Việt Nam và cuộc chiến Nga – Ukraine: “Chính sách ngoại giao cây tre” của Hà Nội mang lại kết quả nhưng vẫn còn thách thức (Phần 2)

Fulcrum

Tác giả: Ian Storey

Đỗ Kim Thêm dịch

22-3-2024

Tiếp theo phần 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng trong cuộc gặp gỡ bên lề của Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba ở Bắc Kinh ngày 17/10/2023. Nguồn: Grigory SYSOYEV/ POOL/ AFP

Mối quan hệ quốc phòng Việt – Nga

Kể từ những ngày đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh, hợp tác quốc phòng đã là một trụ cột chính trong các mối quan hệ Việt-Nga. Như ghi nhận trước đó, quân viện của Liên Xô (và Trung Quốc) cho Quân đội Nhân dân Việt Nam là công cụ trong việc Hà Nội đánh bại các quân đội Pháp và Mỹ. Cuộc chiến sau thời chiến tranh Lạnh, Việt Nam tiếp tục dựa vào Nga như là nguồn cung cấp chủ yếu về vũ khí. Từ năm 1995 đến năm 2015, Việt Nam đã mua vũ khí của Nga với trị giá 5,68 đô la Mỹ, tương đương với 90% mức nhập khẩu về quốc phòng của đất nước. Hầu hết vũ khí tồn kho của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay – bao gồm máy bay chiến đấu, xe tăng, tàu ngầm và tàu chiến trên mặt nước – đều là các thiết bị do Liên Xô và Nga sản xuất.

Việc Nga chiếm đóng Crimea năm 2014 là một bước ngoặt trong mối quan hệ quốc phòng Việt-Nga. Việt Nam trở nên lo ngại rằng các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu của phương Tây nhắm vào lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Nga sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống vũ khí của Nga và làm gián đoạn lịch trình giao hàng. Những lo ngại đó càng trở nên trầm trọng hơn nhiều kể từ khi cuộc chiến Nga-Ukraine bùng nổ và việc phương Tây thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Hơn nữa, màn trình diễn mờ nhạt của quân đội Nga ở Ukraine đã khiến cho giới lãnh đạo cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam lo lắng. Nếu người Nga không thể đánh bại một kẻ thù yếu hơn, thì làm sao Quân đội Nhân dân Việt Nam do Nga trang bị và huấn luyện sẽ chống lại một đối thủ mạnh hơn nhiều như Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc? Điều này được chú ý gần đây nhất khi hai tàu tuần tra tên lửa lớp Taruntul của Hải quân Nga bị máy bay không người lái của Ukraine phá hủy hồi tháng 12/2023 và tháng 2/2024. Hải quân Việt Nam vận hành 12 tàu loại này.

Kể từ năm 2014, nhu cầu giảm sự phụ thuộc quân sự của Việt Nam vào Nga đã rõ ràng. Nhưng việc chuyển đổi từ một nhà cung cấp quan trọng về vũ khí là tốn kém và mất thời gian. Do đó, Việt Nam sẽ vẫn phụ thuộc vào lĩnh vực quốc phòng của Nga trong một hoặc hai thập niên nữa. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam đã thực hiện một chiến lược ba hướng: Trang bị thêm, bản địa hóa và đa dạng hóa.

Mũi nhọn đầu tiên là trang bị thêm các thiết bị hiện có do Nga sản xuất để nâng cấp khả năng của họ với sự hỗ trợ từ các quốc gia khác mà nó vận hành số thiết bị của Liên Xô / Nga, bao gồm Ấn Độ và các thành viên thuộc Hiệp ước Warsaw cũ như Cộng hòa Séc.

Mũi nhọn thứ hai là hỗ trợ sự phát triển của một ngành công nghiệp quốc phòng bản địa để Việt Nam có thể giảm sự phụ thuộc vào các nước khác trong việc hỗ trợ trang bị thêm và mua sắm mới. Ngành công nghiệp quốc phòng non trẻ của Việt Nam, dẫn đầu bởi các doanh nghiệp quốc doanh như doanh nghiệp viễn thông Viettel, hiện nay đang sản xuất máy bay trinh sát không người lái, radar, các vũ khí nhẹ và tên lửa. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn cần nhiều thập niên nữa mới có thể tự cung ứng trong lĩnh vực quốc phòng.

Mũi nhọn thứ ba là mua phần cứng về quân sự từ các quốc gia khác ngoài Nga. Thực ra, Việt Nam đã bắt đầu chính sách tuần tự về việc đa dạng hóa vũ khí trước năm 2014, mua hàng từ Israel, Hàn Quốc, Pháp và Nhật Bản. Nhưng cuộc chiến Nga – Ukraine buộc Việt Nam phải đẩy nhanh chính sách này. Hà Nội có thể sẽ tăng cường mối quan hệ đối tác quốc phòng với Hàn Quốc và một số nước châu Âu, bao gồm Anh và Pháp. Mua vũ khí từ Hoa Kỳ, bao gồm cả chiến đấu cơ như F-16 đã qua sử dụng, vẫn là một khả năng, mặc dù một số trở ngại cản trở mối quan hệ quốc phòng gần gũi hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Bất chấp những vấn đề mà ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đối mặt, không thể loại trừ vai trò tiếp tục của ngành này trong các kế hoạch mua sắm quốc phòng của Việt Nam. Giới lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam đã trở nên thoải mái với mối quan hệ kéo dài hàng thập niên với Nga và ít tin tưởng vào các nước khác, đặc biệt là Mỹ, kẻ cựu thù. Hơn nữa, việc tích hợp các thiết bị không phải của Nga với kho hàng hiện có của Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ có vấn đề rắc rối. Tháng 9/2023, có thông tin cho rằng Việt Nam và Nga đã thỏa thuận một việc thương thảo về số vũ khí trị giá 8 tỷ đô la Mỹ, sử dụng lợi nhuận từ liên doanh năng lượng của họ ở Siberia. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu Việt Nam có tiếp tục thực hiện bất kỳ vụ thương vụ khổng lồ nào với Nga trong tương lai gần hay không.

Việt Nam và mối quan hệ Nga – Trung

Cuộc chiến Nga – Ukraine đã củng cố mối quan hệ chiến lược Trung – Nga. Moscow và Bắc Kinh chia sẻ các thế giới quan tương tự, đặc biệt là sự cần thiết phải chống lại bá quyền Mỹ. Không có lợi cho Trung Quốc trong việc Nga thua trận, cũng như các biện pháp trừng phạt của phương Tây thành công. Mặc dù Bắc Kinh không công khai ủng hộ sự gây hấn của Nga, nhưng họ đã bày tỏ sự đồng cảm với lý do Moscow phát động cuộc xâm lược, bỏ phiếu trắng tại Đại Hội Đồng LHQ khi lên án Moscow, tăng cường can dự kinh tế với Nga và cung cấp quân viện hạn chế. Tuy nhiên, cuộc chiến đã khuếch đại tình trạng bất cân xứng về quyền lực trong mối quan hệ Nga – Trung khi sự phụ thuộc về chính trị và kinh tế của Moscow vào Bắc Kinh ngày càng sâu đậm. Không có quốc gia nào khác ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi sự năng động này như Việt Nam. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với tranh chấp đang diễn ra của Việt Nam với Trung Quốc ở Biển Đông cũng như hợp tác quốc phòng với Nga.

Việt Nam lo ngại rằng, việc Nga phụ thuộc vào Trung Quốc ngày càng tăng, Bắc Kinh có thể sử dụng đòn bẩy với Moscow để làm suy yếu lợi ích của Việt Nam. Điều này bao gồm gia tăng áp lực cho Điện Kremlin rút các doanh nghiệp quốc doanh về năng lượng ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và ngừng bán vũ khí cho Quân đội Nhân dân Việt Nam …

Nga có cổ phần đáng kể trong lĩnh vực dầu khí của Việt Nam. Hai doanh nghiệp quốc doanh về năng lượng của Nga là Zarubezhneft và Gazprom, hiện đang tham gia vào các dự án khai thác và sản xuất trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam. Vietsovpetro (VSP) – một liên doanh được thành lập bởi Zarubezhneft của Liên Xô và PetroVietnam, một doanh nghiệp quốc doanh của Việt Nam vào năm 1982 – có các dự án khoan tại năm mỏ dầu khí ngoài khơi Việt Nam.

Theo Vietsovpetro, tính đến cuối năm 2017, doanh nghiệp này đã sản xuất được 228 triệu tấn dầu thô và 32,5 tỷ mét khối khí, tạo ra doanh thu 77 tỷ đô la Mỹ, trong đó chính phủ Việt Nam thu được 48 tỷ đô la Mỹ. Năm 2010, hai doanh nghiệp đồng ý kéo dài sự hợp tác cho đến năm 2030. Năm 2021, Rosneft, doanh nghiệp dầu mỏ lớn nhất của Nga, đã bán phần của mình trong hai mỏ năng lượng ở lưu vực sông Nam Côn Sơn cho Zarubezhneft. Gazprom, doanh nghiệp khí đốt lớn nhất của Nga, đã thành lập một liên doanh với PetroVietnam vào năm 1997, Vietgazprom (VGP), để phát triển các dự án về năng lượng ở ngoài khơi. Chúng bao gồm các mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tĩnh, trong năm 2017 chiếm 21% tổng sản lượng khí đốt tự nhiên của Việt Nam.

Một số lô năng lượng mà Vietsovpetro (VSP) và Vietgazprom (VGP) hoạt động nằm trong đường chín đoạn của Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố quyền tài phán đối với các nguồn tài nguyên biển trong đường đó, bao gồm cả trữ lượng dầu khí. Năm 2016, Trung Quốc bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài do LHQ hậu thuẫn, trong đó phán quyết đường chín đoạn không tương thích với Công ước LHQ năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS) và do đó không hợp lệ. Nga không công nhận đường chín đoạn của Trung Quốc, nhưng đồng cảm với quyết định [của Trung Quốc] bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài năm 2016.

Bắc Kinh khẳng định các yêu sách của mình bằng cách sử dụng các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (China Coast Guard, CCG) và dân quân biển để quấy rối các tàu khảo sát và giàn khoan hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước Đông Nam Á, mà nó thường chồng lấn với đường chín đoạn mở rộng. Mặc dù các mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc được thắt chặt trong thập niên qua, Bắc Kinh đã không tạo ra ngoại lệ đối với các tàu được thuê bởi liên doanh Việt – Nga. Ví dụ, trong năm năm qua, các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG), thường đi cùng với các tàu khảo sát và tàu đánh cá Trung Quốc, đã nhiều lần xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, đôi khi đi qua rất gần tới các giàn khoan do Nga thuê, dẫn đến một trò chơi mèo vờn chuột gây căng thẳng giữa các tàu cảnh sát biển của Việt Nam và Trung Quốc. Chính sự quấy rối của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) đã khiến cho Rosneft phải bán đi phần đầu tư của mình ở lưu vực Nam Côn Sơn cho Zarubezhneft hồi năm 2021 để bảo vệ lợi ích thương mại của họ ở Trung Quốc, khách hàng lớn nhất của doanh nghiệp.

Mục đích của các chiến thuật đe dọa của Trung Quốc có hai mặt. Thứ nhất, tạo ra một môi trường hoạt động thù địch cho các doanh nghiệp ngoại quốc về năng lượng ở Biển Đông, buộc họ phải chấm dứt các thương vụ (như Repsol của Tây Ban Nha và Marudaba của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã làm vào năm 2020 và Rosneft một năm sau đó). Thứ hai, ép buộc các bên tranh chấp ở Đông Nam Á hủy hợp đồng với các tập đoàn ngoại quốc về năng lượng và tham gia vào các dự án phát triển mới với các tập đoàn Trung Quốc.

Cả Việt Nam và Nga đều không sẵn sàng nhượng bộ các mong muốn của Trung Quốc. Thực ra, trong Bản Tuyên bố chung năm 2021 về Tầm nhìn phát triển quan hệ Việt Nam – Nga năm 2030, hai nước cam kết tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp dầu khí “cho phù hợp với luật quốc tế, bao gồm UNCLOS và các luật quốc nội của Việt Nam và Nga”.

Hà Nội hoan nghênh sự tham gia của các doanh nghiệp ngoại quốc về năng lượng vào các dự án về khai thác và sản xuất của mình không chỉ vì họ là một nguồn chuyên môn kỹ thuật và vốn quan trọng, mà còn vì Việt Nam có quyền chủ quyền theo UNCLOS để quyết định trữ lượng dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình nên được phát triển như thế nào và với ai.

Nga cũng rất coi trọng việc tiếp tục hoạt động của các doanh nghiệp năng lượng trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Các liên doanh với PetroVietnam có lợi nhuận cao và tạo ra nguồn doanh thu quan trọng vào thời điểm xuất khẩu dầu khí của Nga sang châu Âu bị cắt giảm mạnh sau khi Liên Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt. Hơn nữa, nếu Nga chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc và chấm dứt hợp tác năng lượng với Việt Nam, họ sẽ bị tổn hại thanh danh ở Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á. Các quốc gia trong khu vực có thể sẽ kết luận rằng Nga là đối tác cấp dưới của Trung Quốc và phụ thuộc vào lợi ích của Bắc Kinh ở Đông Nam Á. Điều này sẽ làm suy yếu tuyên bố của Moscow rằng họ hoạt động độc lập trong nền chính trị toàn cầu.

Việt Nam lo ngại rằng do sự phụ thuộc ngày càng gia tăng của Nga với Trung Quốc, Bắc Kinh có thể sử dụng đòn bẩy của mình với Moscow để làm suy yếu lợi ích của Việt Nam. Điều này bao gồm gia tăng áp lực lên Điện Kremlin để rút khỏi các doanh nghiệp quốc doanh về năng lượng ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và ngừng bán vũ khí cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là vũ khí tấn công có thể được sử dụng chống lại Trung Quốc trong một cuộc đối đầu quân sự ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Việt Nam đánh giá là trong ngắn hạn, việc tăng cường các mối quan hệ Nga – Trung có thể không có tác động quan trọng đến lợi ích của Việt Nam, vì hai lý do. Thứ nhất, Trung Quốc hiểu tầm quan trọng về kinh tế và địa chính trị của các hoạt động của Nga trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và sẵn sàng chấp nhận sự tiếp tục của họ trong một thời gian dài hơn vì lợi ích của quan hệ đối tác chiến lược của họ.

Hơn nữa, động lực quyền lực trong các quan hệ Trung – Nga vẫn chưa lệch lạc đến mức Bắc Kinh có thể buộc Moscow phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Thứ hai, Trung Quốc cũng hiểu rằng nếu họ thúc ép Việt Nam quá mạnh, bao gồm cả thông qua mối quan hệ với Nga, điều đó có thể buộc Hà Nội tạo ra mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một mối quan hệ chiến lược Trung – Nga mạnh mẽ hơn đặt ra những thách thức trung và dài hạn cho Việt Nam và tạo thêm động lực cho Hà Nội giảm sự phụ thuộc quân sự vào Nga.

______

Tác giả: Ian Storey là thành viên nghiên cứu cao cấp tại ISEAS – Viện Yusof Ishak, Singapore

Việt Nam và cuộc chiến Nga – Ukraine: “Chính sách ngoại giao cây tre” của Hà Nội mang lại kết quả nhưng vẫn còn thách thức (Phần 1)

Fulcrum

Tác giả: Ian Storey

Đỗ Kim Thêm dịch

22-3-2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng trong cuộc gặp gỡ bên lề của Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba ở Bắc Kinh ngày 17/10/2023. Nguồn: Grigory SYSOYEV/ POOL/ AFP

Vụ Võ Văn Thưởng: Cộng Sản nói và Cộng Sản làm, là khác nhau (Phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

22-3-2024

Ông Võ Văn Thưởng và ông Nguyễn Phú Trọng. Photo: Bao Chinh phu.

Cuba (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

22-3-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Hồi đầu năm 2016 thì phải, tivi mậu dịch VTV phát cái phóng sự của nhà báo Chử Trường Sơn quay và hỏi trực tiếp từ Cuba. Phim của VTV tức là bảo đảm không có “thế lực thù địch” chen vào. Phóng viên Trường Sơn cho biết, hiện tại dù Cuba đã có những cải cách nhất định nhưng đời sống vẫn rất khó khăn thiếu thốn, dân chúng rất khổ. Dù anh Sơn không nói ra nhưng người xem tivi đều hiểu chính quyền trung ương – đám cai trị Cuba suốt nhiều chục năm qua, vẫn rất tham lam, bố láo, coi dân như cỏ rác.

Bắt nóng Ủy Viên Trung ương: Trần chậm hay Tô nhanh?

Blog RFA

Gió Bấc

21-3-2024

Tính đến nay mới hơn nửa nhiệm kỳ, kể cả Võ Văn Thưởng thì đã có 18 ủy viên trung ương đảng trong đó có đến 4 ủy viên bộ chính trị khóa 13 bị ngã ngựa bằng nhiều hình thức: Cho thôi giữ chức, về hưu theo nguyện vọng; bị kỷ luật cách chức, khai trừ, bị đình chỉ…

Cuba (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

21-3-2024

Tiếp theo kỳ 1

Cuba, đảo quốc nhỏ bé nằm sát nước Mỹ, theo cách nói bây giờ, có vị trí địa chính trị đặc biệt. Một thời gian khá dài, nó được nhóm cộng sản phong danh hiệu “tiền đồn phe xã hội chủ nghĩa” (gồm 13 nước), ngọn cờ đầu chống chủ nghĩa tư bản bóc lột, chống đế quốc.

Từ vụ ông Võ Văn Thưởng, nghĩ về công tác cán bộ

Trần Đình Triển

22-3-2024

Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến vai trò cán bộ và công tác cán bộ của Đảng. Bác khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Chuyện bình thường và bất thường xung quanh vụ Võ Văn Thưởng bị phế truất

Jackhammer Nguyễn

22-3-2024

Võ Văn Thưởng bị cách chức, Võ Văn Thưởng chủ tịch nước trẻ nhất, Võ Văn Thưởng chủ tịch nước ngắn nhất…

Vụ Võ Văn Thưởng: Cộng Sản nói và Cộng Sản làm, là khác nhau (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

21-3-2024

“Nhà nước XHCN” chủ động dựng lên Chủ tịch Nhà nước và chỉ trong vòng một năm “nhất trí” thay hai cá nhân đảm nhận trọng trách ấy. Nguồn: AP

Trương Mỹ Lan và Võ Văn Thưởng: Lát cắt trong show diễn ngàn đại cảnh

Blog VOA

Lê Quốc Quân

20-3-2024

Ông Thưởng phải ra đi trong tủi nhục đắng cay, bởi hệ thống chính trị Việt Nam không được thiết kế để cho nhân dân được chọn, giám sát và sửa sai cho họ từ khi còn ở vị trí nhỏ nhất, tham nhũng ít nhất. Nguồn ảnh: AFP

Nén hương cuối cùng của Chủ tịch Võ Văn Thưởng

Hiệu Minh

21-3-2024

Khi tôi đang viết những dòng này thì Quốc hội vừa miễn nhiệm các chức vụ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Chợt nhớ chuyện nho nhỏ liên quan đến vị Chủ tịch này.

Nói thẳng

Nguyễn Thông

21-3-2024

Dân chúng chờ đợi từng ngày và vui vẻ khi có quan lớn bị kỷ luật, đó mới là điều khiến nhà cai trị phải suy nghĩ (tại sao lại thế, vì đâu, lý do gì…) chứ không phải chỉ một chiều ca ngợi chống tham nhũng không có vùng cấm này nọ. Làm quan to cai trị, cần tự soi mình vào cái gương/ kính dân mà thấy mình thế nào, chứ đừng để dân mong có… quốc tang.

Điển hình thao túng thị trường giáo dục

Mai Bá Kiếm

21-3-2024

Phụ huynh căng băng rôn đòi nợ tại Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam. Ảnh: PHCC

Từ tháng 9/2023, các phụ huynh nhà giàu phải khổ sở, ngồi xế hộp đến Nhà Bè, căng biểu ngữ đòi nợ chủ trường (giống như chủ hụi) “quất té” Mỹ Việt Nam AISVN Nguyễn Thị Út Em. Bà Út Em cứ xin hoãn nợ với phụ huynh, trong khi bà hết tiền trả lương 200 giáo viên ngoại và vài trăm nhân viên nội, nên 95% giáo viên đình công, xe không đón học sinh đến trường. Phụ huynh thưa Sở GD&ĐT TP.HCM và Tòa án thành phố thì bà Út Em cho xe đón học sinh đến trường, để ngồi trong canteen vì không có giáo viên dạy.

Không biết vì sao đêm nay tôi buồn?

Mai Bá Kiếm

20-3-2024

Trước năm 1975, khán, thính giả miền Nam đều thích bài vọng cổ bi hùng tráng “Tần Quỳnh khóc bạn” của soạn giả Viễn Châu, do Thanh Hải ca. Sau năm 1975, Diệu Hiền cũng ca bài này, dù chị nhấn nhá, gằng giọng ở những đoạn bi hùng nhưng không hay và hợp ngữ điệu như giọng ca Thanh Hải.

Phải biết hổ thẹn để thay đổi căn bản tư duy và hành động chính trị

Trần Văn Chánh

20-3-2024

Mấy năm gần đây, qua việc đại phát động chống tham nhũng quyết liệt, được hầu hết thường dân hoan nghênh, trong giới quan chức từ cấp trung ương trở xuống và giới doanh nghiệp đại gia, hầu như ngày nào cũng có kẻ “vô lò”, gây chóng mặt cho một số người quan tâm, theo dõi thời cuộc. Họ đi sóng đôi với nhau, trong một xã hội tiền và quyền vốn có mối quan hệ rất chặt chẽ, thời nào cũng vậy, nhưng trong hiện tại phổ biến là bất chấp pháp luật và văn hóa-đạo đức.

Hai Chủ tịch nước bị phế truất trong một năm: Triển vọng chính trị nào cho Việt Nam?

Fulcrum

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Dương Lệ Chi, biên dịch

20-3-2024

Ảnh: Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương chụp ngày 16-11-2023. Nguồn: JOSH EDELSON/ AFP

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ bị thay thế Nhiệm vụ hàng đầu của các nhà lãnh đạo đất nước hiện nay là tìm người thay thế ông và ổn định chính trị.

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Dân Trí

Hoài Thu

20-3-2024

Lời bình của Tiếng Dân: Báo chí cách mạng sao cứ phải lẽo đẽo chạy theo … báo mạng! Tin này báo mạng đã đưa từ tuần trước, riêng Tiếng Dân đã có hai bài phân tích của tác giả Lê Văn Đoành, cây viết độc quyền của Tiếng Dân, vào ngày 15-3-2024: Vì sao Võ Văn Thưởng sẽ phải rút lui khỏi chính trường? Và ngày 18-3-2024: Hội nghị Trung ương bất thường để truất phế Võ Văn Thưởng. Ai chưa đọc thì tìm đọc nhé!

***

Xét nguyện vọng cá nhân và những vi phạm của ông Võ Văn Thưởng, Trung ương đồng ý để ông thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh.

Cuba (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

20-3-2024

Những gì đang xảy ra ở Cuba “hòn đảo lửa đảo say” khiến chúng ta phải có đôi lời về nó. Nửa thế kỷ trước mà dân chúng kéo nhau đi biểu tình đòi cơm ăn áo mặc thì còn hiểu được, chứ thời buổi này vẫn phải bồng bế nhau đi đòi cơm, quả là đại bi kịch.

Reisner: “Cuộc tấn công mùa đông của Nga sắp đạt đến đỉnh điểm”

NTV

Hubertus Volmer, thực hiện

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

18-3-2024

Đại tá Markus Reisner cho biết trong bài phân tích hàng tuần về tình hình ở Ukraine, với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và các cuộc vượt qua biên giới của Quân đoàn Tự do Nga chống Putin, Ukraine đã cố gắng đánh lạc hướng tình hình khó khăn ở mặt trận trong cuộc bầu cử tổng thống Nga. Tuy nhiên, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nói riêng, cũng có khía cạnh chiến lược. Về cuộc bầu cử tổng thống ở Nga, Reisner nói: “Người ta tin rằng Putin, với gần 90% phiếu tán thành, sẽ cho chuẩn bị một cuộc tấn công mùa xuân mới”.

‘Loại trừ vĩnh viễn’

Blog VOA

Trân Văn

20-3-2024

Đại diện Viện Kiểm sát TP.HCM vừa đề nghị Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến Vạn Thịnh Phát “loại trừ vĩnh viễn” bà Trương Mỹ Lan khỏi đời sống xã hội…

Liu điu lại nở ra dòng liu điu

Võ Xuân Sơn

19-3-2024

Lâu lắm rồi không xem TV. Hôm nay, qua phòng ăn hơi trễ, cô giúp việc đang mở TV, đoạn nói về vụ luận tội và đề nghị mức án đối với bà Trương Mỹ Lan. Thấy TV nói, bà Lan đã sử dụng các biện pháp tinh vi để lũng đoạn ngân hàng SCB, tham ô tài sản, chiếm đoạt tài sản…

Ngồi buồn mở quẻ giúp quan

Nguyễn Huy Cường

19-3-2024

Đã có một thời ở Hà Nội, trong khu tập thể các cơ quan, cư dân là người ăn lương nhà nước, mua được con gà về làm bữa tươi nhưng không dám chặt mạnh, dao thớt kêu kênh kếch sẽ tố cáo bạn đang ăn như bọn …tư bản, coi chừng.

Ơn Trời, nó đã lộ ra!

Nguyễn Huy Cường

18-3-2024

Câu cảm thán này thường phát ra từ tâm cảm vui vẻ khi nhận được ơn huệ hay kết quả gì đó sau bao nhiêu hy vọng, khát vọng mà nay hé mở ánh sáng của sự tốt lành.

Nhục? Vấn đề là những ai cảm thấy nhục?

Blog VOA

Trân Văn

18-3-2024

Qua vụ án liên quan đến bà Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát – SCB, ông Lê Kiên Thành, con trai ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư đảng CSVN, mới than “Nhục” kèm lời bình như thế này…

Qua tòa, được nghe bà Lan và nhớ… Vingroup!

Blog VOA

Trân Văn

18-3-2024

Bà Lan làm người ta nhớ đến Vingroup vì đây không phải là lần đầu tiên thiên hạ thấy bóng dáng Vingroup phảng phất quanh các đại án.

Hội nghị Trung ương bất thường để truất phế Võ Văn Thưởng

Lê Văn Đoành

18-3-2024

Suốt tuần vừa qua, chính trường Việt Nam nóng như lửa đốt, với nhiều đồn đoán xoay quanh số phận chính trị của nhân vật Võ Văn Thưởng, đương kim chủ tịch nước.

Tuyên thệ

Nguyễn Huy Cường

17-3-2024

Bỗng tôi nhớ lại hồi nhỏ, bạn ngồi cùng bàn học bị mất chiếc bút máy kim tinh của China, khóc tức tưởi. Bạn bị mất trong giờ nghỉ một tiết vì cô giáo vắng, phải trống giờ 45 phút, bạn này chạy nhảy vui chơi ngoài đồi vì hồi đó học sơ tán trong ngôi đình, xóm gò.

Thời sự linh tinh: Ngã ngựa

Nguyễn Thông

17-3-2024

– Trong vòng hơn một tuần rồi, tên ngố Putin hai lần đe dọa dùng vũ khí hạt nhân, đe phát động chiến tranh hạt nhân. Trước, y thường giao việc này cho thằng đàn em Medvedev, thậm chí có lần báo quốc doanh An Nam bênh Pu ngố, bảo rằng cho tới lúc ấy Pu chưa khi nào đề cập tới dùng vũ khí hạt nhân. Bố khỉ, thách kẹo thằng Medvedev cũng không dám tự ý, thế mà cũng tin.

Vài chuyện nhỏ tí về Đài Loan

Tạ Duy Anh

17-3-2024

Một trạm dừng nghỉ trên cao tốc ở Đài Loan. Ảnh: FB tác giả

Những chuyện lớn về Đài Loan như GDP cao hàng đầu châu Á, là trung tâm cung cấp chip cho thế giới… thì hầu như ai cũng đã biết qua. Tôi có thói quen đến đâu cũng dành sự quan tâm tìm hiểu những chuyện nhỏ nhặt, gắn với đời sống và thói quen hàng ngày của người dân. Ví dụ tôi để ý, ở Đài Loan, từ già đến trẻ, đều rất thích được người khác yêu cầu giúp đỡ. Tôi từng thấy một cụ ông đi cả cây số để “chỉ đường” cho khách, mặt rạng ngời hạnh phúc.

Biếm: Phật tổ hiển linh

Chu Mộng Long

16-3-2024

Ảnh chụp màn hình từ clip Lương Trường Sơn

Sau khi thuyết pháp cho đại chúng, Thích Cúng Dường vơ cả đống tiền cúng dường vào bao bố rồi lui gót về trai phòng. Ngài đếm tiền đến mỏi tay, méo miệng rồi lăn ra ngủ. Trong giấc nồng, ngài lảm nhảm câu: “Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật”.