải say sưa, hứng thú tập trung vào việc chuyên môn, phải hết sức tỉ mỉ, chính xác mới làm khoa học được. Các anh cứ nói chung chung, cái gì cũng quan sát qua loa thì đừng làm khoa học!

Càng trải nghiệm, càng thấy thấm thía ý kiến của GS Tôn Thất Tùng.

Chế độ phong kiến đào tạo những người đỗ đạt ra làm quan. Họ được giáo dục phẩm chất của người làm quan và lương bổng hậu hĩ, nên cũng ít tham nhũng.

Thời Pháp thuộc, người Pháp đã đào tạo ra một thế hệ các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu đúng nghĩa. Những người đã tốt nghiệp đại học thời đó hầu hết đều thành tài, do họ say mê đi sâu vào chuyên môn được đào tạo. Họ không màng làm quan, nếu có cũng là bất đắc dĩ.

Vì sao vậy? Vì họ theo các giá trị của châu Âu, những người có chuyên môn, có tài được say sưa làm công việc mình yêu thích là hạnh phúc rồi; mặt khác tiền lương để họ và vợ con đủ sống đàng hoàng, không phải tính chuyện xoay xở “làm thêm” kiếm chác…

Thời nay, người đỗ đạt, say sưa làm chuyên môn thì nghèo, vợ con nhếch nhác; nhưng nhảy được vào cái ghế quan chức là có quyền, có tiền, chả mấy mà xe hơi, nhà lầu, oai vệ…
Thành ra, đa số học cốt có bằng cấp (cả mua bằng cấp) để chạy có chức có quyền, trở nên giàu có…

Kẻ dốt nhưng có chức quyền làm quản lý khoa học thì những người giỏi chuyên môn dưới quyền vô cùng chán nản: Họ cứ “sắp xếp, quy hoạch, đổi mới” tuỳ tiện để tạo ê kíp, phá nát các tổ chức có tính truyền thống; Họ dùng người, đánh giá người sai; Họ làm chủ nhiệm các đề tài, dự án có “màu”… nhưng sai quân lính làm hết, chỉ có đi họp kể cả tranh đi họp quốc tế, bắt người giỏi chuyên môn viết báo cáo cho họ; ra sách thì họ Chủ biên, có khi chả viết chữ nào…

Vì vậy mấy người giỏi chuyên môn cũng ấm ức, nhấp nhổm không yên, cố nhảy được vào hệ thống quan chức. Vào đó rồi hội họp suốt ngày, học nghị quyết, kiểm điểm, thi đua, báo cáo… còn thời gian, tâm sức đâu mà làm chuyên môn nữa. Mà mấy anh chuyên môn sâu, lớ ngớ làm quản lý, vào cái hệ thống tù mù, “thiên la địa võng” những cạm bẫy thì dễ sai lầm lắm.

TÓM LẠI:

Người quản lý chỉ cần biết chuyên môn nhưng hiểu pháp luật, hiểu biết về Khoa học quản lý, am hiểu Tâm lý – xã hội, trải nghiệm cuộc sống và đáng tin cậy về nhân cách, chứ không cần nhà chuyên môn thật giỏi.

Nhà chuyên môn, nhà khoa học giỏi là của quý hiếm, cần trả lương họ xứng đáng để họ yên tâm làm chuyên môn đóng góp cho xã hội; để họ nhấp nhổm bon chen vào chốn quan trường trong thể chế này, thì rất dễ tha hoá.

“Quan chức hoá” đội ngũ giỏi chuyên môn là sai lầm tệ hại, không biết đến bao giờ mới khắc phục được.

Cái chết của Cục trưởng cục Đường sắt VN và sợi dây cột chó…

Lưu Trọng Văn

23-10-2021

Tôi không quên được ông Nguyễn Xuân Hữu khi gặp ông bên suối Trà Nô, căn cứ của Khu uỷ Khu Năm thời chiến tranh. Ông cao lớn rậm râu sống chết với Dân suốt hai cuộc kháng chiến ác liệt tại khu Năm, được Dân thương gọi là thằng Bảy Râu.

Đáng tiếc một tài năng

Phan Ngọc Minh

22-10-2021

Ông Nguyễn Quang Tuấn là một tài năng y học. Ông đã từng đi tu nghiệp chương trình tại Đại học Toulouse, Pháp học về ngành Tim mạch can thiệp.

Manh mối có thể từ ai?

Lưu Trọng Văn

22-10-2021

“Báo cáo của Bộ Giao thông vận tải cho thấy: Dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư ngoài trách nhiệm chính thuộc phía Tổng thầu thì chủ đầu tư (Bộ GTVT), Ban Quản lý dự án đường sắt chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành Dự án; Tư vấn thiết kế bước lập dự án chịu trách nhiệm về chất lượng lập dự án đầu tư; Chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng (UBND TP. Hà Nội) chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng; Tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thi công, quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành xây dựng”.