Chúng cả!

Lê Huyền Ái Mỹ

1-7-2022

Chị chủ tiệm tóc tôi quen có chồng là bác sĩ. Dạo trước khi dịch bùng phát, hai vợ chồng sang Canada thăm con cháu, rồi mắc kẹt, rồi nấn ná mấy lượt vì tình hình đi – về quá ư nhiêu khê. Nhưng tới lịch hẹn thăm khám, điều trị cho bệnh nhân thì không thể kéo dài thêm, tốn mấy cũng phải về. Kết cuộc, lùng sục vé, về tới Việt Nam rồi mà phải vòng ra Đà Nẵng, hoàn tất cách ly mới được bay vô Sài Gòn. Tổng cộng hai vợ chồng anh chị tốn gần 200 triệu cho cuộc về nhà.

Phải chăng trào lưu toàn cầu hóa đã kết thúc?

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

31-3-2023

Mặc dù sự cạnh tranh Mỹ-Trung có thể phá vỡ các thỏa thuận về kinh tế trong toàn cầu, nhưng chắc chắn nó không báo trước sự suy giảm nghiêm trọng về tình trạng tương thuộc của con người. Lịch sử cho thấy trào lưu toàn cầu hóa phần lớn được thúc đẩy bởi những thay đổi trong công nghệ mà nó làm giảm đi tầm quan trọng của khoảng cách và điều đó sẽ không thay đổi.

Tham nhũng và quy hoạch báo chí

Huy Đức

25-3-2024

Khi Võ Văn Thưởng bị tước hết các loại chức vụ, một nguyên tổng biên tập phát hiện, hầu như tất cả những người soạn thảo và triển khai máy móc Quy hoạch báo chí đều đã mất chức hoặc bị bắt. Mở đầu là Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn…

Dị biệt văn hóa: Quá khó chịu!

Mai Bá Kiếm

21-7-2021

Từ năm 1990, LS Nguyễn Phương Danh và tôi thường đàm đạo về văn hóa ứng xử trong cuộc sống. Anh Danh nói câu khái quát: “Mình có thể sống chung với người dị biệt giàu nghèo hay dị biệt học vấn, chứ không thể sống chung với dị biệt văn hóa”.

Ngôn ngữ của chúng ta

Tuấn Khanh

28-7-2021

Trong đại dịch, tôi có đọc được status của bác sĩ Phan Xuân Trung về chuyện trẻ em phải đi trại cách ly. Lâu lắm, tôi mới đọc được một người đang sống “trong lề”, nhưng bật ra lời rất thật. Kiểu nói thật mà không ít người Việt Nam lâu nay e ngại.

Chiến lược tiêm vaccine

Dương Quốc Chính

1-8-2021

Về khoản này, chắc Việt Nam phải học… Campuchia. Họ gọi là tiêm kiểu nở hoa, tiêm từ lõi các TP lớn rồi toả ra nông thôn. Thế nên Campuchia tiêm khá nhanh và hiệu quả. Tất nhiên họ được Tàu hỗ trợ vaccine Tàu và dân số ít. Nhưng cách làm đó là hợp lý.

Phòng chống dịch covid-19: Vì sao không nên triển khai tiêm vaccine dịch vụ khi nguồn cung còn rất thiếu?

Trần Tuấn

6-8-2021

Nói ngắn gọn, là vì “lợi bất cập hại”! Tức là, cái lợi thì rất nhỏ, mà cái “hại” đưa lại cho công tác phòng chống dịch COVID-19 là rất lớn!

Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Văn Nên

Jackhammer Nguyễn

11-8-2021

Kính gửi ông Nguyễn Văn Nên,

Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh

Tôi, Jackhammer Nguyễn, là một người cầm bút tự do sống tại Hoa Kỳ, nhưng tôi đã từng là một công dân của thành phố mà ông đang quản lý.

Đại dịch nhưng rảnh rỗi!

Blog VOA

Trân Văn

17-8-2021

Những chuyện bất cập liên quan đến hoạt động phòng, chống dịch tại Việt Nam không còn làm người ta cười, kể cả cười mỉa và cười buồn.

Phòng chống dịch Covid-19: Để không còn xảy ra những quyết định “đùng – đoàng”!

Trần Tuấn

22-8-2021

Người bạn thâm niên hơn 30 năm làm chính sách công tôi rất kính trọng, gửi cho một đoạn liệt kê nhanh các quyết định liên quan tới công tác chống dịch COVID-19 ở Tp. Hồ Chí Minh trong 3 tháng qua (Xin trích ở dưới bài viết này).

Sài Gòn ngày phong tỏa thứ năm mươi hai

Đỗ Duy Ngọc

29-8-2021

Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5  phần 6 — phần 7 — phần 8 — phần 9 — phần 10 — phần 11 — phần 12 — phần 13 — phần 14 — phần 15 — phần 16 — phần 17 — phần 18 — phần 19 — phần 20 — phần 21 — phần 22 — phần 23 — phần 24 — phần 25 — phần 26 — phần 27 — phần 28 — phần 29 — phần 30 — phần 31 — phần 32 — phần 33 — phần 34 — phần 35 — phần 36 — phần 37 — phần 38 — phần 39 — phần 40 — phần 41 — phần 42  phần 43  phần 44  — phần 45 — phần 46 — phần 47 — phần 48  — phần 49  — phần 50 phần 51

Rào chắn, giấy đi đường và nhân phẩm

Huy Đức

7-9-2021

Khi hai hộ trong một chung cư ở Long Biên có người dương tính với Covid, Ban quản lý (BQL) “cắt” thang máy lên hai tầng, cử người “phục vụ hậu cần” cho hai hộ có F0 và hàng xóm của họ tới tận cửa. Thông tin được cập nhật. Hàng trăm hộ ở các tầng khác vẫn có thể xuống sảnh lấy đồ mà shippers mang tới, ai đi làm vẫn đi làm, ai đi chợ vẫn đi chợ… Khi về nhà thì được khuyến cáo luôn ở trong nhà, không ra hành lang, không xuống sảnh ngồi chơi hoặc… “tám”.

Phòng chống dịch Covid-19 cho Hà Nội: Nên giãn phong tỏa như thế nào?

Trần Tuấn

11-9-2021

Ngày hôm qua 10.9, Lãnh đạo TP Hà Nội đã yêu các liên minh đứng thư “kiến nghị chiến lược phòng chống dịch COVID-19 cho Hà nội” (gửi ngày 31/8/2021) tiếp tục cho ý kiến về phương án phong tỏa nào cho Hà Nội trong những ngày tới!

Nanocovax – vaccine đầu tiên trên thế giới được tổ chức lễ cầu nguyện

Nguyễn Hồng Vũ

19-9-2021

Sau lần thất bại trong tháng 8 vừa qua, khi kết quả nghiên cứu khoa học của Nanocovax không vượt qua được hội đồng thẩm định của Bộ Y Tế để được cấp phép khẩn cấp thì lần này họ đã bổ sung thêm kết quả và đệ trình để thẩm định lại lần nữa… Theo thông tin của báo chí trong nước thì một lần nữa hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã thông qua hồ sơ của Nanocovax và chờ đợi tiếp các quyết định từ hội đồng thẩm định của Bộ Y Tế.

Ghi chép thời sự dịch 2021 (Phần 2)

Nguyễn Thông

24-9-2021

Tiếp theo Phần 1

Ngày 22.8.2021

Sau 123 ngày giãn cách, Sài Gòn mưa dầm dề…

Cù Mai Công

30-9-2021

Ngày cuối cùng của tháng 9, cả Sài Gòn mưa dầm dề từ một giờ sáng. Suốt từ ngày Sài Gòn “thiết quân luật” 23-8 tới giờ, Sài Gòn hầu như ngày nào cũng mưa. Mưa liên tục. Mưa rải đá xuống Thủ Đức đêm 22-8. Mưa sùi sụt sáng 30-9.

Thủ tướng lại chuyển bại thành… ‘thắng’!

Blog VOA

Trân Văn

4-10-2021

Hôm 2/10/2021, báo điện tử của chính phủ Việt Nam khởi đăng loạt bài COVID-19: Những quyết định mang tầm chiến lược vì tính mạng và sức khỏe nhân dân (1) để ca ngợi Thủ tướng nói riêng và chính phủ nói chung đã… đáp ứng một cách linh hoạt với đợt dịch COVID-thứ tư, xoay chuyển được tình thế! Chưa rõ loạt bài này sẽ có bao nhiêu… kỳ vì hôm nay (4/10/2021), mới chỉ thấy… kỳ 2!

“Chúng mày man rợ quá!”

Đỗ Duy Ngọc

10-10-2021

Tôi vừa nhận được cuộc điện thoại của một anh bạn Pháp. Anh năm nay cũng đã 76 tuổi, anh gọi cho tôi từ Montpellier, thành phố lớn thứ 8 của nước Pháp. Anh chỉ yêu cầu tôi trả lời một câu hỏi thôi, đó là có thật chính quyền Việt Nam ở Cà Mau vừa giết 13 con chó, trong đó có 7 con chó con không? Tôi bảo, đúng thế, báo đã đăng. Anh ta khóc lớn trong điện thoại và cứ nhắc đi nhắc lại từ Terrible! Terrible! tức là khủng khiếp.

Đáng tiếc và cách dùng người

Mạc Văn Trang

24-10-2021

1. ĐÁNG TIẾC

Những quan chức như ông Lê Minh Tấn Giám đốc Sở LĐTBXH TP.HCM thì một lúc bỏ tù vài trăm anh cũng chả sao, nhưng nghe tin ông Nguyễn Quang Tuấn một bác sĩ tài năng, vì tham nhũng, bị bắt vào tù, cứ thấy xót xa, tiếc nuối …

“Chiều 21-10, Trung tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an – xác nhận với Tuổi Trẻ Online thông tin Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Quang Tuấn về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 222 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Các quyết định và lệnh trên cũng đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn”.

Ông Nguyễn Quang Tuấn sinh năm 1967, 54 tuổi, là một bác sĩ tim mạch hàng đầu của Việt Nam.

Năm 1994, Nguyễn Quang Tuấn tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội ngành bác sĩ đa khoa. Sau đó ông tiếp tục học Bác sĩ nội trú chuyên ngành tim mạch.

Năm 1996, Nguyễn Quang Tuấn đi tu nghiệp chương trình 2 năm tại Đại học Toulouse, Pháp học về ngành Tim mạch can thiệp.

Năm 1997, ông tốt nghiệp Trường Đại học Toulouse loại xuất sắc và nhận được lời mời của giáo sư ở lại làm việc nhưng ông đã quyết định quay về Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu hành nghề y, ông được sự hướng dẫn của giáo sư Phạm Gia Khải và Nguyễn Lân Việt.

Năm 2005, Nguyễn Quang Tuấn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Y Hà Nội. Năm 2010, nhóm của Nguyễn Quang Tuấn và tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng được trao giải nhất Giải thưởng “Nhân tài đất Việt” trong lĩnh vực y tế cho đề tài “Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)”.

Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội. Ông hiện là Giảng viên cao cấp Bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Năm 2017, ông là Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, Thành viên Ban cố vấn Hội Tim mạch học can thiệp châu Á-Thái Bình Dương (FAPSIC), Thành viên Hội Tim mạch học can thiệp Hoa Kỳ (FSCAI).

Ông được công nhận đạt chuẩn Chức danh Giáo sư ngành Y năm 2017. Ngày 18 tháng 3 năm 2020, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế”… (Wikipedia).

Riêng cái việc “Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)” đã cứu được biết bao người. Ông anh tôi đã mấy lần nguy kịch và được đặt 3 stent nên qua khỏi.

2. DO CÁCH DÙNG NGƯỜI

Tôi nhớ năm 1967 một lần được nghe GS Tôn Thất Tùng nói chuyện về làm khoa học. Cuộc nói chuyện của ông chỉ chừng 30 phút, nhưng rất ấn tượng. Ông nói đại ý, làm khoa học, làm chuyên môn thì phải tập trung vào công việc mà mình theo đuổi, kệ mẹ mọi cái diễn ra xung quanh. Có tập trung theo đuổi mới phát hiện ra vấn đề, rồi suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề; phải chú ý quan sát, tập trung cao độ vào công việc mới mong tìm ra cái gì đó, cứ nhấp nha nhấp nhổm thì chẳng làm được gì…

Ông chia sẻ, họ bảo tôi làm Thứ trưởng Bộ Y tế, nhưng tôi nói, cái đó thằng nào chả làm được! Để yên cho tôi làm chuyên môn. Rồi ông bảo, tôi làm Giám đốc Bệnh viện cũng chỉ làm chuyên môn thôi. Mọi việc về nhân sự, tài chính, hội họp, báo cáo… thì ông Phó kiêm bí thư Đảng uỷ làm hết. Nếu bảo tôi ký giấy, thì tôi nói, ông ký trước đi, ông chịu trách nhiệm nhé, tôi không chịu trách nhiệm đâu!

Ông nói đi nói lại, phải say sưa, hứng thú tập trung vào việc chuyên môn, phải hết sức tỉ mỉ, chính xác mới làm khoa học được. Các anh cứ nói chung chung, cái gì cũng quan sát qua loa thì đừng làm khoa học!

Càng trải nghiệm, càng thấy thấm thía ý kiến của GS Tôn Thất Tùng.

Chế độ phong kiến đào tạo những người đỗ đạt ra làm quan. Họ được giáo dục phẩm chất của người làm quan và lương bổng hậu hĩ, nên cũng ít tham nhũng.

Thời Pháp thuộc, người Pháp đã đào tạo ra một thế hệ các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu đúng nghĩa. Những người đã tốt nghiệp đại học thời đó hầu hết đều thành tài, do họ say mê đi sâu vào chuyên môn được đào tạo. Họ không màng làm quan, nếu có cũng là bất đắc dĩ.

Vì sao vậy? Vì họ theo các giá trị của châu Âu, những người có chuyên môn, có tài được say sưa làm công việc mình yêu thích là hạnh phúc rồi; mặt khác tiền lương để họ và vợ con đủ sống đàng hoàng, không phải tính chuyện xoay xở “làm thêm” kiếm chác…

Thời nay, người đỗ đạt, say sưa làm chuyên môn thì nghèo, vợ con nhếch nhác; nhưng nhảy được vào cái ghế quan chức là có quyền, có tiền, chả mấy mà xe hơi, nhà lầu, oai vệ…
Thành ra, đa số học cốt có bằng cấp (cả mua bằng cấp) để chạy có chức có quyền, trở nên giàu có…

Kẻ dốt nhưng có chức quyền làm quản lý khoa học thì những người giỏi chuyên môn dưới quyền vô cùng chán nản: Họ cứ “sắp xếp, quy hoạch, đổi mới” tuỳ tiện để tạo ê kíp, phá nát các tổ chức có tính truyền thống; Họ dùng người, đánh giá người sai; Họ làm chủ nhiệm các đề tài, dự án có “màu”… nhưng sai quân lính làm hết, chỉ có đi họp kể cả tranh đi họp quốc tế, bắt người giỏi chuyên môn viết báo cáo cho họ; ra sách thì họ Chủ biên, có khi chả viết chữ nào…

Vì vậy mấy người giỏi chuyên môn cũng ấm ức, nhấp nhổm không yên, cố nhảy được vào hệ thống quan chức. Vào đó rồi hội họp suốt ngày, học nghị quyết, kiểm điểm, thi đua, báo cáo… còn thời gian, tâm sức đâu mà làm chuyên môn nữa. Mà mấy anh chuyên môn sâu, lớ ngớ làm quản lý, vào cái hệ thống tù mù, “thiên la địa võng” những cạm bẫy thì dễ sai lầm lắm.

TÓM LẠI:

Người quản lý chỉ cần biết chuyên môn nhưng hiểu pháp luật, hiểu biết về Khoa học quản lý, am hiểu Tâm lý – xã hội, trải nghiệm cuộc sống và đáng tin cậy về nhân cách, chứ không cần nhà chuyên môn thật giỏi.

Nhà chuyên môn, nhà khoa học giỏi là của quý hiếm, cần trả lương họ xứng đáng để họ yên tâm làm chuyên môn đóng góp cho xã hội; để họ nhấp nhổm bon chen vào chốn quan trường trong thể chế này, thì rất dễ tha hoá.

“Quan chức hoá” đội ngũ giỏi chuyên môn là sai lầm tệ hại, không biết đến bao giờ mới khắc phục được.

Việt Nam quá thiếu vắng những cuộc tranh luận

Nguyễn Trường Sơn

18-12-2021

Việt Nam và Đài Loan từng là hai quốc gia kiểu mẫu về chiến lược chống dịch COVID-19, khi cả hai nước đều duy trì số ca nhiễm ở con số không trong một thời gian dài.

Đổi mới lần thứ hai: Đổi mới toàn diện là lối thoát sống còn!

Nguyễn Ngọc Chu

31-12-2021

Rét tràn về những ngày cuối năm. Nhưng là cái rét của thiên nhiên chỉ kéo dài trong vài ngày, có thể chống chọi, chưa phải là mối lo lớn.

Ghi chép thời sự dịch 2021: Những ngày đen tối (Phần 18)

Nguyễn Thông

10-2-2022

Tiếp theo Phần 1 − Phần 2 − Phần 3 − Phần 4 − Phần 5 − Phần 6 − Phần 7 − Phần 8 − Phần 9 − Phần 10 − Phần 11 − Phần 12 − Phần 13 − Phần 14 − Phần 15Phần 16Phần 17

Shipper của công ty Grab đi giao hàng trong cơn dịch tại Sài Gòn. Ảnh: Internet

Ngày 28.9

Chính trị gia Đức nhìn thấy Tập trong ‘ngõ cụt’

N-tv

Phan Ba, dịch

28-11-2022

Chính phủ liên bang Đức đang lập một chiến lược mới cho Trung Quốc. Và chiến lược này cần phải chú ý đến việc lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ lại có sự phản đối công khai và rõ ràng. Các chính trị gia chuyên về đối ngoại của Đức tin chắc rằng những cuộc biểu tình này không chỉ là nhằm để phản đối các biện pháp nghiêm ngặt chống corona.

May mà còn có những người vô danh khác

Huy Đức

14-7-2023

Vụ án đang xử trong tuần qua là nỗi nhục quốc gia. Trong lịch sử loài người hiếm khi có một nhà nước nào đối xử với công dân của mình như thế. Từ tướng công an đến đại sứ đều ăn tiền của người dân trong hoạn nạn một cách thản nhiên. Tham nhũng đã trở thành một thứ văn hóa đang chế ngự và lộng hành đất nước.

Lẽ công bằng dành cho ai?

Ngô Anh Tuấn

26-7-2023

(Liên quan tới một phần vụ án “chuyến bay giải cứu”)

Những con số biết nói

Phong tỏa hay “nuôi F”?

Mai Quốc Ấn

24-7-2021

Sáng nay báo PLTP đăng một thông tin rất đáng chú ý: “Một số khu vực như Bình Tân, Bình Chánh, TP Thủ Đức, Hóc Môn, quận 4, quận 3, quận 1, Bình Thạnh… có số ca F0 trong các khu phong tỏa rất cao (từ trên 1.000 ca đến trên 3.000 ca, tính từ ngày 20 đến 23-7).”

Trí và tình – hai thứ quên mang khi lên đường chống dịch!

Blog VOA

Trân Văn

30-7-2021

Thông tin, hình ảnh cả trên mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức về hoạt động phòng, chống đại dịch COVID-19 của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam khiến người ta nẫu lòng…

Vaccine Tàu

Mai Quốc Ấn

2-8-2021

Những người ủng hộ tiêm vaccine Trung Quốc có “lý lẽ” của riêng họ. Và họ có đưa câu hỏi rất thực tế, đại khái là “Nếu bạn từ chối không chọn tiêm vaccine thì bạn có từ chối chữa trị ở bệnh viện nếu bị nhiễm Covid không?”

Ba khâu chống dịch

Nguyễn Đắc Kiên

8-8-2021

Hết ngày hôm nay là tròn một tháng TP.HCM giãn cách chống dịch với Chỉ thị 16 (và 16+), giờ thử nhìn lại việc chống dịch của thành phố qua khâu: tổ chức thực hiện, tham mưu – giúp việc và ra quyết định xem có rút ra được bài học gì không?

Minh bạch và thật thà với dân

Vũ Kim Hạnh

14-8-2021

Một tấm bảng ghi rõ loại vaccine được tiêm tại một trường học. Ảnh trên mạng

Phải nói là càng ngày mình càng thương người dân Sai Gòn đứt ruột. Dù nhỏ lớn mình sinh ra và vẫn sống ở đây. Những con số tử vong lạnh lùng không làm mình đau đớn và tím tái trong lòng bằng những câu chuyện thật về những trường hợp ra đi của nhiều người thân và quen.