Hội thảo về thực hiện Di chúc

Nguyễn Đình Cống

16-8-2019

Lâu nay có phong trào rầm rộ về 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh. Ngoài phong trào do Đoàn Thanh niên CS phát động thì nơi nơi, ngành ngành, các cấp thi nhau tổ chức hội thảo (HT). Cho đến nay đã có nhiều chục cuộc HT như vậy, các HT lớn là tại Học viện Chính trị khu vực 2, vào ngày 17/5, HT tại TP Hồ Chí Minh ngày 29/6 và HT tại Hà Nội ngày 12/8. Chắc rằng sẽ còn nhiều HT nữa. Mỗi HT có nhiều tham luận, HT bé có vài chục, HT lớn có đến trên trăm.

Con đường chạy tội của Nguyễn Đức Chung

LTS: Chúng tôi có nhận được bài viết sau đây, liên quan đến chuyện đấu đá giữa các phe phái trong nội bộ đảng CSVN, trong đó có một số chi tiết khó kiểm chứng. Chúng tôi xin được phổ biến nội dung bài viết, nhờ quý độc giả giúp kiểm chứng thêm những chi tiết nêu trong bài và cho ý kiến phản hồi, nếu nhận thấy không chính xác.

“Kẻ phạm tội” & tình yêu Tổ quốc Việt Nam

Nguyễn Văn Miếng

16-8-2019

Cách đây đúng 6 năm, ngày 16/8/2013 hai bạn trẻ Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên đã ra Toà án nhân dân tối cao về tội rải truyền đơn trên cầu vượt An Sương. Đây cũng là lần hiếm hoi toà phúc thẩm giảm hình phạt cho các bị cáo về tội “xâm phạm an ninh quốc gia.”

Vân Nam Nhất đái, Nhất lộ Tinh ký

Đỗ Hùng

16-8-2019

Thoạt nhìn, nhà ga sân bay quốc tế Trường Thủy Côn Minh có hình dạng tựa cánh chim bằng đang vút bay trong gió, kỳ thực đấy là rặng Ngọc Long Tuyết Sơn cách điệu. Nó có màu vàng nâu rất chi là ăn nhập với ánh nắng chiều nhàn nhạt nơi miền núi đồi vào buổi hôm mình tới.

Sai phạm ở Thủ Thiêm: Lãnh đạo thành Hồ vẫn không dám đối thoại với dân

BTV Tiếng Dân

16-8-2019

Báo Giao Thông đưa tin: Lãnh đạo TP.HCM gặp người dân thông báo tiến độ sửa sai vụ Thủ Thiêm. Cuộc gặp diễn ra vào chiều 15/8, tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận 2. Bài báo lưu ý, “chỉ những người dân có giấy mời mới được vào khu vực họp, còn lại phải đứng bên ngoài. Khu vực trước cổng ra Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận 2 được lực lượng công an, an ninh kiểm soát chặt chẽ việc ra vào”.

Không kêu cứu, hãy khởi kiện!

Bá Tân

15-8-2019

Báo Đại Đoàn Kết nổi tiếng mất đoàn kết qua nhiều đời tổng biên tập, và “truyền thống” ấy lại được tô đậm qua vụ việc xử lý Trần Thanh Tường, Trưởng ban Kinh tế – Xã hội của báo Đại Đoàn Kết.

Mệnh lệnh từ trái tim

Kông Kông

15-8-2019

Hồng Kông đang là điểm nóng nhất của cuộc chiến chống cộng sản.

Chỗ chưa đồng ý trong bài viết của nhà văn Phạm Đình Trọng

Dương Tự Lập

15-8-2019

Nén hương cho Bùi Tín và Tô Hải

Thấm thoắt đã qua giỗ đầu của hai nhân cách lớn là Bùi Tín và Tô Hải. Rất mến nhà văn Phạm Đình Trọng với nhiều bài viết của anh trình làng. Mới đây, được xem lại bài viết: Những Người Cuối Cùng Của Thế Hệ Hào Hoa Mà Lạc Bước Đã Ra Đi, đăng trên Tiếng Dân ngày 12/8/2018, tiếc thương hai Con Người là nhà báo Bùi Thành Tín và nhạc sĩ Tô Đình Hải, mất cùng ngày 11/8/2018 cùng ở tuổi 91.

Nhân cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông – Hồng Kông, một lần tôi đã gặp

Lê Phú Khải

15-8-2019

Hai triệu người đã xuống đường ở Hồng Kông. 350.000 người đã đình công. Xe lửa, xe tải, phi trường đang tắc nghẽn… Nhiều người đặt câu hỏi, liệu có một Thiên An Môn sẽ diễn ra ở Hồng Kông hay không?

Người ta hay nói đến Hồng Kông là một thị trường tài chính, chứng khoán, giao dịch thương mại lớn… Nhưng ít người hiểu rằng, Hồng Kông còn là một thị trường tin tức lớn nhất thế giới. Ở Hồng Kông, anh có thể biết những gì đã xẩy ra đêm qua khi thức dậy. Những cuốn sách mới ra lò, kể cả những cuốn tiểu thuyết ăn khách nhất trên thế giới cũng được người ta tóm tắt ngay nội dung để bán cho anh.

Có tiền ở đây là có thể mua được tất cả mọi tin tức trên thế giới, có cả những “hãng” sản xuất ra những thứ hàng hóa thông tin này để bán cho anh đặt mua hàng tháng, hay hàng tuần, hàng ngày… Vì thế, các hãng thông tấn lớn nhất trên thế giới đều đặt phóng viên thường trú tại đây. Mật độ nhà báo trên thế giới ở đây vào loại cao nhất. Năm 1960, Thông tấn xã Việt Nam có điều đình nhiều lần để đặt phóng viên thường trú tại đây nhưng không thành.

Chính vì vậy mà khó có thể xẩy ra một vụ đàn áp như Thiên An Môn ở Hồng Kông lúc này. Vì Hồng Kông không phải là Trung Quốc. Hồng Kông không nằm gọn trong lục địa Trung Hoa. Ống kính của một rừng báo chí thời kỹ thuật số, thời @ 4.0 chỉ chờ có biến động là bao phủ thông tin, hình ảnh lên toàn cầu.

Chính xã hội tự do và nhà nước pháp quyền đã tạo nên một Hồng Kông phồn vinh, vì thế nếu từ bỏ pháp quyền là Hồng Kông sụp đổ và không thể đảo ngược xu thế đã có bề dầy 100 năm này.

Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển được xây dựng trên nền kinh tế thị trường, thuế thấp và ít có sự can thiệp của chính phủ. Đây là một trung tâm tài chính thương mại quan trọng và là nơi tập trung nhiều đại bản doanh công ty của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Kinh tế Hồng Kông chủ yếu là dịch vụ. Tỷ trọng của khu vực này trong GDP của Hồng Kông lên đến 90%.

Trong quá khứ, chế tạo là khu vực quan trọng nhất của nền kinh tế do Hồng Kông đã tiến hành công nghiệp hóa sau chiến tranh thế giới thứ hai. Với xuất khẩu làm động lực, kinh tế Hồng Kông đã tăng trưởng với tốc độ bình quân hằng năm là 8.9% trong thập niên 1970. Hồng Kông đã trải qua một quá trình chuyển dịch nhanh sang một nền kinh tế dịch vụ trong những năm 1980, khi tốc độ tăng trưởng đạt 7.7% bình quân mỗi năm. Phần lớn các hoạt động sản xuất được chuyển qua Trung Hoa đại lục trong thời kỳ này và công nghiệp hiện nay chỉ chiếm 9% nền kinh tế.

Khi Hồng Kông đã lớn mạnh để trở thành một trung tâm tài chính, tăng trưởng chậm lại xuống còn 2.7% mỗi năm trong những năm 1990. Cùng với Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan, Hồng Kông được gọi là một trong Bốn con hổ châu Á do tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh chóng trong thời kỳ từ thập niên 1960 đến thập niên 1990.

Cái “con hổ” châu Á ấy, người dân tiêu đồng đô-la Hồng Kông có tỷ giá 7.75 đến 7.85 một đôla Hồng Kông ăn 1 đôla Mỹ, sinh sống trên 262 hòn đảo có tổng diện tích 1103 km2 với hơn 5 triệu dân, nói tiếng Anh và tiếng Quảng Đông, không nói tiếng Quan Thoại như Trung Hoa lục địa. Cái “con hổ” ấy vào đêm 1 tháng 7 năm 1997 đã trở về với… đất mẹ Trung Hoa!

***

Những ngày tôi ở Hồng Kông, các nơi công cộng đều gắn những đồng hồ chạy ngược rất lớn. Những đồng hồ đó chạy giật lùi đếm những giây còn lại cho đến thời điểm Hồng Kông trở về với Trung Hoa lục địa. Một làn sóng di dời khỏi Hồng Kông diễn ra trong những ngày đó. Người ta đã làm một cuộc thăm dò sau này ở Đại học Hồng Kông vào năm 2012 thì thấy 70% người được hỏi, nói họ tự nhận là người Hồng Kông chứ không phải là người Trung Quốc.

Làm sao lại di tản trước 1 tháng 7 năm 1997? Làm sao lại muốn ly dị với chính tổ tiên cuả mình là người Hán và đất mẹ Trung Hoa, nếu không phải đó là khát vọng của Tự do và Dân chủ- xu hướng của thời đại?

Do Hồng Kông đất hẹp người đông nên việc xây dựng nhà cửa rất hợp lý. Người ta có thể bạt một triền núi đá để san một mặt bằng rồi làm nhà cao tầng bên vách núi chênh vênh, giải quyết nạn thiếu nhà. Nhưng cả Hồng Kông là một công viên cây xanh lớn, với 40% đất được dành cho công viên thôn quê và các khu dự trữ thiên nhiên. Người đến mua sắm, du lịch ở Hồng Kông nườm nượp.

Hồng Kông thường được mô tả là nơi phương Đông gặp phương Tây, điều này được phản ánh trong hạ tầng kinh tế, giáo dục và văn hóa đường phố. Trên một góc phố nào đó, có thể có các tiệm truyền thống Trung Hoa bán thảo dược Trung Hoa, các đồ dùng linh tinh có liên quan đến Phật giáo hay bát súp vi cá mập bằng chất dẻo. Nhưng tại góc phố tiếp theo, người ta có thể tìm thấy các rạp hát đang chiếu các bộ phim ăn khách của Hollywood, một quán rượu theo phong cách Anh, một nhà thờ Công giáo hoặc một quán thức ăn nhanh MacDonald’s.

Ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông là tiếng Hoa và tiếng Anh; các biển hiệu bằng hai thứ tiếng này hiện diện khắp nơi ở Hồng Kông. Chính quyền, cảnh sát, và phần lớn các nơi làm việc đều sử dụng cả hai thứ tiếng. Sự cai trị của người Anh đã kết thúc hai thập kỷ trước nhưng văn hóa phương Tây vẫn thấm sâu vào Hồng Kông và tồn tại liền một mạch với triết lý và phong tục phương Đông.

_____

Một số hình ảnh tác giả gửi tới:

Nhà hàng nổi có sức phục vụ 3000 thực khách một lúc trên vịnh Victoria ở Hồng Kông – Năm 1997
Nhịp sống hối hả ở Hồng Kông. Ảnh: Lê Phú Khải
Tác giả ở Hồng Kông hồi tháng 2 năm 1997

Phân nửa lực lượng chủ lực của Hải cảnh Trung Quốc hăm dọa Việt Nam ở Biển Đông

Dự án ĐSKBĐ

Đặng Sơn Duân

15-8-2019

Ít nhất 3 tàu hải cảnh trang bị pháo 76 mm được tăng cường từ Tam Á, đảo Hải Nam xuống phía nam Biển Đông để hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cũng như quấy phá hoạt động dầu khí của Việt Nam.

Theo dữ liệu tàu biển, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc cùng một số tàu hộ tống đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào chiều 13/8.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Phải truy cứu trách nhiệm hình sự những người gây hậu quả, chứ sao lại kỷ luật một nhà báo phàn nàn về nó?

Hoàng Hải Vân

15-8-2019

Tôi đã nói nhiều về đường sắt Cát Linh – Hà Đông, định từ từ sẽ nói tiếp, nhưng nghe tin một đồng nghiệp là nhà báo Trần Thanh Tường, Trưởng ban kinh tế xã hội báo Đại Đoàn Kết bị lãnh đạo của mình truy cùng đuổi tận quyết kỷ luật cho bằng được, vì anh đã “phàn nàn” về đoạn đường sắt này (theo Một Thế Giới) thì tôi không thể từ từ được nữa.

Điều hối hận nhất của Einstein

Nguyễn Đắc Kiên

15-8-2019

Theo dõi thời sự quốc tế thời gian gần đây, chắc chắn ai cũng ít nhiều có cảm nhận về một sự thay đổi, thậm chí một sự định hình cho thế giới mới đang manh nha.

Có thể, một lần nữa, kể từ sau Chiến tranh Lạnh, thế giới sẽ lại phân định rạch ròi thành hai khối: toàn trị và tự do.

Cách mạng tháng Tám và ba điều xét lại

Luật Khoa

Võ Văn Quản

15-8-2019

Hơn 70 năm sau Cách mạng tháng Tám (August Revolution), bản chất của một trong những biến cố chính trị quan trọng nhất trong lịch sử đương đại Việt Nam vẫn tiếp tục còn trong vòng tranh cãi giữa sử gia, học giả cũng như những nhà quan sát.

Nhà cầm quyền Bà Rịa – Vũng Tàu ngăn cản HT Thích Không Tánh cử hành Đại lễ Vu Lan

Tam Ân

15-8-2019

HT Thích Không Tánh cử hành Đại lễ Vu Lan tại Phước Bửu Tự tối 14/8. Nguồn: Tác giả gửi tới Tiếng Dân

Sự việc xảy ra vào trưa ngày 14/8/2019, nhằm ngày 14/7 âm lịch, khi chư tăng ở tịnh thất Đạt Quang tổ chức cử hành Đại Lễ Vu Lan, hằng năm. Lễ Vu Lan còn được hiểu là lễ Báo Hiếu, là một trong những Đại lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông). Ngày Đại lễ này trùng với ngày Rằm tháng 7 hằng năm, cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông.

Phản biện một bài báo

Nguyễn Đình Cống

15-8-2019

Bài “Khát vọng & Giá trị từ Cách mạng Tháng Tám”, đăng trên Văn hóa Nghệ An, ngày 14/8/2019, bắt đầu bằng câu: “Trong nhiều khát vọng do Cách mạng Tháng Tám Quốc khánh 2/9 mang lại, có thể khẳng định, các khát vọng Độc lập -Tự do – Hạnh phúc là chuỗi giá trị lâu bền và nhất quán, mang lại nguồn cảm hứng lớn lao cho công cuộc giữ nước và dựng nước một khi chúng ta bước vào thời đại mới.

Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại bãi Tư Chính leo thang

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

15-8-2019

Các mỏ dầu của Việt Nam (cột 144) và TQ (cột J22) đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Nguồn: Naval Institute

Biển Đông khủng hoảng lần 1 khi Trung Quốc bất ngờ hạ đặt giàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (tháng 5-7/2014), làm Hà Nội bị sốc và quan hệ hai nước khủng hoảng. Đồng thời, Trung Quốc còn ráo riết thay đổi thực địa bằng bồi đắp và quân sự hóa các đảo/đá mà họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để kiểm soát Biển Đông theo “đường chín đoạn”, vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS).

Biển Đông nóng lên và nếu máu chảy ở Hồng Kông…

Vũ Kim Hạnh

15-8-2019

Một tàu cá của ngư dân Bình Định số hiệu BĐ 96813 TS, bị tàu Trung Quốc số hiệu 46301 truy đuổi khi đang hoạt động đánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa. Tàu Hải Dương Địa Chất 8 trở lại bãi Tư Chính, theo các chuyên gia quốc tế (đành đọc tin quốc tế vì tin chính thức của VN lại chưa thấy) thì “giai đoạn hai của cuộc giằng co giữa Trung Quốc và Việt Nam” trên biển đông bắt đầu và tình hình có thể “vượt khỏi tầm kiểm soát”. Hai chuyện lớn đang xảy ra cho Việt Nam này đều do “anh lớn” TQ.

Vui thú để đi vào chỗ chết

Hoàng Thủy Ngữ

15-8-2019 

Neil Postman, giáo sư và là nhà nghiên cứu về truyền thông tại đại học New York, đã thu hút rất nhiều sự chú ý khi ông chỉ trích không ngừng vai trò của truyền hình. Ông tin rằng sức mạnh và ảnh hưởng của truyền hình là mối đe dọa lớn cho nền dân chủ.

Tin Biển Đông: Trung Quốc sẽ cướp Bãi Tư Chính như đã từng cướp bãi cạn Scarborough?

BTV Tiếng Dân

15-8-2019

Bài đầu trong loạt bài viết trên trang Viet Times, nói về âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc tại bãi Tư Chính bộc lộ qua truyền thông: Biến không tranh chấp thành tranh chấp và mưu đồ “chẹn họng” Việt Nam. Bài báo lưu ý, truyền thông Trung Quốc bắt đầu ngụy biện cho hành động xâm phạm vùng biển Việt Nam ở bãi Tư Chính, thậm chí là vu khống cho Việt Nam.

Chuyện nữ giáo viên quỳ trong sân UBND Đắk Lắk

Blog VOA

Trân Văn

14-8-2019

Cô giáo Hoa Anh quỳ gối trong sân UBND tỉnh Đắk Lắk để dâng đơn khiếu nại. Ảnh chụp màn hình

Hệ thống truyền thông chính thức vừa cung cấp thêm hàng loạt thông tin liên quan đến sự kiện một nữ giáo viên quỳ trong sân UBND tỉnh Đắk Lắk để dâng đơn khiếu nại hồi đầu tuần trước!

Nhà báo bị kỷ luật vì phàn nàn vụ Cát Linh – Hà Đông trên Facebook

BTV Tiếng Dân

14-8-2019

Nhà báo Trần Thanh Trường, báo Đại Đoàn Kết. Nguồn: FB nhân vật

Nhà báo Trần Thanh Tường, Trưởng ban Kinh tế – Xã hội của báo Đại Đoàn Kết, bị kỷ luật vì viết bình luận trên Facebook. Hôm 25/3/2019, ông Tường viết trên Facebook, nói về vụ bê bối của dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, như sau: “Một dự án đầy tai tiếng, được phù phép đội vốn lên thứ hạng khủng khiếp nhất, thi công chầy bửa nhất, gây ra nhiều vụ tai nạn lao động và tai nạn giao thông kinh hoàng nhất … (Còn nhiều cái nhất xin được ‘chán’ đến mức không muốn liệt kê!).

Ấy thế mà, theo chỉ đạo và cam kết của lãnh đạo Bộ GTVT, của UBND TP. Hà Nội, chỉ ít ngày nữa thôi, tuyến đường sắt trên cao này sẽ đưa vào vận hành thương mại. Nhưng ngoài sự ngổn ngang dang dở, là sự xuống cấp tróc lở, hoen gỉ … ngay từ khi chưa vận hành...”

Báo Một Thế Giới đưa tin: Bị kỷ luật vì phàn nàn về đường sắt Cát Linh trên Facebook, nhà báo ‘kêu cứu’. Ông Tường cho biết, ngày 2/4/2019, ông đã bị Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH-TTĐT) của Bộ 4T, nhắc nhở miệng về nội dung trên, nhưng sau đó sếp của ông Tường là Đặng Hồng Quang, (tức đại tá Hồng Thanh Quang), TBT báo Đại Đoàn Kết, gửi công văn cho Cục PTTH-TTĐT, đề nghị ra văn bản để xử phạt ông Tường, là lính của ông Quang.

Ông Tường cho biết: “Vì thấy không có cơ sở xem xét, xử lý theo quy định pháp luật nên Cục PTTH – TTĐT không có văn bản trả lời mà đề nghị Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam trả lời báo. Thế nhưng, văn bản của Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cũng không nêu cụ thể vi phạm, chỉ yêu cầu xem xét, nhắc nhở“.

Nhưng TBT Đặng Hồng Quang đã chỉ đạo Thư ký hội ra quyết định xử lý, kỷ luật với mức khiển trách và tổ chức họp chi bộ hai lần vì lần đầu không đủ số phiếu, nhằm tăng nặng hình thức kỷ luật ông Tường lên thành cảnh cáo. Ông Tường đang kêu cứu đến Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, vì có khả năng ông bị cách chức và bị thu thẻ nhà báo.

Facebooker Võ Đức Phúc nói với TBT Hồng Thanh Quang như sau: “Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông bây giờ không biết khi nào hoàn thành, nằm phơi nắng phơi mưa hoen rỉ, quá hết sức lãng phí, ai nhìn cũng xót cho quốc gia chứ có riêng gì tay Mõ nhà báo nhỏ nhắn cấp dưới của anh. Bộ GTVT nói mà các nhà thầu Trung Quốc còn lì ra không thèm đếm xỉa, phải kêu đến chính phủ giải quyết cơ mà.

Thanh Tường có nói mấy câu cũng chỉ là bức xúc nói lên tiếng nói của người dân nước Việt. Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử chỉ nhắc nhở miệng thôi chứng tỏ chuyện không đáng, sao anh lại cố ‘truy cùng giết tận’ lính của mình vậy Hồng Thanh Quang?

Nhà báo Đặng Thị Kim Ngân, phóng viên báo Đại Đoàn Kết, là người đã từng kiện ông Đinh Đức Lập, TBT báo Đại Đoàn Kết thời đó và đã thắng kiện, viết: “Lại một đòn bẩn, vô nguyên tắc, sặc mùi trù dập dội vào đầu phóng viên tại báo Đại Đoàn Kết. Ông Tổng này lại đi vào vết xe đổ của tay nguyên TBT Đinh Đức Lập mất rồi. Đúng là thằng đốc đọa, dở chứng…”

Phải chi anh Quang cũng làm như vậy với vụ Tư Chính và Cát Linh-Hà Đông

Nguyễn Tiến Tường

14-6-2019

Giặc dã quay lại Tư Chính, người Việt ai cũng ức bầm ruột. Càng chống Tàu trên bờ, nó càng hà hiếp ở Biển Đông để dằn mặt. Tụi ngạ quỷ này không đồng tâm hiệp lực thì làm sao mà đuổi đi được. Có chung với nhau một hào khí, một đoàn kết là quý lắm thay.

Tư bản giãy chết

Nguyễn Thông

14-8-2019

Tôi có cái tật không khảo mà xưng. Đố giấu được chuyện gì.

Sáng nay có việc đi Củ Chi. Cũng chả rảnh rỗi như người ta thăm thú địa đạo hoặc ăn bò tơ, mà đi làm lại cái bia mộ cho ông anh vợ.

Tại sao chúng ta lại tự từ bỏ chủ quyền ngay chính trên đất chúng ta?

Nguyễn Ngọc Chu

14-8-2019

1. UẤT ỨC

Ngày 27/7/2019 khi được tin khoảng 500 cảnh sát Công an Hải Phòng bắt giữ 380 tội phạm Trung Quốc trong đường dây đánh bạc ở khu đô thị Our City (Thành phố của chúng ta [của người Tàu]) dư luận xã hội tỏ thái độ vừa buồn vừa an ủi. Buồn vì trên đất Việt Nam mà bọn tội phạm Trung Quốc đến hành nghề tự do hơn cả đất Trung Quốc của chúng. An ủi vì Công an Việt Nam cũng bắt được một số ít băng nhóm. Buồn nhiều hơn an ủi.

Vết xăm trên trán

Đỗ Ngà

14-8-2019

Trung Quốc cho tàu hải Dương 8 vào Bãi Tư Chính ngày 03/07/2019, thế nhưng nhân dân không hề hay biết gì về chủ quyền quốc gia bị đe dọa. Báo chí ém thật kỹ không một vết gợn. Thế nhưng ém cỡ nào cây kim trong bọc rồi cũng lòi ra, ngày 12/07/2019, tờ South China Morning Post cho biết tàu hải giám của Việt Nam và Trung Quốc quần nhau đã được 1 tuần tại bãi Tư Chính. Lập tức các tờ báo lớn như BBC Việt Ngữ, VOA, RFA chia sẻ lại tin tức này.

Hành vi buông bỏ chủ quyền quốc gia, hay là gì khác?

Hà Huy Sơn

14-8-2019

Điều 1, Hiến pháp 2013, quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”

Điểm sách: Becoming của cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama (Phần 3)

Vũ Kim Hạnh

14-8-2019

Tiếp theo Phần 1: Đọc Becoming – “Chất Michelle”, hiểu thêm xã hội và con người Mỹ — Phần 2: Tranh cử – Cuộc chiến khốc liệt — Phần 3: Vườn rau trong Nhà trắng và cái choàng vai của Nữ hoàng Anh

Michelle bắt đầu làm Đệ nhất phu nhân như thế nào? Tuy phải sống trong môi trường mới, Michelle cùng bọn trẻ phải thích nghi nhanh, bà không khó khăn để tạo sự gần gũi thân mật, bảo đảm sự chân thành và tôn trọng các cộng sự và nhân viên phục vụ. Thực tâm, bà không muốn mình trở thành món trang trí đỏm dáng trong các bữa tiệc hay lễ lạc ở Nhà trắng. Các con bà phải tự dọn phòng mỗi sáng, không nhờ vã hay yêu cầu bất cứ việc gì trừ những việc chúng không tự làm được.

Khi dân tộc trưởng thành

Nguyễn Lân Thắng

14-8-2019

Ảnh: Nguyễn Lân Thắng

Đây là hình ảnh tôi chụp cách đây 8 năm ở Hà Nội vào ngày 14/8/2011. Đó là một cuộc biểu tình chống Trung Quốc rất đẹp, không có đàn áp, không có bắt bớ, không có trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà. Nhưng đó đã là kỷ niệm. Giờ đây khi Trung Quốc liên tục gây hấn tại bãi Tư Chính của Việt Nam mà chưa có cuộc biểu tình phản kháng lớn nào nổ ra, đấy là điều những ai còn coi mình là người Việt Nam luôn day dứt.

Nhưng hoạt động biểu tình luôn đòi hỏi một số đông tham gia. Một người hay một vài người không thể làm nên một cuộc biểu tình đúng nghĩa. Vì thế để lý giải việc tại sao bây giờ tình hình nguy cấp hơn những năm 2011 – 2014 rất nhiều, nhưng biểu tình chống Trung Quốc vẫn không nổ ra ở Việt Nam, tôi cho rằng không nên chỉ nhìn vào tình cảnh của giới đấu tranh, hay nhìn vào sự đàn áp của nhà cầm quyền. Hãy nhìn vào thực trạng tâm lý, tình cảm, suy nghĩ của những người dân Việt Nam bình thường khác mới có thể hiểu rõ được điều này.

Raglai ơi, đừng khóc!

Châu Thị Phan

14-8-2019

Thật tình khi chuẩn bị đặt mua 340 bộ đồ đồng phục để mang ra cho các cháu học sinh từ lớp một tới lớp ba của trường tiểu học Mỹ Sơn C, thôn Mỹ Hiệp, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, tôi chưa hề có ý định sẽ trở lại đây một lần nữa. (Do quá nhiều người nghèo trên khắp đất nước này mà quỹ dành cho người nghèo ở các vùng sâu, vùng xa của quán cơm từ thiện Nụ Cười thì ít ỏi nên phải dàn trải cho nhiều nơi).

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 8)

Hồ Bạch Thảo

14-8-2019

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6 —  phần 7

8. Lý Thái Tổ khởi nghiệp [1010-1027]

Niên hiệu: Thuận Thiên (1010-1027)

Gạt ra ngoài những lời sấm ký về việc vua Lý Thái Tổ thay họ Lê lên ngôi:

Thụ căn diểu diểu,

Mộc biểu thanh thanh.

Hòa Đao mộc lạc,

Thập tử thành…”

(Gốc rễ nước Nam sâu sâu thẳm;

Cành lá xanh tốt;

Cây Lê [梨 = chiết tự: hòa禾+đao刀+mộc木] rơi đổ;

Chồi Lý [李= thập 十+bát八+tử 子] mọc lên…”.

Ý chỉ mệnh trời để vua Lý Thái Tổ lên ngôi.

Lịch sử là bộ môn khoa học xã hội, thiết tưởng nên dùng khoa học để lý giải. Dưới thời Lê Long Đỉnh tàn ác, vô đạo, dân sống trong cảnh dầu sôi lửa bỏng. Nhân vào năm 1009, Long Đỉnh mất, đất nước cần một vị lãnh đạo sáng suốt đức độ, giống như cảnh trời hạn hán cầu mưa. Bấy giờ Lý Công Uẩn [tên húy Vua Lý Thái Tổ] là vị quan nổi tiếng trung trực, từng cả gan ôm xác vua cũ là Trung Tông khóc, khi vua bị hành thích; lại đương chức Điện tiền chỉ huy sứ, sẵn quyền lực trong tay; nên người người đều mong ông lên ngôi. Một viên quan đồng liêu là Đào Cam Mộc khuyến khích Lý Công Uẩn rằng:

Gần đây chúa thượng [Lê Long Đỉnh] ngu tối bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, trời chán ghét nên không cho hết thọ, con nối dõi thơ ấu, không kham nổi nhiều khó khăn. Mọi việc phiền nhiễu, thần linh không ưa, dân chúng nhao nhác, mong tìm chân chúa. Sao Thân vệ [Lý Công Uẩn] không nhân lúc này nghĩ ra mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa xem dấu cũ của Thang, Vũ; gần xem việc làm của Đinh, Lê, trên thuận lòng trời, dưới theo ý dân, mà cứ muốn khư khư giữ tiểu tiết làm gì!” (1) Toàn Thư, Bản kỷ, quyển 2.

Công Uẩn còn chần chừ, Cam Mộc lại bàn thêm: ” ‘Thân Vệ là người khoan thứ, nhân từ, lòng người chịu theo. Hiện nay trăm họ mỏi mệt kiệt quệ, dân không chịu nổi, Thân vệ nên nhân đó lấy ân đức mà vỗ về, thì người ta tất xô nhau kéo về như nước chảy chỗ thấp, có ai ngăn được!’.

Cam Mộc biết việc cần kíp, sợ sinh biến, mới nói chuyện với khanh sĩ và các quan, ai cũng vui theo. Ngay ngày hôm ấy, điều họp cả ở trong triều, bàn rằng: Hiện nay, dân chúng ức triệu khác lòng, trên dưới lìa bỏ, mọi người chán ghét tiên đế hà khắc bạo ngược, không muốn theo về vua nối ngôi, mà đều có lòng suy tôn quan Thân vệ, bọn ta không nhân lúc này cùng nhau sách lập Thân vệ làm thiên tử, lỡ bối rối có xảy ra tai biến gì, liệu chúng ta có giữ được cái đầu hay không?’.

Thế rồi cùng nhau dìu Công Uẩn lên chính điện, lập làm Thiên tử, lên ngôi Hoàng đế. Trăm quan đều lạy rạp dưới sân, trong ngoài đều hô ‘vạn tuế’, vang dậy cả trong triều”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 2.

Riêng các bộ sử Trung Quốc (2) đều chép thêm rằng, sau khi Lê Long Đỉnh mất, 2 người em là Minh Đề, Minh Xưởng dùng binh tranh ngôi, bị Đại hiệu Lý Công Uẩn giết; rồi lên ngôi; nhưng Vua Tống bỏ qua, vẫn tiếp tục phong tước cho Công Uẩn; nội dung xin trích dẫn qua 2 văn bản dưới đây:

Trường Biên, quyển 73. Năm Đại Trung Tường Phù thứ 3 [1010]

Tháng 2, Chuyển vận sứ Quảng Tây Hà Lượng tâu:

Lê Chí Trung Giao Châu, cai trị hà ngược không theo phép tắc, nên lòng dân chia lìa. Lúc mất con trai mới 10 tuổi; em là Minh Đề, Minh Sưởng dùng binh tranh ngôi; Đại hiệu Lý Công Uẩn đốc suất dân trong nước đánh đuổi và giết được. Công Uẩn tuổi mới 26, là người thân cận của Chí Trung, Trung từng được lệnh đổi sang họ Lê; nay tự lãnh việc châu, xưng là An Nam Tĩnh hải quân quyền lưu hậu. Lại gửi văn thư xin mang sản vật địa phương phụng cống, xin giáng chế mệnh.’

Thiên tử ban:

Chí Trung bất nghĩa mà được nước, Công Uẩn lại bắt chước theo, càng đáng ghét’.

Rồi bảo Lượng vỗ về yên dân biên giới, quan sát sự việc báo lên. Trước đó Chí Trung [Lê Long Đỉnh] sai Sứ phụng cống còn tại kinh sư, Thiên tử ra lệnh đem thực trạng báo cho biết, nếu muốn về cũng chấp thuận; Sứ giả nghe tin chỉ biết che mặt khóc”.

(廣西轉運使何亮言:「交州黎至忠,苛虐不法,眾心離叛。其卒也,一子纔十歲,弟明提、明昶用兵爭立,大校李公蘊率土人逐而殺之。公蘊年始二十六,至忠最所親任,常令以黎為姓,既而自領州事,稱安南靜海軍權留後。且移文言見率方物奉貢,請降制命。」上曰:「至忠不義而得,公蘊尤而效之,益可惡也。」即詔亮安撫邊民,察視機事以聞。先是,至忠遣使貢奉,猶在京師,上令以其狀諭之,如欲行服亦聽,使人聞之,掩泣而已。)

Trường Biên, quyển 73. Tháng 3, Năm Đại Trung Tường Phù thứ 3 [1010] Lý Công Uẩn sai Sứ đến cống. Thiên tử cho rằng man di không đáng để trách cứ; theo lệ cũ Lê Hoàn ban cho Công Uẩn Tĩnh Hải tiết độ sứ, phong Giao Chỉ quận vương, ban y phục dây đai, tiền và khí vật”.

(李公蘊遣使入貢。上以蠻夷不足責,即用黎桓故事,授公蘊靜海節度使,封交趾郡王,賜衣帶、器幣)

Vừa mới lên ngôi, vua thấy kinh đô cũ thành Hoa Lư tại Ninh Bình chật hẹp, bèn cho dời đô đến thành Đại La, rồi đổi tên là Thăng Long, tức Hà Nội hiện nay. Đây là việc làm sáng suốt, vì Hà Nội là trung tâm giao lưu của cả nước; suốt một ngàn năm, ngoại trừ triều Nguyễn, các triều đại khác đều chọn nơi này làm kinh đô. Từng được tận mắt xem các vật liệu khảo cổ dưới chân thành Thăng Long; thấy các đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Pháp thuộc, có những kiến trúc, vật liệu đặc thù; có thể nói chân thành Thăng Long là một bộ sử vật thể, góp phần kiểm chứng và cung cấp tư liệu cho lịch sử nước nhà. Qua Chiếu chỉ dời đô, Vua Lý Thái Tổ có những lời tiên tri như sau:

Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (3), ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?” Toàn Thư, Chính Biên, quyển 2.

Sách Việt Sử Lược [越史略] mô tả thành Thăng Long thời Lý như sau:

Trong kinh thành Thăng Long xây điện Triều Nguyên, bên trái điện Tập Hiền, bên phải điện Giảng Võ; phía trái mở cửa Long Môn, phía phải mở cửa Đan Phượng. Chính dương xây Cao điện, giai gọi là Long Trì, quanh co hồi chuyển, bốn phía trang hoàng. Sau điện Càn Nguyên xây 2 điện Long An, Long Thụy; bên trái xây điện Nhật Quang, bên phải Nguyệt Minh, phía sau có cung Thúy Hoa. Bốn phía thành xây 4 cửa, phía đông là cửa Tường Phù, phía tây Quảng Phúc, nam Đại Hưng, bắc Diệu Đức; tại thành nội lại xây chùa Hưng Thiên, lầu Ngũ Phượng Tinh, hướng nam [ly phương] thành, lập chùa Thắng Nghiêm”. Việt Sử Lược, quyển trung.

(昇龍京内起朝元殿,左置集賢殿,右置講武殿,左啓飛龍門,右啟丹鳳門。正陽啟髙殿,階曰龍墀。墀内翼以迴廊,周匝四面,乾元殿後置龍安、龍瑞二殿,左建日光殿,右建月明殿,後有翠華宮。城之四面啟四門,東曰祥符,西曰廣福,南曰大興,北曰曜德。又於城内起興天寺五鳳星樓,城離方創勝嚴寺)

Nhà Vua lại bắt tay lo chấn chỉnh quân đội, rồi mang quân đi dẹp dân tộc thiểu số mán Cử Long (4), nổi dậy tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Loạn Cử Long dấy lên từ thời Đinh, Tiền Lê; năm 1001 Vua Lê Đại Hành mang quân đi đánh, tuy có thắng lợi nhưng vua cũ Đinh Toàn tử trận tại đây; đến nay vua Lý Thái Tổ mới dẹp được:

Thuận Thiên năm thứ 2 [1011]. Mùa xuân, tháng giêng, đặt quân tả hữu túc xa (5), mỗi đội đều 500 người. Tháng hai, vua thấy giặc Cử Long ở Ái Châu hung hăng dữ tợn, trải hai triều Đinh, Lê không đánh nổi, đến nay càng dữ, mới đem sáu quân đi đánh, đốt bộ lạc, bắt kẻ đầu sỏ đem về, giặc ấy bèn tan”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 2.

Bấy giờ vùng Thanh Nghệ, nơi Chiêm Thành từng ra vào cướp phá nên lòng người chưa ổn định, mối loạn thường nổi lên, khiến phải mang quân đi đánh dẹp; nhưng Vua tỏ ra thành khẩn, từng thắp hương cáo với trời đất, coi đó là việc bất đắc dĩ:

Tháng chạp năm Thuận Thiên thứ 3 [1012] Vua thân đi đánh Diễn Châu. Khi về đến Vũng Biện (6) gặp lúc trời đất tối sầm, gió sấm dữ dội, vua đốt hương khấn trời rằng:

‘Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác chồng chất, đến nay không thể dung tha không đánh. Còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sáu quân (7) thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét’.

Khấn xong, gió sấm đều yên lặng”. Toàn Thư, Bản kỷ, quyển 2.

Lúc cuối đời, Vua Lý Thái Tổ lại phải sai thuộc hạ đi đánh giặc tại Diễn Châu một lần nữa: “Năm Thuận Thiên] thứ 17 [1026], xuống chiếu cho Khai Thiên Vương đi đánh giặc ở Diễn Châu”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 2.

Về phía tây bắc có loạn tại Phong châu [Vĩnh Phúc], Đô Kim (8); nhà Vua bèn sai Thái tử Phật Mã, Khai Quốc Bồ đi đánh dẹp: “Mùa xuân năm Thuận Thiên thứ 15 [1024]; xuống chiếu cho Khai Thiên Vương [Phật Mã] đi đánh Phong Châu, Khai Quốc Vương [Bồ] đi đánh châu Đô Kim”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 2.

Một vụ phản loạn khác xảy ra tại thượng nguồn sông Lô, nay thuộc tỉnh Tuyên Quang, do nước Nam Chiếu tại Vân Nam yểm trợ. Nguyên do người Man Nam Chiếu thường xâm nhập vào nước ta buôn lậu ngựa, bị nhà Vua sai người đến bắt:

Năm Thuận Thiên thứ 3 [1012]; năm ấy người Man sang quá cột đồng, đến bến Kim Hoa và châu Vị Long [huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang] để buôn bán. Vua sai người bắt được người Man và hơn 1 vạn con ngựa”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 2.

Năm sau, viên Tù trưởng địa phương là Hà Án Tuấn nổi lên làm phản, khiến nhà Vua phải thân chinh đi đánh: “Năm Thuận Thiên thứ 4 [1013]; mùa đông, tháng 10, châu Vị Long làm phản, hùa theo người Man [Nam Chiếu]. Vua thân đi đánh. Thủ lĩnh là Hà Án Tuấn sợ, đem đồ đảng trốn vào rừng núi”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 2.

Loạn này chưa dẹp xong, lại tiếp năm sau Nam Chiếu mang đại quân từ Vân Nam vượt biên giới sang cướp phá nước ta, nhằm cấu kết với dư đảng Hà Án Tuấn, vua sai Dực Thánh Vương mang quân đánh, chém đầu đến hàng vạn; sau khi chiến thắng đem hàng trăm con ngựa sang biếu nhà Tống, khiến vua Tống rất nể trọng:

Năm Thuận Thiên thứ 5 [1014]. Mùa xuân, tháng giêng, tướng của người Man là Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí đem 20 vạn người Man vào cướp, đóng đồn ở bến Kim Hoa, dàn quân đóng trại gọi là trại Ngũ Hoa. Châu mục châu Bình Lâm (9) là Hoàng Ân Vinh đem việc tâu lên. Vua sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh, chém đầu kể hàng vạn, bắt sống được quân lính và ngựa không kể xiết. Xuống chiếu cho viên ngoại lang là Phùng Chân và Lý Thạc đem một trăm con ngựa bắt được của người Man sang biếu nhà Tống. Vua Tống xuống chiếu cho quan sở tại sai sứ thần đón tiếp, cùng đi đến cửa khuyết, mọi khoản cung đốn dọc đường đều được chu cấp đầy đủ. Khi đến, vua Tống gọi bọn Chân vào ra mắt ở điện Sùng Đức, ban cho mũ, đai, đồ dùng, tiền bạc theo thứ bậc khác nhau. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 2.

Sử Trung Quốc xác nhận việc này, cho biết số lượng quân Nam Chiếu bị giết đến vài vạn người, văn bản ghi chiến trường xảy ra tại châu Phương Lâm, chắc là châu Bình Lâm đã nêu trong sử Việt:

Trường Biên, quyển 83. Năm Đại Trung Tường Phù thứ 7 [1014]. Ngày Tân Sửu tháng 7 [15/8/1014], Lý Công Uẩn Giao Châu đánh bại man Hạc Chá [Nam Chiếu, Vân Nam] tại châu Phương Lâm; chém vài vạn, bắt được chỉ huy Dương Trương Huệ. Công Uẩn sai Sứ cống sản vật địa phương cùng báo tin chiến thắng”.

(辛丑,交州李公蘊敗鶴柘蠻於芳林州,斬首數萬,獲其主軍楊長惠,遣使來貢方物,且告捷。)

Triều đình Tống rất nể trọng chiến thắng này, vì dân tộc Nam Chiếu trước khi bị quân Nguyên thôn tính lập thành tỉnh Vân Nam; là mối lo hàng ngàn năm của Trung Quốc. Hãy nghiên cứu thêm sử Trung Quốc để hiểu tầm quan trọng của chiến thắng:

Dưới thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng chủ trương bắc phạt dẹp Tào Ngụy; nhưng chỉ lo quân Nam Chiếu dưới quyền Mạnh Hoạch đánh vùng hậu phương Tứ Xuyên tại phía sau lưng, khiến không có đường trở về. Nên dụng công đánh Mạnh Hoạch 7 lần, tha 7 lần [thất cầm, thất túng] (10); khiến Mạnh Hoạch hoàn toàn tin phục, rồi mới cất quân lên phương bắc:      

Tư Trị Thông Giám, quyển 70. Ngụy Văn Hoàng đế năm Hoàng Sơ thứ 6 [225]

Tháng 7 [8/225], Gia Cát Lượng nhà Hán mang quân đến Nam Trung, chiến thắng nơi này, rồi tiến vào Việt Tuyển [Tây Xương thị, Xichang, Tứ Xuyên] chém Ung Khải và Cao Định; sai Lý Khôi, người đến hàng đốc Ích châu, từ Ích châu [Thành Đô, Cheng Du, Tứ xuyên] vào; Môn hạ đốc Ba Tây Mã Trung từ Tường Kha [Quí Dương thị,Guiyang, Quí Châu] vào; đánh phá các huyện, cùng với quân Lượng họp lại. Mạnh Hoạch thu quân còn lại của Khải, nhắm chống lại Lượng. Hoạch vốn là dân Di, bị quân Hán bắt sống, Lượng cho xem quân doanh bố trí, rồi hỏi:

‘Quân ta bố trí ra sao.’

Hoạch nói: ‘Trước đây không biết rõ hư thực nên thua, nay được xem quân bố trí, nếu chỉ có vậy thôi, thì nhất định dễ thắng!’

Lượng cười, thả ra rồi đánh tiếp; 7 lần tha, 7 lần bắt; cuối cùng Hoạch dừng lại không đi nữa, nói rằng: ‘Ông có uy trời, người phương nam không dám phản nữa’.

Lượng bèn mang quân tới Điền Trì [hồ Côn Minh, Vân Nam].

Bốn quận Ích châu, Vĩnh Xương, Tường Kha, Việt Tuyển đều được bình định; Lượng đặt những cừ soái địa phương coi sóc. Có kẻ can gián việc này; Lượng nói:

‘Nếu dùng tướng soái ngoài dân địa phương thì phải lưu binh giữ; binh đóng không có gì ăn, đó là điều khó thứ nhất. Hơn nữa dân di mới bị đánh phá, cha anh bị giết; dùng người ngoài dân địa phương mà không lưu binh ắt sẽ gây họa hoạn, đó là điều khó thứ hai. Di mấy lần bị đánh giết, sự hiềm thù còn nặng, nếu để người ngoài cai trị, sẽ không tin nhau, đó là điều khó thứ ba. Nay ta chọn không lưu binh, không vận lương; kỷ cương có thể đại khái định, Di Hán có thể đại khái yên.’

Lượng bèn dùng những người giỏi của Mạnh Hoạch cho làm quan dưới quyền; đem tiền bạc, sơn, thuốc cao đơn, trâu cày, ngựa chiến cho dân tộc này dùng; từ đó suốt đời Lượng dân Di không phản nữa”.

(秋,七月, 漢諸葛亮至南中,所在戰捷,亮由越巂入,斬雍闓及高定。使庲降督益州李恢由益州入,門下督巴西馬忠由牂柯入,擊破諸縣,復與亮合。孟獲收闓餘眾以拒亮。獲素為夷、漢所服,亮募生致之,既得,使觀於營陳之間,問曰:「此軍何如?」獲曰:「向者不知虛實,故敗。今蒙賜觀營陳,若只如此,即定易勝耳。」亮笑,縱使更戰。七縱七擒而亮猶遣獲,獲止不去,曰:「公,天威也,南人不復反矣!」亮遂至滇池。

益州、永昌、牂柯、越巂四郡皆平,亮即其渠率而用之。或以諫亮,亮曰:「若留外人,則當留兵,兵留則無所食,一不易也;加夷新傷破,父兄死喪,留外人而無兵者,必成禍患,二不易也;又,夷累有廢殺之罪,自嫌釁重,若留外人,終不相信,三不易也。今吾欲使不留兵,不運糧,而綱紀粗定,夷、漢粗安故耳。」亮於是悉收其俊傑孟獲等以為官屬,出其金、銀、丹、漆、耕牛、戰馬以給軍國之用。自是終亮之世,夷不復反。 )

Đời Đường phải bỏ ra rất nhiều tiền bạc, để nuôi dạy hàng ngàn con em người Nam Chiếu đến học như du học sinh ngày nay; đến lúc quá tốn kém cung đốn không xuể, thì Nam Chiếu sinh ra oán giận làm loạn:

“Tư Trị Thông Giám, quyển 249, tháng 12 Đường Tuyên Tông năm Đại Trung thứ 13 [859]. Trước đây Hàn Cao tại Tây Xuyên [Tứ Xuyên], mở đường tại Thanh Khê để thông với các man, khiến sứ Do Độc vào cống. Lại chọn con cháu các man, tụ tập tại Thành Đô, dạy cho thư số (11); nhắm an ủi ky my. Khi học xong thì về, lại cho đám khác đến học, tiếp tục như vậy đến 50 năm. Con cháu đệ tử các man học tại Thành Đô có đến hàng ngàn; quan phủ chán nản về việc cung cấp. Lại thêm việc man Sứ vào cống, được hưởng lợi ban cho, nên số người đến càng đông. Đỗ Tông làm Tiết độ sứ Tây Xuyên, tâu xin tiết giảm số lượng, nhận được chiếu chấp thuận. Phong Hữu vua Nam Chiếu giận, sai Sứ giả Hạ Đông vào cống, đưa biểu văn tại Tuyển châu rồi trở về. Lại yêu cầu cho con em được học tập, gửi biểu văn lời lẽ không từ tốn; từ đó vào cống không định kỳ, mấy lần quấy nhiễu biên giới. Vào lúc vua Tuyên Tông mất, sai Trung sứ cáo ai; lúc bấy giờ Phong Hữu Nam Chiếu mới mất, con là Tù Long lên thay, y giận bảo rằng:

‘Nước ta cũng có tang, triều đình sao không đến điếu tế; lại chỉ gửi chiếu thư cho Vương đã mất.’

Rồi cho Sứ giả ở quán ngoài, lễ nghi rất bạc bẽo. Sứ giả về, tâu rõ tình trạng. Vua cho rằng Tù Long không sai Sứ đến cáo tang, tên y lại gần trùng tên húy của vua Huyền Tông, nên không thi hành lễ sách phong. Tù Long bèn tự xưng Hoàng đế, quốc hiệu Đại Lễ, cải niên hiệu Kiến Cực, sai quân đánh Bá châu (12)”.

(初,韋皋在西川,開青溪道以通群蠻,使由蜀入貢。又選群蠻子弟聚之成都,教以書數,欲以慰悅羈縻之。業成則去,復以他子弟繼之。如是五十年,群蠻子弟學於成都者殆以千數,軍府頗厭於稟給。又,蠻使入貢,利於賜與,所從傔人浸多,杜悰為西川節度使,奏請節減其數,詔從之。南詔豐祐怒,其賀冬使者留表付巂州而還。又索習學子弟,移牒不遜,自是入貢不時,頗擾邊境。會宣宗崩,遣中使告哀,時南詔豐祐適卒,子酋龍立,怒曰:「我國亦有喪,朝廷不弔祭。又詔書乃賜故王。」遂置使者於外館,禮遇甚薄。使者還,具以狀聞。上以酋龍不遣使來告喪,又名近玄宗諱,遂不行冊禮。酋龍乃自稱皇帝,國號大禮,改元建極,遣兵陷播州。)

Thời cuối Đường quân Nam Chiếu từng đánh chiếm An Nam đô hộ phủ, bèn sai Cao Biền mang đại quân tranh dành, lại chiếm chiếm phía nam tỉnh Quảng Tây, trong đó có Ung châu tức Nam Ninh ngày nay:

Tư trị Thông Giám, quyển 250. Tháng 7 mùa thu, năm Hàm Thông thứ 2 [861]; man Nam Chiếu đánh Ung châu, chiếm được. Trước đó 3 đạo Quảng, Quế, Dung mang 3 ngàn quân đến đóng tại Ung châu, 3 năm một lần thay đổi. Kinh lược sứ Đoàn Văn Sở xin lấy y phục và lương thực của 3 ngàn người đem mộ lính địa phương thay thế, triều đình chấp nhận. số mộ được chỉ mới được khoảng 500 tên. Lúc Văn Sở vào triều làm Kim ngô tướng quân, Kinh lược sứ Lý Mông lợi dụng việc thiếu ngạch y phục và lương thực, bãi quân lính của 3 đạo, dừng việc mộ binh phòng, Tả Giang, Hữu Giang, giảm đến 7,8 phần 10. Bấy giờ Lý Mông đã mất, Kinh lược sứ Lý Hoằng Nguyên mới đến trấn giữ được 10 ngày, không có quân để chống cự, Hoằng Nguyên cũng Giám quân thoát thân chạy đến Man châu. Hơn 20 ngày sau, man Nam Chiếu rút, bèn trở về nhiệm sở; Hoằng Nguyên bị biếm trích Ty hộ Kiến châu. Văn Sở lúc bấy giờ làm Điện trung giám, lại được trở lại làm Kinh lược sứ Ung quản. Đến nơi, thành ấp dân cư tiêu điều, mười không còn một”.

(秋,七月,南蠻攻邕州,陷之。先是,廣、桂、容三道共發兵三千人戍邕州,三年一代。經略使段文楚請以三道衣糧自募土軍以代之,朝廷許之,所募才得五百許人。文楚入為金吾將軍,經略使李蒙利其闕額衣糧以自入,悉罷遣三道戍卒,止以所募兵守左、右江,比舊什減七八,故蠻人乘虛入寇。時蒙已卒,經略使李弘源至鎮才十日,無兵以御之,城陷,弘源與監軍脫身奔蠻州,二十餘日,蠻去,乃還。弘源坐貶建州司戶。文楚時為殿中監,復以為邕管經略使,至鎮,城邑居人什不存一。)

Chiến thắng dưới triều Lý nước ta, làm suy yếu quân Nam Chiếu; khiến Trung Quốc vơi bớt đi một gánh nặng. Có thể nói nhà Tống gián tiếp nhận ơn lớn từ nước ta, bởi vậy mấy lần Vua Lý Thái Tổ cho mang quân đánh phá các châu Khâm Liêm, lý do vì xích mích biên giới; hoặc trừng phạt việc che chở những người Việt có hành động trái pháp luật vượt biên, được nhà cầm quyền địa phương Tống bao che; hoặc chống đánh người Tống tụ tập cướp phá; nhưng trước sau triều Tống giải quyết việc biên giới một cách hòa bình; sử liệu từ các nguồn thu thập như sau:

Trường Biên, quyển 83; tháng 9 năm Đại Trung Tường Phù thứ 7 [1014]. Chuyển vận sứ Quảng Nam Tây Lộ Cao Huệ Liên tâu giặc Giao Châu mang thuyền đến đậu tại cửa sông trấn Như Hồng (13); đã giới nghiêm tuần kiểm Ung Châu, Tân Châu (14) phòng bị biên cảnh. Chiếu ban chỉ phòng bị tại biên giới, không được sinh sự”.

(廣南西路轉運使高惠連,言交州賊船泊如洪寨江口,已戒邕、賓州巡檢使臣防護邊境。詔止於界上設備,無或生事)

Trường Biên, quyển 83; tháng chạp, năm Đại Trung Tường Phù thứ 7 [1014]. Trước đó Trương Bà Khán thuộc dân Yêu Liêu Giao Châu, trốn tội được Tri Khâm châu mục Trọng Dĩnh che chở; Đô tuần kiểm Tang Tự ra lệnh trại Như Hồng khao trâu rượu. Giao Châu trinh sát biết được việc này, bèn bắt Yêu Liêu cùng cướp phá trại Như Hồng, bắt người và súc vật rất nhiều. Ty Chuyển vận gửi thông điệp cho Giao Châu truy bắt và báo cho biết. Chiếu thúc giục Lý Công Uẩn hộ tống [người bị bắt]; vẫn răn quan lại tại biên giới không được chiêu dụ man Liêu rồi sinh sự”.

(先是,交州[犭夭]獠張婆看避罪來奔,知欽州穆重穎召之,至中路復拒焉,都巡檢臧嗣令如洪寨犒以牛酒。交州偵知其事,因捕[犭夭]獠,遂寇如洪寨,掠人畜甚眾。轉運司移牒交州追索之,并以聞。詔督李公蘊護送,仍戒疆吏自今無得誘召蠻獠,以致生事。)

Trường Biên, quyển 85. Năm Đại Trung Tường Phù thứ 8 [1015]

Tháng 12, Khâm Châu tâu giặc châu Tô Mậu (15) cướp người và súc vật thuộc huyện An Viễn (16); chiếu ban Chuyển vận sứ sở tại ngăn phòng”.

(欽州言蘇茂州賊寇安遠縣,劫掠人畜,詔本路轉運使防遏之。)

Sử nước ta, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng chép thêm về việc đánh trại Như Hồng, châu Khâm như sau: “Năm Thuận Thiên] thứ 13 [1022, xuống chiếu cho Dực Thánh Vương đi đánh Đại Nguyên Lịch. Quân ta đi sâu vào trại Như Hồng trong đất Tống, đốt kho đụn ở đó rồi về”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 2

Ngoài ra còn có vụ tranh chấp biên giới tại tỉnh Lạng Sơn, phía ta giành được quyền làm chủ châu Thất Nguyên, thuộc huyện Tràng Định hiện nay: “Thuận Thiên năm thứ 18 [1027]; xuống chiếu cho Khai Thiên Vương [Thái tử Phật Mã] đi đánh châu Thất Nguyên (17), Đông Chinh Vương đi đánh Văn Châu (18).

Sử Trung Quốc xác nhận về cuộc tranh chấp này như sau: “Trường Biên, quyển 106. Tống Nhân Tông năm Thiên Thánh thứ 6 [1028]

Tháng 4, quyền trại chủ châu Thất Nguyên, Ung Châu, Tam ban tá chức Lý Tự giao chiến với Giao Chỉ tử trận; nay đưa người con là Hòa làm Tam ban tá chức. Lý Công Uẩn tuy sai con là Hiển đến cống, nhưng lại ra lệnh cho con em và rể Thân Thừa Quí mang quân đến cướp phá”.

(邕州七源州權寨主、三班借職李緒與交趾戰死,錄其子和為三班借職。李公蘊雖遣李公顯來入貢,又令其子弟及壻申承貴率眾內寇也。)

Tháng sau, triều Tống lại gửi chiếu thư đòi trả lại những chiến lợi phẩm bị quân ta tịch thu:         

Trường Biên, quyển 106; tháng 5, Chuyển vận sứ Quảng Nam Tây Lộ tâu Giao Chỉ vào cướp, đã ra lệnh Đô đồng tuần kiểm mang quân, cùng điều động dân đinh các khe động truy kích, đòi lại những dồ vật bị cướp của các nhà, chiếu thư cho biết nếu như không trả hết những đồ bị cướp, tất Tri Ung Châu sẽ họp binh thảo phạt. Lúc bấy giờ Văn tư sứ Tiêu Thủ Tiết Tri Ung Châu, sai người đến Giao Chỉ dụ điều lợi hại; Công Uẩn dâng tấu chương tạ tội”.

(廣南西路轉運使言,交趾入寇,已令都同巡檢領兵及發溪洞丁追取所略戶口。詔如不盡還所略,即與邕州知州會兵討捕之。時文思使焦守節知邕州,遣人入交趾,諭以利害,公蘊拜章謝。守節事,附見。)

Về phương nam, Vua Lý Thái Tổ từng ra lệnh cho Thái tử Phật Mã mang quân đi đánh Chiêm Thành tại tỉnh Quảng Bình, chém giết rất nhiều: “Mùa đông, tháng 12 Thuận Thiên năm thứ 11 [1020], sai Khai Thiên Vương [Phật Mã] và Đào Thạc Phụ đem quân đi đánh Chiêm Thành ở trại Bố Chính (19), thẳng đến núi Long Tỵ (20), chém được tướng của chúng là Bố Linh tại trận, người Chiêm chết đến quá nửa”. Toàn Thư, Bản kỷ, quyển 2.

Chú thích:

1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, viết tắt Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 2.

2. Các bộ sử Trung Quốc: chỉ Tống Sử của Thoát Thoát, Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên của Lý Đào.

3. Cao Vương: tức Cao Biền, tướng thời cuối Đường sang làm quan lúc An Nam bị đô hộ; từng xây đắp thành Đại La tức Thăng Long cũ.

4. Cử Long: Cương Mục, Chính Biên, quyển 1 có lời chua như sau: Cử Long: Tên dân tộc Mán. Nhà Đinh, nhà Tiền Lê gọi là mán Cử Long, đến nhà Lý diệt được. Năm Thuận Thiên (1428-1433), nhà Lê đặt là huyện Lạc Thủy; năm Quang Thuận (1460-1469), đổi lại Cẩm Thủy. Bây giờ vẫn theo tên cũ, thuộc phủ Quảng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

5. Túc xa: quân đi theo hầu vua.

6. Vũng Biện: nguyên văn là Biện Loan, vùng biển ở Biện Sơn, thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

7. Sáu quân: thời xưa 6 quân, được gọi là lục quân; chỉ quân của Thiên tử.

8. Đô Kim: theo Đường Thư Địa, mục lý chí, nhà Đường đặt châu Đô Kim, rồi lại chia ra, cho lệ thuộc vào các châu khác. Bây giờ là đất tổng Đô Kim, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

9. Châu Bình Lâm: theo chú thích bản dịch Toàn Thư, châu Bình Lâm thuộc huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang ngày nay.

10. Thất cầm, thất túng: Sự kiện thất cầm thất túng, có thật trong lịch sử; riêng tiểu thuyết Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa phóng tác thêm để hấp dẫn người đọc.

11. Thư số: nằm trong Lục nghệ, tức 6 yếu tố giáo dục thời xưa; thư số tức chữ nghĩa và tính toán.

12. Bá châu: vị trí hiện nay tại Tuân Nghĩa thị, tỉnh Quí Châu.

13. Như Hồng: Cương mục dẫn Khâm Châu chí nói trại Như Hồng ở phía tây Khâm Châu, giáp với trấn Như Tích, cách châu Vĩnh An của nước ta 20 dặm. Châu Vĩnh An tên cũ là trấn Triều Dương [đổi năm 1023], nay là đất huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh.

14. Tân Châu: gần Ung Châu, thuộc Quảng Nam Tây Lộ.

15. Châu Tô Mậu: Theo Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời, Đào Duy Anh, trang 121, Tô Mậu ngày nay thuộc Định Lập, tỉnh Hải Ninh.

16. Huyện An Viễn: thuộc Khâm Châu.

17. Thất Nguyên: tên châu thời Lý, nay là Thất Khê, tỉnh Lạng Sơn.

18. Văn Châu: tên châu thời Lý, nay là đất huyện Văn Quan và một đất huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

19. Bố Chính: nay là đất các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

20. Núi Long Tỵ: theo Cương mục, ở địa phận xã Thuần Chất, huyện Bình Chính, tỉnh Quảng Bình, hình thể núi này nhô lên như vòi rồng, nên gọi là “Long tỵ”. Huyện Bình Chính nay thuộc phía nam huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

(Còn tiếp)