Trao đổi với Phạm Tường Vân

Nguyễn Đình Cống

3-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: báo Quốc Tế

Tôi vừa đọc bài “Khi cái ác trở nên phổ biến: Liều thuốc nào cho người Việt?của nhà văn Phạm Tường Vân (PTV). Tôi tâm đắc với bài viết và xin trao đổi vài ý kiến.

PTV viết, “Tôi không dám mở báo ra đọc nữa. Có cảm tưởng chưa khi nào mà cái ác hiển lộ mạnh mẽ đến thế, được dung dưỡng dễ dàng hồn nhiên đến thế, đến nỗi chúng ta phải hỏi liệu đã tới ngưỡng chưa và ngày tận thế còn bao nhiêu canh giờ nữa?”

Đảng Cộng sản Việt Nam chống Tự do Báo chí

LTS: Dưới đây là bản dịch bài báo ra ngày 30/11/2017 của đài DEUTSCHE WELLE (Làn sóng Đức) về việc đảng Cộng sản VN kết án  hai blogger người Việt chỉ vài ngày trước cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.

DEUTSCHE WELLE là đài phát thanh, truyền hình đối ngoại nhà nước của Đức, phát sóng khắp thế giới bằng 30 thứ tiếng, cung cấp tin tức qua chương trình truyền hình, phát thanh và thông tin trên internet.

____

Linh Quang biên dịch

30-11-2017

Trước cuộc Đối thoại Nhân quyền giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam, đảng CSVN có những hành động cứng rắn đối với các blogger. Họ lại tiếp tục chính sách của những năm qua.

Ảnh chụp bài báo của đài DEUTSCHE WELLE (Làn sóng Đức), ra ngày 30.11.2017

Hai vụ được đem ra xét xử liên tiếp trong một thời gian ngắn cho thấy một sự thật về Việt Nam. Từ nhiều năm, chính phủ Việt Nam đã ngăn chận quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, mặc dù trong Hiến pháp năm 2003 các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và quyền tự do tiếp cận thông tin được ghi rõ ở điều 25.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 6)

Trình Bút

3-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: LEO

Mời đọc lại: Lời nói đầu  —  Phần 1  —  Phần 2  —  Phần 3  —  Phần 4Phần 5

6. Lĩnh vực vệ sinh, an toàn thực phẩm

* Hoang ngôn: “Một số mặt hàng thủy sản như tôm nếu bị trả do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được“.

* Tác giả: Ông Nguyễn Như Tiệp – cục trưởng cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad – Bộ NNPTNT)

* Nguồn: Báo điện tử Lao Động, ngày 09/11/2015

Tản mạn cho blogger Mẹ Nấm

Trung Nguyễn

2-12-2017

Có lẽ những ai quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam đều không khỏi bùi ngùi trước tình cảnh của hai người phụ nữ có con nhỏ là chị Trần Thị Nga và chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Chỉ vì lên tiếng phản đối bất công xã hội mà chị Nga phải nhận chín năm tù giam, năm năm quản chế, còn chị Quỳnh thì phải chịu mười năm tù giam.

Cách nhà cầm quyền đối xử với phụ nữ, trẻ em

Giả sử như phải chín, mười năm nữa hai chị mới ra tù, tôi tự hỏi không biết các con của hai chị lúc đó sẽ như thế nào? Chúng sẽ trở nên hư hỏng, không được đi học, trong tim chất đầy thù hận với nhà cầm quyền và xã hội, hay chúng sẽ là những người tốt, có ích cho xã hội?

Vấn đề của chính thể nhìn từ BOT Cai Lậy

FB Mai Quốc Ấn

2-12-2017

BOT Cai Lậy đã gây ra một sự xáo trộn rất lớn đối với tuyến giao thông miền Tây. Hàng hóa nông sản từ miền Tây đi khắp nơi và hàng hóa các nơi đổ về miền Tây bị “bóp cổ” ngay tại Cai Lậy. Trong chuyện này chính quyền chính quyền tỉnh Tiền Giang không thể vô can.

Hoạt động tham vấn cộng đồng trước khi triển khai một dự án nào đó là hết sức quan trọng. Việc cử những đại diện chính quyền địa phương các cấp, Mặt trận Tổ quốc hay các đoàn hội khác không thể hiện được hết chính kiến của nhân dân trước một dự án ảnh hưởng tới họ. Giả sử bây giờ, tuy đã muộn, hãy hỏi ý kiến nhân dân một cách nghiêm túc Xem nhân dân có muốn đặt trạm BOT Cai Lậy trên quốc lộ thay vì đưa nó về tuyến tránh?

Chịu đấm và ăn xôi

Kông Kông

2-12-2017

Phiên tòa Phúc thẩm, chỉ hơn 3 tiếng đồng hồ, xử cho có, đã y án 10 năm tù giam blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Những phiên tòa chính trị loại nầy đã không còn xa lạ với công luận. Cho dẫu có sôi sục căm phẫn, như đang bùng nổ, thì những người yêu tự do dân chủ cũng chỉ biết giải tỏa cảm xúc trên các trang mạng xã hội. Rồi đến lượt các nước, các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền lên tiếng… có bày tỏ “quan ngại sâu sắc…” có lên án hay yêu cầu gì đó, cũng như từ trước đến nay, rồi đâu lại vào đấy! Vì cộng sản đã thừa biết những phản ứng đó chỉ nhất thời. Họ từng trải nên nắm được quy luật. Quy luật đó là “chịu đấm và ăn xôi”!

Blogger Mẹ Nấm tại phiên tòa ngày 30/11/2017

Câu “chịu đấm ăn xôi”, hiểu theo nghĩa rất bình dân, đó là một người chấp nhận “liều mạng để đạt được mục đích”. Nhưng ở đây “chịu đấm và ăn xôi” là hai chủ thể. Người chịu đấm và kẻ ăn xôi.

12.000 tỷ với 9.000 tiến sỹ trong thời đại toàn cầu hóa

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

2-12-2017

Gắn mác Tiến sĩ, Thạc sĩ để lấy “oai” với thiên hạ. Nguồn: báo TT

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14 đã đồng ý duy trì một phần kinh phí để đào tạo tiến sĩ tiếp đề án 911 (đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 với khoảng 10.000 tiến sĩ tại các trường đại học có uy tín trên thế giới, khoảng 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết trong ngoài nước, 10.000 tiến sĩ trong nước).

Theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ (lược trích Vietnamnet), mục tiêu đề án 8 năm giai đoạn 2018-2025 là sử dụng 12.000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ, trong đó có 5000 tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài. Cơ chế khác trước đây: Đào tạo tiến sĩ phải gắn với sử dụng. Cơ sở nào có nhu cầu sử dụng tiến sĩ thì mới được đào tạo. Nhà nước hỗ trợ, nếu người đi học đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu, sẽ được cấp học bổng toàn phần hoặc một phần, mở rộng cho mọi đối tượng không phân biệt công lập hay tư thục.

Đôi lời với họa sĩ Đỗ Duy Ngọc

Nguyễn Đình Cống

2-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Báo Tiếng Dân vừa đăng bài “Chúng ta đang ở thời đại nói láo toàn tập” của họa sĩ Đỗ Duy Ngọc. Sau khi liệt kê nhiều biểu hiện nói láo khác nhau, tác giả viết:

Nghe láo quen, chúng ta lại tự láo với nhau và chuyện láo trở thành bình thường, láo để tồn tại, để phấn đấu, để thêm lợi thêm danh, và rồi láo đã trở thành một nếp sống. Trẻ con học người lớn nói láo rồi tiếp tục những thế hệ nói láo. Ở nhà trường nghe cô thày nói láo, ra đời nghe thiên hạ nói láo, về nhà lại được nghe nói láo từ cha mẹ, mở máy nghe, nhìn cũng rặt điều láo. Một nền văn hoá láo đã nẩy sinh và phát triển. Hỏi sao trẻ con không láo và tương lai lại tiếp tục láo. Nghĩ cũng buồn!”

Chúng ta ở thời đại nói láo toàn tập

Đính chính: Sau khi đăng bài này, BBT Tiếng Dân đã nhận được phản hồi của BS Đỗ Hồng Ngọc, cho biết, tác giả bài viết không phải là ông, mà là tác giả Đỗ Duy Ngọc. Nội dung như sau:

Hôm nay tôi thấy trên BaoTiengDan có bài viết ‘Láo Toàn Tập’ ghi tác giả là Bs Đỗ Hồng Ngọc, kèm theo cả hình chân dung của tôi. Xin thưa, bài viết này không phải của tôi, Bs Đỗ Hồng Ngọc, mà của tác giả Đỗ Duy Ngọc, đã đăng trên Facebook của ông từ hơn tháng trước. Tôi đã có đính chính trên www.dohongngoc.com (Tôi không có Fb). Và ông Đỗ Duy Ngọc cũng đã ‘Nói Lại Cho Rõ’ trên Fb của ông. Rất mong BBT báo Tiếng Dân chỉnh sửa lại cho đúng”.

Chúng tôi xin được sửa lại tên tác giả cho đúng, cũng như xin được gỡ bỏ tấm ảnh của BS Đỗ Hồng Ngọc ra khỏi bài viết này. Cũng xin cáo lỗi cùng BS Đỗ Hồng Ngọc, tác giả Đỗ Duy Ngọc và quý độc giả về sơ suất này.

_____

Đỗ Duy Ngọc

26-11-2017

Không biết lịch sử ghi lại các triều đại phong kiến đúng sai như thế nào, cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng. Thế nhưng, thời đại ta đang sống hoá ra toàn láo cả. Rồi lịch sử thời hiện đại sẽ viết sao đây?

Thằng doanh nhân bán đồ giả làm giàu, cứ tưởng nó giỏi, hoá ra chẳng phải thế. Nó chỉ là kẻ “Treo dê bán chó”, mua 30.000 bán 600.000 không giàu sao được, thế rồi lúc giàu lên, hàng ngày lên mạng truyền thông dạy đạo đức, dạy bí quyết, dạy cách cư xử.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 5)

Trình Bút

2-12-2017

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2  —  Phần 3Phần 4

5. Lĩnh vực môi trường

* Hoang ngôn: “Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định liên quan, công tác quản lý bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân!”

* Tác giả: Ông Trang Quang Thành – giám đốc sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk

* Nguồn: Báo Người Lao Động Online, ngày 12/12/2014

* Tựa đề: Để mất rừng, lỗi thuộc về… toàn dân!

Việt Nam muốn kiểm soát mạng xã hội ư? Đã quá muộn rồi.

New York Times

Tác giả: Điền Lương

Dịch giả: Trúc Lam

30-11-2017

Việt Nam bắt chước TQ, thi nhau dẹp các trang mạng xã hội. Nguồn: Dom McKenzie/ NYT

TP Hồ Chí Minh, Việt Nam – Ngày 4 tháng 11, khi truy cập vào ứng dụng Messenger của Facebook đã bị gián đoạn khắp nơi ở Việt Nam – một sự cố bất thường, thậm chí trong tình trạng này – Các cư dân mạng đã bị đưa vào tình trạng trang mạng [đang mở] bị xoay vòng vòng. Một số bạn bè Facebook của tôi hỏi: “[Anh] đã bị như vậy chưa?”

Anh là ai? Kỳ 2: Trong các trụ sở

FB Trịnh Kim Tiến

1-12-2017

Tiếp theo: Kỳ 1: Buổi trưa sau khi phiên tòa kết thúc

Tại công an xã Vĩnh Lương

Tôi, chú Hùng và anh Thanh bị đưa về công an xã Vĩnh Lương, một nơi rất xa trung tâm thành phố. Chúng yêu cầu tôi ngồi riêng một buồng, còn chú và anh ngồi riêng.

Tại đây tôi mệt, rất mệt, tôi kéo lấy cái ghế và gác chân. Nằm ra ghế và nhắm mắt lại định tâm cho mình. Những người được lệnh “tháp tùng” chúng tôi đến đều mặc thường phục. Chẳng có chức vụ rõ ràng nhưng lại có chức năng giam giữ người dân.

“Mẹ Nấm” đi tù và Phương Uyên du học Mỹ

“Một khi các nhà chính trị chơi trò quyền lực thì số phận của người dân quá nhỏ bé, đôi khi bị nhấc lên hạ xuống như một quân cờ. Các cường quốc coi các nước nhỏ như những con tốt thí để họ làm việc khác lợi hơn cho nước họ”.

____

Hiệu Minh

1-12-2017

CLB LHĐ tổ chức bữa tiệc tiễn Phương Uyên đi Mỹ hôm 30/11/2017. Nguồn: Sương Quỳnh

Tin cho hay, “Mẹ Nấm” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa bị tuyên án 10 năm tù trong phiên xử phúc thẩm hôm 30/11. Trong khi đó, cô sinh viên Phương Uyên vừa có cuộc liên hoan chia tay với gia đình và bạn thân để lên đường du học Mỹ.

“Kẻ ở, người đi” trong một ngữ cảnh chính trị Việt Nam và quốc tế khó đoán trước được điều gì.

16 chữ vàng giữa 34 vòng dây

BNS Tự do Ngôn luận số 280

Ban Biên Tập

1-12-2017

Lịch sử Việt Nam chắc sẽ đặc biệt đánh dấu năm 2017 này, vì đầu năm và cuối năm, kẻ đứng đầu đảng Việt cộng đã ký kết 34 văn kiện hợp tác với Chủ tịch Tàu cộng Tập Cận Bình.

Vào ngày 12 tháng 01, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ngay sau hội đàm, tên thái thú xác Việt hồn Tàu và tên bạo chúa Đại Hán đã chứng kiến lễ ký kết 15 văn kiện hợp tác giữa 2 nước:

(1) Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa đảng CSVN và đảng CSTQ.

Đoàn Văn Toại và sinh viên Sài Gòn một thời

BBC

Bùi Văn Phú

1-12-2017

Ông Đoàn Văn Toại từng bị giam hai năm trong các nhà tù của cộng sản ở Thành phố Hồ Chí Minh mà không hề bị xét xử, theo tác giả Bùi Văn Phú. Ảnh: Propublica

Đoàn Văn Toại, tác giả của ba quyển sách, hiệu trưởng hai đại học tư, người hoạt động nhân quyền, một lãnh tụ sinh viên, người gây sôi nổi, ồn ào trong dư luận ở Việt Nam, Pháp, Hoa Kỳ trong hai thập niên 1970 và 1980 đã qua đời tại California vào trung tuần tháng 11 vừa qua, hưởng thọ 72 tuổi.

Là phó chủ tịch Tổng hội Sinh viên Đại học Sài Gòn và có khuynh hướng thân cộng, năm 1971 ông đã đi Mỹ, đến các đại học trong đó có Đại học Berkeley và Stanford để kêu gọi sinh viên ủng hộ quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam bằng cách đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam, vì thế ông bị chính quyền Sài Gòn bắt giam nhiều lần.

Bất tuân dân sự

FB Mai Quốc Ấn

1-12-2017

“Bất tuân dân sự là các hoạt động, công khai từ chối tuân theo một số luật lệ nhất định, yêu cầu và lệnh của chính phủ, hoặc của một quyền lực quốc tế chiếm đóng. Bất tuân dân sự là biểu tượng một sự vi phạm hoặc nghi thức hoặc tượng trưng luật pháp, chứ không phải là một phản đối toàn thể hệ thống.”

Hiểu đơn giản, bất tuân dân sự là một hình thức phản kháng ôn hòa.

Mẹ Nấm đã làm gì?

FB Lê Văn Luân

30-11-2017

Blogger Mẹ Nấm cùng hai con cầm biểu ngữ phản đối Formosa. Ảnh: Facebook

Có ai trong xã hội này đã đặt câu hỏi đó trong đầu một cách tự nhiên hay không? Mẹ Nấm cũng là người đàn bà, người con và người mẹ (đơn thân) như bao người phụ nữ khác. Nhưng chị quan tâm đến điều gì?

Đó là việc chị lên tiếng phản đối việc xả thải của Fomosa gây ra thảm hoạ môi trường lớn nhất trong lịch sử quốc gia nhưng chỉ phải đền bù 500 triệu đô la, còn những hậu hoạ của nó thì thật khủng khiếp mà đến nay nó còn tiếp tục tái diễn – được cấp phép vượt quy chuẩn gấp hơn 2 lần luật định về định lượng giới hạn chất thải được xả ra biển. Và nó hàng ngày cũng vẫn đang phun nhả một lượng khí thải khổng lồ ra bầu trời vốn đang ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.

Anh là ai? Kỳ 1: Buổi trưa sau khi phiên tòa kết thúc

FB Trịnh Kim Tiến

1-12-2017

Blogger Mẹ Nấm tại phiên tòa hôm 30/11/2017. Ảnh: báo TN

Tựa không chỉ lời bài hát cũng không phải tôi hát trong đồn sau khi bị đánh, “anh là ai?” là câu nói được lặp nhiều nhất trong đoạn đối thoại giữa tôi và an ninh tỉnh Khánh Hòa ngày hôm qua.

Kỳ 1: Buổi trưa sau khi phiên tòa kết thúc

Quá phẫn uất trước bản án đối với blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tôi đã không thể nhẫn nhịn thêm. “Mẹ Nấm vô tội”, “đả đảo phiên tòa bất công”… tôi vừa đi vừa lấy hơi từ cổ họng, hô vang nhất mà tôi có thể. Tôi thấy, xung quanh tôi, một bầy bịt mặt.

Khi lòng hận thù được nuôi dưỡng

FB Mạnh Kim

1-12-2017

Tiếng la hét cuồng nộ trong một không khí bạo lực dữ dội. Đó không chỉ là cuộc biểu thị của tức giận. Đó là sự bùng nổ. Sự bùng nổ giận dữ của con người không có sức công phá như bom đạn nhưng nó khủng khiếp đến mức có thể khiến thần kinh tê liệt.

Các phần tử nổi dậy đã lôi Gaddafi ra khỏi ống cống. Ảnh: Daily Mail

Tôi đang xem lại cảnh nhà độc tài Muammar Gaddafi bị lôi ra từ ống cống và bị đánh tới tấp vào đầu. Gương mặt tên độc tài khát máu từng dùng bộ máy an ninh tàn ác cai trị đất nước 42 năm giờ mềm nhũn như một bao cát đầy máu trước những nắm đấm bung ra như từ những chiếc lò xo bị nén lâu ngày. Trước đó 8 năm, người dân, không tấc sắt trong tay, như vốn dĩ, đã gào thét điên cuồng trong nỗi mừng không thể diễn tả bằng lời, khi hùa nhau giật sập và đập nát bét tượng Saddam Hussein.

Toàn văn Tuyên bố của bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức

Hiếu Bá Linh

30-1-2017

Bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức. Ảnh: internet

Về bản án phúc thẩm đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (“Mẹ Nấm”), một Blogger nổi tiếng và nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam, hôm 30/11/2017, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, bà Bärbel Kofler đã tuyên bố như sau:

 “Tôi đau buồn và phẫn nộ về bản y án tù đối với nữ blogger và là nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Bà Quỳnh bị 10 năm tù chỉ vì thực hiện quyền tự do biểu đạt ý kiến mà được Hiến pháp Việt Nam đảm bảo. Bản án này đã vi phạm các Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã cam kết.

Chuyện của Quỳnh

FB Nguyễn Tuyết Lan

30-1-2017

Công an tháo còng cho blogger Mẹ Nấm. Ảnh: internet

Lúc 7 giờ 10 phút sáng nay, 30/11/2017, tôi cùng cô Trịnh Kim Tiến đến trụ sở Tòa án tỉnh Khánh Hòa để dự phiên phúc thẩm xử con gái tôi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm).

Khi vừa đến trước cổng tòa thì chúng tôi lập tức bị chặn lại bởi lực lượng đông đảo gồm công an giao thông, công an chống bạo động và quản lý đô thị…

Mặc dù đã trình bày rằng tôi là mẹ ruột của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hôm nay đến tham dự phiên tòa của con gái tôi, nhưng họ vẫn dứt khoát không cho vào. Không kìm được nỗi uất ức, tôi buộc lòng phải xô đẩy thanh chắn hàng rào và thét lớn: ”Sao nói xử công khai nhưng các ông lại không cho tôi vào? Tôi là mẹ ruột của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh”.

Trong lúc đang giằng co, lôi kéo thì một cán bộ an ninh tỉnh tên Lâm xuất hiện. Ông ta chấp thuận để tôi đi vào tham dự phiên tòa nhưng phải có sự kèm cặp chặt chẽ từ lực lượng an ninh.

Vào đến cổng tòa án, tôi bắt đầu phải trải qua những thủ tục kiểm tra an ninh nghiêm ngặt giống như phiên xử sơ thẩm hồi tháng 6. Tiếp đến, họ áp giải tôi vào đúng căn phòng mà trước đó tôi đã phải ngồi nghe họ kết án Quỳnh tại phiên sơ thẩm, nghĩa là tôi chỉ được nhìn con qua màn hình và chỉ được nghe qua chiếc loa không rõ tiếng.

Lúc 7 giờ 50 phút, phiên tòa phúc thẩm chính thức bắt đầu. Âm thanh duy nhất mà tôi có thể nghe được rõ tiếng là của chủ tọa phiên tòa, nhưng khi các luật sư, kiểm sát viên và Quỳnh phát biểu thì âm thanh trở nên lúc được, lúc không.

Khi đến phần tranh tụng, ba vị luật sư là Nguyễn Hà Luân, Nguyễn Khả Thành và Hà Huy Sơn đã thực hiện rất tốt công việc bào chữa cho Quỳnh. Các luật sư chỉ ra những vi pham tố tụng nghiêm trọng trong quá trình xét xử, đồng thời đưa ra những luận cứ khẳng định việc làm của Quỳnh đều là những quyền cơ bản của công dân và quyền con người đã được ghi rõ trong hiến pháp…

Thêm vào đó, hai luật sư nguyễn Khả Thành và Nguyễn Hà Luân đã nêu lên những vi phạm trong quá trình tố tụng, nhất là việc giám định tư tưởng và giám định văn hóa được ghi trong cáo trạng.

Các luật sư cũng yêu cầu phải được đối chất với những giám định viên này, gồm 3 người sau đây:

1. Nguyễn Thọ: Người giám định những bài viết của Quỳnh, được ban Tuyên giáo tỉnh Khánh Hòa đóng dấu chứng nhận.

2. Lê Minh Hương: Người giám định những bài viết của Quỳnh, được sở Văn hóa Thông tin tỉnh Khánh Hòa đóng dấu chứng nhận.

3. Hoàng Chi Chi: Người giám định các bài viết của Quỳnh, được báo Khánh Hòa chứng nhận.

Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm là ông Vũ Thanh Liêm đã viện lý do các giám định viên – người thì bận đi tiếp xúc cử tri, người thì bận đi công tác nên không có mặt tại tòa để tham gia đối chất.

Khi chủ tọa phiên tòa hỏi đại diện Viện kiểm sát có muốn tranh tụng với các luật sư hay không thì người này trả lời một cách lí nhí rồi lờ đi.

Được nói lời sau cùng, con gái tôi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh khẳng khái nói: “Nếu làm lại từ đầu, tôi vẫn chọn con đường này. Một đước nước nếu muốn phát triển và cường thịnh thì phải biết lắng nghe tiếng nói đa chiều…” Nói đến đây thì lập tức chủ tọa phiên tòa bèn ngắt lời và yêu cầu Quỳnh phải nói lại, Quỳnh cũng cũng lập lại những lời trên. Đến lần thứ ba, một viên thẩm phán hỏi:

– Có phải bị cáo đã làm đơn kháng cáo để xem xét lại bản án không?

Quỳnh trả lời:

– Đúng! Tôi thấy tôi không có tội nên đã làm đơn yêu cầu hội đồng xét xử xem xét lại bản án sơ thẩm.

Viên thẩm phán này liền nói “Như thế là đủ” rồi tuyên bố nghị án. Khoảng 15 phút sau, họ trở ra và tuyên bố y án sơ thẩm 10 năm tù giam đối với con gái tôi.

Lúc 11 giờ 15 phút, phiên tòa kết thúc, tôi ra về với lòng phẫn uất tột cùng. Tôi không hề hy vọng sẽ có giảm án, nhưng tôi thất vọng vì bao nhiêu công sức của gia đình, của con gái tôi và các luật sư đã không được hồi đáp bằng một cuộc tranh tụng sòng phẳng về mặt pháp lý, mà thay vào đó chỉ là những thủ đoạn quy chụp một cách vô căn cứ.

Bước ra khỏi phiên tòa trong nỗi thất vọng và uất ức tràn trề, tôi cùng Trịnh Kim Tiến và bạn bè của Quỳnh đã hô to: “Phản đối phiên tòa bất công”, “Con tôi vô tôi”, “Phản đối phiên tòa bịt miệng những người đòi công lý”…

Ngay lập tức, tất cả chúng tôi bị những người an ninh thường phục xông vào đánh đập thô bạo. Trong lúc hỗn loạn, tôi đã bị họ đánh rất mạnh vào mặt và đầu. Trịnh Kim Tiến cũng bị bọn chúng đạp mạnh từ phía sau khiến cô ngã lăn xuống đất, rồi hàng chục viên an ninh Khánh Hòa – gồm cả nam lẫn nữ – xông đến tung những cú đá rất mạnh vào đầu và sườn của Tiến.

Em trai tôi vội chạy đến đỡ đòn cho cả tôi và Tiến thì cũng bị họ đánh hội đồng không hề nương tay. Cô Trần Thị Thu Nguyệt, cháu Nguyễn Peng cũng bị đánh như kẻ thù. Sau đó, họ bắt rất nhiều người lên xe mặc cho tiếng kêu gào vô vọng của tôi.

Khi viết lại những dòng này, khắp người tôi vẫn còn cảm thấy rất đau đớn, càng đau đớn hơn khi những kẻ đánh đập tôi hôm nay cũng chỉ đáng tuổi con, cháu của mình.

Một ngày rất buồn trong cuộc đời tôi!

“Dối trời, lừa dân, đủ muôn ngàn kế”

Trung Nguyễn

1-12-2017

Đúng như suy nghĩ của tôi là nếu chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) không nhận tội thì phiên tòa phúc thẩm sẽ giữ y án 10 năm tù. Phiên tòa chóng vánh đã xong. Chị Quỳnh đã giữ nguyên khí tiết của mình và các vị quan tòa cũng “kiên định lập trường”.

Đàn áp cả luật sư và thân chủ

Cũng cần nhắc lại là luật sư Võ An Đôn, một trong bốn luật sư bào chữa cho chị Quỳnh đã bị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên kỷ luật vắng mặt một cách vội vã vào Chủ Nhật 26/11 vừa qua.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 4)

Trình Bút

1-12-2017

Mời đọc lại: Lời nói đầu  —  Phần 1  —  Phần 2Phần 3

4. Lĩnh vực điện, thủy điện, thủy lợi, cấp thoát nước

* Hoang ngôn: “Ông Ngọc Hoàng mới trả lời được”

* Tác giả: Ông Đào Văn Hưng – chủ tịch HĐQT tập đoàn Điện lực Việt Nam

* Nguồn: Báo điện tử VnExpress, ngày 07/07/2010

* Tựa đề: Mất điện nữa hay không, phụ thuộc vào ông ‘ông trời’

* Trích đoạn nội dung:

Hạn chế tự do biểu đạt là kìm hãm sức phát triển của đất nước

FB Nguyễn Ngọc Chu

30-11-2017

1. Thế giới đang bước vào thời kỳ liên kết toàn cầu với những bước tiến khổng lồ của công nghệ – một mặt là nhân tố tích cực thúc đẩy tiến bộ nhân loại, nhưng ở mặt khác đồng thời lại là nhân tố đưa thách thức toàn cầu lên nấc thang mâu thuẫn mới.

2. Bởi vì, nhờ tiến bộ công nghệ mà sức mạnh của các siêu cường trở nên siêu cường hơn kèm theo tham vọng cũng càng trở nên siêu tham vọng. Hệ quả là mâu thuẫn giữa các siêu cường mỗi ngày thêm to lớn.

Đặc ủy Nhân quyền Liên bang Đức Bärbel Kofler kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Mẹ Nấm và hàng loạt tù chính trị khác

Hiếu Bá Linh (biên dịch)

30-11-2017

Ảnh chụp trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Đức: Tuyên bố của bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ CHLB Đức

“Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy trả tự do cho bà Quỳnh và hàng loạt tù nhân chính trị khác, hãy tôn trọng những quyền cơ bản mà được đảm bảo theo hiến pháp và hãy tuân thủ những thủ tục tố tụng đúng theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền”.

Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố về án phúc thẩm đối với Mẹ Nấm

VOA

Khánh An

30-11-2017

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội ra thông cáo báo chí với tuyên bố của Đại biện lâm thời Caryn McClelland, nói rằng bản án phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm) là “cáo buộc mơ hồ” trong lúc bà Quỳnh chỉ thực hiện các quyền tự do cơ bản. Bà McClelland kêu gọi Việt Nam hãy thả bà Quỳnh và các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức.

Hôm 30/11, Tòa án Nhân dân cấp cao Đà Nẵng tại Nha Trang ra phán quyết giữ nguyên mức án 10 năm tù đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Bằng một giọng nói khác với Trump, bà Hillary Clinton chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền và Biển Đông

LA Times

Tác giả: Jessica Meyers

Dịch giả: Trúc Lam

28-11-2017

Bà Hillary Clinton xuất hiện hồi tháng 4 tại Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn Cầu ở New York, đã phát biểu hôm thứ Ba qua điện đàm về kinh tế và chính sách ở Bắc Kinh. Ảnh: Mary Altaffer/ AP

Bà Hillary Clinton nói với những người ở Trung Quốc như thể bà đang đọc bài diễn văn với tư cách là một tổng thống.

Cựu đối thủ Nhà Trắng đã đưa ra một quan điểm, một sự công kích mạnh mẽ hôm thứ Ba, nhằm vào Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, là người mà lãnh đạo Hoa Kỳ cho là “hợp nhãn” nhất. Những lời phê bình của bà – từ nhân quyền cho đến biến đổi khí hậu – gây sự chú ý về sự khác biệt của họ so với Trump, là người đã đến thăm Trung Quốc chỉ vài tuần trước đó.

Những người bạn trẻ quanh tôi – Kỳ 4: “Tôi sẽ đi hết con đường này”

Blog RFA

Tuấn Khanh

30-11-2017

Châu Văn Thi. Ảnh: RFA/ internet

Tháng 10/2017, tôi chat với Châu Văn Thi, một người bạn trẻ đang lưu lạc ở xứ người để theo đuổi quyền được nói, quyền được sống theo giấc mơ tự do của minh. Và tôi đề nghị “chúng ta sẽ nói về Thi, nói về một cuộc cách mạng đời người bị ẩn giấu?”. Thoạt đầu Thi ngần ngừ, rồi sau đó đồng ý.

Không đơn giản chỉ là cải cách chữ viết

Cải cách như Bùi Hiền không còn là tiếng Việt nữa. Không phải vô lý khi một số bạn phát hiện âm đọc trong cách ghi âm của Bùi Hiền na ná như người Việt học tiếng Tàu. Hậu quả là cả ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dù mượn chữ Hán nhưng vẫn đọc âm Việt do chữ ghi hình không liên quan đến âm đọc, nay chỉ trong vài mươi năm mà toàn dân có thể phát âm giống người Hán để dễ dàng học… tiếng Tàu! Vậy là tiếng Việt đẹp đẽ trong veo của dân ta biến mất ngay khi dân ta học tiếng mẹ đẻ của mình!

____

FB Chu Mộng Long

30-11-2017

Một số người trịnh trọng biến dư luận về việc cải cách chữ viết theo sáng kiến Bùi Hiền thành thuyết âm mưu, rằng người ta đang đánh lạc hướng dư luận để quên đi những chuyện động trời khác. Trong khi dư luận cộng đồng bao giờ cũng nhạy cảm hơn số người trịnh trọng ấy. Tôi hình dung có một âm mưu khác còn to hơn âm mưu vặt vãnh mà mấy ông đa nghi này đặt ra.

Nhân dân có tội tình gì?

FB Mai Quốc Ấn

30-11-2017

Trạm BOT Cai Lậy mở cửa thu phí trở lại là một sự kiện không thể không quan tâm. Đây là một thước đo giữ “lòng dân”và “ý Đảng”.

Tôi dám nói điều đó vì BOT là một hình thức đầu tư tốt đã “biến dạng” tại Việt Nam.

Tại sao làm đường tên tuyến tránh nhưng thu phí trên Quốc lộ? Tại sao làm đường nơi này lại thu phí nơi khác (làm Đồng Nai, thu Bình Thuận)? Tại sao khi Kiểm toán và Thanh tra của Nhà nước vào cuộc mà không ai bị xử lý và BOT vẫn tiếp tục thu tiền?