Luật an ninh mạng: Đừng để Việt Nam trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ

FB Huy Đức

23-5-2018

Ảnh: internet

Trong lịch sử hơn 20 năm có internet (1997-2018) chưa bao giờ lợi ích quốc gia, dân tộc và tự do của người dân bị đe doạ lớn như những gì đang được chuẩn bị trong dự luật An Ninh Mạng. Điều đáng lo ngại là, Chính phủ và các đại biểu Quốc hội chưa nhận thấy nguy cơ tự cô lập mình với phần còn lại của thế giới; nguy cơ đi ngược lại những nỗ lực của Chính phủ và chống lại sự tiến bộ của người dân, nếu thông qua Dự luật.

Sự ấm ức của những người không thể lên tiếng

FB Phạm Lan Phương

23-5-2018

Tháng này, 2 vụ án được xử như những cái tát vào pháp luật ở hai miền Nam – Bắc. Từ những gì xảy ra, nhiều người tự hỏi liệu Công Lý chỉ là một diễn viên hài?

Đây là những vụ án mà báo chí đã tường thuật với nhiều tình tiết rõ ràng, nhưng lại bị xét xử kéo dài với những tình tiết chứa đựng nhiều uất ức.

Thưa Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể…

FB Bạch Hoàn

23-5-2018

Sau khi quan sát những gì ông làm, lắng nghe những gì ông nói, nghiền ngẫm về con đường ông đi, là một công dân, tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm nói với ông vài lời. Tôi mong ông nhìn nhận rõ hơn rằng, dù là người dân thấp cổ bé họng nhưng không đồng nghĩa ai cũng ngu dần, dốt nát, bị lừa mị, bị dẫn dắt bởi những lời lẽ có thể nói là xảo ngôn của ông.

Khi nào thì chính quyền Việt Nam hoàn thuế lại cho dân?

Ngọc Thu

23-5-2018

Bán trà đá lợi nhuận cao, sẽ phải đóng thuế?

Cư dân mạng đang dậy sóng sau phát biểu của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Tiến, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Tây Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá 14, sáng 22/5, nói rằng, những người bán trà đá tại Việt Nam có lợi nhuận cao nhất trên thế giới, nhưng không nộp thuế cho ngân sách, theo báo Dân Trí.

Thủ Thiêm

Nguyễn Thông

Phần 1

10-5-2018

Có lẽ tra trên Gu gồ thời điểm này, Thủ Thiêm là từ nóng sốt nhất. Nóng cháy mạng.

Thằng con tôi bình luận toàn dân đang quan tâm đến những gì đã và đang xảy ra ở Thủ Thiêm. Giống như người ta từng hồi hộp, lo âu, buồn đau theo dõi những thứ diễn ra ở tỉnh Thái Bình năm 1997, Tiên Lãng Hải Phòng năm 2012, Dương Nội Hà Đông năm 2013, Văn Giang Hưng Yên năm 2014, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức ở Hà Nội năm 2017… Những trang sử viết bằng đất thấm máu và nước mắt người dân cứ nối ngày một dày, không biết bao giờ mới chấm dứt. Tất cả đều xảy ra dưới chính thể treo câu slogan “của dân, vì dân, cho dân, do dân” được cả bộ máy cai trị tụng niệm hằng ngày. Đổ bao nhiêu xương máu cốt xóa được một đồng Nọc Nạn nhưng sau đó lại sinh ra muôn nghìn đồng Nọc Nạn khác.

Cá sặc nước, người sặc trà đá

Lò Văn Củi

22-5-2018

Ông Thầy giáo lắc đầu, chặc lưỡi:

– Hổng ngày nào hông có huyện, hổng ngày nào được yên hết trọi, thiệt quá sức tội tình cho cái xứ sở này.

Anh Sáu Nhặt hỏi:

– Lại có chuyện nữa hả ông Thầy?

Ông Thầy gật đầu:

– Ừ, hàng trăm tấn cá nuôi bè ở sông La Ngà chết trong đêm hôm kia đó. Nghe tính sơ sơ đi tong hàng tỉ đồng của bà con cô bác. Đau khổ chồng chất đau thương, chồng hoài lên dân tộc này.

Ngập là tất nhiên, hết ngập mới lạ

Blog VOA

Trân Văn

22-5-2018

Sài Gòn lại ngập. Sinh hoạt của đô thị lớn nhất Việt Nam lại bị đảo lộn chỉ vì trời đổ mưa.

Cuối tuần trước, tại một hội thảo do Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM tổ chức, thêm một lần nữa, những viên chức hữu trách trong chuyện chống ngập ở Sài Gòn thú nhận, Sài Gòn sẽ còn ngập sâu, ngập lâu.

Quân hồi vô phèng

FB Nguyễn Tiến Tường

22-5-2018

Cá nhân tôi đánh giá cao những cuộc gặp gỡ đối thoại với dân của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng thẳng thắn nhìn nhận, những nỗ lực “cơ giới” của ông như thể ném đá ao bèo. Cảm giác những mệnh lệnh của ông không có chút quyền uy nào đối với thuộc cấp.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đang đùa với dân?

FB Cù Mai Công

22-5-2018

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể – Tác giả “trạm thu giá BOT” đang “giỡn mặt bầu cua” với dân, với Quốc hội và đổ tội nhiệm kỳ trước!

Bộ trưởng Thể gốc nông dân miền Tây – vùng đất cư dân vốn sống chất phác, “có sao nói vậy”; không lắt léo câu chữ, ma mị ngôn từ. Cụ thể ông Thể là dân huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp nên chắc hiểu từ “giỡn mặt bầu cua” của dân miền Tây; nó na ná như “múa rìu qua mắt thợ” của bà con miền Bắc – tức làm cái trò mà ai cũng biết tẩy đó là trò con nít khi đổi tên các trạm thu phí BOT thành thu giá.

Giám đốc Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang can dự gì đến việc chặn tài khoản chống lợi ích nhóm?

Facebooker Võ Trần Phương Thảo, PV Washington Post, viết: “Lê Diệp Kiều Trang, Giám đốc Facebook Việt Nam – Kẻ đang nằm trong nghi vấn ăn hối lộ của các nhóm lợi ích và doanh nghiệp bẩn VN. Thời gian gần đây Trang chính là người quyết định khóa tài khoản của rất nhiều tài khoản hàng k like của Facebook VN.

Tất cả những tài khoản bị khóa đều là chính chủ, nhưng bị report với lý do MẠO DANH. Trang là người rất thân với các tỷ phú VN, các doanh nghiệp bị phanh phui sai phạm thường xuyên cử đại diện sang gặp Trang tại Singapore.

Tôi là người đã gặp Trang vài lần và có đề nghị can thiệp trả lại những tài khoản đã bị report. Trang đều nói quyết định thuộc Fb cấp trên và từ chối khéo… Chúng tôi đang điều tra – Nếu sự thật là Trang đã ăn bẩn của các doanh nghiệp bẩn và các nhóm lợi ích của VN để bịt miệng dư luận – Chúng tôi sẽ gửi đơn kiện FB VN tại Mỹ“.

_____

Người Tiêu Dùng

Trúc Quỳnh

22-5-2018

Thời gian gần đây cộng đồng facebook VN đón nhận những đợt đóng tài khoản rất lạ. Hễ cứ viết bài đụng chạm đến một số doanh nghiệp, một số nhóm lợi ích là bị đóng tài khoản. Vì sao thế?

Lê Diệp Kiều Trang là ai?

Theo phát ngôn vào trung tuần tháng 3/2018 của đại diên Facebook thì bà Lê Diệp Kiều Trang sẽ là giám đốc Facebook Việt Nam.

Quảng Bình: Cán bộ sai phạm nghiêm trọng nhiều năm nhưng không bị xử lý

Hướng Dương – Tuấn Bình

22-5-2018

Lãnh đạo đảng và nhà nước luôn nói rằng: “Đấu tranh phòng, chống tiêu cực tham nhũng, xử lý đảng viên, cán bộ sai phạm là không có vùng cấm”, nhất là khi “lò lửa đã nóng lên thì không cho phép ai đứng ngoài cuộc”. Vậy mà ở tỉnh Quảng Bình, cơ quan chức năng kiểm tra đảng viên, cán bộ, thuộc diện mình quản lý đã không xử lý những cán bộ đảng viên sai phạm nghiêm trọng trong nhiều năm qua, luôn né tránh khi trả lời dân, rằng “không thuộc thẩm quyền” của họ, khiến dư luận bất bình, người dân mất niềm tin vào cơ quan thẩm quyền của tỉnh.

Bài toán của người dân

FB Đỗ Ngà

22-5-2018

Về mặt kinh tế, đất nước nợ đến 210% GDP. Trong khi đó thuế dân nộp vào thì bị xà xẻo không dùng cho phát triển. Đầu tư nạo vét 72 tỷ đồng lại nâng khống lên 2.595 tỷ đồng, hơn 36 lần. Đây là một dự án điển hình trong việc chi tiêu ngân sách. Tất cả các dự án điều thế. Nó là cách lí giải vì sao lương công chức 3 cọc 3 đồng nhưng họ siêu giàu, xây biệt phủ, cho con du học mua nhà Mỹ.

Cặp mắt tinh đời

Lò Văn Củi

22-5-2018

Anh Năm Ba gác búng tay kêu chóc chóc:

– Phải dzị chớ, phải dzị chớ…

– Vụ gì vui quá bây? – Ông Hai Xích lô hỏi.

Anh Năm đáp lời:

Những ai quan tâm đến ông Trần huỳnh Duy Thức?

FB Ngô Ngọc Trai

22-5-2018

Ông Trần Huỳnh Duy Thức. Ảnh: internet

Hai ngày nữa, đến ngày 24/5/2018 là tròn 9 năm ông Thức bị bắt giữ. Trong suốt thời gian đó đã có nhiều cơ quan ngoại giao quốc tế, các tổ chức nhân quyền, các cá nhân trong và ngoài nước đã bày tỏ mối quan tâm lên tiếng đề nghị trả tự do cho ông Thức.

Dẫn lại liệt kê ra ở đây để thấy rằng vụ việc của ông Thức đã hội đủ yếu tố về đối nội và đối ngoại để có thể áp dụng quy định của Luật đặc xá về Đặc xá trong trường hợp đặc biệt.

– Hôm 20/01/2010 khi Tòa án xét xử tuyên án ông Thức 16 năm tù giam, hai nước Anh Quốc và Hoa Kỳ đã lên tiếng về vụ án này. Trong đó Bộ Ngoại giao Anh lên tiếng bày tỏ quan ngại. Thứ trưởng Ngoại giao Ivan Lewis nói tại London: “Không thể cầm tù bất kỳ ai vì người đó bày tỏ quan điểm của mình một cách hòa bình”. “Quyền tự do ngôn luận và tự do lưu thông tư tưởng là tối quan trọng cho một nền kinh tế và xã hội phát triển.” Theo ông Lewis, bản ạ́n chỉ “gây phương hại cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”.

– Cũng hôm 20/01/2010 Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) ra thông cáo gọi phiên xử cùng ngày với các nhà đối kháng là “sự nhạo báng công lý”. Thông cáo nói “Những người này đáng ra không bao giờ nên bị bắt chứ đừng nói là bị buộc tội và nhận án tù”. Brittis Edman, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Amnesty International nói trong thông cáo: “Phiên xử thể hiện một cách rõ ràng việc thiếu bao dung đối với tự do ngôn luận và bất đồng một cách hòa bình, và việc tòa án thiếu tính độc lập.”

– Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) và Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cũng đã lên tiếng về vụ kết án. Họ đưa ra Thông cáo cho rằng việc bắt và xử tù này sẽ không ngưng được cuộc tranh luận của người dân về tương lai của đất nước. Họ cũng hối thúc Liên hiệp Âu châu ngưng đối thoại nhân quyền với Việt Nam cho tới khi các nhà hoạt động được trả tự do, thúc giục ASEAN bày tỏ quan ngại ngày càng ra tăng sau các án tù.

– Năm 2012 nhân dịp diễn ra đối thoại nhân quyền Úc – Việt Nam, đây là một chương trình thực hiện thường xuyên hàng năm. Tổ chức nhân quyền Quốc tế đã khuyến nghị Úc chú trọng và quan tâm đến những người đang bị bỏ tù vì các lý do chính trị, trong đó nêu tên ông Trần Huỳnh Duy Thức. Tổ chức nhân quyền quốc tế khuyến nghị: Đối với những tù nhân chính trị đã thành án: cho phép các quan sát viên của Úc và các tổ chức nhân quyền, nhân đạo quốc tế tới thăm gặp các tù nhân, nhất là những người bị tuyên án tù nhiều năm, bắt đầu theo thứ tự như sau: 1) Trần Huỳnh Duy Thức (bị kết án 16 năm tù);..

– Ngày 23/11/2012, Nhóm Làm việc chống Giam giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc WGAD cũng đã kêu gọi nhà nước Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và bồi thường thiệt hại.

– Ngày 11/10/2013 Mạng lưới nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại California đã vinh danh trao giải thưởng nhân quyền năm 2013 cho ông Trần Huỳnh Duy Thức. Sự việc này cho thấy mối quan tâm lớn của người Việt trong và ngoài nước về vấn đề nhân quyền nói chung và về bản án nặng nề nghiệt ngã dành cho ông Trần Huỳnh Duy Thức nói riêng.

– Năm 2015 Quốc tế kêu gọi thả ông Trần Huỳnh Duy Thức, theo đó Gần 20 tổ chức quốc tế hoạt động vì quyền con người đã ký tên vào một tuyên bố kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức, người hiện đang thụ án tù về tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Lời kêu gọi này được đưa ra nhân dịp tròn sáu năm ngày ông Thức bị bắt giữ và khởi tố – ngày 24/5 năm 2009. Bản tuyên bố nói rõ ông Thức bị bắt và khởi tố ‘chỉ vì ông thực hiện quyền tự tự do biểu đạt của mình một cách ôn hòa’. “Trái ngược với bản án tuyên tội hoạt động nhằm ‘lật đổ’ chính quyền, các hoạt động bị đưa ra truy tố của ông Thức và những người bị kết án cùng ông thực chất chỉ là viết blog kêu gọi cải cách chính trị và tôn trọng quyền con người”.

Bản tuyên bố nhắc lại việc hồi cuối năm 2012 Nhóm Làm việc chống Giam giữ Tùy tiện của Liên hiệp Quốc đã kết luận việc kết án ông Thức là ‘vi phạm quyền tự do tư tưởng và biểu đạt vốn được đảm bảo tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị’. Bản tuyên bố này được các tổ chức như Ân xá Quốc tế, Những người bảo vệ Quyền Dân sự, Căn nhà Tự do, Ủy ban Nhân quyền châu Á, Diễn đàn châu Á vì Nhân quyền và Phát triển, Công dân vì Công lý và Hòa bình… đồng ký tên. Ngoài ra một số tổ chức xã hội dân sự, hội đoàn và các giáo hội tôn giáo không do Nhà nước kiểm soát ở Việt Nam cũng ký tên vào bản tuyên bố này.

– Năm 2016 Dân Biểu Loretta Sanchez lên tiếng trước Quốc Hội Mỹ về ông Trần Huỳnh Duy Thức. Vào tháng 5/2016 trước khi Tổng Thống Obama đi Việt Nam, bà Sanchez và 19 vị dân biểu thuộc lưỡng đảng Quốc Hội đã gửi cho ông Obama và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ một danh sách các tù nhân lương tâm hiện đang bị những bản án oan sai, và mong đợi tổng thống sẽ đích danh kêu gọi trả tự do cho họ. Sau đây là trích lời phát biểu của bà trước quốc hội về ông Trần Huỳnh Duy Thức:

“…Tôi khen ngợi TT Obama đã nhấn mạnh về nhân quyền và thúc đẩy các quyền tự do ngôn luận, hội họp và biểu đạt chính kiến, tự do internet cũng như cải tổ hệ thống giáo dục và kinh tế.
Tuy nhiên, tôi thất vọng vì Tổng thống Obama đã không mạnh dạn kêu gọi trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, cũng như không công khai tên các nhà hoạt động nhân quyền, những người đã bị bắt giữ và bị ngăn cản không cho đến gặp ông ấy.

Vì vậy, ngày hôm nay, tôi đứng đây nói rõ tình trạng của một người hoạt động nhân quyền dũng cảm và cũng là một tù nhân chính trị, ông Trần Huỳnh Duy Thức.

Là một doanh nhân và blogger, ông Thức đã ôn hoà kêu gọi chính quyền phải cải cách chính trị song hành với cải tổ kinh tế tại Việt Nam. Năm 2009, ông Thức bị bắt, và năm 2010, trong một phiên tòa kéo dài một ngày, ông đã bị truy tố vì “hoạt động tiến hành nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ Luật Hình sự. Chính phủ Việt Nam đã kết án ông 16 năm tù giam và 5 năm quản thúc tại gia.

Để phản đối sự bất công đang diễn ra và đánh dấu năm thứ bảy của bản án bất công, ông đã bắt đầu tuyệt thực vô thời hạn trong nhà tù ở Nghệ An.

Tôi mong các bạn đồng nghiệp (tại Hạ Viện Quốc Hội) hãy cùng đồng hành với tôi, để soi sáng vào hoàn cảnh của ông Thức khi ông can đảm đấu tranh cho các quyền tự do cơ bản mà người Hoa Kỳ rất trân quý…”

Bà Loretta Sanchez cũng cho rằng hoàn cảnh của ông Trần Huỳnh Duy Thức đang cần được sự quan tâm của quốc tế hơn bao giờ hết, khi mà Việt Nam đã có được việc xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí từ Hoa Kỳ.

– Cũng năm 2016 nhân dịp Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam, các tổ chức theo dõi nhân quyền, quyền tự do báo chí gồm Human Rights Watch, Ủy ban Bảo vệ Ký giả- CPJ và Ân Xá Quốc tế- Amnesty International đã đưa ra thông cáo về việc Tổng thống Obama quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Ngoài thông cáo, Human Rights Watch còn gửi thư trực tiếp đến tổng thống Barack Obama, tương tự như Ủy ban Bảo vệ Ký giả- CPJ. Hai lá thư đều nhắc đến trường hợp cụ thể của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, người đang phải thụ án 16 năm tù giam với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Thư của Human Rights Watch và Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ nêu ra tuyên bố tuyệt thực của ông Trần Huỳnh Duy Thức kể từ ngày 24 tháng 5, trùng vào dịp công du Việt Nam của tổng thống Barack Obama. Cả hai lá thư đều nhắc đến việc chính quyền Hà Nội lặp đi lặp lại đề xuất tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức phải đi Mỹ nếu muốn ra khỏi tù.

– Năm 2016 Nghị viện Châu Âu ra một Nghị quyết số 2016/2755(RSP) về nhân quyền Việt Nam, trong đó nêu nhiều nội dung như: Ghi nhận rằng EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; ghi nhận rằng EU, cùng với các nước thành viên, là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam, và ghi nhận rằng EU sẽ tăng 30% ngân sách cho việc này, lên 400 triệu euro, trong giai đoạn 2014-2020; Nghị quyết Hoan nghênh việc thắt chặt quan hệ đối tác và cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam; hoan nghênh việc Việt Nam phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn của LHQ vào năm ngoái; Và Nghị quyết kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt ngay lập tức mọi hành động sách nhiễu, đe dọa, ngược đãi các nhà hoạt động nhân quyền, hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường; nhất quyết yêu cầu chính quyền tôn trọng quyền tụ tập ôn hòa của những nhà hoạt động này, và trả tự do cho bất kỳ ai còn đang bị giam cầm một cách sai trái; yêu cầu thả ngay lập tức tất cả các nhà hoạt động đã bị bắt giữ và cầm tù oan uổng như Trần Huỳnh Duy Thức…;

– Năm 2016 Ông Pascal DEGUILHEM Đại biểu Quốc Hội Pháp, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Pháp-Việt Nam tại Quốc Hội Pháp đã gửi thư cho Ngài François HOLLANDE Tổng Thống Cộng Hòa Pháp nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp đến Việt Nam trong đó ông là một thành viên tham gia cùng đoàn. Nội dung toàn bộ bức thư nói về tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, yêu cầu Ngài Tổng Thống dành sự quan tâm thật đặc biệt cho hồ sơ này. Bức thư nêu rõ: Vì những giá trị phổ quát tốt đẹp thuộc Quyền Con Người mà nước Pháp tiếp tục tôn vinh và chia sẻ với nhiều nơi trên thế giới bên cạnh lợi ích kinh tế, tôi xin trân trọng cảm ơn Ngài Tổng Thống dành thời gian can thiệp và tác động lên chính quyền Việt Nam ngay khi có thể để cho anh TRẦN Huỳnh Duy Thức được sớm trả tự do như những người cộng sự của mình.

– Ngày 5/6/2016 đã có thỉnh nguyện thư đề nghị trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức được gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm. Thỉnh nguyện thư nhận được sự tham gia ghi danh ủng hộ của rất nhiều người, theo số liệu gia đình tổng hợp cung cấp thì đã có 20.472 người từ 5 quốc gia khác nhau tham gia. Sự việc này cho thấy đã có rất nhiều người dành mối quan tâm về số phận tù tội của ông Trần Huỳnh Duy Thức.

– Ngày 8 tháng 12 năm 2016 tại Brussels Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã tổ chức phiên thứ 6 của Đối thoại Nhân quyền tăng cường thường niên trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam (PCA). Các cuộc thảo luận tập trung vào cải cách pháp lý và tư pháp tại Việt Nam, tự do ngôn luận, tôn giáo, tín ngưỡng, tự do hội họp một cách ôn hoà và tự do lập hội, quyền lao động, thúc đẩy pháp quyền và tiến trình thực thi pháp quyền một cách phù hợp, chống tra tấn và ngược đãi, giam giữ tuỳ tiện, án tử hình, hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam và tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, và sự tham gia trong khuôn khổ của Liên hiệp Quốc. Tại phiên đối thoại EU nhắc lại rằng tất cả những người bị giam giữ do thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hoà phải được trả tự do. Nhiều trường hợp cá nhân được nêu lên tại buổi đối thoại chứng tỏ mối quan tâm của EU đối với số phận của họ, trong đó có ông Trần Huỳnh Duy Thức.

– Ngày 23/5/2017 Tổ chức Ân Xá Quốc tế một lần nữa lên tiếng về tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức. Tổ chức Ân xá quốc tế, Amnesty International, có trụ sở tại Anh Quốc viết thư ngỏ gửi cho ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam về trường hợp tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức. Tổ chức Ân xá quốc tế kêu gọi các cơ quan quản lý nhà tù Việt Nam dành cho ông Thức sự đối xử tôn trọng và những điều kiện vật chất tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế. Theo Tổ chức Ân xá quốc tế, tại trại giam số sáu ở tỉnh Nghệ An, nơi ông Thức đang bị giam, phòng giam của ông không đủ ánh sáng cần thiết, và những người quản lý trại giam lại không cho phép gia đình ông Thức gửi đèn điện thêm cho ông. Ngoài ra Tổ chức Ân xá quốc tế còn cho rằng từ khi thi hành án tù tới nay, ông Thức bị chuyển trại nhiều lần, mà không báo trước cho gia đình. Việc ông Thức bị chuyển trại ngày càng xa gia đình ông, theo Ân xá quốc tế, là trái với một điều khoản do Liên hiệp quốc qui định là tù nhân phải được giam giữ ở nơi gần gia đình nhất có thể.

– Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần quan tâm và hỏi gia đình về sức khỏe và tình hình của ông Trần Huỳnh Duy Thức. Đặc biệt, cho sự kiện Đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam sẽ diễn ra vào 17-18/5/2018 tại Washington D.C, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ cũng đã hỏi thăm về tình hình của anh Thức để họ chuẩn bị cho sự kiện này.

– Vụ việc của ông Thức còn được nhiều đài báo Quốc tế quan tâm như các đài đài Á châu tự do RFA, đài BBC Việt ngữ, đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA, đài phát thanh quốc tế Pháp RFI … Nếu ông Thức được trả tự do, thông tin này hẳn sẽ được các đài báo trên loan báo, sẽ tạo ra một hiệu ứng âm hưởng tích cực, nhìn nhận đánh giá tích cực cho Việt Nam.

– Từ khi ông Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt giữ và kết án cho đến nay, gia đình ông đã không lúc nào ngưng nghỉ những nỗ lực lên tiếng kêu cứu giúp cho ông Thức, đơn thư của họ được gửi tới nhiều lãnh đạo các ban ngành. Cũng từ đó đến nay nhiều cá nhân trong và ngoài nước, nhiều tổ chức quốc tế vẫn quan tâm và theo dõi các thông tin về cuộc sống nơi ngục tù của ông Trần Huỳnh Duy Thức. Từ thực tế đó chúng tôi cho rằng việc đặc xá trả tự do cho ông Thức là việc rất cần được cân nhắc thực hiện để đem lại lợi ích cho đất nước.

Hạ màn đi

FB Võ Xuân Sơn

22-5-2018

Tất cả người nhà nạn nhân bị tử vong do sự cố y khoa tại BVĐK tỉnh Hòa Bình đều yêu cầu tòa tuyên bác sỹ Hoàng Công Lương vô tội. Ảnh: internet

Phiên tòa ở Hòa Bình, về lí thuyết thì là xét xử vụ tắc trách gây ra thảm họa y khoa Hòa Bình. Những diễn biến ở Tòa 1 tuần qua cho thấy, Hội đồng xét xử cố gắng biến thành phiên tòa kết tội BS Lương. Và đến hôm nay, phiên tòa đã bắt đầu trở thành nơi phô diễn những thối nát của nhóm quyền lực trong ngành y, của ngành điều tra, Viện Kiểm sát, và Tòa án.

Trong khi nhân viên y tế trong cả nước lên tiếng đấu tranh nhằm phơi bày sự thật, mang lại công lí cho đồng nghiệp của mình, thì ở Hòa Bình, chính những kẻ cầm quyền trong cái bệnh viện con con kia đã bộc lộ rõ dã tâm, sự xấu xa khi tìm mọi cách để đẩy BS Lương vào con đường tù tội. Cũng còn chưa biết tại sao cái cậu Điều dưỡng trưởng tên Công kia lại thay đổi lời khai vào lúc này, nhưng bấy nhiêu cũng đủ cho thấy, nhóm quyền lực ở trong các bệnh viện gian xảo, độc ác như thế nào.

Việt Nam cố làm sống lại ‘đạo đức’ cách mạng

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Trúc Lam

20-5-2018

Những người biểu diễn múa cờ, kỷ niệm ngày thành lập đảng 3 tháng 02 năm 2017. Ảnh: AFP / Hoang Dinh Nam

Nguyễn Phú Trọng đang thực hiện một cuộc thập tự chinh để thanh trừng tham nhũng, tái khẳng định ý thức hệ và khôi phục sự trong sạch của cách mạng, khi Đảng Cộng sản tìm cách lấy lại tính hợp pháp của nó.

Ngay trước khi qua đời vào năm 1969, nhà lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh đã viết xuống giấy bản di chúc cuối cùng của mình, nhưng những ý nghĩ của ông ta về việc nên duy trì các giá trị đạo đức cốt lõi của nó như thế nào, đã bị đảng Cộng sản Việt Nam quyết định.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đức truy nã Trung tướng mật vụ Đường Minh Hưng từ đầu tháng 11/2017

Hiếu Bá Linh, biên dịch

22-5-2018

Ngày 04.10.2017, yêu cầu Slovakia trợ giúp pháp lý đã được phía Đức bổ sung với một lệnh bắt giam một người đàn ông Việt Nam, là người có mặt trong cuộc họp ở khách sạn Bôrik tại Bratislava, thủ đô Slovakia: Trung tướng mật vụ Đường Minh Hưng, là người bị tình nghi chỉ huy vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Nghe thường dân trả lời

Trương Minh Ẩn

21-5-2018

Sáng nay bầu trời khá đẹp, không khí mát mẻ, có mây nhiều nên không có nắng gắt, cùng với dư âm cơn mưa lớn tối qua nên khá dễ chịu. Tôi dạo một vòng quanh Sài Gòn chơi. Ngẫu hứng bỗng dưng muốn làm… nhà báo. Khoái gì thì làm nấy, phó thường dân nên chẳng có sợ, chẳng ràng buộc gì cả. Vì có cái “mác” dân đen, tôi chắc chắn mình không có cơ hội ngắm nghía thôi chứ đừng nói là phỏng vấn quan chức, vả lại, ngày Chủ Nhựt gần hết là ngày ăn chơi của quan, cửa đóng then cài, làm sao mà gõ được. Thôi đành kiếm người cùng cảnh ngộ hỏi chuyện vậy. 

Ngập để được … ngập mặt!

Lò Văn Củi

21-5-2018

Ông Thầy giáo chạy lại với anh Ba Thợ xây, kêu ly cà phê sữa cho ảnh, còn ông thì vẫn không đổi ly cà phê đá xưa giờ, xong ông nói:

– Thôi, thôi Ba à, nghỉ đi, bữa khác làm cũng được, thấy bây mệt mỏi lắm, chưa lấy lại được sức đâu, nãy ăn tô bún mà hổng vô, ráng quá mắc công đổ bịnh.

Hãy dùng gậy nó

Đỗ Ngà

21-5-2018

Trạm thu phí, mà phí là trả bằng tiền. Chính vì sự đặt sai vị trí, hay đầu tư 1 thu 10 hay 100 vv… đã dần dần lộ diện các trạm BOT trên các tuyến quốc lộ là trạm hút máu. Nếu phân tích kĩ thì nó lộ nguyên hình là những trạm ăn cướp kiểu trấn lột. Không xe 4 bánh nào không đi quốc lộ.

Nền Dân chủ Tự do đang thoái trào?

Project Syndicate

Tác giả: Steven Pinker & Robert Muggah

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm dịch

30-3-2018

Ảnh: Spencer Platt/ Gett Images

Mặc dù tình hình ở một số nước và một số thành phố đang xấu đi so với các nơi khác, nói chung, thế giới đang trở nên an toàn và thịnh vượng hơn. Chuyện khó tin nhưng có thật, đặc biệt là nó đúng đối với các nước dân chủ, nơi mức tăng trưởng kinh tế và phúc lợi nổi bật cao hơn. Các nền dân chủ cũng có khuynh hướng ít chiến tranh và diệt chủng hơn, hầu như không có nạn đói, và dân chúng có một nền giáo dục tốt hơn, sống khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn.

Nhân dân Đồng Tâm gửi tâm thư cầu cứu Quốc hội!

Nguyễn Đăng Quang

21-5-2018

Chiều hôm nay 21/5/2018, tôi nhận được điện thoại của cụ Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của người dân xã Đồng Tâm trong cuộc đấu tranh chống lại đường dây tham nhũng của các quan chức bất lương từ cấp xã lên đến cấp thành phố của Thủ đô Hà Nội trong những năm qua. Cụ gọi điện thông báo là người dân Đồng Tâm vừa gửi TÂM THƯ tới Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XIV, khai mạc hôm nay tại Hà Nội. Cụ cho biết: Đã nhiều lần người dân Đồng Tâm gửi các văn thư như đơn kiến nghị, thư yêu cầu đến các địa chỉ như Văn phòng Quốc hội, các Ủy ban chuyên trách của Quốc hội, v.v… nhưng đều không được các nơi đây phúc đáp!

Hậu Cộng sản – cuộc chuyển đổi ‘chưa có điểm kết’

BBC

21-5-2018

Một số hiện vật về cựu lãnh tụ cộng sản Romania Nicolai Ceaucescu được trưng bày cho công chúng nước này hôm nay. Ảnh: BBC

Mặc dù đã có nhiều năm bước sang chế độ hậu cộng sản, cuộc chuyển đổi ở nhiều quốc gia ra khỏi hệ thống này vẫn chưa ‘có điểm kết’, trong lúc các biến thể cộng sản và hậu cộng sản có nhiều diễn biến đa dạng trên toàn cầu, kể cả từ chuyển sang ‘dân túy’ cho tới tham vọng muốn kết hợp ‘chủ nghĩa xã hội’ với ‘kinh tế thị trượng’, một số nhân chứng và nhà nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản và toàn trị nói với BBC Tiếng Việt từ Paris, Pháp.

Quan chức Vietsovpetro cáo bệnh từ chức sau 8 tháng bị tố nhận tiền OceanBank

VOA

Khánh An

21-5-2018

Liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro hôm 21/5 công bố quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo mới đối với chức Tổng Giám đốc và Chánh kế toán khi hai nhân sự đang nắm giữ các chức vụ này bất ngờ xin từ chức hai ngày trước đó vì “lý do sức khỏe” và “theo nguyện vọng cá nhân”.

Truyền thông trong nước xem đây là một sự kiện “biến động” khi 2 sếp lớn của ngành dầu khí bất ngờ “được thôi chức” trong cùng một ngày.

Người Đàn Bà Góa ở phủ Bình Giang

Nguyệt Quỳnh

21-5-2018

Vĩnh Hưng sưu thuế nặng nề

Bồng con dẫn vợ tôi về quê tôi

(ca dao)

Bà Lê Thị Thảo, một người dân oan Thủ Thiêm, bật khóc và ngất xỉu, trong buổi gặp ĐBQH ngày 9/5/2018. Nguồn: Zing

Tưởng rằng chỉ ở thời Tây, dân ta mới khóc ra máu mắt vì sưu cao thuế nặng. Ngoài đồng thì có thuế ruộng, trong nhà thì phải đóng thuế vườn, rồi đến thuế thân v.v… Nay mới biết ở xã Ân Phong tỉnh Bình Định, người dân nuôi vịt muốn thả vịt ra đồng cho chúng nhặt hạt thóc rơi cũng phải nộp phí cho chính quyền địa phương. Ở xã Thiệu Dương, Thanh Hóa, người dân chăn thả trâu bò cũng phải nộp phí. Phí thả một con trâu lên đến cả 100.000 đồng, còn muốn nuôi trâu lại là chuyện khác nữa, phải đóng tiền cọc cho hợp tác xã từ ba trăm ngàn đến hai triệu đồng!

Quốc hội và mâu thuẫn lớn

Nguyễn Đình Cống

21-5-2018

Nhân Quốc hội (QH) đang họp kỳ 5 khóa 14, xin bàn về hai mâu thuẫn lớn. Gặp phải hai mâu thuẫn này QH rất khó phát huy năng lực.

1-Mâu thuẫn giữa danh và thực

Một quy luật để xã hội phát triển bình thường là quy luật “Danh thực tương đồng”, hoặc theo Đạo Nho là “Thuyết Chính danh”. Vi phạm quy luật này là kiểu “nói một đàng, làm một nẻo”, là dối trá, là bất minh, là nguyên nhân của nhiều rối loạn. Quốc hội VN đang phạm phải mâu thuẫn này, khi danh xưng là “Cơ quan quyền lực cao nhất, là đại biểu của nhân dân”, nhưng thực chất chỉ là một cơ quan thừa hành của Đảng, chỉ là Quốc hội của Đảng.

Dân Túy và chủ nghĩa Cộng sản

Thạch Đạt Lang

21-5-2018

Trong thời gian vài năm gần đây, hai chữ Dân Túy được nói đến nhiều trên báo chí, phương tiện truyền thông, như một chủ nghĩa hay một khuynh hướng chính trị, nhất là kể từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống thứ 45 của Mỹ với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” (America First).

Máy bay ném bom Trung Cộng hạ cánh ở Hoàng Sa

Vũ Ngọc Yên

21-5-2018

Bất chấp phản đối của quốc tế, Trung cộng (TC) tiếp tục gia tăng các hành động quân sự tại Biển Đông. Ngày 19.05.2018  Không quân Trung cộng lần đầu tiên đã cho máy bay dội bom hạ cánh xuống đảo Woody (Phú Lâm), đảo lớn nhất của quần đảo Paracel-Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa mà TC đã chiếm đoạt bất hợp pháp vào năm 1974.

Đảo Woody. Ảnh: AFP

Tất Thành Cang – Phần 3: Tại sao Hợp đồng BT Thủ Thiêm lại được đóng dấu Mật?

Minh Duy

21-5-2018

Tiếp theo phần 1phần 2

Đại Quang Minh là đơn vị đầu tư chủ chốt tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm – với biểu tượng là Khu đô thị cao cấp Sala – công ty này được lãnh đạo TP.HCM ưu ái rất đặc biệt thông qua hình thức BT (Xây dựng – chuyển giao), hiểu đơn giản hơn là đổi đất lấy hạ tầng.

Nhận thức về quyền lãnh đạo

FB Võ Xuân Sơn

21-5-2018

Ảnh: internet

Tuần trước, phiên tòa xử những tắc trách dẫn đến thảm họa y khoa Hòa Bình làm 8 người chết hồi cuối tháng 5/2017 đã làm nóng facebook và cả hệ thống truyền thông Việt nam. Tuy nhiên, phiên tòa đã chuyển sang thành phiên tòa xử BS Lương. Có rất nhiều tình tiết mà Tòa đưa ra, có vẻ như chỉ nhằm để buộc tội BS Lương theo cáo trạng.

Vậy, lẽ ra thì Tòa phải làm gì?